Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngũ Uẩn

29/01/201720:16(Xem: 6861)
Ngũ Uẩn
Ngũ Uẩn
 
GS  Nguyễn Vĩnh Thượng
ngu-uan

 

Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong các bậc cao minh lượng thứ và sẽ phủ chính cho những sai lầm. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả để bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi.
NVT

 

Trong bài viết này sẽ được trình bày như sau:

I.-Định nghĩa: Ngũ Uẩn.
II.- Nội dung của thuyết Ngũ Uẩn.
III.- Nhận xét: Lời Phật dạy trong thuyết Ngũ Uẩn.
IV.-Kết luận.

 

I.-Định nghĩa: Ngũ Uẩn.

       Đức Phật Thích-ca đã nhiều lần giảng về Ngũ Uẩn, từ Kinh chuyển pháp luân đến các bài thuyết pháp sau này.
       Ngũ Uẩn (五 蘊, Sa. Pañca-skandha, Pi. Pañca-khandha, Av. Five Aggregates/ Five psycho-physical condition groups), cũng gọi là Ngũ ấm (五陰). Trong tiếng Sanskrit thì panca = số 5, skandha = nhóm; người Trung Hoa dịch chữ skandha là uẩn, có nghĩa là tích tụ, nơi các điều, các sự kiện được chứa đựng.
Ngũ Uẩn là 5 nhóm kết hợp lại để tạo thành con người: - phần vật chất có hình dáng gọi là 1. Sắc Uẩn; - phần tâm lý không có hình dáng, gồm có 4 uẩn là 2.thọ uẩn, 3.tưởng  uẩn, 4.hành uẩn, 5.thức uẩn.

 

II.-Nội dung của thuyết Ngũ Uẩn.

Ngũ Uẩn gồm có 5 nhóm:

1.-Sắc Uẩn (色; Sa., Pa. rūpa, Av. aggregate of form) là nhóm yếu tố tạo nên phần vật chất và sinh lý của con người: - về vật chất thì gồm có tứ đại chủng/ 4 nguyên tố lớn (Sa., Pa.. mahābhūta,Av. four great elements): đất, nước, gió, lửa. Do sự kết hợp của 4 nguyên tố này nên con người được tạo thành, đó là phần sinh lý gồm có 5 giác quan (5 physical organs), người Trung Hoa gọi là ngũ căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân; eye, ear, nose, tongue, body), và các đối tượng vật chất tương ứng của ngũ giác quan, người Trung Hoa gọi là trần (physical objets), có 5 trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc ( vật nhìn thấy được, âm thanh, hương thơm, mùi vị và cảm giác; sight, sound, smell/odor, taste, and tangible objects). Như vậy, trần gồm có:
                  1. Sắc trần (sight) là hình dáng, màu sắc mà mắt thấy được.
                  2.Thanh trần (sound) là tiếng mà tai nghe được.
                  3.Hương trần (smell/ odor) là hương vị do mũi ngửi.
                  4.Vị trần (taste) là mùi vị do lưỡi nếm.
                  5.Xúc trần (tangible things) là cảm giác do thân xác biết được như cứng, mềm, nóng, lạnh.

2.-Thọ uẩn (受, Sa., Pa. vedanā, Av. aggregate of feeling/sensation) là nhóm cảm giác sinh ra do sự tiếp xúc giữa 5 giác quan và 5 đối tượng tương ứng. Cảm giác có 3 loại: hoặc là dễ chịu, hoặc là khó chịu, hoặc là trung tính. Cảm giác thì khác nhau từ người này đến người khác: chúng ta thường không có cảm giác giống nhau về cùng một đối tượng. Ngay cả cảm giác của chính một người cũng có thể thay đổi theo thời gian và không gian.

3.Tưởng uẩn ( 想, Sa. saṃjñā, Pa. saññā, Av.aggregate of perception), là nhóm nhận thức được cả hai đối tượng vật chất và tinh thần. Khi tiếp xúc với đối tượng, tưởng uẩn nhận thức được đặc tính của đối tượng, giúp ta ghi nhớ đối tượng. Ví dụ thấy lửa ta nhận biết là nóng; nói tới cây dừa, ta biết hình dáng của cây dừa, ta biết màu xanh của lá dừa.

4.Hành uẩn ( 行, Sa. saṃskāra, Pa. saṅkhāra, Av. aggregate of mental information) là nhóm gồm tất cả các yếu tố tâm thần (mental factors) trừ thọ uẩn (feeling) và tưởng uẩn (perception). Hành uẩn là sự phản hồi có điều kiện với những đối tượng của kinh nghiệm, của những gì đã trải nghiệm qua. Những sự phản hồi này có những hậu quả luân lý như có thể tốt (thiện), có thể xấu (ác) hoặc không tốt không xấu (vô ký). Hành uẩn sẽ không có một sự thay đổi về một hành động nào cả trừ khi chúng ta có một sự chủ ý (intention), một sự chọn lựa (choice) và một hành động (action).

5.Thức uẩn ( 識, Sa. vijñāna, Pa. viññāṇa, Av. aggregate of consciousness):

Ý thức là khả năng nhận biết trực tiếp các hiện tượng nội giới và ngoại giới. Ý thức là mọi trường hợp mà các yếu tố tâm linh (mental factors) xuất hiện. Không có ý thức thì không có những yếu tố tâm linh vì tất cả các yếu tố tâm linh hay các sự kiện tâm lý thì liên kết với nhau (inter-related), tùy thuộc với nhau (inter-dependent), và cùng tương liên hiện hữu (co-existent). Đối tượng của thức Uẩn là tư tưởng và ý tưởng (thoughts and ideas), Đức Phật gọi Ý thức là thức thứ 6.
Thức Uẩn có 6 loại như sau:
         1.Nhãn thức (eye consciousness) là cái biết của mắt.
           2.Nhĩ thức (ear consciousness) là cái biết của lỗ tai.
           3.Tỷ thức (nose consciousness) là cái biết của mũi.
           4.Thiệt thức (tongue consciousness) là cái biết của lưỡi.
           5.Thân thức (body consciousness) là cái biết của thân thể.
           5.Ý thức (mind consciousness) là cái biết của Ý/ tâm (mind consciousness) về tư tưởng và ý tưởng.

Như vậy, ý thức/ tâm thức (mind consciousness) đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các sinh hoạt tâm linh. 5 thức trước không có sự liên hệ với nhau, nhưng ý thức / tâm thức - thức thứ 6 - như là một phối trí viên, làm hoàn thành các ý nghĩ và diễn tả tư tưởng của con người.

Chúng ta nhận thấy các yếu tố sinh lý và tâm lý của những trải nghiệm cùng nhau liên kết để tạo nên kinh nghiệm cá nhân của mỗi người. Giữa các sự kiện sinh lý và sự kiện tâm lý có ảnh hưởng hổ tương, ví dụ:
-Khi nhức đầu, chúng ta khó có thể suy nghĩ một cách rõ ràng.
-Khi sức khỏe bình thường thì suy nghĩ dễ dàng.
-Khi thân thể suy nhược, thì tinh thần dễ sinh buồn chán.
-Như vậy tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến sự quyết định của ý chí, ý thức. Trí huệ minh mẫn trong một tinh thần tráng kiện.

Vài ví dụ để soi sáng sự liên kết của sắc uẩn (sinh lý) và 4 uẩn thuộc tâm lý như sau:
        Ví dụ 1. Sáng nay chúng ta đi bộ băng qua một cánh rừng. Trong lúc đi bộ, đôi mắt của bạn (nhãn căn) tiếp xúc với một vật là đối tượng của mắt (sắc trần). Bạn chú ý vào vật đó, và thức uẩn của bạn tức thì nhận thức được vật ấy. Tưởng uẩn của bạn nhận ra vật ấy là một con rắn. Ngay khi đó, bạn liền có phản ứng với vật này (con rắn) bằng thọ uẩn của bạn: bạn cảm thấy sợ sệt. Cuối cùng bạn phản ứng chống lại vật ấy bằng hành uẩn của bạn: hoặc là với ý định chạy trốn con rắn, hoặc là lượm một cụt đá gần đó để liệng vào con rắn cho nó đi chỗ khác.

        Ví dụ 2.Âm thanh của tiếng nói của tôi (thanh trần) và 2 lỗ tai bạn (nhĩ căn) là 2 yếu tố của sắc uẩn. Thức uẩn của bạn nhận thức được giọng nói của tôi. Tưởng uẩn của bạn nhận biết được những lời nói mà tôi đang nói. Thọ uẩn của bạn thì phản hồi lại lời tôi nói với cảm giác có thể hài lòng hoặc có thể không hài lòng, hoặc không hài lòng cũng không không hài lòng. Rồi hành uẩn của bạn phản hồi lại bằng một phản ứng có điều kiện: hoặc lắng tai nghe tôi nói, hoặc la lớn biểu tôi im ngay.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể phân tích các trải nghiệm cá nhân của chúng ta qua bình diện của ngũ uẩn mà Đức Phật đã dạy.

 

III.- Nhận xét: Lời Phật dạy trong thuyết Ngũ Uẩn.

Đức Phật đã dạy cho chúng ta những điều gì qua việc học hỏi những đặc tính của ngũ uẩn?
1.Những yếu tố tạo nên sắc uẩn thì vô thường, luôn luôn biến đổi không ngừng. Thể xác chúng ta thì biến đổi: già, yếu, bịnh...
2.Những cảm giác của ta do thọ uẩn tạo ra thì cũng thay đổi không ngừng. Hôm nay chúng ta hài lòng với một hoàn cảnh đặc biệt này, nhưng ngày mai chúng ta có thể không còn hài lòng nữa.
3.Những nhận thức về một đối tượng trong một hoàn cảnh do tưởng uẩn đem đến thì cũng thay đổi vì hoàn cảnh luôn luôn đổi thay.
4. Tương tự như trên hành uẩn cũng thay đổi: hành động của chúng ta thì luôn thay đổi đối với một đối tượng cũng luôn thay đổi.
5. Cũng vậy, thức uẩn cũng thay đổi liên tục: Ý thức về một đối tượng cũng thay đổi theo thời gian và không gian.

Nói tóm lại, ngũ uẩn thì thay đổi liên tục, thì vô thường, do đó ngũ uẩn không có tự tánh tức là không có bản ngã, cho nên thường nói "ngũ uẩn giai không".
Do sự phân tích ở trên giúp ta đạt đến một tuệ giác: ý thức này không có bản ngã, không có gì giữ nguyên một tình trạng, một trạng thái mãi mãi. Nhờ vậy chúng ta sẽ có một thái độ vượt qua được những quấy động của tình cảm về hy vọng và sợ hải. Chúng ta hy vọng được hạnh phúc, và lo sợ sự đau khổ. Chúng ta hy vọng thành công, và chúng ta lo sợ thất bại. Chúng ta hy vọng được khá giả, và chúng ta lo sợ bị đói khổ. Chúng ta sống giữa nỗi hy vọng và nỗi lo sợ. Nếu chúng ta hiểu rằng hạnh phúc và khổ sở của cá nhân thì biến đổi không ngừng thì chúng ta sẽ vượt bỏ được ý tưởng về cái ngã - về cái sự trường tồn- tức là chúng ta sẽ vượt qua được lòng hy vọng và nỗi lo sợ. Như vậy chúng ta không còn phải ngụp lặng trong sự hy vọng và nỗi lo sợ, chúng ta sẽ đạt được sự thanh thản, bình an, đạt được an nhiên tự tại trước những thay đổi của cuộc đời.

IV.-Kết luận

Nói tóm lại, Đức Phật đã giảng sự kết hợp của các nhóm trong ngũ uẩn thì có tính cách tạm thời, tùy thuộc lẫn nhau, luôn luôn biến đổi. Chúng ta phải nhận thức rằng ngũ uẩn là vô thường, là không phải là "chính- chúng ta", là vô ngã. Khi ngộ được như thế thì chúng ta sẽ đi đến chỗ giác ngộ (bodhi, enlightement).

Toronto, 25 January 2017.
Nguyễn Vĩnh Thượng
Cựu  Giáo sư Triết học (1969-1975) tại các trường Petrus Ký, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn An Ninh, Cần Đước và trường Sư Phạm Saigon.  

 

**Tài liệu tham khảo chính yếu:


-Bhikkhu Bodhi, edited & introduced, In the Buddha’s Words: An Anthology of Discourses from the Pali Canon, Foreword by The Dalai Lama, Boston: Wisdom Publications, 2005.
-Gombrich, Richard, Theravada Buddhism, London: Routledge, First published 1988, Reprinted 1991, 1994, 1995.
-Kalupahana, David J., Buddhist Philosophy: A Historical Analysis, Honolulu: University of Hawai Press, 1976.
-Kimura Taiken, Nguyên Thủy Phật giáo Tư Tưởng Luận; nguyên văn chữ Nhật, Hán dịch: Âu Dương Hãn Tồn, Việt dịch: Thích Quảng Độ, Saigon: ĐHVH, 1969. Chùa Khánh Anh ở Paris in lại, Phật học Viện Quốc tế ở California phát hành.
-Murti, T.R.V., The Central Philosophy of Buddhism, London: Unwin Paperbacks, First publishised in 1955, Reprinted in 1987.
-Narada, Mahathera, The Buddha and his Teachings, Kandy (Sri Lanka): Buddhist Publication Society, First enlarged edition: 1964, Second revised and enlarged edition: 1973.
-Nguyễn Vĩnh Thượng, Tâm Lý Học (sách giáo khoa lớp 12 ACD), Saigon: Hiện Đại phát hành, 1972.
-Tâm Diệu, Quan niệm giải thoát trong Phật giáo và Bà-la-môn giáo (bài biên khảo), Hoa Kỳ: Website Thư Viện Hoa Sen, 2011.
-Thích Chơn Thiện, Phật học Khái luận, California: Thanh Văn, 1992.
-Thích Quảng Liên, Sử cương Triết học Ấn độ, Saigon: tác giả x.b., bài cours cho sinh viên chứng chỉ Triết học Ấn độ, ĐHVK Saigon, 1965.
-Thích Thanh Kiểm, Lược sử Phật giáo Ấn độ, Saigon: Lê Thanh thư xã, 1963.
-Thích Thiện Hoa, Phật học Phổ thông từ khóa I đến khóa XII (gồm 12 quyển), đã xuất bản ở Saigon từ 1955 – 1964. Tái bản: Phật Học Viện Quốc tế, Sepulveda, CA, USA, 1982.
-Williams, Paul, Mahayana Buddhism, London: Routledge, First published 1989, Reprinted 1991, 1993.

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2022(Xem: 7568)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
10/02/2022(Xem: 5293)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vong ở Ấn Độ. Trong giai đoạn 1949-50, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi một đội quân đến xâm lược đất nước của tôi. Trong gần một thập kỷ, tôi vẫn là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của người dân và cố gắng thiết lập lại mối quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia của chúng tôi. Nhưng nhiệm vụ được chứng minh là bất khả thi. Tôi đã đi đến một kết luận không mấy vui vẻ rằng tôi có thể phục vụ người dân của mình tốt hơn từ bên ngoài.
10/02/2022(Xem: 7714)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống. Thậm chí một số cho rằng lối tu truyền thống bao gồm tụng kinh, niệm Phật trở nên lỗi thời, chỉ có tu theo Thiền Chánh Niệm mới giải thoát mà thôi. Quan niệm đó hoàn toàn sai, trái với lời Phật dạy. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng, “Pháp của ta không có thấp có cao”. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật lại dạy rằng “vạn pháp bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm” và diễn rộng là là “bất thấp, bất cao, bất đúng, bất sai”. Tất cả tùy căn cơ của mỗi chúng sinh mà thôi.
05/02/2022(Xem: 4325)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vĩ đại, vị đạo sư siêu tuyệt. Ngài kết hợp một cách sáng tạo và cơ chế bản địa hóa Phật giáo vào chủ lưu văn hóa chính thống phương Tây một cách tự nhiên. Đặc biệt, Ngài khéo dùng phương tiện thiện xảo trong việc chia sẻ Từ bi tâm và Trí tuệ Phật pháp với công chúng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ văn tự địa phương, thi ca và âm nhạc. Ngài đã khéo vận dụng giáo lý Phật đà để người dân các quốc gia khác nhau trên thế giới, tắm mát trong suối nguồn từ bi và ấm áp dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp mà không chướng ngại, siêu việt tất cả cương giới.
05/02/2022(Xem: 4916)
Năm mới ước có thời gian Giây phút chậm lại để xuân mãi còn Mỗi ngày làm được nhiều hơn Mà không căng thẳng muốn xong vội vàng
05/02/2022(Xem: 5662)
CHÁNH PHÁP Số 108, tháng 11.2020 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4  KÍNH MỪNG TUỔI HẠ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8  BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9
05/02/2022(Xem: 5545)
CHÁNH PHÁP Số 121, tháng 12.2021 Hình bìa của PhotoMix (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 7 Ý THU (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 9 ÁNH SÁNG NHƯ LAI (Nguyễn Thế Đăng), trang 10
05/02/2022(Xem: 5372)
CHÁNH PHÁP Số 123, tháng 02.2022 Hình bìa của Oldiefan (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XUÂN NHÂM DẦN 2022 (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 7 THÔNG BẠCH TẾT NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Giáo Phẩm), trang 8 THƯ CHÚC XUÂN NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Điều Hành), trang 9
31/01/2022(Xem: 3594)
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào.
30/01/2022(Xem: 3334)
Từ chiều hôm trước chị Ba Mén đã dặn xe ôm đưa chị ra bến xe đò miền Tây vào bốn giờ sáng. Tuy trời còn tối đen thế nhưng người đã đông, chen chúc, khệ nệ. Quang cảnh bến xe ngày hai mươi tám Tết có khác, thật ồn ào, tiếng người gọi nhau, trẻ con khóc la. Ánh đèn pha của những chiếc xe xếp thẳng hàng chiếu vào những đám bụi mù cuồn cuộn bốc lên từ những bước chân người hối hả. Một tay xách túi quần áo, một tay xách một giỏ lớn đầy quà bánh ngày Tết, chị Ba Mén có vẻ nôn nóng, gặp người lơ xe nào cũng hỏi :
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567