Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Giới Đàn Thánh Thiên tại Làng Mai Thái Lan

22/02/201722:54(Xem: 8008)
Đại Giới Đàn Thánh Thiên tại Làng Mai Thái Lan

ĐẠI GIỚI ĐÀN THÁNH THIÊN tại Làng Mai Thái Lan

 28 sadi len TD nhan gioi lon thanh Ty Kheo

Trong 5 ngày từ 21 đến 25 tháng 2 diễn ra ĐẠI GIỚI ĐÀN TÁNH THIÊN tại Làng Mai Thái Lan, Parchong, cách Băng Cốc chừng 300 km. Đại giới đàn vô cùng long trọng, uy nghiêm, linh thiêng và tràn đầy năng lượng. Lần đầu tiên trong đời con được dự ĐẠI GIỚI ĐÀN nên rất xúc động và có những ấn tượng mạnh khó diễn tả trên câu chữ.

Trong suốt cả tuần lễ trước ngày khai đàn, quý Hòa thượng, Thượng tọa, quý vị xuất sỹ cũng như  cư sỹ từ khắp thế giới đã đổ về đây. Từ Mỹ, Canada, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Công, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Pháp, Đức,… Rất đông. Trước đó chúng con, những cư sỹ được ở trong nhà nhưng trước ngày khai đàn 4 ngày, tất cả được chuyển ra ở lều. Thế mà con có cơ hội trải nghiệm ngủ giữa núi, mây, ngủ với trăng sao, ngủ bên chim bướm, ngủ dưới gốc cây. Thật là thú vị và đặc biệt.

Sáng thứ 3, ngày 20/02 là ngày đầu tiên của Đại Giới Đàn. Tất cả chúng con, như thường lệ, vẫn thức giấc lúc 4 giờ sáng để tọa thiền tại thiền đường chính và sau đó đi thiền hành. Rồi chúng con di chuyển đến 2 bên lối vào thiền đường Vách Núi để chuẩn bị đón quý Hòa thượng, Thượng tọa và chư vị xuất sỹ từ thiền đường Vách Núi tiến về thiền đường chính. Không khí thật trang nghiêm và thanh tịnh. Bầu trời yên lặng. Chỉ có tiếng chim hót. Trời vẫn chưa sáng.
Doan HT TT Xuat sy tu TD Vach Nui ve TD chinh

Lễ rước quý Hòa thượng và quý thầy bắt đầu trong tinh thần hòa hợp của tứ chúng. Trời còn đêm. Khí trời tinh khiết và trong lành vô cùng. Chúng tôi đứng yên lặng, chắp tay búp sen, theo dõi hơi thở, cung kính. Đi đầu là quý Hòa thượng, Thượng tọa, sau đến các tỳ kheo, tỳ kheo ni, rồi sa di, sa di ni, cuối cùng là cư sỹ chúng tôi nối theo.
Doan HT TT Xuat sy tu TD Vach Nui ve TD chinh 2Doan HT TT Xuat sy tu TD Vach Nui ve TD chinh 3Doan HT TT Xuat sy tu TD Vach Nui ve TD chinh 4Doan HT TT Xuat sy tu TD Vach Nui ve TD chinh 5

Khi đoàn lễ về đến chân thiền đường thì trống bát nhã nổi lên. Mặt trời cũng ló rạng. Ngày mới đến thật rồi. Thật oai nghiêm. Hạnh phúc trong tôi trào dâng.

Buổi sớm mai khi mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên đã là lễ Khai Đàn. Quý Hoà thượng, Thượng tọa và quý thầy, quý sư cô xuất sỹ ngồi trên thiền đường tầng 2. Chúng cư sỹ ngồi tầng 1 để theo dõi buổi lễ qua màn hình lớn. Thật long trọng và uy nghiêm.
Ve den TD thi tia nang dau tien chieu len và trong bat nha

Buổi chiều là lễ truyền giới Tiếp Hiện, tức Bồ Tát giới, 14 giới cho 23 giới tử. Như vậy là có 23 quý sư chú, sư cô đã được nhận bồ tát giới trong buổi chiều ngày đầu tiên của Đại Giới Đàn. Một điểm thú vị rằng, ở đạo tràng Mai Thôn, cả quý suất sỹ và cư sỹ tại gia đều có thể nhận 14 giới để học hỏi và thực hành, để phụng sự và cống hiến.

Buổi tối sư cô Chân Không có buổi thuyết giảng rất thực tế, rất sống động về ý nghĩa 5 giới cho quý vị cư sỹ tại gia.

Sớm nay tất cả cũng vẫn thức giấc lúc 4 giờ sáng và ngồi thiền, tụng kinh và đi thiền hành. Núi đồi và thiên nhiên mênh mông của tu viện như hòa cùng tứ chúng. Chim hót vang trời như chào đón ngày đặc biệt của Đại Giới Đàn.

09h00 sáng nay, bắt đầu lễ lớn truyền giới cho 28 tỳ kheo. Chúng cư sỹ chúng con vẫn ngồi tầng 1 theo dõi trên màn hình. Quý Hòa thượng, Thượng tọa và chúng tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, sadi ni ở trên tầng 2.Rất hạnh phúc.

Bình thường tại đại lễ đàn truyền giới tỳ kheo, quý vị sadi và sadi ni cũng như chúng cư sỹ không được tham gia. Tuy nhiên Sư ông Thích Nhất Hạnh và quý thầy Làng Mai quyết định cho chúng con được có mặt tham dự đến khi truyền giới.

Đây là lần đầu tiên con được trực tiếp dự Đại Giới Đàn truyền giới lớn. Các phần đầu như dâng hương, tán Phật, lễ Phật và các vị Bồ tát, tụng kinh Bát nhã,… chúng con được chứng kiến và cùng thực tập nên rất xúc động. Chúng con được thấy thầy truyền giới Hòa thượng Chí Mãn, cùng quý thầy Yết ma, thầy Giáo thọ cùng quý thầy chứng minh. Bây giờ con mới hiểu về ý nghĩa của “tam sư thất chứng”. À ra là vậy.

Đúng 09h30 thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất hiện. Thầy đến chứng minh cho đại giới đàn. Khi Thiền sư đến, chúng con đang làm lễ nên không có những bức ảnh chụp Thầy gần và đẹp. Tiếc thay. Nhưng có lẽ tâm thanh tịnh của chúng con cũng đã như đang được bên cạnh thầy và tất cả chúng con thấy an lạc lắm.
Thay Nhat Hanh o thang may len thien duongThay Nhat Hanh o thang may len thien duong 1Thay Nhat Hanh o thang may len thien duong 2

10h15 là phần Tác pháp Yết mà và truyền đại giới tỳ kheo nên chúng con phải rời thiền đường. Thật hạnh phúc cho 28 quý si di chính thức được thọ giới lớn và trở thành các thầy Tỳ kheo. Ngồi thiền trên núi An Ban con thấy an lạc vô cùng.

15h00 chiều nay là đại giới đàn truyền giới Tỳ kheo ni cho 30 vị xuất sỹ nữ. Cũng tại thiền đường lớn. Chúng con cũng vẫn tham gia đến phần Tác pháp Yết ma. Thật hạnh phúc.

Trong hai ngày 23 và 24/02 là lễ truyền đăng cho các quý thầy, quý sư cô chính thức trở thành giáo thọ. Như vậy sẽ có thêm các vị Tỳ kheo và Tỳ kheo ni được trở thành giáo thọ. Đây là lần thứ 2 con đươc dự lễ truyền đăng. Lần trước vào năm 2013 và cũng tại Làng Mai Thái Lan do thiền sư Thích Nhất Hạnh trực tiếp truyền đăng. Cũng rất linh thiêng và màu nhiệm.

Điềm khác biệt ở đạo tràng Mai Thôn là quý cư sỹ cũng có thể trở thành giáo thọ để giảng pháp. Tuy nhiên đến nay, hầu hết các quý vị cư sỹ giáo thọ vẫn là người phương tây. Rất ít quý cư sỹ người Việt Nam được trở thành giáo thọ. (Mà nếu có thành giáo thọ thì ở Việt Nam, quý cư sỹ giáo thọ vẫn chưa được phép giảng pháp).

Ngày 25/02 là ngày cuối cùng của ĐẠI LỄ ĐÀN TÁNH THIÊN. Đại chúng được nghe các vị tỳ kheo và tỳ kheo ni mới nhận giới chia sẻ về cảm xúc của mình. ĐẠI GIỚI ĐÀN TÁNH THIÊN kết thúc và con cảm nhận rất rõ ai cũng hoan hỷ và tràn đầy năng lượng.

Thật xúc động bởi lần truyền giới lớn lần này có các quý thầy người Mỹ, Pháp, Đức, Ucraina, Malaysia, Hà Lan,… đã trở thành tỳ kheo, tỳ kheo ni. Như vậy Phật giáo Việt Nam của chúng ta đang lan tỏa rất nhanh và rất mạnh đến toàn thế giới thật rồi. Ngày xưa thiền sư Khương Tăng Hội đã truyền Đạo Phật sang Trung Quốc còn ngày nay thiền sư Thích Nhất Hạnh đã mang đạo Phật Việt Nam ra khắp thế giới. Còn gì hạnh phúc hơn.
Thay Nhat Hanh chung minh

Tự nhiên con nhớ đến 4 câu thơ của lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi rằng:

Hoa đẹp hôm nay, mai sẽ tàn
Không gì vĩnh cửu, để đeo mang,
Phước nghiệp mới theo mình mãi mãi,
Tạo phước đường tu, sẽ vững vàng
.

Trên bầu trời xanh có đám mây rất đẹp, nhưng dù cho đám mây đẹp cách mấy cũng bị gió thổi tan mất. Một hạt tuyếtrất đẹp, nhưng gặp lò lửa thì cũng tan ngay. Vườn thượng uyển rất rộng và có một đóa hoa tuyệt diệu nhưng sớm nở tối tàn.

Ở tu viện nơi chúng con đang có mặt, hiện nay đúng là có trời xanh, mây trắng rất đẹp, có hoa nở khắp nơi, có cây xanh bạt ngàn, có chim ca hát ngày đêm. Thật tuyệt vời. Nhưng tất cả sẽ vô thường. Vậy nên chúng con đang ráng tu, gắng tu, ngày đêm thực hành lời Phật dạy.

Chúng ta đã bày ra các cảnh thế gian, nghiệp mê dẫn chúng ta vào cảnh, từ đó chịu không biết bao nhiêu nỗi khổ trong vòng sinh tử luân hồi.

Chúng con đang rất hạnh phúc và quyết tâm tu tập để từng bước giác ngộ và giải thoát. Dù là cư sỹ tại gia nhưng chúng ta hãy cùng nhau học đúng chánh pháp và thực hành miên mật nhé quý vị và các bạn.

 

Tâm Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Công ty sách Thái Hà

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2021(Xem: 5472)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4471)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
07/02/2021(Xem: 5341)
Nhà thiền có danh từ Tọa Xuân Phong để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực! Thu êm ả hơn, nhưng nhìn mây xám giăng ngang, lá vàng lả tả, tâm- động nào mà không bùi ngùi tưởng tới kiếp nhân sinh?
07/02/2021(Xem: 5551)
Chú mục đồng chậm rãi bước xuống sông. Bên cạnh chú, con trâu lớn nhất đàn ngoan ngoãn xuống theo. Đôi mắt hiền lành của nó nhìn chú như mỉm cười, tin tưởng và thuần phục. Những con trâu bé hơn lại nhìn bước đi vững chãi, an lạc của con trâu đầu đàn mà nối nhau, cùng thong thả qua sông. Đây là khúc sông cạn mà chú đã dọ dẫm kỹ lắm. Đáy sông lại không có những đá nhọn lởm chởm có thể làm chân trâu bị thương. Bên kia sông, qua khu rừng có những cội bồ đề râm mát là tới đồng cỏ rộng. Mùa này, sau những cơn mưa, cỏ non vươn lên xanh mướt, đàn trâu gồm bẩy con mà chú có bổn phận chăm sóc tha hồ ăn uống no nê sau những giờ cực nhọc cầy bừa ngoài đồng lúa.
07/02/2021(Xem: 8680)
Khi những cơn bảo và áp thấp nhiệt đới hung hãn nhất vừa tạm qua đi, khí trời phương Nam cũng trở buồn se lạnh. Nhiều người cho đó là hoàn lưu của những cơn bão miền Trung mà tất cả con dân “bầu bí chung dàn” vẫn còn đang hướng về chia sẻ, nhưng ít người nhận ra rằng đó chính là cái se lạnh của mùa đông phương Nam, báo hiệu mùa xuân sắp đến nơi ngưỡng cửa của bộn bề lo toan hằng năm.
06/02/2021(Xem: 6567)
Mười bức “Tranh Chăn Trâu” trong phần này là của họa sư Nhật Bản Gyokusei Jikihara Sensei, vẽ vào năm 1982 nhân một cuộc thăm viếng thiền viện Zen Mountain Monastery ở Mount Tremper, New York, (Hoa Kỳ). Họa sư vẽ để tặng thiền viện. Các bài thơ tụng thời nguyên gốc của thiền sư Quách Am viết vào thế kỷ thứ 12. Thơ tụng được chuyển dịch ở đây bởi Kazuaki Tanahashi và John Daido Loori, sau đó được nhuận sắc bởi Daido Loori để mong tạo lập ra những hình ảnh và ẩn dụ cho thêm giống với phong cảnh núi sông ở quanh thiền viện Zen Mountain Monastery. Thiền sư Daido Loori là người lãnh đạo tinh thần và là tu viện trưởng của thiền viện này.
04/02/2021(Xem: 6289)
Hôm qua mình có giới thiệu cuốn sách Buddhism in America (Phật Giáo Mỹ) của Richard Hughes Seager. Có bạn hỏi thêm muốn tìm hiểu Phật Giáo Mỹ nên nhờ mình giới thiệu vài cuốn. Nghĩ rằng đây là câu hỏi hay nên mình xin viết giới thiệu 7 cuốn sách để nhiều người lợi lạc. 1. Cuốn The Faces of Buddhism in America (Diện Mạo của Phật Giáo ở Mỹ) do Charles Prebish 2. Buddhist Faith in America (Đức Tin Phật Giáo ở Mỹ) tác giả Michael Burgan 3. Buddhism in America của Richard Huges Seager (1999, tái bản 2012) 4. Buddhism in America của Scott Mitchell 5. Altered Traits: Science Reveals How Meditation Changes Your Mind, Brain, and Body, 2017 6. A Mindful Nation: How a Simple Practice Can Help Us Reduce Stress, Improve Performance, and Recapture the American Spirit, 2012, 7: American Dharma: Buddhism Beyond Modernity
01/02/2021(Xem: 4584)
Tại các nước nông nghiệp hình ảnh con trâu với đứa trẻ chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo là một hình ảnh quen thuộc thường gắn liền với đời sống của người dân. Tại Việt Nam, từ lâu hình ảnh này đã đi vào tâm thức mọi người và không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào lãnh vực văn học nghệ thuật nữa. Trong văn học Phật giáo nói chung và văn học Thiền tông nói riêng thời hình ảnh con trâu với trẻ mục đồng đã trở thành thi liệu, biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật. Những hình ảnh này hiển hiện trong truyền thống kinh điển cũng như được đề cập đến nhiều lần trong những thời pháp của đức Phật khi Ngài còn tại thế.
01/02/2021(Xem: 9840)
Vào thời thái cổ, theo truyền thuyết Đế Minh là cháu bốn đời của vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Ngủ Lĩnh ( nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung quốc ). Vua Đế Minh đã dừng chân tại nơi nầy, ngài cưới Vu Tiên nữ con vua Động Đình Hồ làm vợ. Đế Minh sinh được một trai tư chất thông minh ngài đặt tên Lộc Tục. Vào năm 2879 trước tây lịch ( khoảng thế kỷ thứ 7 TCN ) Đế Minh phong cho con làm vua ở phương Nam. Lộc Tục lên ngôi xưng đế hiệu Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ ngài đóng đô tại Phong châu.
01/02/2021(Xem: 6302)
Kinh Phật đầu tiên là kinh Hoa Nghiêm, kinh Phật cuối cùng là kinh Đại Bát Niết Bàn. Chúng ta học hai kinh nầy để nắm trọn lịch trình của đạo Phật. Kinh Đại Bát Niết Bàn thường gọi là Niết Bàn là kinh vừa kể lại lịch sử đức Phật trước khi nhập diệt vừa là kinh nói về lời giáo huấn cuối cùng của ngài. Vừa tâm lý tình cảm vừa là lời nhắn nhủ sau cùng của Phật cho đạo tràng như người cha trăn trối cho con tiếp tục theo đường đi của ngài. Đời thế gian của Đức Phật khi sinh ra vì bào thai to lớn quá phải giải phẩu bụng của mẹ ngài nên mất máu mà mất sớm, ngài sống qua sự nuôi dưỡng của người dì em của mẹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]