BẢO VỆ TRÁI ĐẤT
BÀI MỘT:
TRỒNG CÂY TRÊN MẠNG INTERNET GÓP PHẦN BẢO VỆ TRÁI ĐẤT
4000 cây được trồng trong vòng năm tuần
Rừng chiếm 31% diện tích đất của trái đất, là nguồn tài nguyên quý giá vô cùng của thế giới vì rừng đã tạo ra sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và phong phú các loài sinh vật; và là nơi nương tựa của hơn 1,6 tỷ người về lương thực, nước sinh hoạt, nước sạch, dược thảo, áo quần và nhà ở.[1] Không những thế, rừng giữ vai trò sinh thái cực kỳ quan trọng vì rừng giúp điều hòa không khí: cung cấp dồi dào lượng ô-xy cho con người và muôn loài động vật, vi sinh vật đồng thời hấp thụ khí CO2 và những chất khí gây ô nhiễm làm sạch môi trường; chống sói mòn, hạn chế lũ lụt, hạn hán; duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất; và bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm.
Tuy nhiên, trong nhiều thập niên qua, rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng, khiến cho các tổ chức và cá nhân bảo vệ rừng và động vật hoang dã của thế giới rất lo ngại. Theo Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã (WWF), hàng năm có 77000 – 88000 km2 rừng bị biến mất – tương đương diện tích của 48 sân bóng đá cứ mỗi phút trôi qua, chiếm 15% khí thải hiệu ứng nhà kính. [2] Trong khi đó độ che phủ của rừng nhiệt đới ngày nay chỉ còn 6% so với trước đây 14% diện tích bề mặt trái đất, và trên đà này, các chuyên gia ước tính diện tích còn lại này cũng sẽ bị biến mất trong vòng 40 năm tới. Các chuyên gia ước tính chỉ trong một ngày thôi có 137 loài gồm động, thực vật (cây cối, thảo dược) và sâu bọ bí biến mất do nạn phá rừng gây ra, tương đương 50.000 loại bị xóa sổ mỗi năm. [3].
Riêng Việt Nam, theo báo cáo của Tổ Chức Lương Thực và Nông Nghiệp của Liên Hiệp Quốc, 54,5% rừng nguyên sinh (primary forest) bị tàn phá trong vòng năm năm từ 2000-2005, đứng thứ hai sau Nigeria 55,7% trong khi đó Cam-pu-chia đứng vị trí thứ ba với mức độ tàn phá là 29,4% Như biểu đồ bên dưới:[4]
(Nguồn: Worst deforestation rate of natural forests, 2000-2005
Credits: R. Butler, 2005)
Qua số liệu nghiên cứu từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy cho thấy mức độ tàn phá rừng trên thế giới nói chung và ở Việt
Nhận thức rõ về tâm quan trọng của rừng và mức độ tàn phá rừng nghiêm trọng khiến cho môi trường trở nên khắc nghiệt và cuộc sống ngày càng trở nên ngột ngạt, nhiều chính phủ và tổ chức đã đưa ra những chương trình hành động để bảo vệ rừng và tái tạo rừng bằng cách trồng cây. Nổi bật trong số này có tổ chức Ecosia nhờ ý tưởng sáng tạo, độc đáo và đơn giản giúp cho nhiều người cùng tham gia trồng cây qua mạng.
Trồng rừng bằng cách lướt web với Ecosia
Chỉ cần một máy tính hay điện thoại di động kết nối internet, bạn vào trang Ecosia https://www.ecosia.org/?ref=icon-search thay vì Google để lướt web, tìm kiếm những gì bạn cần bằng cách gõ vào khung tìm kiếm của Ecosia những từ khóa mà bạn cần tìm. Chẳng hạn như gõ chữ ‘phá rừng’ vào khung tìm kiếm để tìm những bài viết về ‘phá rừng’. Mỗi lần bạn click chuột hay enter là bạn đã trồng được một cây. Với cách thức này một ngày bạn có thể trồng từ 50 -100 cây. Từ khi biết trang Ecosia, tôi đưa ra định mức một ngày trồng 100-130 cây và miệt mài trong năm tuần qua, tôi đã trồng được hơn 4000 cây bằng cách gõ bất cứ chữ gì vào khung tìm kiếm Ecosia. Trong khi viết bài này, tôi vẫn ý thức việc trồng cây với Ecosia.
Tìm hiểu về Ecosia?
Thành lập tổ chức Ecosia
Tổ chức Ecosia được thành lập vào tháng 12 năm 2009 sau chuyến đi vòng quanh thế giới của Christian. Chritian người xứ
Sự phát triển của Ecosia
Được thành lập vào năm 2009, từ 2009-2011, Ecosia được nhiều người ưa thích bình chọn và được nhiều giải thưởng ví ý tưởng sáng tạo và mức độ phát triển nhanh ở Châu Âu và ở những châu lục khác. Vào tháng 12, năm 2014, Ecosia đã trồng được một triệu cây. Cho đến thời điểm này, Ecosia đã vượt qua mốc sáu triệu cây tương đương 6000 hecta rừng được tái tạo, có thể hấp thụ 175.000 tấn CO2. [6]
Các dự án trồng rừng
Ecosia với tham vọng trồng rừng khắp thế giới. Sau đây những dự án Ecosia đã và đang thực hiện:
- Dự án Phục hồi rừng cây đước (mangrove) ở Madagascar, đông duyên hải Nam Phi nơi có 22 triệu người sinh sống. Hơn 90% diện tích rừng cây đước nơi đây đã bị tàn phá trong 50 năm qua và khi rừng được tái tạo sẽ tạo ra hệ sinh thái đa dạng động và thực vật và hơn nữa cây đước hấp thu rất tốt lượng CO2 trong không khí. Rừng cây đước cũng là nơi cư ngụ và sinh sản của nhiều loài chim. Trong gần bảy năm qua, dự án đã tuyển 320 dân làng địa phương tham gia trồng mỗi tháng 1, 4 triệu cây đước. Kết quả ban đầu rất khả quan, rừng cây đước đang phát triển tốt, mang lại niềm vui cho nhiều người và động vật nơi đây. https://vimeo.com/85948512.
- Phục hồi rừng cây ở
- Trồng cây cùng với các liên doanh ở
Với những thành công ban đầu, các thành viên của Ecosia đặt ra chỉ tiêu đến 2020 sẽ trồng được một tỷ cây.
Hiện nay có hơn hai triệu người sử dụng Ecosia làm công cụ tìm kiếm thay cho Google để cùng tham gia trồng cây qua internet với Ecosia. Số tiền tài trợ Ecosia đã nhận được là 2.885.663 Euro (tỷ lệ với số người tham gia trồng cây qua mạng). Với tốc độ 11 giây, một cây xanh mới được trồng qua bàn phím [7], so với diện tích rừng tương ứng một sân bóng đá bị tàn phá trong 1.25 giây[8], quả thật chẳng thấm vào đâu. Tuy nhiên, mỗi người chúng ta với quyết tâm cao độ với ý thức sâu sắc tái tạo rừng để bảo vệ trái đất thì tốc độ trồng cây tăng nhanh hơn và rừng sẽ được tái tạo nhiều hơn. Mong rằng qua bài viết này, sẽ có thêm nhiều bạn hữu tham gia trồng cây bằng cách lướt web cùng với Ecosia làm cho trái đất xanh hơn, tốt hơn cho muôn loài hữu tình sinh sống.
Tâm Tịnh biên soạn
Nguồn Tham Khảo
[1], [2] & [8]. World Wild Life (2016). Overview: Deforestation. [Online] Available https://www.worldwildlife.org/threats/deforestation
[3] Raintree (2016). Rain Forest Facts: The disappearing rain forests. [Online] Available http://rain-tree.com/facts.htm#.WGNSZNKLSM9
[4]
Credits the Food and Agriculture Organization of the United Nations. [Online] Available https://news.mongabay.com/2005/11/nigeria-has-worst-deforestation-rate-fao-revises-figures/
[5] Ecosia. About us. Meet the team: Christian Kroll, founder and COE. [Online] Available from https://news.mongabay.com/2005/11/nigeria-has-worst-deforestation-rate-fao-revises-figures/
[6] Ecosia. Weforest Project.
[7] Ecosia. Plant trees while you search the web. [Online] Available https://info.ecosia.org/what