Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực hành Phật Pháp tại Úc

02/04/201718:08(Xem: 8343)
Thực hành Phật Pháp tại Úc


Khoa tu ky 16-group tung chua (22)



Vấn đáp về thực hành Phật pháp tại Úc châu

(từ học viên người Việt trong Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 16 tại Kyneton,

Victoria, Australia từ 29 tháng 12/2016 đến 2 tháng 1/2017

 

Trả lời: Cư Sĩ Andrew Williams

Việt dịch: Thích Phước Thiệt

 


Day5-le-be-mac-khoa-tu-ky16-144

Thầy Andrew Williams (pháp danh: Bát Nhã) trao phần thưởng
cho các em học sinh xuất sắc trong Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 16 (12-2016) vừa qua



1) Xin ngài cho biết thuyết tái sanh trong Phật giáo làm việc như thế nào?

 

Trà lời: Tất cả những kinh nghiệm về thân và tâm của chúng ta, trong đời nầy cũng như đời quá khứ và tương lai, đều do hành động (nghiệp) của thân khẩu ý trong quá khứ và hiện tại. Hành động lành đem đến kết quả mong muốn, sự tái sanh và đời sống tốt đẹp. Trong khi đó hành động xấu ác đem đến hậu quả bất thiện, sự tái sanh và đời sống bất hạnh. Chúng ta sẽ liên tục tái sanh theo nghiệp báo, trong vòng luân hồi, cho đến khi nào đạt được sự giác ngộ tối hậu.

 

2) Khi chúng ta cầu nguyện, là cầu nguyện với ai? Và những lời cầu nguyện của chúng ta có ý nghĩa gì?

 

Trà lời: Khi ta cầu nguyện với Phật và Bồ-tát, là chúng ta làm cho tâm thức mình hòa hợp với Phật pháp. Để ta có thể thanh lọc tâm ý và vui vẻ, hăng hái thực hành giáo pháp một cách đúng đắn, với thiện chí.

 

Chúng ta phải hết sức cố gắng cầu nguyện và tụng đọc các bài thơ để tôn vinh, qui y, v.v.., cũng như những giáo lí quan trọng của đức Phật, và ghi vào kí ức, để có thể nhớ lại bất cứ lúc nào và ở đâu.

 

Chúng ta phải suy tưởng nghĩa lí để có thể hiểu biết chính xác về các giáo pháp vô giá, rồi tập cho tâm chúng ta quen thuộc để có thể thấu đáo ý nghĩa của các từ, các bài thơ và giáo lí mà chúng ta tụng đọc.

 

Khi tỉnh giác để tụng thơ và giáo pháp, là chúng ta dùng toàn thân và toàn tâm ý.

 

Dĩ nhiên tâm là chủ, bởi vì tâm sẽ thấu hiểu và thực hành mục tiêu, phương pháp để đạt được kết quả.

 

Các bạn phải học tập, tụng đọc, thực hành và chia sẻ Phât pháp cho tốt, để cuối cùng có thể thấu hiểu và thực hiện sự hợp nhất và hoàn thiện giữa sự minh triết và phương pháp, và đạt được sự giác ngộ tối thượng,

 

3) Ngài có bao giớ yêu ai chưa?

 

Trà lời: Có, vài lần hồi thời tôi còn rất trẻ, nhưng chỉ là tạm thời. Tình yêu loại nầy không bền. Tất cả những pháp tùy thuộc điều kiện, như là tình yêu trai gái, luôn luôn thay đổi. Thật ra, các bạn cần lưu ý là có mhiều loại tình yêu khác nhau: tình thương của cha mẹ, tình yêu trai gái, tình yêu thân thuộc, tình yêu chiếm hữu và tình yêu vô điều kiện. Ba loại tình yêu cha mẹ, thân thuộc và chiếm hữu - tùy thuộc đìều kiện và không bền. Tình yêu vô điều kiện (lòng Từ), cũng gọi là tình thương đại đồng hay tình thương vô hạn, là loại tình thương mà ta phải hoàn thiện trong Phật giáo. Đó là tình thương và sự quan tâm muốn cho tất cả chúng sanh, không trừ ai, có được hạnh phúc và nguyên nhân của hạnh phúc, và tất cả đều đạt được giác ngộ.

 

4) Từ nay về sau, khi điều trị cho bịnh nhân, làm sao con có thể áp dụng Phật pháp để được lợi ích?

 

Trả lời: Tất cả những khía cạnh của Phật pháp đều có lợi ích trong khi con điều trị cho bịnh nhân. Thí dụ như sự minh triết và thông cảm, đi chung với lòng từ bi thật sự, sẽ giúp ích nhiều cho con khi đối xử với cá tính và điều kiện bịnh lí của bịnh nhân, cũng như trong việc khám bịnh, tiền chẩn, điều trị và chương trình điều trị, v.v... Hơn nữa, bàn thân con và bịnh nhân đều được lợi ích nếu con thực hành Sáu ba-la-mật là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định vá trí huệ.

 

4) Phật pháp sẽ hướng dẫn cho con khi con hướng dẫn bịnh nhân. Hãy giữ cho tâm con an tịnh và trong sáng, không bức xúc hay lo âu, và giữ vững thiện chí của mình.

 

5) Tốt hay xấu đều là tương đối, thí dụ như đối với người khủng bố nổ bom tự sát, thì họ nghĩ việc làm của họ là tốt, nhưng đối với người khác thì trái lại. Vậy làm sao  ta có thể biết việc nào là tuyệt đối đúng - khi người nầy nói đúng, người khác nói không?

 

Trà lời: Đức Phật nói: "Chúng ta là tư tưởng của mình. Tất cả đều phát sinh từ tư tưởng, Vời tư tưởng chúng ta tạo ra thế giới. Nói năng và hành động với tư tưởng trong sạch, hạnh phúc sẽ theo sau như bóng theo hình, không bao giờ thay đổi."

 Như vậy, chúng ta phải phát ngôn và hành động với tâm thanh tịnh, tránh nói năng và hành động với tâm xấu ác. Chúng ta cần có đức tin và sự tự tin để có thể sống như thế.

 

6) Con là Phật tử tại gia, làm sao con có thể dung hòa sự ham muốn thành công của thế tục với quan niệm về nếp sống chánh đáng (chánh mạng). Đôi khi sự theo đuổi thành công trong nghề nghiệp có vẻ phàm tục và chạy theo vật chất. Có thể nào con vừa là Phật tử thuần thành vừa là người thành công trong nghề nghiệp, hay không?

 

Trả lời: Dĩ nhiên con có thể vừa là Phật tử tốt vừa có nghề nghiệp thành công.Chánh mạng (cách sống tốt) nghĩa là tránh buôn bán những gì có hại. Thí dụ như: không được buôn bán: 

a) Người (nô lệ, đĩ điếm và những thứ như thế)  

b) Thịt (nuôi súc vật để giết thịt và những thứ như thế)

c) Chất say (rượu và ma túy)

d) Chất độc

e) Vũ khí

Ý định của chúng ta là điều quan trọng nhất. Do đó phải duy trì thiện chí và luôn nhớ rằng đạo đức có giá trị hơn lợi dưỡng. Hay nghe tiếng nói của lương tâm và lương thiện với chính mình - và nếu có nghi ngờ, thì con hãy hỏi ý thiện tri thức  như là vị đạo sư của con, để được hướng dẫn.

 

7) Ngài là tăng sĩ đang giảng dạy Phât pháp, xin ngài giới thiệu cho con những phương cách để chiến thắng những thứ như sự hốt hoảng và sự lo âu. Làm sao con đối phó với những tình huống khi những cảm xúc nầy nổi lên, có cách nào để giảm thiểu và phòng ngừa những tình huống và cảm xúc như thế?

 

Trả lời: Trước hết, Thầy xin đề nghị con nên đọc đề mục: "Sự lợi ích của thiền định - Hãy tìm hiểu tự tâm" trên Trang Nhà Quảng Đức, cả tiếng Việt và tiếng Anh ở địa chỉ quangduc.com. Con phải thực hành thiền định. Trong đề mục đó có hướng dẫn về Thiền định, chắc chắn sẽ rất có ích cho con.

 

Chúng ta có liên hệ mật thiết với thiên nhiên. Con phải biết điều nầy hết sức quan trọng. Nếu hiểu điều nầy thì chúng ta có thể chung sống với chúng sanh và thiên nhiên một cách hòa bình và tương hợp. Phần nhiều các sự lo âu, bất mãn, bức xúc và cảm giác bất hòa đều phát sanh từ sự thật hiển nhiên nầy. Chúng ta cần mở rộng tâm mình để bớt đi tánh ích kỉ.

 

Hãy lấy thí dụ một máy ảnh. Khi nó được điều chỉnh để chụp gần, thì những gì ta thấy là trong tầm gần mà thôi. Điều nầy giống như tánh ích kỉ của ta. Chúng ta chỉ nghĩ tới mình, những vấn đề và bất mãn của mình, những điều mình thích và không thích và vân vân. Tới mức nầy thì những thứ đó là toàn bộ vũ trụ, không còn gì khác hiện hữu hay là quan trọng nữa.

 

Nhưng nếu chúng ta mở rộng và điều chỉnh ống kính theo tầm xa, thì sẽ thấy được tất cả những gì theo tầm nhìn xa rộng. Như thế chúng ta sẽ có cơ hội để phát triển sự hiều biết chính mình, người khác và tất cả thiên nhiên, do đó ta sẽ được bình an với chính mình và tất cả những gì chung quanh ta.

 

8) Mổi sáng khi đọc tin tức, con thấy có nhiều tường trình về chiến tranh và tan phá xảy ra trên khắp thế giới. Điều nầy làm cho con cảm thấy thất vọng, bất lực và phần nào cảm thấy mình có lỗi vì sự thanh bình tương đối mà con đang có được. Làm sao con có thể chuyển đổi những cảm xúc buồn bã, tức giận và bất lực nầy thành những gì lợi ích và có tính sáng tạo?

 

Trả lời: Trước hết Thầy phải nói là con rất tốt bụng và đáng khen khi con quan tâm đến sự an nguy của người khác. Tuy nhiên, con phải cố gắng thay thế những cảm xúc buồn bã, tức giận, bất lực và tội lỗi của con - bằng lòng từ bi và ý thức trách nhiệm đặt cơ sở trên sự hiểu biết chơn thật.

 

Khi một viên sỏi được ném xuống hồ, những gợn sóng lan ra khắp cả mặt hồ, cũng như vậy tất cả hành động tư tưởng và lời nói của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến tất cả.

 

Do đó, chúng ta phải tư tưởng, hành động và phát ngôn với tình thương đại đồng, lòng bi mẫn và hỉ xả. Như thế, chúng ta có thể đóng góp cho hòa bình thế giới và có ảnh hưởng tìch cực để người khác noi theo.



Xem nguyên bản tiếng Anh:

Questions about practicing Buddhism in Australia






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2013(Xem: 19575)
Nàng thở ra một hơi thật dài, mặt sáng lên, vui mừng nói: “Bây giờ em mới thực sự hết lo về chuyện cô cán bộ ấy. Nhưng không biết cô ấy và ông thầy kia có thoát được thật không hay là cuối cùng lại bị bắt? Em lo cho họ quá.” “Hy vọng họ thoát, vì từ đó về sau, không nghe cán bộ hay tù nhân trong trại đá động gì tới họ nữa.”
12/10/2013(Xem: 20198)
Có những ngày trong đời, người ta thả trôi lòng mình theo dòng cuốn dập dềnh bất định của bao cảm giác. Vui thì cười nói hồn nhiên, lộ vẻ sung sướng, buồn thì mặt dàu dàu cúi xuống để nước mắt rơi thành dòng. Điều đó chẳng có gì lạ, Còn vui buồn, còn cười khóc được thì hãy còn là con người.
11/10/2013(Xem: 10357)
Bệnh ( 病 ) là thuật ngữ chung cho cả Đông lẫn Tây y, Bệnh là là một cảm giác đau đớn, cả thể xác lẫn tinh thần. Bệnh là 1 trong 4 cái khổ ( Sanh 生, Lão 老, Bệnh 病, Tử 死 )của chúng sinh mà Phật đã dạy. Mà đã là chúng sinh thì ai cũng phải bệnh, hôm nay ta còn trẻ khỏe, nhưng một ngày nào đó khi đã đến tuổi già cũng phải nếm trải 1 đôi lần bị bệnh, hoặc hơn thế nữa. Bệnh là do Âm Dương mất cân bằng, Ngũ hành tương khắc, Tứ đại không hòa, bệnh khổ là một quy luật chung ở góc độ nhân sinh quan. Bệnh có thể chia ra 3 yếu tố :
11/10/2013(Xem: 9821)
Trước hết phải là sự độ lượng ...
11/10/2013(Xem: 11294)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
10/10/2013(Xem: 10418)
Đây là bài Kinh nói về hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
04/10/2013(Xem: 6923)
Ai cũng nói rằng: ‘Sống mà không có mục đích, lý tưởng thà chết còn hơn!’ Để làm cho đời sống của mình thêm ý nghĩa, mỗi người chúng ta cần có một mục đích để sống. Có người sống vì con cái; có người sống cho gia đình, giòng họ; có người sống vì một lý tưởng, một chủ thuyết v.v… Nói tóm lại, bất luận chúng ta sống như thế nào, nghèo hay giàu, cao hay thấp, mình cần phải có một mục đích, một lý tưởng để sống. Bằng không, đời sống của mình thật là nhạt nhẽo, vô vị. Mình sống như cỏ dại mọc hoang, không mục đích, không hướng đi. Thật là đáng tiếc, thật là uổng phí cả đời người!!
30/09/2013(Xem: 9394)
Có người cho rằng tình yêu bất diệt, nếu lỡ đúng chắc của riêng ai chứ không phải cho tôi. Hai chữ "bất diệt“ với tôi chỉ đúng với "Trái tim bất diệt“ của vị Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân và "Nụ cười bất diệt“ của Đức Dalai Lama người được thiên hạ xem như vị Phật sống của cõi Ta Bà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]