Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tứ Tất Đàn - một phương pháp giáo dục trong Phật Giáo

25/03/201716:35(Xem: 8475)
Tứ Tất Đàn - một phương pháp giáo dục trong Phật Giáo

TỨ TẤT ĐÀN - MỘT PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRONG PHẬT GIÁO



tu-tat-dan-1tu-tat-dan-2tu-tat-dan-4tu-tat-dan-3
Trại Huấn luyện Anoma - Ni Liên Tuyết Sơn - GĐPT MLQ. Photos: BXK

Nhật Ký Giáo Dưỡng: TỨ TẤT ĐÀN - MỘT PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRONG PHẬT GIÁO
Trước tiên, sứ mệnh và mục đích của giáo dục luôn thay đổi theo không gian, thời gian, quốc độ và niềm tin của mỗi người. Nhưng quan trọng hơn, “Học để làm gì?” Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - UNESCO), có Bốn trụ cột trong việc học (The Four Pillars of Learning)[1]. Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định chính mình/học để làm người; và Học để cùng chung sống.
Riêng ở quốc độ này, “Mục đích chính trong trường học tại Hoa Kỳ là để cung cấp cho sự phát triển tiềm năng trọn vẹn của từng học sinh để sống đạo đức, sáng tạo, và có hiệu quả trong một xã hội dân chủ." (“The main purpose of the American school is to provide for the fullest possible development of each learner for living morally, creatively, and productively in a democratic society”)[2]. Còn thời Việt Nam Cộng Hoà thì triết lý giáo dục được đặc trên nền tảng: nhân bản, dân tộc, và khai phóng[3]. Ngày nay, không biết nền tảng Giáo dục Việt Nam của chúng ta đang đặc ở đâu?
Riêng trong Phật Giáo, thiển ý của chúng tôi là sứ mệnh và mục đích tối hậu vẫn là “Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.” Nói cách khác là Tự mình tìm ra chân lý, giúp người thấy ra chân lý, và tất cả đều giác ngộ ra sự thật/chân lý. Còn tổ chức Gia Đình Phật Tử thì lấy Bi-Trí-Dũng làm nên tảng. Ngoài Đức dục, trí dục, và thể dục, chủng tử và huân tập là những phương tiện thiện xảo để giáo dục tuổi trẻ ngày nay. Tuy nhiên chúng tôi muốn đề cập đến Tứ Tất Đàn trong việc sự Giáo dục trong Phật Giáo. 
Theo Hoà thượng Thích Thái Hòa, trong bài Tứ Tất Đàn Và Sự Ứng Dụng Trong Cuộc Sống, Thầy giải thích như sau:
Tứ Tất Đàn, tiếng Phạn là catvari siddhanta; catvari có nghĩa là tứ và siddhanta phiên âm là tất đàn, có khi còn được phiên âm là “Tất Đàm”, và dịch là “Tác Thành Tựu”, có nghĩa là làm cho công việc thuyết pháp của Đức Phật được thành tựu. Chữ siddhanta, Hán dịch là "thành tựu", nghĩa là nhờ dựa vào bốn phương pháp này, mà Đức Phật thuyết pháp và thành tựu được sự nghiệp hoằng hóa, giáo hóa chúng sinh, đưa chúng sinh từ mê lầm đến giác ngộ, từ sinh tử đến Niết Bàn, từ phàm lên Thánh, từ mê lầm đến sự hiểu biết cao thượng. 

Nội dung Tứ tất đàn gồm có: 1. Thế giới tất đàn; 2. Vị nhân tất đàn; 3. Đối trị tất đàn; và 4. Đệ nhất nghĩa tất đàn. Đây là bốn phương pháp mà Đức Phật đãtùy duyên và bất biến, giảng dạy và thành tựu viên mãn mà chúng ta có thể áp dụng ngày nay. Vì tính chất tùy duyên ở trong đạo Phật, chúng ta cũng tùy duyên sinh hoạt, giảng dạy, và hoằng Pháp cho thế hệ kế thừa những phép kỉnh sau:
1) Thế giới tất đàn: Vì sự an lạc và hạnh phúc của chúng sanh, đức Phật đã dùng phương tiện tùy thuận chúng sinh mà thuyết pháp và giảng dạy.
2) Vị nhân tất đàn: Ngài vì tùy vào căn cơ trình độ cao hay thấp, tâm lý, chủng tử của mỗi người mà dùng phương tiện này, phương tiện khác để họ dễ tiếp thu, mau tiến hóa hầu sống hài hoà an lạc.
3) Đối trị tất đàn: Ngài vì tùy thuận chỗ mê lầm và tâm bệnh của chúng sinh mà nói Pháp đối trị, như một vị Bác sỹ giỏi tùy bệnh cho thuốc để hồi phục.
4) Đệ nhất nghĩa tất đàn: Khác với 3 tất đàn trước, chỉ là phương tiện, thì Đệ nhất nghĩa tất đàn là cứu cánh và là mục đích giáo dục của đạo Phật. Khi đức Phật thấy cơ duyên của chúng sinh đã thuần thục Ngài không dùng phép tương đối mà khai thị con đường Trung đạo và Nhị đế (hai sự thật), thật tướng của các Pháp,  để thuyết cái thật tướng của vạn pháp để cho chúng sanh sớm giác ngộ. 
Như huynh trưởng Tâm Minh Vương Thuý Nga chia sẻ, “Đây là nét đặc sắc của Giáo dục Phật Giáo nói chung hay giáo dục của đức Thế Tôn nói riêng. Trong một thời Pháp của đức Thế tôn lúc Ngài còn tại thế, Ngài thường vận dụng 4 tiêu chuẩn hay 4 nguyên tắc để trình bày một vấn đề (một sự thật, một chân lý…)” Hoà thượng Thích Thái Hoà còn căn dặn:
Quý vị phải biết rằng, trong Thế gian tất đàn có Đệ nhất nghĩa tất đàn,  nên nói theo thế gian mà không sai với chính nghĩa; nói thuận theo với thế gian mà không sai với Niết bàn; ở trong sinh tử mà không sai với Niết bàn giải thoát.
Cũng vậy, trong Vị nhân tất đàn có Đệ nhất nghĩa tất đàn, trong Đối trị tất đàn có Đệ nhất nghĩa tất đàn.
Chúng ta phải tùy căn cơ, tùy từng hoàn cảnh của con người, từng hoàn cảnh xã hội mà giáo hóa, chúng ta tùy thuận mà không tùy thuộc. Vì sao? Vì trong Đối trị tất đàn, trong Vị nhân tất đàn, trong Thế gian tất đàn, mỗi cái đều có Đệ nhất nghĩa tất đàn. Cho nên, trong cái tùy duyên có tính chất bất biến bên trong.
Đây là điều mà các anh/chị/em cần phải học tập, chiêm nghiệm để có thể hành đạo được ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào.
Nói tóm lại, Tứ tất-đàn là bốn phương tiện thiện xảo trong giáo dục mà Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni đã thực hành và giảng dạy. Theo gót chân Ngài, chúng ta cũng nên tùy theo căn cơ trình độ và bối cảnh xã hội khác của đoàn sinh / học sinh / đối tượng v.v… để thích nghi làm lợi lạc cho quần sanh và xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhớ cho rằng sự ra đời của Đức từ phụ vẫn là mang lại sự giác ngộ và giải thoát cho tất cả chúng sanh. Mà muốn thànhtựu được sự giác ngộ giải thoát này, chúng sanh, mà nhất là chúng ta, cần phải huân tập, tu dưỡng và chuyển hoá thân lẫn tâm từ khổ đau thành cuộc sống an vui, hạnh phúc và thanh thản cho mình và cho người, ngay bây giờ và cho cả tương lai.
Tâm Thường Định
Reference:
1. Tâm Minh Vương Thuý Nga, Phương Pháp Truyền Đạt Trong Giáo Dục Phật Giáo Và Trong Môi Trường GĐPT, Trang nhà Thư Viện Hoa Sen.
2. Thích Hạnh Bình, Đạo Phật Xưa Và Nay, Trang nhà Quảng Đức.
3. Thích Thái Hoà, Tứ Tất Đàn Và Sự Ứng Dụng Trong Cuộc Sống, Trang nhà Thư Viện Hoa Sen.http://thuvienhoasen.org/a13153/tu-tat-dan-va-su-ung-dung-trong-cuoc-song




[1] The four pillars of learning,
http://www.unesco.org/new/en/education/networks/global-networks/aspnet/about-us/strategy/the-four-pillars-of-learning/
The four pillars of learning are fundamental principles for reshaping education:
Learning to know: to provide the cognitive tools required to better comprehend the world and its complexities, and to provide an appropriate and adequate foundation for future learning.
Learning to do: to provide the skills that would enable individuals to effectively participate in the global economy and society.
Learning to be: to provide self analytical and social skills to enable individuals to develop to their fullest potential psycho-socially, affectively as well as physically, for a all-round ‘complete person.
Learning to live together: to expose individuals to the values implicit within human rights, democratic principles, intercultural understanding and respect and peace at all levels of society and human relationships to enable individuals and societies to live in peace and harmony.
[3] Nguồn – Wikipedia.org.  Giáo dục Việt Nam Cộng hòa. Chính sách văn hóa giáo dục, trang 5, Hội đồng Văn hóa Giáo dục Việt Nam Cộng hòa (1972)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2018(Xem: 6914)
Đã định trước, sáng nay, nhằm 12 tháng Tư âm lịch, tôi lên xe máy chạy ra hướng Bắc, “độc phi hành đại đạo” qua đường lộ phẳng phiu ven bãi biển thơ mộng, mang theo sách “Động cửa thiền” và Nội san Tâm Thị để cúng dường chư tăng chùa Phổ Minh, sau lần diện kiến ngẫu nhiên hai tháng trước. Trong giai phẩm Tâm Thị kính mừng Phật Đản 2642 kỳ này, có bài viết “Ngẫu hứng Lương Sơn” giới thiệu một số hình ảnh về chùa, nên chắc chắn quý thầy sẽ hoan hỷ đón nhận.
29/05/2018(Xem: 5243)
Trong suốt thời gian hơn một tháng trời thăm hỏi, tham khảo thông tin, chạy xe lòng vòng lên xuống ngày hai buổi tìm mua một căn nhà mới ở ngoại thành để “dời đô” về mà sống thanh thản an nhàn giữa khung cảnh thoáng rộng yên bình, không có ngày nào mà tôi không thắp hương khấn nguyện, cầu chư thiên hộ pháp gia hộ đưa đẩy nhân duyên cho mình được về ở gần một chốn già lam thanh tịnh, để hằng ngày thuận duyên nương tựa Tam Bảo, hướng cuộc sống gia đình đi về một ngày mai an vui với hành trang là Chánh Pháp của đức Như Lai…
28/05/2018(Xem: 14599)
Quý độc giả có thể mua tập sách “ Bát Cơm Hương Tích” này trên trang Amazon, họ sẽ gởi đến tận nhà cho quý vị: https://www.amazon.com/dp/1720339341/ref=sr_1_1?s=books&ie=UTF8&qid=1527489669&sr=1-1
23/05/2018(Xem: 18923)
Nam Mô A Di Đà Phật, Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni cùng quý Phật tử gần xa, Đây là hình ảnh Tượng Phật Nhập Niết Bàn đặt nằm chung lẫn lộn với các bức tượng lỏa thể đang được triển lãm tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia Úc tại tiểu bang Victoria ( National Gallery of Victoria, NGV), đây là hành động xúc phạm đối với tượng Phật và cộng đồng Phật Giáo tại Úc Châu. Mục đích của cuộc triển lãm này là họ muốn « mang các truyền thống văn hóa lại gần với nhau hơn », ý tưởng rất hay nhưng khi tạo dựng tác phẩm lại thiếu tính hiểu biết, phản cảm, phi nghệ thuật, nhất là không tôn trọng và xúc phạm đến Phật Giáo. Chúng con được biết, tại tiểu bang Victoria, một Giáo Hội Phật Giáo Úc (Buddhist Council of Victoria) đã gởi thư phản đối nhưng họ chỉ ghi nhận và không có bất cứ hành động nào, quả thật là rất buồn. Qua sư việc này, chúng ta thấy rằng tiếng nói của PG quá yếu, không đánh động được lương tâm của họ, nếu không muốn nói là họ quá xem thường cộng độ
22/05/2018(Xem: 8771)
Để thay vào những con số khảo sát khô khan, tôi xin đưa ra một trường hợp minh hoạ: Chiều thứ Bảy (19-5-2018), anh chị Hồ Đăng Định, tức nhà văn Quế Chi, tác giả Chuyện Ngày Xưa Nhớ Nhớ Quên Quên, Lê và tôi được chị Kim Anh, một phụ huynh thân hữu ở trong khu vực Little Saigon Sacramento mời dự tiệc Tốt Nghiệp của hai cháu út trai, và út gái của chị tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ (Medical Doctor) từ UC Davis và Internship ở New York.
21/05/2018(Xem: 7513)
Lưỡi là một cơ quan của thân thể con người, nằm trong miệng, nhờ có lưỡi mà các vị ngọt, vị mặn, vị đắng, vị chua hay vị cay mới được nhận ra và nơi mỗi con người khoẻ mạnh, không tật nguyền, không bệnh hoạn thì sự nhận ra các vị ngọt mặn đắng chua hay cay này đều y hệt như nhau, ai cũng nhận ra vị này là ngọt, vị kia là mặn…nhưng cái lòng yêu thích và thèm khát hay ghét bỏ vị này vị kia thì nơi mỗi người đều khác nhau, không ai giống ai. Không chỉ là một cơ quan giúp phân biệt vị mặn ngọt chua cay của một thức ăn hay bất cứ vật gì được bỏ vào miệng, lưỡi còn là một cơ quan giúp con người biểu lộ cảm xúc và tư tưởng bằng lời nói, ngôn ngữ. Không có lưỡi thì lời nói không thể thốt ra rành mạch, chính xác mà nhờ đó con người có thể hiểu nhau, giao tiếp với nhau. Tuy rằng cũng có ít người đặc biệt nói được bằng…bụng, không thấy họ động đậy cái miệng, môi mép và chắc chắn là lưỡi cũng không dùng đến nhưng họ có thể phát ra âm thanh và lời nói qua hơi thở điều khiển từ bụng lên đến
17/05/2018(Xem: 5957)
Màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt bao trùm mọi vật. Ánh trăng đêm nay yếu ớt nhưng dịu dàng và dễ chịu, vẫn đủ để cho tôi chiêm ngưỡng dung từ tượng Đức Phật Lộ Thiênngồi yên dưới tàn cây, mắt Ngài như đang nhìn xuống chúng tôi, nhìn xuống chúng sanh, nhìn xuống cuộc đời và kiếp người. Đôi mắt Ngài từ bi, miệng Ngài mỉm cười như chưa bao giờ tắt, hình ảnh Đức Phật ngồi yên đã đi vào tâm thức tôi bao điều kỳ diệu.
16/05/2018(Xem: 9728)
Câu chuyện này được kể lại khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên hệ đến một số thầy Tỳ-kheo. Một hôm năm trăm Tỳ-kheo ngồi ở pháp đường và bàn luận: - Chư hiền, điều gì là hạnh phúc nhất trên đời?
15/05/2018(Xem: 6004)
Trước hết xin chân thành cảm ơn anh Hau Pham Ngoc, nguyên Đoàn phó Đoàn HSPT Mục Kiền Liên, sáng sớm hôm nay đã chia sẻ về một kỳ niệm tuyệt vời nhân mùa Phật Đàn mà những tường mình đã lãng quên với bao lo toan trong hiện tại.
15/05/2018(Xem: 5675)
Bài này được viết trong ngày gần Ngày Lễ Mẹ tại Hoa Kỳ, để cúng dường Tam Bảo, và dâng tặng tất cả các bà mẹ từ vô lượng kiếp trên đời này. Bài này ghi về một số vị Thánh Ni thường được nhắc tới trong kho tàng Kinh Tạng Pali, cụ thể tổng hợp từ Therigatha, các sách “Psalms Of The Sisters” của dịch giả Mrs. Rhys Davids, “Inspiration from Enlightened Nuns” cùa dịch giả Susan Elbaum Jootla, “Buddhist Women at the Time of The Buddha” của dịch giả Hellmuth Hecker (dịch từ bản tiếng Đức của Ni Trưởng Khema). (1) Các Thánh Ni này trước khi xuất gia đã là những bà mẹ trong những hoàn cảnh rất mực đau khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]