Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 04: Nông Nghiệp Thuận Theo Tự Nhiên góp phần bảo vệ môi trường

13/02/201717:45(Xem: 7022)
Bài 04: Nông Nghiệp Thuận Theo Tự Nhiên góp phần bảo vệ môi trường


trai dat-10
BẢO VỆ TRÁI ĐẤT

BÀI 4:
NÔNG NGHIỆP THUẬN THEO TỰ NHIÊN GÓP PHẦN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN




Con người can thiệp nhiều vào thiên nhiên, và dù cố gắng đến mấy họ không thể chữa lành những vết thương họ đã gây ra. Các biện pháp bất cẩn của họ bòn rút hết dưỡng chất thiết yếu của đất, và hậu quả là mỗi năm đất trở nên cằn cỗi. Nếu cứ để tự nó, đất sẽ duy trì được sự màu mỡ một cách tự nhiên, tuân theo chu kỳ có trật tự của đời sống động vật (Masanobu Fukuoka: 1913-2008)

“Không phun xịt thuốc trừ sâu 40 ngày đầu sau khi sạ cũng góp phần bảo vệ thiên địch, cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng. Vào vụ hè thu 2006, cả tỉnh An Giang có 3.262 héc-ta lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá khiến nhiều hộ nông dân mất mùa, trong khi đó thửa ruộng anh Lực sản xuất (không phun xịt thuốc trừ sâu) lại không bị nhiễm bệnh, lúa phát triển tốt mà giá thành sản xuất chỉ ở mức 2.000 đồng/ kg.”(Tuổi Trẻ - TV)

Ngày xưa, người nông dân làm nông nghiệp rất đơn giản, không dùng thuốc trừ sâu, không dùng thuốc diệt cỏ, không dùng phân hóa học NPK vv.., thế mà họ vẫn đủ ăn, đủ mặc, sống khỏe mạnh, hạnh phúc và tinh thần thơi thới. Đó là nhờ họ làm nông nghiệp thuận theo tự nhiên, không gây ô nhiễm và tận diệt Đất Mẹ như ngày nay. Để tăng năng suất phục vụ quyền lợi con người nói chung và cho một số hội đoàn nói riêng, con người chế ra nhiều loại thuốc trừ sâu để tiêu diệt các loài sâu bọ phá hoại mùa màng, chế ra phân hóa học NPK để tăng năng suất cây trồng. Tiếng chuông đầu tiên cảnh báo về mức tàn phá môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống con người của thuốc trừ sâu được gióng lên bởi  nữ sinh vật học, Rachel Carson người Mỹ vào năm 1962 qua tác phẩm Silent Spring (Mùa Xuân Vắng Tiếng).[1] Trong tác phẩm này, bà chỉ ra những cái chết đột ngột của một số loài chim do độc tố của thuốc trừ sâu DDT mà trong thập niên trước đó tưởng chừng như là một sự phát minh quan trọng của con người trong việc hạn chế sâu bọ phá hoại mùa màng và giúp tăng năng suất nông sản. Sau nhiều cuộc điều tra và nghiên cứu, vào năm 1972 DDT bị cấm sử dụng ở Mỹ vì gây tác hại đến sức khỏe và môi trường.[2] Ngày nay, vấn đề được cảnh báo trong “Mùa Xuân Vắng Tiếng” thật sự đã trở thành thảm họa đối với sức khỏe con người và môi trường khi vô số loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ đua nhau ra đời với nhiều loại giá khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng và vừa với túi tiền của người tiêu dùng (nông dân).[3]  Ngược lại, một xu hướng làm nông nghiệp thuận theo tự nhiên, vô vi vô tác, có lợi cho môi trường, sức khỏe và đời sống tinh thần của con người đã được đề xướng bởi ông Masanobu Fukuoka (1913 -2008), nhà sinh vật học người Nhật, một nông gia, một thiền sư. Phương pháp làm nông nghiệp thuận theo tự nhiên (nói chính xác là nông nghiệp vô vi vô tác) được ông thực hiện thành công trong hơn 20 năm ở Nhật Bản.[4] Ngày nay, làm nông thuận theo tự nhiên đã và đang được áp dụng chưa được nhiều lắm nhưng rải rác khắp nơi như ở Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi, và cả Việt Nam mặc dầu chỉ mới một phần triết lý nông nghiệp của ông Fukuoka được sử dụng.  Trong bài luận này, những yếu tố tích cực của làm nông thuận theo tự nhiên như không dùng thuốc trừ sâu, không dùng thuốc diệt cỏ, không phụ thuộc vào hóa chất, không dùng phân hóa học NPK, không đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa sẽ được mổ xẻ và được minh họa bằng những ví dụ thực tiễn để chứng minh rằng làm nông nghiệp thuận theo tự nhiên sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường, có lợi cho sức khỏe, ít tốn công, ít tốn kém, hiệu quả kinh tế cao, mang lại hạnh phúc và đời sống tinh thần cho người làm nông và cho cả người tiêu dùng.

Làm nông nghiệp thuận theo tự nhiên góp phần bảo vệ môi trường, có lợi cho sức khỏe, tiết kiệm, ít tốn công va an toàn vì không dùng thuốc trừ sâu, không dùng thuốc diệt cỏ

Rất nhiều báo cáo khoa học trong những thập niên gần đây chứng minh thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ gây tác hại đến môi trường và sức khỏe con người.[5] Đa số thuốc trừ sâu, diệt cỏ không chỉ tiêu diệt những loại sâu bọ gây hại cho mùa màng trong khi sử dụng mà chúng còn gây hại cho nhiều động vật và cây trồng khác. Quá trình này diễn ra liên tục lâu ngày làm mất đi sự cân bằng về hệ sinh thái. Nhiều thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ có thành phần hóa học bền vững, chúng sẽ thấm vào đất, gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và gây hại môi trường trên diện rộng. Tùy theo thành phần hóa học, độc tố có thể xâm nhập vào các sinh vật và tích tụ trong các nguồn thức ăn dây chuyền, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nói tóm lại, việc dùng thuốc trừ sâu nhiều và lâu ngày gây nhiều tác hại đến môi trường, sức khỏe và đời sống con người là điều không thể tránh khỏi.[6]

Bản Báo cáo được đăng trên Tạp chí Khoa học của Viện Môi trường và Sinh thái Quốc tế vào năm 2011 cho thấy Châu âu là châu lục tiêu thụ thuốc trừ sâu nhiều nhất. Vị trí thứ hai là Châu Á. Trong khi đó, trên bình diện quốc gia, những nước sản xuất, tiêu thụ hoặc buôn bán thuốc trừ sâu nhiều nhất thứ tự từ cao đến thấp là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Brazil và Nhật bản.[7]

Ở Việt Nam, việc tiêu thụ, sản xuất và nhập khẩu thuốc trừ sâu (chủ yếu từ Trung Quốc) vượt qua tầm kiểm soát, quản lý nhà nước như đã được nêu ra trong bài báo cáo khoa học của Phạm Văn Hội, Arthur Mol và Peter Oosterveer của Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đăng trên Tạp Chí Khoa học Đời sống Wagenningen vào năm 2013. Báo cáo cho hay “Việt Nam đang đứng trước một thách thức nghiêm trọng liên quan đến số lượng và độc tính của các các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ đã và đang được sử dụng” (tr.19).[8] Vì là nước nông nghiệp, Việt Nam tốn rất nhiều tiền do lệ thuộc vào việc sử dụng thuốc trừ sâu. Theo báo cáo, Việt Nam trung bình mỗi năm nhập khẩu thuốc trừ sâu gần 500 triệu USD. Tuy nhiên cái giá gián tiếp phải trả của việc dùng thuốc trừ sâu cho môi trường, sức khỏe, đời sống xã hội là cao hơn nhiều. Chỉ tính riêng chi phí liên quan đến sức khỏe con người và chi phí bị mất cơ hội xuất khẩu rau quả lên đến 700 triệu USD một năm [9] vì do rau quả có dư lượng độc tố thuốc trừ sâu cao. Chẳng hạn 4 tháng đầu năm 2016 Mỹ đã gửi trả lại 94 container gạo và có nguy cơ bị Mỹ cấm nhập khẩu gạo.[10] Thực tế chi phí này cao hơn nhiều vì nhiều thuốc trừ sâu được nhập và sử dụng bất hợp pháp và độc tố trong rau quả, lúa gạo có thể cao hơn nhiều do những vùng nông thôn nghèo có xu hướng dùng thuốc trừ sâu rẻ tiền nhưng độc tính cao.[11] Kết quả được nêu ra trong bài báo cáo cho thấy vào năm 2002 có 7647 người bị ngộ độc thức ăn vì độc tố thuốc trừ sâu có trong thức ăn. Trong bài báo cáo khác (năm 2005) cho thấy việc ngộ độc thức ăn do thuốc trừ sâu ảnh hưởng trực tiếp đến 2 triệu người nông dân.[12] Vì thế dùng thuốc trừ sâu và diệt cỏ gây hại rất lớn đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống xã hội như nhiều báo cáo khoa học cùng chung kết luận.

Vì không dùng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ cho nên làm nông nghiệp thuận theo tự nhiên rất có lợi cho môi trường, sức khỏe và đời sống con người. Ông Masanobu Fukuoka lập luận rằng không cần dùng thuốc trừ sâu vì thiên nhiên để mặc nó tự cần bằng một cách hoàn hảo. Côn trùng gây hại và các loại bệnh trên cây luôn hiện hữu song song với những con thiên địch trong một môi trường tự nhiên cân bằng.[13] Thực tế trên 20 năm trồng lúa, trồng đại mạch, hắc mạch vv mà không dùng đến thuốc trừ sâu, không cày xới đất, không dùng thuốc diệt cỏ mà sản lượng lúa, lúa mạch thu hoạch  rất cao từ 7 đến 8 giạ trên 1000 m2.

Một phần phương pháp này đã được Việt Nam áp dụng và đưa đến thành công lớn. Đi tiên phong không dùng thuốc trừ sâu để trồng lúa trên diện tích 400 hecta là tỉnh An Giang, miền Tây Nam bộ. Anh Nguyễn Tự Lực trong gần 20 năm qua không dùng thuốc trừ sâu trong việc trồng lúa mà sản lượng lúa thu hoạch rất cao, thu về nhiều lợi nhuận, ít tốn công lao động mà đảm bảo sức khỏe cho bản thân gia đình vì không bị ảnh hưởng trực tiếp khi dùng thuốc trừ sâu, cân bằng hệ sinh thái vv... Anh Lực cho rằng dùng thuốc trừ sâu không những tiêu diệt sâu gây bệnh cho cây mà cả những con thiên địch (như khoa học chứng minh) như lời tường thuật của Tuổi Trẻ-TV sau đây “Năm 1995, anh Lực thử nghiệm trên diện tích 2 héc- ta đất, thành công ban đầu giúp anh tích cóp mua thêm 7 héc- ta đất và rồi những năm đầu năng suất lúa là 6,5 tấn/ héc-ta (vụ Đông Xuân); 7 tấn/ héc-ta (vụ Hè Thu). Năm đó giống lúa OM 1490 trên thị trường có giá 5.200 đồng/ kg trong khi giá thành sản xuất ở ruộng anh chỉ 1.800-2.000 đồng/kg. Ông Lực cho biết: “Không phun xịt thuốc trừ sâu 40 ngày đầu sau khi sạ cũng góp phần bảo vệ thiên địch, cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng. Vào vụ hè thu 2006, cả tỉnh An Giang có 3.262 héc-ta lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá khiến nhiều hộ nông dân mất mùa, trong khi đó thửa ruộng anh Lực sản xuất lại không bị nhiễm bệnh, lúa phát triển tốt mà giá thành sản xuất chỉ ở mức 2.000 đồng/ kg.”[14] (xin theo link để xem clip chi tiết hơn)

 

Vấn đề về cỏ, theo ông Fukuoka, “Chỉ cần kiểm soát cỏ bằng cách tháo nước vào ruộng và ngâm tạm thời chừng một tuần để cỏ yếu đi vì theo ông cỏ có vai trò trong việc duy trì sự màu mỡ cho đất và sự cân bằng trong quần thể sinh vật” (tr.76).[15]. Đặc biệt ông dùng rơm sau khi thu hoạch phủ lên trên toàn bộ cánh đồng hạn chế sự phát triển của cỏ do thiếu ánh sáng. Rơm sẽ được phân hủy hoàn toàn thành phân hữu cơ trong môi trường tự nhiên vô vi vô tác. Tuy nhiên mất đến 6 tháng trời để rơm phân hủy hoàn toàn là một khoảng thời gian dài. Vì thế việc dùng rơm để hạn chế sự phát triển của cỏ và làm phân hữu cơ cho đồng ruộng rất khó thực hiện ở Việt Nam trừ khi canh tác vô vi dành cho những người đi theo con đường của bậc đại giác thông qua nông nghiệp tự nhiên để thực nghiệm quá trình tu đạo như thiền sư Fukuoka.

Làm nông nghiệp thuận theo tự nhiên góp phần bảo vệ môi trường vì không dùng phân hóa học NPK

“Con người can thiệp nhiều vào thiên nhiên, và dù cố đến mấy họ không thể chữa lành những vết thương họ đã gây ra. Các biện pháp bất cẩn của họ bòn rút hết dưỡng chất thiết yếu của đất, và hậu quả là mỗi năm đất trở nên cằn cỗi. Nếu cứ để tự nó, đất sẽ duy trì được sự màu một cách tự nhiên, tuân theo chu kỳ có trật tự của đời sống động vật” (tr.76).[16] Với sự hỗ trợ phân hữu cơ  có được từ sự phân hủy tự nhiên trong 6 tháng của lớp rơm lúa được phủ lên trên bề mặt của hắc mạch và đại mạch và ngược lại lớp rơm hắc mạch và đại mạch được phủ lên trên bề mặt của lúa (làm như vậy để phòng trừ sâu bệnh vì những mầm bệnh từ lúa không thể lây nhiễm ở đại mạch, hặc mạch và ngược lại), sản lượng thu hoạch lúa, lúa mì của ông rất cao đã chứng minh hơn 20 năm làm nông tự nhiên của ông Fukuoka.

Những cuộc nghiên cứu gần đây cho rằng việc lạm dụng và sử dụng bừa bãi phân hóa học tổng hợp (NPK) gây hại cho môi trường và sức khỏe con người như bài báo cáo khoa học tại Hội nghị Quốc tế về Khoa học và Phát triển Môi trường tại Hồng Kông vào tháng giêng năm 2012 với đề tài “Nghiên Cứu Sự Tác Động Của Phân Hóa Học Đến Môi Trường” của Serpil Savci, Đại học Bozok Thổ Nhĩ Kỳ cho hay khi lạm dụng và sử dụng bất cẩn (thiếu suy xét) phân hóa học, đất tích tụ muối, kim loại nặng, thiếu ô xy và tích tụ hợp chất ni-trát (NO­­3) trong khi đó trong không khí có chứa khí ni-tơ và lưu huỳnh (S) có thể gây ra nhiều vấn đề như gây hiệu ứng nhà kính. Mặc khác, việc bón phân không đúng lúc, nhất là vào những ngày mưa (hay mùa mưa), thì nước mưa sẽ cuốn trôi, mang phân theo và thấm vào đất xung quanh (đất trống) và đi vào trong ao hồ gây ô nhiễm, gây nên hiện tượng thiếu ô xy.[17] Trong khi đó các nhà khoa học của Đại học MingDao và Đại học Quốc Gia Chung Hsing, Đài Loan phát hiện hàm lượng hợp chất Ni-trát cao có trong các loại rau để ăn như rau diếp nhất là khi bón nhiều phân N. Báo cáo kết luận tiêu thụ những loại  sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hàm lượng hợp chất NO3 cao làm ô nhiễm môi trường.[18]

Làm nông nghiệp thuận theo tự nhiên góp phần bảo vệ môi trường vì không lệ thuộc vào hóa chất

Theo Fukuoka, nhu cầu người tiêu dùng tập trung vào những sản phẩm (trái cây bóng láng, đẹp mắt, tươi) vì thế các chất hóa học được sử dụng để đáp ứng nhu cầu này trong khi đó những sản phẩm tự nhiên thì sần sùi, nhỏ và không được tươi như trái cây dùng thuốc hóa học nhưng theo ông Fukuoka khi rau quả co lại là lúc nó đang bảo toàn năng lượng giống như ngồi thiền vậy.[19] Vì thế người tiêu dùng nên thay đổi nhận thức và thói quen này để chúng ta có những sản phẩm (trái cây, rau quả) sạch, không sử dụng đến hóa chất, tiết kiệm tiền, năng lượng, ít công lao động và bảo vệ môi trường & sức khỏe người tiêu dùng lẫn người tham gia sản xuất (nông dân).

Làm nông nghiệp thuận theo tự nhiên góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe vì không đốt rơm rạ

Làm nông tự nhiên theo Fukuoka là trả lại tất cả những gì thu hoạch lại cho cánh đồng ngoại trừ những hạt lúa. Dùng rơm phủ lên cánh đồng với một ít phân gia cầm (gà, vịt) trong vòng 6 tháng sẽ phân hủy hoàn toàn thành phân hữu cơ tự nhiên. Rơm còn có tác dụng giữ độ ẩm cho đất, làm yếu đi sự phát triển của cỏ dại (vì thiếu ánh sáng) và cho sự nảy mầm của hạt. Tất cả được ghi lại trong quyển Cuộc Cách Mạng Một Cộng Rơm (The One-straw Revolution) của Masanobu Fukuoka.

Tuy nhiên, 6 tháng để rơm mới phân hủy hoàn toàn theo phương pháp tự nhiên là một khoảng thời gian dài thì quả thật khó áp dụng cho bà con người Việt vì 3-4 tháng một vụ lúa nên không khả thi.

Đã biết bao nhiêu đời nay, Các nước Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc vv… có thói quen đốt rơm ngay trên cánh đồng sau khi thu hoạch.Việc làm này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe và lãng phí rơm. Theo tính toán của Viện Phát triển Kỹ thuật Công nghiệp của Bộ Khoa học Công nghệ Philipines cứ mỗi tấn lúa cho ra 250 kg rơm và 100 kg vỏ lúa thì hàng năm tổng là 5.073.880 tấn rơm và vỏ lúa đem đi đốt, góp phần thải ra khí dioxin và furan (C4H4O) 187,0456 g TEQ (Hàm lượng Độc hại) so với 0,12 g (TEQ) cả ngành vận tải thải ra. [20] Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch không những có hại cho môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân như các chứng bệnh về đường hô hấp và mắt vv...[21]

May thay, đã có nhiều cuộc nghiên cứu biến rơm thành phân hữu cơ để tái sử dụng cho đồng ruộng. Đáng chú ý nhất là báo cáo khoa học vào năm 1998 của Viện Nghiên Cứu Cây trồng Quốc tế cho Các Vùng Khí hậu Bán Nhiệt đới (International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics:ICRISAT) có trụ sở tại Ấn độ, và các nước Châu Phi đã trình bày sự phát hiện này và chỉ cách biến rơm thành phân hữu cơ trong vòng 45 ngày[22]. (Theo link để xem chi tiết video clip) Trong khi đó vào năm 2012 các nhà khoa học Việt Nam cũng đã thành công với chế phẩm sinh học EM-pro 1 và quy  trình 5 bước biến rơm thành phân hữu cơ trong vòng 30 ngày.[23] (Theo link để theo dõi).  Tuy nhiên, liệu cách thức này có thành công ở Việt Nam hay không là điều mà bút giả nghi vấn vì cho đến bây giờ chưa thấy phổ biến rộng rãi. Nếu như phương pháp biến rơm thành phân hữu cơ với chế phẩm EM-pro1 không phổ biến rộng rãi có thể là quy trình chưa được hoàn mỹ. Nếu vậy, nên tham khảo và áp dụng phương pháp của ICRISAT Ấn Độ được tài trợ bởi Liên Hiệp Quốc và Ngân Hàng Thế Giới trong một nghiên cứu nhiều năm với sự tham gia đa thành phần. Hy vọng tất cả đều thành công mỹ mãn để bà con áp dụng hữu hiệu, có ích cho nông dân, môi trường, sức khỏe, cho quốc gia và thế giới.

Thật ra, làm nông thuận theo tự nhiên của ông Fukuoka là hầu như chẳng làm gì cả: Không cày xới đất, không dùng thuốc trừ sâu, không bón phân (ngay cả phân hữu cơ), không diệt cỏ trong khi đó ông không gieo giống mà chỉ vãi những hạt giống trên cánh đồng nơi những cây lúa non hay hắc mạch, đại mạch, cỏ dại và cỏ ba lá đang sẵn có. Thế mà hơn 20 năm qua, thu hoạch lúa, đại mạch, hắc mạch cùng với trái cây, rau quả rất cao, ngang ngửa với top đầu thu hoạch của canh tác hiện đại ở Nhật. Tuy nhiên, áp dụng toàn bộ triết lý này để canh tác ở Việt Nam là khó khả thi, mà qua bài viết này, chỉ mong áp dụng từng phần bắt đầu từ không dùng thuốc trừ sâu, diệt cỏ để trồng lúa như tỉnh An Giang, tiến đến sử dụng phân hữu cơ từ rơm hay từ những nguồn sẵn có, tránh lãng phí, bảo vệ môi trường, giảm sát sinh, cân bằng hệ sinh thái, ít tốn sức, tiết kiệm và có thời gian để sống đời sống tinh thần, văn hóa và tâm linh. Dĩ nhiên phương pháp canh tác vô vi vô tác có thể áp dụng cho những cá nhân ở quy mô nhỏ như vườn nhà vv... qua đó thể nghiệm minh triết vô vi trong canh tác tự nhiên.

Mong sao ý thức được rằng

Thiên nhiên tài sản không gì quý hơn

Luôn luôn gìn giữ sớm ngày

Chăm lo coi ngó như người con thân

Rừng vàng, biển bạc, núi non

Là nơi muôn thú cá chim sinh tồn

Nhưng nay biển chết rừng thưa

Trăm ngàn cá chết thú chim vơi dần

Than ôi trái đất nóng dần 

Như trong lò lửa thiêu thân hữu tình

Lúc thì bão tố đùng đùng

Mưa tuôn xối xả nước dâng trùng trùng

Nhân do cái ngã lòng tham

Ngu si khờ dại tan tành thế gian!

(Nỗi Buồn Thế Gian – Tâm Tịnh)

 

Tâm Tịnh biên soạn

 

Nguồn Tham Khảo

[1], [2] & [6] Pesticide Action Network – Europe (2010) Environmental effects of pesticides.[Online]Availablehttp://www.paneurope.info/old/Campaigns/pesticides/documents/risk_assesment/Pesticides%20and%20environment,%20an%20overview.doc.

[3], [5], [8], [9] & [12] Pham.V.H., Mol. A. & Oosterveer.P (2013). State governance of pesticide use and trade in Vietnam.  NJAS - Wageningen Journal of Life Sciences 67. Pp.19-26.

[4]. Larry Korn (2008). Masanobu Fukuoka's natural farming and permaculture. Permaculture.com. [Online] Available http://www.permaculture.com/node/140

[7] WenJun Zhang, FuBin Jiang & JianFeng Ou (2011). Global pesticide consumption and pollution: with China as a focus. Proceedings of the International Academy of Ecology and EnvironmentalSciences,1(2):125-144
[10] Vietbao (2015). Mỹ Có Thể Cấm Gạo VN Vì Thuốc Sâu Rầy4 Tháng, Mỹ Trả Về VN 94 Container Gạo. [Online] Available https://vietbao.com/a258787/my-co-the-cam-gao-vn-vi-thuoc-sau-ray-4-thang-my-tra-ve-vn-94-container-gao-

[11] Craig Meisner, DECRG-IE (2005). Poverty Environment Report: Pesticide Use in the Mekong Delta, Vietnam. World Bank siteresources.worldbank.org/.../PEN_Report_PesticideUse_in_Vietnam_Mar2005.doc

 [13], [15], [16] & [19] Masanobu Fukuoka (2016). Cuộc Cách Mạng Một Cộng Rơm. NXB Tổng hợp TPHCM

[14] Tuoitre-TV (2015). 20 năm làm lúa không sử dụng thuốc trừ sâu bảo vệ sức khỏe con người  https://www.youtube.com/watch?v=VOrJp7EQNRk

 [17] Savci. S. (2012).  Investigation of Effect of Chemical Fertilizers on
Environment International Conference on Environmental Science and Development (ICESD 2012), 5-7 January 2012, Hong Kong.

[18] Cheng-Wei Liu,  Yu Sung, Bo-Ching Chen, & Hung-Yu Lai (2014). Effects of Nitrogen Fertilizers on the Growth and Nitrate Content of Lettuce (Lactuca sativa L.). International Journal of Environmental Research and Public Health Int. J. Environ. Res. Public Health11(4), 4427-4440; doi:10.3390/ijerph110404427

[20] Philstra Global (2006). Burning of rice straw, agri waste threatens the environment. http://www.philstar.com/agriculture/350114/burning-rice-straw-agri-waste-threatens-environment

[21]& [23] VTV (2012). Biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ https://www.youtube.com/watch?v=WpqRGYuiRY0

[22] Rice Straw Composting – ICRISAT (1998). https://www.youtube.com/watch?v=DzxSB2WILl4

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2024(Xem: 680)
HIẾM NGƯỜI SỐNG MÀ BIẾT CHUẨN BỊ CHO KIẾP SAU! Cái vòng quay của thời tiết xuân hạ thu đông không làm cho ta lo lắm vì ta thấy ta còn tất cả, vẫn những người yêu thương ta đó, vẫn căn nhà đó, vẫn tiền bạc đó, vẫn sự nghiệp đó, nó vẫn đi tiếp, không có gì làm ta phải lo và chính cái không lo này làm cho ta chủ quan.
14/09/2024(Xem: 2125)
Tại sao lại nói “ruột đau chín chiều”? Đó là những chiều nào, hướng nào? Hay đó là chín buổi chiều? Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao ruột đau không phải ba bốn chiều hay tám chiều mà lại “chín chiều” ?
07/09/2024(Xem: 1840)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào Chủ Nhật tuần qua (Sept 01 2024) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
31/08/2024(Xem: 2128)
Mùa Vu Lan báo hiếu nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước. Lễ Vu Lan mang giá trị nhân văn, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” muôn đời.. Để thể hiên tinh thần đó, chúng con, chúng tôi xin được đại diên, thay mặt chư Tôn Đức & quí Phật tử thực hiện một buổi cúng dường Trai Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India để hồi hướng đến Cha mẹ, cửu huyền thất tổ của chúng ta với ước mong đáp đền thâm ân cao dày của các đấng sinh thành trong muôn một.
29/08/2024(Xem: 1819)
Trong tâm tình: ''VuLan- Thương về quê Mẹ'', hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề vừa thực hiện hoàn mãn thiện pháp tại quê nhà nhằm chia sẻ chút Phước lành đến những người mù lòa, khuyết tật, khó khăn.. Xin gửi chư vị vài hình ảnh buổi Từ thiện tại chùa Thiện Thệ do Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN tường trình:
28/08/2024(Xem: 1451)
..Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính chia sẻ cùng cả Chùa hình ảnh Đại Lễ Vu Lan ngày thứ Bảy 24/8/2024 tại chùa Linh Phong Switzerland, Thụy Sỹ do Ni Sư trụ trì Thích nữ Viên Hoa tổ chức với sự tham dự của chư Tôn đức Tăng, Ni.. TT Thích Trí Thuyên, Thích Tánh Tuệ, Thích nữ Viên Diệu, Tn Viên Bảo, Tn Tịnh Hóa, Tn Tuệ Anh, Tn Tịnh Lự, Tn Chân Không, Tn Xả Không... cùng chư đồng hương Phật tử xa gần tại Âu Châu.. Kính Chúc đại chúng một mùa Vu Lan vô lượng an lành, vẹn tròn tâm hiếu hạnh... Nam Mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát- Ma ha tát.
21/08/2024(Xem: 990)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ. Bà ghì chặt lấy cái giỏ đồ để trên đùi như sợ gió ào ào thổi đến sẽ cuốn giỏ đi mất. Bà không quen với cái tốc độ quá nhanh như bay thế này. Với hai bàn tay run run bà siết lại chiếc dây an toàn quấn ngang người cho chặt hơn, nhưng bà vẫn cẩn thận không để các ngón tay chai sần của bà chạm vào đệm xe bọc da. Đệm quý giá lắm đấy! Con gái bà luôn miệng dặn bà đừng làm bẩn ghế: “Dấu tay sẽ lộ rất rõ ra trên đệm xe màu trắng đấy Mẹ à!”
21/08/2024(Xem: 1043)
MỘT BÔNG HỒNG TRẮNG Vào ngày cuối cùng trước Lễ Giáng Sinh tôi vội vã tới siêu thị để mua các món quà tặng còn sót lại mà trước đó chưa kịp mua. Trời ơi, sao mà đông người như thế. Tôi bực bội tự nhủ thầm: “Cả đống người thế này thời bao giờ mới xong việc đây. Còn bao nhiêu nơi phải đi nữa chứ!”
10/08/2024(Xem: 1495)
ột người tâm không tĩnh thì rất khó suy nghĩ cặn kẽ một vấn đề gì đó, xã hội hiện đại là một thời đại rối ren, con người sống và làm việc cũng đều rất kiêu căng, xốc nổi. Chỉ có người nào tĩnh tâm thì mới có thể cẩn thận quan sát thời thế, suy xét một cách sâu sắc để có được cách giải quyết vấn đề hoặc hiểu được con người một cách chính xác.
24/07/2024(Xem: 1508)
Tiếng Việt từ TK 17: các cách dùng bên kia, hôm kia, hôm kìa, hôm kiết, hôm kiệt, ngày kia, ngày kìa - tương tác giữa thời gian và không gian (phần 46) Nguyễn Cung Thông[1]
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]