Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngũ Uẩn

29/01/201720:16(Xem: 8956)
Ngũ Uẩn
Ngũ Uẩn
 
GS  Nguyễn Vĩnh Thượng
ngu-uan

 

Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong các bậc cao minh lượng thứ và sẽ phủ chính cho những sai lầm. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả để bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.
NVT

 

Trong bài viết này sẽ được trình bày như sau:

I.-Định nghĩa: Ngũ Uẩn.
II.- Nội dung của thuyết Ngũ Uẩn.
III.- Nhận xét: Lời Phật dạy trong thuyết Ngũ Uẩn.
IV.-Kết luận.

 

I.-Định nghĩa: Ngũ Uẩn.

       Đức Phật Thích-ca đã nhiều lần giảng về Ngũ Uẩn, từ Kinh chuyển pháp luân đến các bài thuyết pháp sau này.
       Ngũ Uẩn (五 蘊, Sa. Pañca-skandha, Pi. Pañca-khandha, Av. Five Aggregates/ Five psycho-physical condition groups), cũng gọi là Ngũ ấm (五陰). Trong tiếng Sanskrit thì panca = số 5, skandha = nhóm; người Trung Hoa dịch chữ skandha là uẩn, có nghĩa là tích tụ, nơi các điều, các sự kiện được chứa đựng.
Ngũ Uẩn là 5 nhóm kết hợp lại để tạo thành con người: - phần vật chất có hình dáng gọi là 1. Sắc Uẩn; - phần tâm lý không có hình dáng, gồm có 4 uẩn là 2.thọ uẩn, 3.tưởng  uẩn, 4.hành uẩn, 5.thức uẩn.

 

II.-Nội dung của thuyết Ngũ Uẩn.

Ngũ Uẩn gồm có 5 nhóm:

1.-Sắc Uẩn (色; Sa., Pa. rūpa, Av. aggregate of form) là nhóm yếu tố tạo nên phần vật chất và sinh lý của con người: - về vật chất thì gồm có tứ đại chủng/ 4 nguyên tố lớn (Sa., Pa.. mahābhūta,Av. four great elements): đất, nước, gió, lửa. Do sự kết hợp của 4 nguyên tố này nên con người được tạo thành, đó là phần sinh lý gồm có 5 giác quan (5 physical organs), người Trung Hoa gọi là ngũ căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân; eye, ear, nose, tongue, body), và các đối tượng vật chất tương ứng của ngũ giác quan, người Trung Hoa gọi là trần (physical objets), có 5 trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc ( vật nhìn thấy được, âm thanh, hương thơm, mùi vị và cảm giác; sight, sound, smell/odor, taste, and tangible objects). Như vậy, trần gồm có:
                  1. Sắc trần (sight) là hình dáng, màu sắc mà mắt thấy được.
                  2.Thanh trần (sound) là tiếng mà tai nghe được.
                  3.Hương trần (smell/ odor) là hương vị do mũi ngửi.
                  4.Vị trần (taste) là mùi vị do lưỡi nếm.
                  5.Xúc trần (tangible things) là cảm giác do thân xác biết được như cứng, mềm, nóng, lạnh.

2.-Thọ uẩn (受, Sa., Pa. vedanā, Av. aggregate of feeling/sensation) là nhóm cảm giác sinh ra do sự tiếp xúc giữa 5 giác quan và 5 đối tượng tương ứng. Cảm giác có 3 loại: hoặc là dễ chịu, hoặc là khó chịu, hoặc là trung tính. Cảm giác thì khác nhau từ người này đến người khác: chúng ta thường không có cảm giác giống nhau về cùng một đối tượng. Ngay cả cảm giác của chính một người cũng có thể thay đổi theo thời gian và không gian.

3.Tưởng uẩn ( 想, Sa. saṃjñā, Pa. saññā, Av.aggregate of perception), là nhóm nhận thức được cả hai đối tượng vật chất và tinh thần. Khi tiếp xúc với đối tượng, tưởng uẩn nhận thức được đặc tính của đối tượng, giúp ta ghi nhớ đối tượng. Ví dụ thấy lửa ta nhận biết là nóng; nói tới cây dừa, ta biết hình dáng của cây dừa, ta biết màu xanh của lá dừa.

4.Hành uẩn ( 行, Sa. saṃskāra, Pa. saṅkhāra, Av. aggregate of mental information) là nhóm gồm tất cả các yếu tố tâm thần (mental factors) trừ thọ uẩn (feeling) và tưởng uẩn (perception). Hành uẩn là sự phản hồi có điều kiện với những đối tượng của kinh nghiệm, của những gì đã trải nghiệm qua. Những sự phản hồi này có những hậu quả luân lý như có thể tốt (thiện), có thể xấu (ác) hoặc không tốt không xấu (vô ký). Hành uẩn sẽ không có một sự thay đổi về một hành động nào cả trừ khi chúng ta có một sự chủ ý (intention), một sự chọn lựa (choice) và một hành động (action).

5.Thức uẩn ( 識, Sa. vijñāna, Pa. viññāṇa, Av. aggregate of consciousness):

Ý thức là khả năng nhận biết trực tiếp các hiện tượng nội giới và ngoại giới. Ý thức là mọi trường hợp mà các yếu tố tâm linh (mental factors) xuất hiện. Không có ý thức thì không có những yếu tố tâm linh vì tất cả các yếu tố tâm linh hay các sự kiện tâm lý thì liên kết với nhau (inter-related), tùy thuộc với nhau (inter-dependent), và cùng tương liên hiện hữu (co-existent). Đối tượng của thức Uẩn là tư tưởng và ý tưởng (thoughts and ideas), Đức Phật gọi Ý thức là thức thứ 6.
Thức Uẩn có 6 loại như sau:
         1.Nhãn thức (eye consciousness) là cái biết của mắt.
           2.Nhĩ thức (ear consciousness) là cái biết của lỗ tai.
           3.Tỷ thức (nose consciousness) là cái biết của mũi.
           4.Thiệt thức (tongue consciousness) là cái biết của lưỡi.
           5.Thân thức (body consciousness) là cái biết của thân thể.
           5.Ý thức (mind consciousness) là cái biết của Ý/ tâm (mind consciousness) về tư tưởng và ý tưởng.

Như vậy, ý thức/ tâm thức (mind consciousness) đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các sinh hoạt tâm linh. 5 thức trước không có sự liên hệ với nhau, nhưng ý thức / tâm thức - thức thứ 6 - như là một phối trí viên, làm hoàn thành các ý nghĩ và diễn tả tư tưởng của con người.

Chúng ta nhận thấy các yếu tố sinh lý và tâm lý của những trải nghiệm cùng nhau liên kết để tạo nên kinh nghiệm cá nhân của mỗi người. Giữa các sự kiện sinh lý và sự kiện tâm lý có ảnh hưởng hổ tương, ví dụ:
-Khi nhức đầu, chúng ta khó có thể suy nghĩ một cách rõ ràng.
-Khi sức khỏe bình thường thì suy nghĩ dễ dàng.
-Khi thân thể suy nhược, thì tinh thần dễ sinh buồn chán.
-Như vậy tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến sự quyết định của ý chí, ý thức. Trí huệ minh mẫn trong một tinh thần tráng kiện.

Vài ví dụ để soi sáng sự liên kết của sắc uẩn (sinh lý) và 4 uẩn thuộc tâm lý như sau:
        Ví dụ 1. Sáng nay chúng ta đi bộ băng qua một cánh rừng. Trong lúc đi bộ, đôi mắt của bạn (nhãn căn) tiếp xúc với một vật là đối tượng của mắt (sắc trần). Bạn chú ý vào vật đó, và thức uẩn của bạn tức thì nhận thức được vật ấy. Tưởng uẩn của bạn nhận ra vật ấy là một con rắn. Ngay khi đó, bạn liền có phản ứng với vật này (con rắn) bằng thọ uẩn của bạn: bạn cảm thấy sợ sệt. Cuối cùng bạn phản ứng chống lại vật ấy bằng hành uẩn của bạn: hoặc là với ý định chạy trốn con rắn, hoặc là lượm một cụt đá gần đó để liệng vào con rắn cho nó đi chỗ khác.

        Ví dụ 2.Âm thanh của tiếng nói của tôi (thanh trần) và 2 lỗ tai bạn (nhĩ căn) là 2 yếu tố của sắc uẩn. Thức uẩn của bạn nhận thức được giọng nói của tôi. Tưởng uẩn của bạn nhận biết được những lời nói mà tôi đang nói. Thọ uẩn của bạn thì phản hồi lại lời tôi nói với cảm giác có thể hài lòng hoặc có thể không hài lòng, hoặc không hài lòng cũng không không hài lòng. Rồi hành uẩn của bạn phản hồi lại bằng một phản ứng có điều kiện: hoặc lắng tai nghe tôi nói, hoặc la lớn biểu tôi im ngay.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể phân tích các trải nghiệm cá nhân của chúng ta qua bình diện của ngũ uẩn mà Đức Phật đã dạy.

 

III.- Nhận xét: Lời Phật dạy trong thuyết Ngũ Uẩn.

Đức Phật đã dạy cho chúng ta những điều gì qua việc học hỏi những đặc tính của ngũ uẩn?
1.Những yếu tố tạo nên sắc uẩn thì vô thường, luôn luôn biến đổi không ngừng. Thể xác chúng ta thì biến đổi: già, yếu, bịnh...
2.Những cảm giác của ta do thọ uẩn tạo ra thì cũng thay đổi không ngừng. Hôm nay chúng ta hài lòng với một hoàn cảnh đặc biệt này, nhưng ngày mai chúng ta có thể không còn hài lòng nữa.
3.Những nhận thức về một đối tượng trong một hoàn cảnh do tưởng uẩn đem đến thì cũng thay đổi vì hoàn cảnh luôn luôn đổi thay.
4. Tương tự như trên hành uẩn cũng thay đổi: hành động của chúng ta thì luôn thay đổi đối với một đối tượng cũng luôn thay đổi.
5. Cũng vậy, thức uẩn cũng thay đổi liên tục: Ý thức về một đối tượng cũng thay đổi theo thời gian và không gian.

Nói tóm lại, ngũ uẩn thì thay đổi liên tục, thì vô thường, do đó ngũ uẩn không có tự tánh tức là không có bản ngã, cho nên thường nói "ngũ uẩn giai không".
Do sự phân tích ở trên giúp ta đạt đến một tuệ giác: ý thức này không có bản ngã, không có gì giữ nguyên một tình trạng, một trạng thái mãi mãi. Nhờ vậy chúng ta sẽ có một thái độ vượt qua được những quấy động của tình cảm về hy vọng và sợ hải. Chúng ta hy vọng được hạnh phúc, và lo sợ sự đau khổ. Chúng ta hy vọng thành công, và chúng ta lo sợ thất bại. Chúng ta hy vọng được khá giả, và chúng ta lo sợ bị đói khổ. Chúng ta sống giữa nỗi hy vọng và nỗi lo sợ. Nếu chúng ta hiểu rằng hạnh phúc và khổ sở của cá nhân thì biến đổi không ngừng thì chúng ta sẽ vượt bỏ được ý tưởng về cái ngã - về cái sự trường tồn- tức là chúng ta sẽ vượt qua được lòng hy vọng và nỗi lo sợ. Như vậy chúng ta không còn phải ngụp lặng trong sự hy vọng và nỗi lo sợ, chúng ta sẽ đạt được sự thanh thản, bình an, đạt được an nhiên tự tại trước những thay đổi của cuộc đời.

IV.-Kết luận

Nói tóm lại, Đức Phật đã giảng sự kết hợp của các nhóm trong ngũ uẩn thì có tính cách tạm thời, tùy thuộc lẫn nhau, luôn luôn biến đổi. Chúng ta phải nhận thức rằng ngũ uẩn là vô thường, là không phải là "chính- chúng ta", là vô ngã. Khi ngộ được như thế thì chúng ta sẽ đi đến chỗ giác ngộ (bodhi, enlightement).

Toronto, 25 January 2017.
Nguyễn Vĩnh Thượng
Cựu  Giáo sư Triết học (1969-1975) tại các trường Petrus Ký, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn An Ninh, Cần Đước và trường Sư Phạm Saigon.  

 

**Tài liệu tham khảo chính yếu:


-Bhikkhu Bodhi, edited & introduced, In the Buddha’s Words: An Anthology of Discourses from the Pali Canon, Foreword by The Dalai Lama, Boston: Wisdom Publications, 2005.
-Gombrich, Richard, Theravada Buddhism, London: Routledge, First published 1988, Reprinted 1991, 1994, 1995.
-Kalupahana, David J., Buddhist Philosophy: A Historical Analysis, Honolulu: University of Hawai Press, 1976.
-Kimura Taiken, Nguyên Thủy Phật giáo Tư Tưởng Luận; nguyên văn chữ Nhật, Hán dịch: Âu Dương Hãn Tồn, Việt dịch: Thích Quảng Độ, Saigon: ĐHVH, 1969. Chùa Khánh Anh ở Paris in lại, Phật học Viện Quốc tế ở California phát hành.
-Murti, T.R.V., The Central Philosophy of Buddhism, London: Unwin Paperbacks, First publishised in 1955, Reprinted in 1987.
-Narada, Mahathera, The Buddha and his Teachings, Kandy (Sri Lanka): Buddhist Publication Society, First enlarged edition: 1964, Second revised and enlarged edition: 1973.
-Nguyễn Vĩnh Thượng, Tâm Lý Học (sách giáo khoa lớp 12 ACD), Saigon: Hiện Đại phát hành, 1972.
-Tâm Diệu, Quan niệm giải thoát trong Phật giáo và Bà-la-môn giáo (bài biên khảo), Hoa Kỳ: Website Thư Viện Hoa Sen, 2011.
-Thích Chơn Thiện, Phật học Khái luận, California: Thanh Văn, 1992.
-Thích Quảng Liên, Sử cương Triết học Ấn độ, Saigon: tác giả x.b., bài cours cho sinh viên chứng chỉ Triết học Ấn độ, ĐHVK Saigon, 1965.
-Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo Ấn độ, Saigon: Lê Thanh thư xã, 1963.
-Thích Thiện Hoa, Phật học Phổ thông từ khóa I đến khóa XII (gồm 12 quyển), đã xuất bản ở Saigon từ 1955 – 1964. Tái bản: Phật Học Viện Quốc tế, Sepulveda, CA, USA, 1982.
-Williams, Paul, Mahayana Buddhism, London: Routledge, First published 1989, Reprinted 1991, 1993.

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2021(Xem: 6372)
Thiền sư Nyanaponika Thera, người Đức gốc Do thái, người đồng Sáng lập Nhà Xuất Bản Buddhist Publication Society (BPS) tại Sri Lanka, học giả, dịch giả, một tác giả của nhiều tác phẩm Phật học được ngưỡng mộ trên toàn thế giới, bậc thầy của nhiều nhà lãnh đạo Phật giáo phương Tây nổi tiếng. Giới Phật học khắp nơi trên thế giới được biết Ngài như là một trong những người diễn dịch quan trọng nhất của Phật giáo Nguyên Thủy trong thời đại chúng ta, các tác phẩm và bản dịch của Ngài qua hai thứ tiếng Anh và Đức.
30/03/2021(Xem: 4986)
Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero, người đứng đầu tông phái Amarapura Nikàya, Tăng đoàn Mahā Nāyaka Sri Lanka – một trong ba truyền thống Phật giáo Nguyên thủy lớn tại Sri Lanka, phương trượng trụ trì Tu viện Sri Dharmapalaramaya, núi Lavinia, một vùng ngoại ô ở Colombo, đã viên tịch vào lúc 3 giờ sáng hôm thứ Hai, ngày 22 tháng 3 năm 2021 tại một bệnh viện tư nhân ở Colompo, Sri Lanka. Hưởng thọ 88 xuân.
27/03/2021(Xem: 5093)
Hầu hết, căn cơ đại chúng thường chỉ nương tựa vào tha lực, vì thế, van xin, cầu nguyện, bái vọng… biến Phật giáo thành một tôn giáo nhiều lễ nghi phức tạp; duy chỉ có Phật giáo Bắc tông, ảnh hưởng lễ tục Nho gia và đức tin truyền thống địa phương, dĩ nhiên vẫn tốt hơn “nhất xiển đề”, từ đó biết tạo thiện nghiệp, bố thí, phóng sanh, làm lợi ích cho xã hội; nhân tốt hữu lậu tất sanh phước hữu lậu, không thể cầu toàn giải thoát nếu không thực hiện sâu vào hoán chuyển tâm thức.
24/03/2021(Xem: 5008)
Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông báo rằng, họ sẽ triển khai chương trình tiêm chủng Covid-19 trên toàn quốc từ ngày 27 tháng 3 tới, một ngày cát tường do chư tôn tịnh đức tăng già giáo phẩm Phật giáo Bhutan lựa chọn. Chính phủ Vương quốc Phật giáo Bhutan thông báo rằng, chương trình tiêm chủng có thể bắt đầu sau khi Chính phủ Ấn Độ xác nhận rằng lô hàng thứ hai của họ vaccine Covishield, bao gồm 400.000 liều, sẽ đến từ Ấn độ vào ngày thứ Hai, ngày 22/3.
24/03/2021(Xem: 9139)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa Trung Hoa, tại Mỹ Quốc, tìm xin một số sách Phật đem về đọc để giải trí trong lúc tuổi già (đã 94 tuổi), hai người trong chùa mang ra cho tôi một thùng giấy cho tôi chọn lựa, họ nói đây là những sách cho không ông cứ tự nhiên, trong khi tìm kiếm, bổng nhiên tôi gặp một quyển sách nhan đề là “Phật Giáo Dữ Nhân Sanh, liền mở ra đọc tổng quát tại chỗ về mục lục và lướt qua tiểu sử của tác giả liền tò mò xin về đọc.
23/03/2021(Xem: 4245)
Mưa xuân không tầm tã, không kéo dài. Chỉ một hai cơn, trong một hai ngày, vừa đủ tắm ướt những ngọn lá và thấm một lớp mỏng trên mặt đất. Nhưng tiết lạnh thì ở lại lâu dài, ngay cả nơi vùng nhiệt đới. Một số nơi trên đất nước rộng lớn này, bão tuyết làm ngưng trệ sinh hoạt hàng ngày và làm băng giá thêm những tâm hồn vị kỷ, tự tôn. Dường như bản tính ở một số người đã không thể đổi thay kịp trước khi vô thường ập lên sinh mệnh. Mưa sa, gió táp, bão lửa, chẳng làm sao xoay chuyển được những cõi lòng cục bộ, thô tháp, đông cứng.
23/03/2021(Xem: 4917)
Hồng Kông (CNN) Một thập kỷ trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tự đặt ra cho mình một thời hạn quan trọng. Nhân vật Phật giáo, vị lãnh đạo tâm linh nổi tiếng thế giới nói rằng khi Ngài đến tuổi đại thụ 90, Ngài sẽ quyết định xem mình có cần tái sinh hay không, có khả năng kết thúc vai trò then chốt đối với Phật giáo Tây Tạng trong hơn 600 năm, nhưng trong những thập kỷ gần đây đã trở thành cột thu lôi chính trị ở Trung Quốc.
21/03/2021(Xem: 3961)
THỦ BÚT NI TRƯỞNG Thủ bút trên thư từ & sáng tác của Sư Trưởng Thích Nữ Diệu Không (Chùa Hồng Ân - Huế) những năm xa xưa khi liên lạc với Phật tử Tâm Tấn. Sư Trưởng rất quan tâm đến văn hóa văn nghệ Phật giáo, vì Sư Trưởng vốn là một thi nhân, Người đã trợ duyên và viết lời tựa cho thi phẩm "Hương Đạo Hạnh" của Nữ sĩ Tâm Tấn.
21/03/2021(Xem: 4877)
Vào hôm thứ Tư, ngày 17/3, thông cáo báo chí sau đây đã được phát hành bởi Tổ chức Sinh viên Vì Tây Tạng tự do có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ: Sau nhiều năm vận động bởi các nhà hoạt động địa phương, liên tục hàng tuần bao gồm 13 tuần biểu tình, và gây áp lực từ các nhà lãnh đạo được bầu chọn dân chủ của thành phố và tiểu bang, Đại học Tufts đã công bố đóng cửa Học viện Khổng Tử (孔子學院, Confucius Institute, CI).
21/03/2021(Xem: 4904)
Đây là tựa đề của một vở tuồng cải lương của những năm đầu thập niên 60, do soạn giả Thu An tức "Chú Sáu đờn cò" viết tuồng cho đoàn cải lương "Tiếng chuông vàng Thủ Đô" đi trình diễn khắp nơi. Năm ấy đoàn ra tận Nha Trang diễn tại rạp Tân Quang gần ngã sáu, tôi được mẹ dẫn đi xem ngồi ở hàng ghế mời phía trước sân khấu. Không phải mẹ con tôi đặc biệt và quan trọng đến độ chủ gánh hát phải tốn đến hai ghế mời. Họ gửi vé mời đến các công sở, chủ yếu cho vợ chồng ông Tổng Giám đốc sở Tạo Tác nơi mẹ tôi làm việc, nhưng họ không "hảo" cải lương nên thưởng công tặng cho mẹ con cô thư ký chăm chỉ. Do đó tôi được xem rất nhiều tuồng cải lương hay và nổi tiếng thời bấy giờ, nhưng vở tuồng này đã in sâu vào tâm trí của tôi mãi tận đến bây giờ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]