Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nếu Ai Hỏi.

14/02/201721:38(Xem: 9551)
Nếu Ai Hỏi.
 
blank
Namo Buddhaya
ÔNG PHẬT BÙN
 (The Buddha in Mud)
 
Thuở xưa có một tên trộm. Một hôm sau một mẻ trộm, chưa được gì hết đã bị phát giác. 
Anh ta chạy thục mạng loanh quanh tìm chỗ trốn, bước đường cùng đến một đập nước đành nhẩy vội 
xuống bờ đập. Nhìn quanh quất không thấy có một lùm bụi nào để chui vào ẩn trốn, anh đành ngồi đại 
xuống đám cỏ đầy bùn. Xa xa đám người rượt theo tìm anh đang chạy tới. Bí quá, anh nhắm mắt lại không 
dám nhìn họ, cũng không dám nhúc nhích. Đám đông chạy tới nơi, ngạc nhiên thấy một người ngồi 
an nhiên giữa đám bùn.
 
Họ bảo nhau: “Ông này là ai?” 
Một người thấy tư thế của ông giống như một thầy tu, nên nói với mấy người kia:
“Có thể ông ta đang ở trong thiền định!”  Thế là mọi người đồng chắp tay kính cẩn chào và hỏi:
“Thưa thầy, chúng con xin phép làm rộn thầy. Từ nẫy giờ thầy có thấy một người nào chạy ngang qua
 đây không? Chúng con đang truy tìm một tên trộm.” Anh trả lời: “Ờ… tôi không để ý, không nghe thấy gì hết.
” Thế là đám đông kéo nhau đi. Chừng một đoạn đường họ quay trở lại chỗ anh ngồi. Anh vẫn còn ở đó vì chưa
 biết đi đâu. Thấy anh im lặng, không nhúc nhích, họ rất kính nể, sụp xuống xá lậy và mời anh về trụ ngôi chùa 
làng đến bây giờ chưa có vị tăng nào về. Trong lúc ngặt nghèo như thế, anh chỉ biết nhận lời để chờ thời.
Tuy ở trong chùa, nhưng máu ăn trộm nơi anh vẫn mạnh. Anh định bụng chờ cơ hội thuận tiện, 
trộm một mẻ kha khá rồi trốn biệt qua tỉnh khác thật xa.
 
Sáng sớm hôm đó, anh vào chánh điện, tóm gọn cho vào tay nải nào lư hương, đèn đuốc… những món 
đồ thờ phụng cổ kính đắt giá, sửa soạn ra đi. Thình lình một Phật tử đến than khóc vì một người thân mới 
qua đời đêm qua. Ông ta đến chùa nhờ anh cầu siêu. Anh để vội tay nải xuống, lấy khăn lông lau lau chùi 
chùi mấy món đồ, làm như đang lau dọn bàn thờ. Anh an ủi ông Phật tử vài câu, ghi tên kẻ quá vãng vào tờ 
giấy và hứa sẽ đến nhà tụng kinh. Thế là mưu toan ăn trộm một lần nữa lại bất thành! Anh thở dài, ngao ngán. 
Xếp vội các món đồ thở trở lại lên bàn, anh lót lòng đỡ mấy miếng bánh còn lại từ chiều hôm qua, xong chuẩn
 bị đến nhà Phật tử. Cũng may anh tìm được nghi thức tụng kinh cầu siêu trong tủ kinh sách, nên yên lòng
 khoác áo ra đi.
 
Và như thế ngày này qua ngày nọ, anh ẩn nhẫn trong chùa đợi thời cơ. Nhưng chẳng gặp được cơ hội 
thuận tiện. Rồi người thì hỏi đạo, kẻ thì thỉnh đi tụng đám, anh không có thì giờ tính kế mưu nữa, chỉ biết
 tìm tòi trong tủ kinh những sách Phật pháp đọc và học để trả lời câu hỏi của Phật tử. Rồi anh tập ngồi thiền,
 niệm Phật cho khỏi suy nghĩ lo lắng đến tương lai. Lâu ngày cuộc sống của anh “đạo tặc” bất đắc dĩ phải 
nương náu của chùa này cũng êm xuôi, dần dần anh cảm thấy an ổn hơn. Và thấm thoát đã hơn năm.
 
Thói quen mới của anh bây giờ là theo thời khóa của nếp sống nhà chùa, từ miếng ăn miếng ngủ đến 
lao động và công phu sáng chiều. Anh vui với công việc hàng ngày: quét dọn vệ sinh nhà cửa, trồng trọt 
chút rau chút bắp. Anh vui với những người nông dân chất phác chân lấm tay bùn, chia sẻ với họ từng 
niềm vui nỗi buồn, thúng nếp họ gặt, đám khoai anh trồng. Nghĩ lại thời gian qua anh đã sống quá tệ hại, 
không biết đến công lao cần cù khó nhọc của họ, mà nỡ trộm cướp thành quả dành dụm chắt chiu của họ. 
Thật tội lỗi biết bao! Anh cảm thấy hối hận vô vàn. Và từ đó anh dành nhiều thì giờ bái sám.
 
Kể từ đây dấu vết thói quen của cuộc đời một tên trộm thực sự tan biến. Anh bây giờ là một con người
 mới, con người hiền thiện và là chỗ nương tựa tâm linh cho dân làng - (Thuần Bạch- Ngọc Bảo)
 
VÀI LỜI MẠN BÀN:
 
Cuộc đời con người có những diễn biến thật bất ngờ, họa và phúc đan nhau nối tiếp như một tấm thảm
 muôn mầu thật thú vị. Tâm con người cũng thế, như một hang động bí ẩn đầy những ngõ ngách kỳ lạ
 với những cảnh trí muôn vẻ. 
 
Người theo cảnh hay cảnh theo người ? 
Có rất ít con người làm nên hoàn cảnh, đa phần hoàn cảnh tạo nên con người. 
Có câu:'' Đi trong sương lâu ngày cũng ướt áo '', gần gũi với môi trường thiện lành bạn dần dần sẽ được 
thiện lành theo. Vì thế, cũng đừng nên lên án quá đáng những hiện trạng tiêu cực của giới tu hành, 
biết đâu bây giờ họ còn là tên ''ăn trộm'' và một mai kia họ là '' cá chép hóa rồng '' ? 
 
Cho người khác cơ hội trở mình cũng là cho mình một cái nhìn thông cảm, bao dung.
 __(())__
blank
Nếu Ai Hỏi..
 
Nếu ai hỏi tôi sợ điều chi nhất ?
Tôi sợ nhiều.. bóng tối cõi lòng tôi
Danh lợi mất, tôi xem rằng chưa mất
Mất lương tri là mất đã nhiều rồi!
 
Nếu ai hỏi tôi ghét điều chi nhất ?
Ghét chính là đánh mất sự bình yên
Nếu không thương- tôi không ghét, không phiền!
                                                                 Có thương, ghét.. hồn nhiên như trẻ nhỏ. 
 
Nếu ai hỏi về tình yêu chân thật ?
- Biết nhịn nhường, sống chấp nhận lẫn nhau!
Yêu trói buộc làm người kia chật vật
Hạnh phúc song hành chiếc bóng khổ đau.
 
Nếu ai hỏi tôi biết ơn gì nhất ?
Thưa, chính là những trở ngại, chướng duyên..
Đời sóng gió giúp buông lòng kiêu ngạo
Sớm quay về nẻo Đạo, biết nhu khiêm.
 
Nếu ai hỏi điều làm tôi thất vọng ?
Đó chính là mơ mộng đổi thay đời.
Nếu tôi biết đổi chính mình quan trọng
Thay cái nhìn, thế giới đẹp tinh khôi!
 
Nếu ai hỏi điều gì tôi hy vọng ?
- Ước mong mình mở rộng cõi lòng hơn!.
Cái tôi lớn đất trời thu nhỏ lại
Tôi bé đi, đời bát ngát yêu thương..
Thích Tánh Tuệ - Như Nhiên 
blank
x_3b9851b7 photo x_3b9851b7.gif
Ý kiến bạn đọc
14/02/201711:20
Khách
Nếu ai hỏi tôi sợ điều gì nhất
Tôi sợ nhiều thứ chung quanh tôi
Đêm dài quá khứ của độc tài
Bán người mua danh cầu tiếng tốt
Lòng người ích kỹ bởi tiếng khen
Ta đây lớn mạnh hơn tất cả
Đủ sức gánh vác cả sơn hà
Gian manh xão trá phường ích kỹ

KN
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2020(Xem: 7240)
Trên lộ trình tu học, tìm hiểu Phật pháp, và tự đặt mình vào cương vị một người con Phật, đôi khi sự tự hào không chỉ hỗ trợ tinh thần vững tiến mà còn giúp thêm cho ý chí hanh thông, vượt qua nhiều chướng duyên, trong lý tưởng mình đã chọn. Trong thời đại bùng nổ thông tin đa chiều như hiện nay, kiến thức và sự tự hào ấy được chắp thêm nhiều đôi cánh thêm bay cao, bay xa.
28/08/2020(Xem: 7380)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Dươc Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Kính Bái Bạch Thượng Tọa Thích Tâm Phương, Tổng Vụ Trưởng TV Từ Thiện Xã Hội GHPGVNTNHN tại UĐL-TTL, Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức, Thay mặt Ban Hướng Dẫn Gia Đinh Phật Tủ Việt Nam tại Úc Đại Lợi, chúng con cung kính cung thỉnh Thầy hoan hỷ quang lâm chứng minh buổi: Lễ Thắp Nến Cầu Nguyện Nạn Nhân Covid-19 & Lễ Cài Hoa Hồng Nhân Mùa Báo Hiếu Qua trực tuyến: https://youtu.be/__xo5VCsy34 Vào tối Thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 năm 2020 lúc 23:00g Melbourne.
28/08/2020(Xem: 15469)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
28/08/2020(Xem: 12785)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.”
27/08/2020(Xem: 7182)
Trong gần nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Đức Phật đã giảng dạy và hóa độ cho rất nhiều người thuộc nhiều thành phần, căn cơ và nguồn gốc khác nhau. Tùy cơ duyên mà Ngài sử dụng những phương cách giảng khác nhau để khai mở trí tuệ cho hàng đệ tử. Có khi Ngài dùng lời dịu dàng để khuyên răn. Có khi Ngài dùng các lý luận sắc bén để thuyết phục. Có khi ngài dùng những ví dụ, những ngụ ngôn. Có khi ngài dùng những định nghĩa. Cũng có khi Ngài dùng các ẩn dụ mạnh mẽ.
27/08/2020(Xem: 4722)
Tiến sĩ Phật tử Pierce Salguero là một tác giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, người hâm mộ và nhà phê bình Phật giáo & Y học Châu Á. Ông là Tổng biên tập Y học Châu Á: Tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế Y học Cổ truyền Châu Á; là Phó Giáo sư Lịch sử Châu Á & Nghiên cứu Tôn giáo; Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu Liên ngành.
26/08/2020(Xem: 7759)
Phần này bàn về cách dùng quan tiền và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ quốc ngữ và nước ngoài. Ngoài ra, một số nhận xét của người ngoại quốc khi dùng đồng tiền An Nam cũng cho thấy thực trạng của loại tiền này. Các phê bình này hầu như thiếu vắng trong tài liệu Hán, Nôm hay chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập hay khảo sát sâu xa.
25/08/2020(Xem: 10289)
Cư sĩ George Kinder được Quốc tế công nhận là Cha đẻ Phong trào Lập Kế hoạch Cuộc sống(*), ông được đào tạo tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ và đã thực hiện một cuộc cách mạng về tư vấn tài chính trong hơn 30 năm, bằng cách đào tạo hơn 3.000 chuyên gia tại 30 quốc gia trong lĩnh vực tài chính lập Kế hoạch Cuộc sống (the field of financial Life Planning). Ông thành lập Viện Kế hoạch Cuộc sống Kinder (the Kinder Institute of Life Planning) vào năm 2003 sau 30 năm làm nhà Hoạch định tài chính và Cố vấn thuế.
25/08/2020(Xem: 6349)
Lịch sử thật là muôn hình vạn trạng, các Sử gia lại càng biến hóa khôn lường. Họ cứ như một tiểu thuyết gia tài tình, uốn nắn nhân vật trong truyện với ngòi bút tinh xảo đầy quyền uy của mình thành một nhân vật như ý muốn: "Muốn sống được sống, muốn chết được chết và đặc biệt đang từ một Nữ Hoàng Đế mộ Đạo Phật trở thành một người phụ nữ dâm đãng, tàn ác giết người không thương tiếc". Nhân vật tôi muốn viết dưới đây là vị Nữ Hoàng Đế của triều đại Đường bên Trung Quốc: Võ Tắc Thiên, người đàn bà lừng danh kim cổ có một không hai trong lịch sử loài người.
25/08/2020(Xem: 6112)
(Ghi chú của người dịch: Bài này dịch từ bài viết năm 2005 nhan đề “Two Styles of Insight Meditation” của Đại sư Bodhi, người đã dịch hầu hết Kinh Tạng Pali sang tiếng Anh. Bài này nêu ra hai phong cách: nhóm thứ nhất, những người dùng thiền chánh niệm cho các mục tiêu thế gian, và nhóm thứ nhì, những người có niềm tin Phật Giáo và dùng thiền chánh niệm cho lộ trình tu học giải thoát. Thiền chánh niệm hiện đang dùng cho nhiều mục tiêu trần gian, ở bệnh viện, trường học, quân đội… Thiền đưa tới nhiều lợi ích tới nổi nhiều tu sĩ các tôn giáo khác cũng Thiền tập và ứng dụng theo kiểu riêng của họ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]