Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 03: Ăn Chay Trường Bảo Vệ Môi Trường

13/02/201717:42(Xem: 7541)
Bài 03: Ăn Chay Trường Bảo Vệ Môi Trường


y_nghia_an_chay

BẢO VỆ TRÁI ĐẤT

BÀI 3:

ĂN CHAY THƯỜNG (VEGETARIAN) HAY ĂN CHAY THUẦN (VEGAN), GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG?

Vì thông cảm sâu sắc nỗi đau của thú nuôi ăn thịt và lấy trứng, lấy sữa, nhiều tổ chức hoạt động bảo vệ quyền động vật trên thế giới đã lên tiếng và nhiều nhà nghiên cứu đã vào cuộc gây áp lực lên chính phủ các nước đưa ra đạo luật bảo vệ quyền động vật nhằm giảm thiểu sự đau thương và chịu đựng của chúng. Đặc biệt là nhiều nhà hoạt động về quyền động vật đã trở thành người ăn chay thuần (vegan) và kêu gọi nhiều người cùng tham gia để giảm bớt nỗi bi thương đầy nước mắt của những chúng sinh xấu số này. Ở Mỹ hiện nay người ăn chay chiếm 3.3% dân số toàn quốc (gần 10.600.000 người) trong đó 46% là ăn chay thuần (vegan) tức là khoảng 4.876.000 người[17]. Cứ mỗi người ăn chay thuần thải ra trung bình 340 CO2.eKg/năm khí thải gây hiệu ứng nhà kính thấp hơn so với người ăn chay thường. Với số người này hàng năm họ sẽ góp phần giảm 1.657.840.000 CO2e Kg. Số lượng chúng sinh chịu khổ theo đó giảm đi với con số không phải nhỏ.

Không còn nghi ngờ gì nữa, nhiều bài nghiên cứu từ các nhà khoa học của nhiều nước khác nhau trong những năm gần đây đều đưa ra một kết luận chung là ăn chay góp phần rất đáng kể trong việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính như đã được đề cập trong bài số hai về chủ đề “Bảo Vệ Trái Đất”. Tuy nhiên câu hỏi được đưa ra là ăn chay thường (vegetarian) hay ăn chay thuần (vegan – không ăn bất kể thứ gì có liên quan đến động vật như sữa, phó-mát, bơ, bánh ngọt có trứng (dù là 1 lượng ít) có góp phần đáng kể trong việc giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hay không?

Để trả lời câu hỏi này, bài viết tập trung mổ xẻ những vấn đề liên quan trên cơ sở khoa học và thực tế, đồng thời đưa ra những dữ kiện thực tế về số phận bi thương của các loài gia cầm từ những bài nghiên cứu khoa học và những báo cáo của những tổ chức bảo vệ động vật thế giới ngõ hầu tạo duyên cho các bạn chọn lựa việc ăn chay theo cách cảm nhận của riêng mình.

Chế độ ăn chay thuần góp một phần rất lớn trong việc giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn là chế độ ăn chay thường

Những người ăn chay thường (vegetarian) là những người có chế độ ăn chay không ăn thịt nhưng có sử dụng những sản phẩm liên quan đến động vật như trứng gà, sữa bò, phó-mát, bơ động vật vv… Theo khoa học, những loại thức ăn này góp phần tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính như N2O và CH4 (methane) nhiều hơn cả CO2. Theo Liên hiệp Bơ Sữa Châu Âu, khí N2O gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần khí CO2 và khí CH4 cao gấp 21 lần khí CO2.[1]

Ăn chay thường (vegetarian) với khẩu phần ăn chính là trứng gà và những sản phẩm làm từ trứng gà có liên quan trực tiếp đến khí thải N2O

Chắc có lẽ chúng ta không ngờ rằng ngành sản xuất trứng gà gây hiệu ứng nhà kính rất lớn từ loại khí N2O nhiều hơn cả CO2 và CH4. Sự ảnh hưởng rất lớn của loại khí cực mạnh này được chứng minh rõ ràng và trùng hợp ít sai khác trong năm bài báo cáo nghiên cứu khoa học về vấn đề này của năm nhóm nghiên cứu khác nhau thuộc Châu Âu và Canada như nhóm nghiên cứu do Williams dẫn đầu (của Vương Quốc Anh) vào năm 2006 [2]; nhóm nghiên cứu do Dekker dẫn đầu (của Hà Lan) vào năm 2008 [3]; nhóm nghiên cứu do Cerderberg dẫn đầu (của Thủy Điển) vào năm 2009[4], nhóm nghiên cứu do Sonesson dẫn đầu (của Thụy Điển) vào năm 2008[5]; và nhóm nghiên cứu do Verg dẫn đầu (của Canada) vào năm 2009[6]. Điều này được minh họa cụ thể trong Bảng số liệu dưới đây:

Tham chiếu

Quốc gia nghiên cứu

Phân tích thành phần các khí gây hiệu ứng nhà kính

Nhóm nghiên cứu do Williams dẫn đầu (2006)

 

Vương Quốc Anh

N2O = 52%

CO2 = 44 %

CH4 = 4%

 

Nhóm nghiên do Dekker dẫn đầu (2008)

Hà Lan

N2O = 77%

CO2 = 21%

CH4 = 4 %

Nhóm nghiên cứu do Cederberg dẫn đầu (2009)

Thụy Điển

N2O = 56%

CO2 = 39%

CH4 = 4%

Nhóm nghiên cứu do Sonesson dẫn đầu (2009)

Thụy Điển

N2O = 45%

CO2 = 50%

CH4 = 5%

Nhóm nghiên cứu do Verge dẫn đầu (2009)

Canada

N2O = 54%

CO2 = 35%

CH4 = 10%

Tóm lược từ nguồn By S.G. Wiedemann and E.J. McGahan EnvironmentalAssessment of an Egg Production Supply Chain using Life Cycle Assessment.  A report accepted on Dec 2011 by the Australian Egg Corporation Limited

Từ bảng này, chúng ta thấy rằng khí N2O góp phần gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn khí CO2. Đáng chú ý nhất là sự phát hiện của nhóm nghiên cứu Hà Lan Dekker vào năm 2008 chỉ ra khí N2O góp phần khí thải gây hiệu ứng nhà kính đến 77% so với 21% CO2. Trong khi đó chỉ có một báo cáo từ cuộc nghiên cứu của nhóm Sonesson Thụy Điển vào năm 2009 cho thấy N2O góp phần gây hiệu ứng nhà kính 45%, tức là thấp hơn 5% so với CO2 (50%) và CH4 góp phần 5%. Rõ ràng cả năm công trình nghiên cứu này đều chứng minh rằng ngành sản xuất trứng gà gây hiệu ứng nhà kính từ khí N2O rất lớn và nhiều hơn so với khí CO2.

Ăn chay thường (vegetarian) với khẩu phần ăn còn chứa một số sản phẩm làm từ động vật như sữa bò, phó-mát, bơ vv… liên quan đến lượng khí thải CH4

Theo Nohr (2005), các sản phẩm ngành chăn nuôi gia súc hàng năm thải ra hơn 100 triệu tấn khí methane trong đó 85% do cơ chế tiêu hóa của động vật nhai lại gây ra và 15% từ các bãi chứa phân, nước tiểu và những sản phẩm dư thừa của ngành chăn nuôi chưa xử lý. Theo báo cáo, lượng khí thải methane có chiều hướng gia tăng [7].

Báo cáo của Hiệp hội Bơ Sữa Châu Âu vào năm 2008 cho hay ngành sản xuất bơ sữa ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Báo cáo tiết lộ ngành này chiếm 3% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (chưa tính lượng khí thải sau khi sản xuất và sử dụng đất).[8]

Lượng khí CO2.e Kg do người ăn chay thuần thải ra thấp hơn khá đáng kể so với người ăn chay thường.

Ba nhà khoa học Koehle, Cheng & Sporer thuộc Viện Y học Thể dục Thể thao Canada trong báo cáo khoa học của họ vào năm 2014 tính toán và so sánh sự chênh lệch chỉ số CO2.e Kg gây hiệu ứng nhà kính giữa các thức ăn cho chế độ chay thường, chay thuần và không chay từ bảng liệt kê 210 thức ăn thông dụng của Mỹ cho thấy chỉ số này trong các thức ăn chay thuần thấp hơn 21% so với các thức ăn chay thường[9].

Hơn nữa, từ lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trung bình 2.89 CO2.e Kg  và 3.91 CO2.e Kg mỗi ngày, bảy nhà nghiên cứu của học Đại học Oxford trong bản báo cáo khoa học đăng trên Springer năm 2014 tính toán sự chênh lệch khá đáng kể giữa Người ăn chay thường và người ăn chay thuần trong một năm cụ thể như sau: người ăn thuần với khẩu phần có 2000 kcal năng lượng thải ra ít hơn 340 CO2.e Kg/năm so với người ăn chay thường[10].

Từ những bằng chứng đa chiều căn cứ trên nhiều báo cáo khoa học và tổ chức uy tín, chúng ta có thể kết luận rằng chuyển từ chế độ ăn chay thường sang chế độ ăn chay thuần có thể đóng góp một phần khá lớn trong việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính cả hai bình diện trực tiếp và gián tiếp, góp phần giảm nhiệt cho trái đất, bảo vệ ngôi nhà chung cho tất cả mọi người và hết thảy các loài.

Tiếng kêu bi thương từ các loài gia súc

6 tỷ gà con bị nghiền nát, 6 tỷ gà mái mỗi con sinh sản 300 trứng/năm cho người tiêu dùng trong tình trạng căng thẳng điên loạn và sau đó bị làm thịt

Theo Tổ chức Quyền Động vật Anh Quốc, hàng năm để sản xuất 1300 tỷ trứng gà cung cấp cho người tiêu dùng trên toàn thế giới, 6 tỷ con gà con bị bỏ vào máy nghiền ngay hoặc giết bằng hơi ngạt khi chúng vừa mới nở ra chỉ vì chúng là gà trống, không thể đẻ trứng cho người tiêu dùng. Trong khi đó, 6 tỷ con gà mái sau một năm trung bình mỗi con sản xuất khoảng 300 trứng bị mang đi làm thịt không thương tiếc trong nhà máy làm thịt gà dây chuyền.[11]

Ấn bản 2010 về Hướng dẫn Chăn nuôi Gia cầm của Hiệp hội Sản xuất trứng cho thấy 95% gà đẻ trứng ở Hoa Kỳ được nuôi trong những lồng chật hẹp đến nỗi chúng không thể xòe cánh ra được.[12] Mỗi lồng từ 5 -10 con, chúng không còn chỗ hoặc chen chúc nhau, thậm chí phải đưa chân bám vào lồng kim loại. Trong những điều kiện kinh khủng như thế này, chúng dùng mỏ cắn lẫn nhau (mặc dầu đã cho cắt phần đầu mỏ nhọn ngay khi vừa mới nở ra) vì bị căng thẳng và điên loạn, đau đớn và nhiều con bị chết vì lý do này.[13]

Số phận bi thương của bò sữa và bò con

Vào năm 2015 theo số liệu của hãng thống kê Statista Hamburger nước Đức, Úc là nước đứng thứ 12 trong top 14 nước đứng đầu về sản lượng sữa bò 9870 triệu lít/năm trong khi đó Ấn độ dẫn đầu với sản lượng 163.210 triệu lít/năm[14]. Vào năm 2009, toàn nước Úc có 1,6 triệu bò sữa sản xuất 9023 triệu lít sữa/năm, có nghĩa là trung bình mỗi con bò mỗi năm tạo ra 5445 lít sữa.[15]

Để sản xuất sữa cho người tiêu dùng, một con bò cái với tuổi thọ ngắn ngủi 4 hoặc 5 năm (so với 20-25 năm tuổi thọ trung bình của con bò), phải chịu đựng nhiều đau đớn từ khi mới sinh ra cho đến ngày bị làm thịt như bản tường trình của Tổ chức Bảo vệ Động vật của Úc và của Tổ chức Free Harm Hoa Kỳ như sau:

Trong vòng 12 – 24 tiếng sau khi sinh, bò con bị tách rời khỏi mẹ trong nỗi sợ hãi và căng thẳng. Theo tự nhiên, bò con phải được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ trong chín tháng thậm chí đến một năm. Con bò mẹ theo bản năng thương yêu con luôn trông ngóng gặp lại con mình trong tuyệt vọng16].

Trong khi đó số phận con bò con rất đáng thương. Nếu là con bò đực, thì chúng sẽ bị mang làm thịt sau năm ngày. Ngày thứ năm, chúng được chuyển đến lò mổ trong tình trạng bị bỏ đói (chỉ cho ăn một lần vào buổi sáng trước khi chở đi trong khi bình thường bò con phải được bú sữa năm lần trong một ngày). Hàng năm ở Úc ba phần tư triệu con bò con bị mang đi mổ thịt (thịt bê). Đây là sản phẩm thừa, không có giá trị, hạng kém chất lượng so với thịt bò đỏ của ngành công nghiệp chuyên sản xuất thịt bò. Nếu như bò con là bò cái, thì chúng được nuôi bằng sữa thay thế trong một lều nhỏ hai hoặc ba tháng đầu bằng sữa thay thế trong khi đó sữa của bò mẹ chúng thì dành cho người tiêu dùng. Khi được sáu tháng tuổi thì bò cái con bị cưa sừng hoặc nhổ sừng trong đau đớn để bò sản xuất được nhiều sữa hơn. Sau hơn một năm bò cái được cho thụ thai nhân tạo và một năm sau nữa là sinh con.

Số phận bò mẹ này cũng thật bị đát vì sẽ được khai thác để sản xuất sữa một cách tối đa theo quy trình sau: ba tuần sau khi sinh con, bò sữa được cho thụ thai lại trong khi đó người ta vẫn cứ khai thác sữa liên tục cho đến khi bò mẹ sắp sinh lứa con tiếp theo. Một vài tuần nghỉ ngơi, bò mẹ lại sinh con, chia lìa, rồi cứ vậy sống theo một vòng đời bi thương khép kín. Sau 4 hoặc 5 năm, bò cái đã được khai thác gần như cạn kiệt, chúng được mang đi mổ thịt, thành sản phẩm thịt dai, thích hợp làm hamburger. Còn nhiều vô vàn nỗi đau khác nữa không thể kể xiết mà các con bò phải chịu được trong suốt quá trình khai thác này để phục vụ cho lợi ích của con người.

Lời kết

Vì thông cảm sâu sắc nỗi đau của thú nuôi ăn thịt và lấy trứng, lấy sữa, nhiều tổ chức hoạt động bảo vệ quyền động vật trên thế giới đã lên tiếng và nhiều nhà nghiên cứu đã vào cuộc gây áp lực lên chính phủ các nước đưa ra đạo luật bảo vệ quyền động vật nhằm giảm thiểu sự đau thương và chịu đựng của chúng. Đặc biệt là nhiều nhà hoạt động về quyền động vật đã trở thành người ăn chay thuần (vegan) và kêu gọi nhiều người cùng tham gia để giảm bớt nỗi bi thương đầy nước mắt của những chúng sinh xấu số này. Ở Mỹ hiện nay người ăn chay chiếm 3.3% dân số toàn quốc (gần 10.600.000 người) trong đó 46% là ăn chay thuần (vegan) tức là khoảng 4.876.000 người[17]. Cứ mỗi người ăn chay thuần thải ra trung bình 340 CO2.eKg/năm khí thải gây hiệu ứng nhà kính thấp hơn so với người ăn chay thường. Với số người này hàng năm họ sẽ góp phần giảm 1.657.840.000 CO2e Kg. Số lượng chúng sinh chịu khổ theo đó giảm đi với con số không phải nhỏ.

Mong rằng qua bài viết này, sẽ có thêm nhiều người trờ thành ăn chay thuần (vegan), góp phần giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm bớt bi thương cho chúng sanh, và hơn nữa cũng rất tốt cho sức khỏe. Sẽ có một bài viết riêng về chủ đề này một cách chi tiết để quý bạn đọc hiễu rõ hơn. 

Tâm Tịnh biên soạn

Nguồn tham khảo

[1] & [7] A sustainable dairy sector, Global, regional, lifecycle facts and figures on greenhouse-gas emissions. Delft, CE. September 2008. Commissioned by European Dairy Association.

[2] Williams, AG, Audsley, E & Sandars, DL 2006, Determining the environmental burdens
and resource use in the production of agricultural and horticultural commodities, Main
Report, National Resource Management Institute, Cranfield University and Defra Defra
Research Project IS0205, Bedford, < www.silsoe.cranfield.ac.uk, and
www.defra.gov.uk >.

[3] Dekker, SEM, de Boer, IJM & Arnink, AJA 2008, 'Environmental hotspot identification
of organic egg production', in Towards a Sustainable Management of the Food Chain Proceeding of the 6th International Conference on the Life Cycle Assessment in the
Agri-Food Sector, Zurich, Switzerland, 12-14 November, pp. 381 -389.

[4] Cederberg, C, Sonesson, U, Henriksson, M, Sund, V & Davis, J 2009, Greenhouse gas
emissions from Swedish production of meat, milk and eggs from 1990 and 2005, The
Swedish Institure for Food and Biotechnology, SIK Report No. 793, September 2009.

[5] Sonesson, U, Cederberg, C, Flysjö, A & Carlsson, B 2008, Life cycle analysis (LCA) of
Swedish eggs (ver. 2) vol SIK-report No 783 2008 SIK.

[6] Verge, XPC, Dyer, JA, Desjardins, RL & Worth, D 2008, 'Greenhouse gas emissions
from the Canadian beef industry', Agricultural Systems, vol. 98, no. 2, pp. 126-134.

[8] Mohr. N. (2005) A New Global Warming Strategy: How environmentalists are overlooking vegetarianism as the most effective tool against climate change in our lifetimes. An Earth Save International Report.

[9] Koehle Ms, Cheng I & Sporer B (2014). Canadian Academy of Sport and Exercise Medicine. Position statement: Athletes at high altitude. Clin J Sports Med: 24 (2), pp. 120-127.

[10] Scarborough. P., Appleby. P.N.,  A. Mizdrak, Beiggs.A.D.M., Travis. R.C., Bradbury. K.E. & Key. T.J. (2014). Dietary greenhouse gas emissions of meat-easters, fish-eaters, vegetarians and vegans in the UK. Climatic  Change. pp. 179-192. Springer.

[11] Chicken statistics. Animal Ethics Organization. [Online] Available http://animalethics.org.uk/i-ch7-2-chickens.html\

[12] “Animal Husbandry Guidelines for U.S. Egg Laying Flocks, 2010 Edition,” United Egg Producers. Accessed 7/21/2014 from: http://www.unitedegg.org/information/pdf/UEP_2010_Animal_Welfare_Guidelines.pdf

[13]  Capps. A (2014).  Twelve egg facts the tndustry doesn’t want you to know. [Online] Available http://freefromharm.org/eggfacts/

[14] Statista (2017) Major producers of cow milk worldwide in 2015, by country (in million metric tons)* https://www.statista.com/statistics/268191/cow-milk-production-worldwide-top-producers/

[15] & [16] Animals Australia: the Voice for animals. Dairy Cow Facts Sheet. [Online] Available http://www.animalsaustralia.org/factsheets/dairy_cows.php

[17] A report by Academy of Nutrition and Dietics (2016). Position: Vegetarian Diets [Online] Available http://www.eatrightpro.org/resource/practice/position-and-practice-papers/position-papers/vegetarian-diets

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2022(Xem: 9313)
CHÁNH PHÁP Số 124, tháng 3.2022 Hình bìa của Kranich17 (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XUÂN VỀ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6
01/03/2022(Xem: 5665)
Những ngày gần đây, dường như chánh niệm đang lan tỏa khắp mọi nơi. Khi tìm kiếm trên Google mà tôi đã thực hiện vào tháng 1 năm 2022 cho cụm từ "Chánh niệm" (Mindfulness) đã thu được gần 3 tỷ lượt truy cập. Phương pháp tu tập thiền chánh niệm này hiện được áp dụng thường xuyên tại các nơi làm việc, trường học, văn phòng nhà tâm lý học và các bệnh viện trên khắp cả nước Mỹ.
01/03/2022(Xem: 5767)
Hàng trăm đồ tạo tác vật phẩm văn hóa Phật giáo đã bị đánh cắp hoặc phá hủy sau cuộc quân sự Taliban tấn công và tiếp quản Chính quyền Afghanistan ngày 15 tháng 08 năm 2021. Hôm thứ Ba, ngày 22 tháng 02 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Hợp chúng quốc đã hạn chế các vật phẩm văn hóa Phật giáo và lịch sử từ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, với hy vọng ngăn chặn "những kẻ khủng bố" kiếm lợi, nhưng các chuyên gia bày tỏ lo ngại về những hậu quả không mong muốn.
24/02/2022(Xem: 4353)
Nhà kiến tạo hòa bình, nhà tâm lý học, nhà cải cách xã hội học, nhà giáo dục và Phật giáo Dấn thân nổi tiếng, người Mỹ và được trên thế giới kính trọng, Tiến sĩ Phật tử Paula Green sinh vào ngày 16 tháng 12 năm 1937 tại Hoa Kỳ, đã thanh thản trút hơi thở từ giã trần gian vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, hưởng thọ 84 tuổi.
24/02/2022(Xem: 4262)
Tôi học mãi Phẩm 6 về “ Người Hiền Trí “trong kinh Pháp Cú và bài thứ tư trong kinh Trung Bộ “ Sợ Hãi và Khiếp Đảm “ mà vẫn không chán vì càng học càng thấy nhiều lợi ích để tu tập và sửa đổi những tật xấu và lỗi lầm của mình trên đường tu học nhất là khi mình được một đại phước duyên gần gũi một bậc hiền trí . Thú thật ….trong những năm tự nhốt mình trong tháp ngà tôi đã nghiên cứu Thiền, Tịnh, Mật, rất cẩn thận từ ghi chép, nghe nhiều pháp thoại, so sánh kinh sách nhiều tông phái …thế nhưng chưa bao giờ như lúc này tôi cảm nghiệm lời dạy Đức Phật lại thâm huyền và siêu việt hơn bao giờ hết khi phối hợp hai phẩm này trong hai bộ kinh căn bản nhất cho những ai bước trên đường Đạo . Trộm nghĩ dù với tuổi nào khi chưa hoàn tất hay gặt hái được mục đích thành tựu của Trí Tuệ ( DUY TUỆ THỊ NGHIÊP) thì chúng ta hãy cứ bước đi mà chẳng nên dừng lại .
24/02/2022(Xem: 8513)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
22/02/2022(Xem: 5466)
Trong lịch sử, các đại dịch đã buộc nhân loại phải đoạn tuyệt với quá khứ và hy vọng ở tương lai thế giới mới của họ. Điều này không có gì khác lạ. Nó là một cổng thông tin, một cửa ngõ, giữa thế giới đương đại và thế giới tương lai. Nhà văn, nhà tiểu luận, nhà hoạt động người Ấn Độ Arundhati Roy, Đại dịch là một cổng thông tin
21/02/2022(Xem: 4131)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau. Bài chuyển ngữ dưới đây đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn gốc vô minh tạo ra mọi thứ khổ đau cho con người, đã được nhà sư Tây Tạng Guéshé Lobsang Yésheé thuyết giảng tại chùa Thar Deu Ling, một ngôi chùa tọa lạc tại một vùng ngoại ô thành phố Paris, vào ngày 16 và 30 tháng 9 năm 2004. Bài giảng được chùa Thar Deu Ling in thành một quyển sách nhỏ, ấn bản thứ nhất vào năm 2006.
19/02/2022(Xem: 6323)
Nhân Tết Nhâm Dần, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và mừng tuổi chư Tăng tu hành nơi xứ Phật chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường Trai Tăng & tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú tại khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
18/02/2022(Xem: 5205)
Phải công nhận với đà tiến triển kỹ thuật văn minh của vi tính, những gì ta có thể được tiếp xúc, thọ nhận sẽ nhiều hơn ngày trước ngàn lần ... khiến chúng ta đã có thể thay đổi dễ dàng theo sự tiến hóa của nhân loại và mở rộng sự hiểu biết với thế giới bên ngoài, hơn thế nữa ký ức chúng ta cũng được lưu lại dưới dạng hình ảnh, những bài pháp thoại và những trang cập nhật có thể truy cứu trong vài phút ...đó là lý do tôi ao ước được viết lại cảm nghĩ của mình khi nghe lại bài pháp thoại tuyệt vời từ 6 năm về trước tại Tu Viện Quảng Đức. Kính xin niệm ân tất cả nhân duyên đã cho tôi có cơ hội này ....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]