Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 02: Ăn Chay bảo vệ môi trường

13/02/201717:38(Xem: 7014)
Bài 02: Ăn Chay bảo vệ môi trường



an_chay_1

BẢO VỆ TRÁI ĐẤT

BÀI HAI:

ĂN CHAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG?

Vào năm 2014, lần đầu tiên báo cáo khoa học đối chiếu và so sánh chế độ ăn 2000 Kcal mỗi ngày của những người ăn thịt (29.589 người), người ăn cá (8123 người), người ăn chay (15.751 người) và người ăn chay thuần (vegan: 2041 người) liên quan đến lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của bảy nhà khoa học liên ngành (Tim mạch, ung thư và môi sinh) của trường Đại học Oxford chứng minh rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của những người ăn thịt với 100g mỗi ngày lớn hơn gấp 2,5 lần lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của người ăn chay thuần. Bài báo kết luận việc chuyển sang chế độ ăn chay hoặc chuyển từ chế độ ăn nhiều thịt sang chế độ ăn ít thịt (<50g) mỗi ngày, góp phần rất đáng kể trong việc giảm lượng khí thải hiệu ứng nhà kính.

Bão lũ, hạn hán, động đất, sóng thần, sạt lỡ đất, ruộng ngập mặn vv… xảy ra trên khắp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng với mật độ và cường độ theo chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại rất lớn về tinh thần cũng như vật chất, khiến cho nhiều chính phủ, những tổ chức và cá nhân hoạt động môi trường rất lo ngại  Một trong những nguyên do chính theo giới khoa học là lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng đáng kể trong những năm qua. Nạn phá rừng, khai thác quá nhiều và lạm dụng nhiên liệu hóa thạch vv… cũng góp phần  khiến cho trái đất nóng lên, tác động đến sự biến đổi khí hậu, gây nên thiên tai khắp mọi miền.

Trong những năm gần đây, các nhà hoạt động bảo vệ trái đất, bảo vệ động vật và môi sinh cho rằng một trong những thủ phạm chính gây nên sự biến đổi khí hậu là do ngành nông nghiệp chăn nuôi và sản xuất các sản phẩm liên quan đến động vật. Nhiều đề xuất về quản lý ngành chăn nuôi và sản xuất gia cầm được đưa ra cho chính phủ nhằm giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trong các đề xuất này đáng chú ý nhất là kêu gọi mọi người giảm ăn thịt (nhất là thịt bò) tiến đến ăn chay và chay thuần (khẩu phần ăn không có sản phẩm liên quan đến động vật như sữa bò, trứng gà…).

“Ăn chay - một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ trái đất?” là một vấn đề đã được nhiều người quan tâm, và dạo gần đây được nhiều người Việt để ý. Những bài viết về đề tài này cũng được đăng trên nhiều wesite đặc biệt là các website Phật giáo và thi thoảng trên các nhật báo. Tuy nhiên, các bài viết còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, những số liệu đưa ra không thống nhất nhau, đôi khi chênh lệch rất lớn khiến cho người đọc hoang mang. Thứ hai là không đưa ra các nguồn tư liệu đáng tin cậy khó thuyết phục để nhiều bạn đọc tin nhận và hành động.

Để bổ khuyết những hạn chế này trong chừng mực nào đó, bài viết này tập trung mổ xẻ vấn đề “ăn chay bảo vệ trái đất” trên tinh thần sau: 1) Sử dụng các báo cáo khoa học uy tín cập nhật, 2) Sử dụng các báo cáo của các tổ chức lớn như Liên Hiệp Quốc, Viện nghiên cứu uy tín. 3) Trích dẫn các ý kiến của chuyên gia, nhà nghiên cứu về vấn đề này hỗ trợ cho những phát hiện hay đề xuất được đưa ra từ các báo cáo khoa học, và 4) Vì đây là bài viết cho các tất cả mọi người nên tác giả sẽ giới thiệu đôi nét về các nhà nghiên cứu, cách thức nghiên cứu, và một số thông tin về các tạp chí khoa học uy tín để bạn đọc tiện tham khảo.

 Ăn chay góp phần giảm thiểu đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính

Có nhiều bằng chứng từ những cuộc nghiên cứu về khí thải nhà kính liên quan đến thức ăn, thức uống từ thực vật và từ động vật như các cuộc nghiên cứu của nhóm nghiên cứu sau đây: nhóm nghiên cứu đứng đầu Audsley (2009); hai nhà nghiên cứu Carlsson-Kanyama và Gonzaler (2009); nhóm nghiên cứu dẫn đầu là Gonzaler (2011); nhóm nghiên cứu dẫn đầu là Steinfeld (2006); và báo cáo của Ủy ban Biến đổi Khí Hậu (CCC, 2010) cùng chung kết luận rằng các sản phẩm (thức ăn) từ động vật có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cao hơn nhiều so với các sản phẩm từ thực vật tính trên đơn vị Kg.CO2e/kg. Vấn đề này phần lớn là do lạm dụng ngũ cốc làm thức ăn cho gia súc, và tạo ra nhiều khí Methane (CH4) do hệ tiêu hóa của thú nhai lại gây ra (Steinfeld, 2006). [1] Phát hiện này cũng được Giáo sư Gidon Eshel, trường Đại học Bard, New York dẫn đầu nhóm nghiên cứu về tác động của thịt bò đến môi sinh, làm sáng tỏ hơn khi cho rằng gia súc (động vật nhai lại) tiêu hóa rất kém những thức ăn cung cấp cho chúng vì theo giáo sư, “[c]hỉ một lượng rất ít thức ăn con vật ăn đi vào máu, vì thế một lượng lớn năng lượng còn lại bị hoang phí (thải ra ngoài). Giáo sư còn cho hay việc cho gia súc ăn ngũ cốc thay vì ăn cỏ càng làm cho vấn đề này trở nên trầm trọng hơn (lãng phí), gây ô nhiễm hơn” [2]. 

Tuy nhiên chưa có một cuộc nghiên cứu nào so sánh trực tiếp chế độ ăn uống của những người ăn chay, ăn chay thuần so với những người ăn cá, và người ăn thịt qua bữa ăn hàng ngày mãi cho đến năm 2014. Lần đầu tiên vào thời điểm này mới có một báo cáo khoa học về vấn đề này ra đời. Đây là công trình nghiên cứu của bảy nhà khoa học liên ngành của trường Đại học Oxford gồm Peter Scarborough và Adam D.M. Briggs thuộc Trung tâm Tim mạch Anh quốc về Sức khỏe Cộng đồng, Đại học Oxford; Anja Mizdrak, thuộc trường Oxford Martin School (chuyên nghiên cứu về môi sinh và sức khỏe, Đại học Oxford); và Paul. N. Appleby, Ruth C. Travis,   Kanthryn E. Bradbury & Timothy J.Key của Bộ phận Nghiên cứu Ung thư (thuộc Khoa Sức khỏe Cộng đồng Nuffield, Đại học Oxford).  Được sự tài trợ của Đại học Oxford, bảy nhà nghiên cứu được phép sử dụng dữ liệu của EPIC-Oxford (nghiên cứu viễn cảnh về ung thư và dinh dưỡng của người Châu Âu) với chế độ ăn 2000 Kcal mỗi ngày, cụ thể gồm 2041 người ăn chay thuần (vegan), 15751 người ăn chay (vegetarian), 8123 người ăn cá, và 29589 người ăn thịt từ 20-79 tuổi trong năm năm. Sau khi phân tích so sánh đa chiều (tính cả tuổi và giới tính), nghiên cứu phát hiện ra rằng: chế độ ăn của người ăn thịt (khối lượng thịt ≥100g) có chỉ số khí thải gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 2,5 lần so với người chay thuần. Cụ thể là người ăn thịt với 100 gam trung bình mỗi ngày thải 7.19 Kg.CO2 so với 3.81 Kg.CO2 của người ăn chay và 2.89 Kg.CO2 người ăn chay thuần (vegan) [3]. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tính toán các mức giảm lượng khí thải hiệu ứng nhà kính từ chế độ ăn thịt nhiều (t≥ 100g thịt ) cho đến chế độ ít thịt (<50 gam),… rồi chay thuần cụ thể như sau:  Một người với chế độ ăn thịt nhiều sẽ giảm được 920 Kg CO2 mỗi năm nếu chuyển sang chế độ ăn ít thịt, 1230 Kg CO2 mỗi năm nếu chuyển sang chế độ ăn chay (Vegetarian), và 1560 Kg CO2 mỗi năm nếu chuyển sang chế độ ăn chay thuần [4]. Chính vì thế báo cáo kết luận công trình nghiên cứu này chứng tỏ rằng việc cắt giảm lượng thịt và các thức ăn từ động vật (như sữa, trứng) có thể góp phần rất lớn vào việc giảm bớt sự biến đổi khí hậu, và mặt khác báo cáo khẳng định chế độ ăn ít thịt rất có lợi cho sức khỏe và môi trường. [5].

Bài báo cáo khoa học này viết xong vào ngày 14 tháng 10 năm 2013 nộp cho Báo Khoa học Climatic Change thuộc Nhà xuất bản uy tín Springer (với 200 bài báo cáo và sách khoa học được giải thưởng Nobel). Sau bảy tháng phản biện khoa học độc lập, và biên tập, bài báo được cho đăng chính thức trên Climatic Change của Springer vào ngày 11 tháng 06 năm 2014 (trang 179-192). [6]

Quy trình sản xuất thịt và các sản phẩm từ thịt thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính đáng kể, và gây ô nhiễm môi trường

Báo cáo của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc vào năm 2006 cho hay quy trình nuôi gia súc và sản xuất các sản phẩm từ gia cầm chiếm 18 % tổng khí gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu (FAO, 2006). Các nguồn khí chính gây hiệu ứng nhà kính từ hệ thống này gồm 25 %Methane (CH4), 32 % CO2 và 31% N2O [7]. Trong khi đó tám năm sau, báo cáo khoa học của bốn nhà nghiên cứu Gidon Eshel, Alon Shepon, Tamar Makov và Ron Milo được đăng trên tạp chí của Viện Nghiên cứu Sinh thái Cary ở Millbrook, New York vào tháng Hai năm 2014 cho thấy tỷ lệ này tăng lên 2% tức là việc sản xuất thức ăn từ gia súc gây 1/5 (20%) hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Báo cáo còn cho rằng việc này có liên quan đến việc sử dụng đất bất hợp lý trong chăn nuôi và dùng quá nhiều nước, gây ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực đến sự đa dạng của hệ thực vật và động vật, làm tăng quá trình tuyệt chủng của nhiều loài. [8]

Nuôi gia súc là một trong những thủ phạm chính gây nên nạn phá rừng

Báo cáo của Simon của Tổ Chức All-Creatures cho hay cứ mỗi phút có 8000 m2 rừng nhiệt đợi bị tàn phá để lấy  đất chăn nuôi gia súc [9].

Sau đây là số liệu của Viện Nghiên cứu đất đai Quốc gia Brazil cho thấy từ năm 2000 – 2005 có từ 65 -70 % diện tích rừng nhiệt đới Amazon bị tàn lấy đất nuôi gia súc. Diện tích cụ thể bị tàn phá như sau: Năm 2000 là 18.226 km2, năm 2001 là 18.165 km2, năm 2002 là 21.651 km2, năm 2003 là 25.396 km2, năm 2004 là 17.772 km2 và năm 2005 19.014 km2 [10].

Kết luận

Rõ ràng từ những nghiên cứu khoa học và báo cáo của các tổ chức và viện nghiên cứu uy tín cho thấy nhu cầu ăn thịt là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, gây phá rừng, ô nhiễm và là tác nhân đẩy mạnh sự tuyệt chủng của nhiều loài. Trong khi đó các báo cáo và các giới khoa học đều đồng ý cho rằng nên cắt giảm lượng thịt trong mỗi ngày và tiến đến ăn chay thuần là biện pháp hữu hiệu nhất bảo vệ trái đất như báo cáo của bảy nhà khoa học của Đại học Oxford năm 2014.

Tâm Tịnh biên soạn

Nguồn tham khảo

[1] & [3] Scarborough. P., Appleby. P.N.,  A. Mizdrak, Beiggs.A.D.M., Travis. R.C., Bradbury. K.E. & Key. T.J. (2014). Dietary greenhouse gas emissions of meat-easters, fish-eaters, vegetarians and vegans in the UK, p.179. Climatic  Change. Pp. 179-192. Springer.

[2] Carrington, D (2014). Giving up beef will reduce carbon footprint more than cars, says expert. The Guardian. [Online] Available  https://www.theguardian.com/environment/2014/jul/21/giving-up-beef-reduce-carbon-footprint-more-than-cars

[4] Scarborough. P., Appleby. P.N.,  A. Mizdrak, Beiggs.A.D.M., Travis. R.C., Bradbury. K.E. & Key. T.J. (2014). Dietary greenhouse gas emissions of meat-easters, fish-eaters, vegetarians and vegans in the UK, p.186. Climatic  Change. Pp. 179-192. Springer.

[5] Scarborough. P., Appleby. P.N.,  A. Mizdrak, Beiggs.A.D.M., Travis. R.C., Bradbury. K.E. & Key. T.J. (2014). Dietary greenhouse gas emissions of meat-easters, fish-eaters, vegetarians and vegans in the UK, p.188. Climatic  Change. Pp. 179-192. Springer.

[6] Scarborough. P., Appleby. P.N.,  A. Mizdrak, Beiggs.A.D.M., Travis. R.C., Bradbury. K.E. & Key. T.J. (2014). Dietary greenhouse gas emissions of meat-easters, fish-eaters, vegetarians and vegans in the UK, p.179. Climatic  Change. Pp. 179-192. Springer. & http://www.springer.com/gp/

[7] Mohr. N. (2005) A New Global Warming Strategy: How environmentalists are overlooking vegetarianism as the most effective tool against climate change in our lifetimes. An Earth Save International Report.

[8] Eshel. G., Shepon. A., Makov. T. & Milo. R. (2014). Land, irrigation water, greenhouse gas, and reactive nitrogen burdens of meat, eggs, and dairy production in the United States. Cary Institute of Ecosystm Studies. New York: Millbrook.

 [9] Simon. D. R. (2013).  Can animal foods be produced sustainably? Part Two – Organic Follies. An Animal Rights Article from All-Creatures.org

[10] Butler. R. (2014). Deforestation in the Amazon. [Online] Available http://data.mongabay.com/brazil.html

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2013(Xem: 13052)
1. Anagarika Govinda là một Lama, người Bolivia, nguyên giảng dạy Triết học tại Đại học Naples. Từ năm 1928-1930 ông qua Sri Lanka, xuất gia với Đại đức Nyatiloka Mahathera, rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Năm 1947, ông qua Tây Tạng, được làm đệ tử của Lama Ngawang
13/12/2013(Xem: 9135)
Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới sát. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức?
13/12/2013(Xem: 13984)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
13/12/2013(Xem: 12367)
Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt;
12/12/2013(Xem: 10378)
Bảy kỳ quan thế giới Phật giáo - Phim tài liệu của BBC. Phim do Sử gia Bettany Hughes trực tiếp thăm viếng và tường thuật và diễn giải sâu sắc về Cuộc đời Đức Phật, sự hành trì kế thừa suốt 26 thế kỷ, và đưa ra kết luận rất hay... Phụ tá với Sử gia Bettany Hughes, có Giáo sư Robert Thurman dạy Triết lý Phật Giáo đại học Columbia, Tiến sĩ Ulrich Pagal về Ngôn ngữ & Tôn giáo, và Ông Richard Coombrich Đại học Oxford.
12/12/2013(Xem: 19631)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
12/12/2013(Xem: 9420)
Đức Phật trả lời: “Tất cả chúng sinh đều mang theo nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa các chúng sinh” (Kinh Trung A Hàm)
12/12/2013(Xem: 7732)
Ở đời ai cũng đi tìm kiếm hạnh phúc. Đời người là cơ hội lớn nhất để có hạnh phúc. Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc; từ hạnh phúc nhỏ, có được có mất, đến hạnh phúc tối thượng, không được không mất. Khổ đau sở dĩ có vì con người không biết sống, tìm kiếm sai, mục đích sai, định hướng sai.
12/12/2013(Xem: 7455)
Xuất gia, tiếng Phạn là Pravrajya, là để chỉ người theo Phật giáo, từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh, không màng danh lợi hay dục lạc, chỉ mong cầu giải thoát; họ ở trong rừng hay những nơi thanh tịnh, xa rời đời sống thế tục.
11/12/2013(Xem: 22871)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]