Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đầu Xuân vản cảnh Tổ đình Sắc tứ Hội Phước

01/02/201721:38(Xem: 7584)
Đầu Xuân vản cảnh Tổ đình Sắc tứ Hội Phước

Đầu Xuân ván cảnh Tổ đình Sắc tứ Hội Phước –
ngôi chùa cổ có cây  lão Mai cao 12m
chua-hoi-phuoc1cay mai

Chiếu mùng hai Tết Đinh Dậu,  vản cảnh  Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, đảnh lễ Phật, Hòa thượng  trú trì tặng Tập Tổ đình Sắc tứ Hội Phước (Chùa Cát ) Nha Trang- Khánh Hòa. 330 năm khai sáng – Truyền thừa & phát triển (1680-2010).  Cầm trên tay tập sách,  thật tâm đắc với bài thơ Hòa thượng trú  trì đã ghi:

Ta-bà vật đổi sao dời

Chuông nhà thờ đổ trên đồi chùa xưa,

Hoa Sơn dù trải nắng mưa

Dấu chân khai phá khi xưa vẫn còn.

Tai sao chuông nhà thờ đổ trên đồi chùa xưa? Theo thư tịch, Tổ đình Sắc tứ Hội Phước còn gọi là “Chùa Cát” tọa lạc tại 153/2 đường Hoàng Văn Thụ, phường Phương Sài, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngày xưa, chùa ở trên đồi Hoa sơn (Núi Bông – Núi Một) với tên là Phước Am do Tổ Phật Ấn  và Tịch Viễn khai sáng năm 1680, như vậy chùa xây dựng chỉ sau 27 năm chúa Nguyễn mở đất Khánh Hòa, một trong những chùa cổ nhất Khánh Hòa. Hai Ngài Phật Ấn và Tịch Viễn thuộc Thiền phái Lâm Tế, dòng Đạo Mân-Mộc Trần và dòng Trí Thắng Bích Dung, đời thứ 35. Ban đầu, hai Ngài dựng một am tranh để tu hành và an danh là Phước Am:

“Hoa Phước Đức trên đồi nở rộ,

Theo đức độ chư Tổ khai sơn”.
218-Mat tien chua 2003

 Hoằng hóa ở Phước Am, được 10 năm, ngài Tịch Viễn viên tịch, trụ thế 43 năm (1648-1690). Và rồi sau ba mươi sáu năm hoằng hóa độ sanh, ngày 09 tháng chạp năm Bính Thân (1716), Tổ Phật Ấn xã báo thân, trụ thế 115 năm. Môn đồ Phước Am làm lễ trà tỳ thỉnh xá lợi tôn trí trong bảo tháp trên đồi Hoa Sơn (Núi Bông – Núi Một), từ đó Hoa Sơn có tên Kim Qui đới tháp (Rùa vàng đội tháp) một trong bốn biểu tượng linh thiêng “tứ thú tụ” gìn giữ bền vững cuộc sống an cư lạc nghiệp của cư dân thành phố biển hiền hòa Nha Trang.
hp1

Đến năm 1742, ngài Đại Thông (Tổ thứ tư) đã dời chùa xuống đất bằng, cách đồi Hoa sơn 300m và đổi tên thành chùa Hội Phước. Năm 1940, tổ đình được sắc phong “Sắc tứ Hội Phước tự” năm Bảo Đại thứ 15.

Sau hơn 330 năm xây dựng phát triển Tổ đình Sắc tứ Hội Phước được truyền thừa qua các đời tổ sư trụ trì:

Tổ thứ 3: Tế Điền (1716-1741),

Tổ thứ 4: Đại Thông (1741-1810),

Tổ thứ 5: Đạo An (1810-1841),

Tổ thứ 6: Tánh Minh (1841-1853),

Tổ thứ 7: Như Huệ (1895-1905),

Tổ thứ 8: Thanh Minh (1905-1914),

Tổ thứ 9: Chơn Hương (1915-1917).

Tổ thứ 10: Thanh Chánh - Phước Tường (1917-1920),

- Bổn sư của Bồ tát Thích Quảng Đức.

Tổ thứ 11: Thị Thọ (1920-1929),

Tổ thứ 12: Ấn Ngân (1929-1949),

Tổ  thứ 13: Đồng Kỉnh (1949-1978).
stbkky98-4.1stbkky98-4.3

Trụ trì hiện nay là Hòa thượng Thích Quảng Thiện - trụ trì từ năm 1978 đến nay. Ngài có công lớn trong việc trùng tu đại quy mô qua thời gian hơn 30 năm kể từ năm khởi công 1984. Ngôi chùa mới vẫn tọa lạc trên khuôn viên cũ. Lối vào chùa vẫn là con hẻm trên đường Hoàng Văn Thụ.

 “Ngày xưa chùa Cát mênh mông

 Ngày nay chùa Cát năm trong xóm làng”

Ngay trước cổng tam quan tổ đình Sắc tứ Hội Phước một câu đối đã giúp người đời nhận thức.

Bờ mê vướng chấp đường danh sắc

Bến giác đi về cõi tịch nhiên.
stbkky98-4.5stbkky98-4.4

Qua khỏi cổng tam quan toàn khu già-lam Hội Phước trang nghiêm thanh tịnh. Tượng đài Quán Thế Âm trong phong thái hiền hòa tĩnh lặng nghe những lời cầu nguyện cứu khổ của chúng sanh, hai bên có câu đối:

Cảm đức Quan Âm hằng cứu khổ

Nhớ ơn Bồ-tát mãi ban vui.

Sau tượng đài, hai bên là dãy nhà đông, nhà tây, ở giữa là chánh điện tạo thành hình chữ U. Nằm ở góc phải khuôn viên chùa là bảo tháp Liên Hoa bảy tầng. Sân chùa với những cây tùng, cây phượng… rợp bóng mát. Trong đó có hai cây khế cổ thụ như những nhân chứng của bao sự đổi thay.
stbkky98-4.7stbkky98-4.6

Ngôi chánh điện gồm có ba tầng, được trùng tu lại gần mười năm (khởi công ngày 22.4.1994). Tầng dưới bái đường có câu đối:

Hội đủ duyên lành sang bến giác

Phước thành quả tốt vượt sông mê.

Bên trong là giảng đường có câu đối:

Tiền tiền vô thỉ thể tánh bổn lai bất biến

Hậu hậu vô chung chơn như kim cổ thường hằng.

Cuối giảng đường là bàn thờ chư Tổ được tôn trí trang nghiêm trên bậc cao, có bức chân dung Tổ Khai sơn Phật Ấn từ xưa còn lưu lại và câu đối:

Nhất hoa hiện thoại truyền đăng  quang tổ ấn

Ngũ diệp lưu phương kế thế hiển tông phong….

Bên trong là chánh điện. Cuối chánh điện trên bậc cao là điện thờ Phật rất trang nghiêm có câu đối :

Thập hiệu toàn chương phóng oai quang truyền chánh giáo cứu mê tình tứ sanh từ phụ.

Tam thân viên tịnh lưu pháp vũ hiển chơn thừa bạt khổ hải vạn thế hùng sư.

Câu đối phía trước chánh điện xưng tán công hạnh của đức Phật Di-lặc :

Đại đỗ năng dung dung thế gian nan dung chi sự

Từ nhan vi tiếu tiếu thiên hạ khả tiêu chi nhơn.

Tầng trên cùng phía trước bái đường, tôn trí tượng đức Phật Di-lặc, phía sau nơi cổ lầu thờ đức Phật A-di-đà có bốn câu đối :

Khứ lai bất tận pháp thân biến chiếu tam thiên giới

Kim cổ vô chung hám mục trừng thanh tứ đại châu. (phía trước)

Tùng Phật hậu đắc đăng thánh địa

Thuận chơn như hội nhập Ta-bà. (phía sau)

Đại lực hoằng khai tam tạng giáo

Bi tâm quang hiện cửu liên đài. (bên phải)

Chấn phá mê đồ khai giác lộ

Diệm thông uế độ hướng tịnh ban. (bên trái) 
stbkky98-4.8

Tổ đình Sắc tứ Hội Phước hiện nay còn lưu giữ nhiều tượng Phật quý và Chuông cổ từ thời Hậu Lê và Minh Mạng.  Chùa có bộ chuông mõ gia trì lớn nhất, cây lão mai cổ thụ cao 12 mét, được trồng phía tay phải từ ngoài cổng đi vào, đến nay đã cao bằng 3 tầng nhà.  Chùa được Bộ văn hóa công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa năm 1995, là một trong những ngôi danh lam cổ tự có chiều dài lịch sử trên 330 năm truyền thừa và phát triển ở xứ Trầm Hương, miền thùy dương cát trắng…

Trí Bửu – Đầu Xuân Đinh Dậu 2017

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2021(Xem: 16159)
Vào thời đại khủng hoảng niềm tin của tất cả tôn giáo, lòng người càng lúc hồi hộp bất an, giáo lý đức Thích Ca Mâu Ni như mặt trời chiều xuống bóng hoàng hôn ,Mật Tông Kim Cang Thừa như ngọn đèn sắp tắt, chỉ còn lại những bộ đại tạng kinh phủ đầy bụi trên những kệ kinh, nằm bất tỉnh không ai hỏi thăm trong những tu viên,viện bảo tàng cô đơn thiếu bóng người. Cuốn sách Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải Toàn Thư Tập Hai, là sự trình bày và phô diễn mật nghĩa thậm thâm của Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm đà la ni , Bát Đại Kim Cang Thần Kinh và các phụ bản vô thượng du già. Là sự trợ duyên cho những ai, đã có gieo hạt giống pháp môn này, có thể khai hoa kết trái thành tựu sự tu tập giải thoát. Linh Quang từ nhỏ xuất gia tu học , tầm sư học đạo, và đi du học nhiều nước, nên trong đầu nhiều ngôn ngữ lộn qua lộn lại, bây giờ Tiếng Việt cũng quên dần,chính tả viết sai nhiều lắm, nên quý vị thông cảm bỏ qua những lỗi lầm về câu văn từ ngữ.
01/07/2021(Xem: 3751)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu, vi diệu mà Chư Phật trao truyền lại cho những ai đủ tín tâm thọ nhận. Pháp-bảo được lưu truyền đến nay, vẫn sáng ngời toả rạng lưu ly qua bao thăng trầm của thế sự vô thường, với tâm nguyện hoằng truyền Chánh Pháp của các bậc minh sư, tuỳ căn cơ chúng sanh mỗi thời mà soạn dịch. Một, trong những bổn kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được trì tụng tại các tự viện là bổn cố đại lão Hoà Thượng Thích Trí Tịnh biên soạn, hoàn tất với 557 trang, gồm 7 quyển, chia thành 28 phẩm , mỗi phẩm đầy đủ văn kinh và thi kệ. Cũng do nhu cầu và phương tiện tu học của Phật tử mà Hoà Thượng Thích Trí Quảng cũng đã lược soạn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh thành Bổn Môn Pháp Hoa Kinh để Phật tử tại các Đạo Tràng Pháp Hoa có thể hàng ngày trì tụng mà không bị gián đoạn vì không đủ thời gian. Bổn Môn Pháp Hoa Kinh được Hoà Thượng trân trọng biên soạn, cô đ
29/06/2021(Xem: 6134)
Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.
29/06/2021(Xem: 6323)
Phật giáo dùng từ bi làm căn bản, xem trọng giới sát nên thực hành phóngs anh.Từ nghĩa là trao cho khoái lạc; Bi nghĩa là san bằng khổ não. Người đời rất quý mến thân mạng, chồng vợ con cháu, tiền của, nhưng từ chối mỗi người không thể che chở bao gồm chung cả. Giả như nếu bất hạnh gặp gian nguy, vì cứu thân mình, thà bỏ tất cả vật ngoài thân, để cầu được sinh tồn riêng mình.Con người đã tham sống sợ chết, sanh mạng con vật nhỏ bé như con muỗi, con ve, sâu bọ, kiến mối, còn biết tránh chạy cái chết cầu mong được sống, thì các động vật khác chúng nó sao lại không như thế?
28/06/2021(Xem: 4025)
Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa tinh thần “Trung dung” và “Trung đạo.” “Trung dung” là những thiên trong Kinh Lễ. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra Mục đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo “Trung dung” để đạt đến một trình độ đạo đức cao hơn. Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử. Cũng theo tinh thần “Trung dung” như thế, không thể có một thái độ “Trung dung” cố định; tùy thời tùy thế mà linh hoạt. “Trung dung” với ý nghĩa trên là dung hợp, quân bình giữa thái quá và bất cập. Ví dụ : thuyết Duy Vật chủ trương tranh đấu; thuyết Duy Tâm của Đức Khổng Tử, chủ trương điều hòa hai yếu tố cực đoan bằng lẽ Trung Dung.
27/06/2021(Xem: 8379)
Pháp Học và Pháp Hành Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành. Vậy pháp học là gì ? Là cả đời tu chỉ chuyên về việc nghiên cứu, học tập kinh điển, xem các luận bản... để biết được hết Tam tạng kinh điển ( Kinh, Luật, Luận ), nhiều vị còn phiên dịch kinh điển, hay viết ra nhiều bộ luận dựa trên kiến thức, sự hiểu biết đã tích lũy. Nhưng tâm thật sự chứng ngộ, hay đạt đạo thì có thể chưa, chỉ hiểu, chứ chưa thực chứng. ( Còn số vị mà chuyên về pháp học nhưng tâm đã giác ngộ thì rất hiếm có, thời nay càng vô cùng hiếm ).
27/06/2021(Xem: 5651)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương, chúng con, chúng tôi đã thực hiện hai buổi cúng dường tịnh tài, tịnh vật và một ít nhu yếu phẩm đến chư Tăng Ni thuộc truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa Tibet tại Dharamsala, các vị Ẩn sỹ trên đỉnh Triund Himachal, cũng như các vị Tăng Ni VN hiện đang theo học PG Mật Tông tại Dharamsala India (19 vị). Sư cô Thích nữ Huệ Thảo đã thừa hành Phật sự này và đã cúng dường tất cả là 245 vị tu sỹ, trong đó có 19 vị tránh tiếp xúc đám đông nên đã nhận chuyển vào tài khoản cá nhân từ Sư cô Huệ Thảo, một số vị vì bịnh trạng đã nhờ bạn đồng tu nhận dùm, mỗi vị thọ nhận 1500INR kèm với một số tịnh vật cúng dường.
26/06/2021(Xem: 15678)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
26/06/2021(Xem: 10875)
LỜI NÓI ĐẦU Tác phẩm “Thế giới Cực Lạc” là tuyển tập các bài giảng của thầy Nhật Từ về nội dung của kinh A-di-đà. Với cách diễn tả và phân tích đơn giản và đi thẳng vào mọi vấn đề, thầy Nhật Từ đã giới thiệu về bản chất Tịnh độ Tây phương gắn liền với xã hội con người. Để có được kết quả vãng sanh Tây phương, mỗi hành giả cần hội đủ năm điều kiện tiên quyết.
25/06/2021(Xem: 7972)
Lời Nói Đầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Phật tử, Trong thời gian cả thế giới đang bị dịch Covid-19, Sa di Thông Đạo đã dày công nghiên cứu Ngũ Bách Danh - Quán Thế Âm Bồ Tát. Đến nay đã hoàn thành bằng ba ngôn ngữ khác nhau: chữ Việt Nam, chữ Anh, chữ Hán. Bất cứ nơi nào có đạo Phật, chắc chắn có tu sĩ, có Phật tử sinh hoạt chung với nhau. Theo truyền thống Bắc tông, hằng năm các chùa đều tổ chức lễ tưởng niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ba lần vào những ngày 19 tháng Hai, 19 tháng Sáu, và 19 tháng Chín Âm lịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]