Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Tết Sách đến Tết Chay

17/01/201721:17(Xem: 6225)
Từ Tết Sách đến Tết Chay

Từ Tết Sách đến Tết Chay
san-khau-chinh-Tet-Chay

Tết Chay lần đầu tiên được Cộng đồng Doanh nhân An lạc phối hợp với chùa Tứ Kỳ, Thủ đô Hà Nội tổ chức với sự tham gia của 44 doanh nghiệp về thực phẩm chay và các lĩnh vực liên quan. Tết Chay cũng được đông đảo người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận, đặc biệt là các phật tử ủng hộ nhiệt tình. Mặc dù rất bận bịu với công việc của BTC nhưng ngay trước giờ khai mạc, thứ 7 ngày 14 tháng 01 năm 2016, TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Cộng đồng Doanh nhân An lạc vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn. Thật là hạnh phúc cho chúng ta.

-          Ngày 23 tháng 4 năm 2008, với ý tưởng của mình, TS đã cùng các cơ quan xuất bản và bạn đọc tổ chức thành công Tết Sách đầu tiên tại Việt Nam. Đến hôm nay cộng đồng Doanh nhân An lạc mà TS là Chủ tịch lại tổ chức một cái Tết nữa là Tết Chay, xin TS cho biết, còn những Tết gì nữa ạ?

-          Cám ơn bạn. Thì như bạn biết đấy, cách đây 8 năm chúng ta tổ chức Tết Sách lần thứ nhất. Sau đó chúng tôi tổ chức Tết Thầy Trò, hàng năm, nhân ngày 20/11. Trước đó 20/11 được gọi là ngày Hiến chương các nhà giáo, sau đổi thành ngày Nhà giáo Việt Nam. Tuy nhiên tôi cho rằng ngày này cần tôn vinh cả thầy lẫn trò, cả thầy và trò nên cùng được vui như tết nên chúng tôi tổ chức Tết Thầy Trò. Cái tết thứ 3 nữa mà tôi cũng rất thích nhưng mới tổ chức trong khuôn khổ hẹp, chưa tổ chức rộng rãi là Tết Thiền. Ngày tết, thay vì nhậu nhẹt, chúng tôi thực hành thiền. Tết Thiền bình an lắm nhé. Và đến hôm nay là Tết Chay. Các tết khác sẽ được bật mý dần dần.

-          Tại sao lại có Tết Chay?

-          Nghiệp sát sinh của chúng ta lớn quá. Nhất là người Việt Nam. Người Việt Nam ăn nhiều loại con quá. Tôi ở Mỹ, Úc, châu Âu,… và nhiều nước thấy người ta quy định loại cá nào được bắt, loại thú nào được ăn, khi nào được câu, mùa nào được săn,… còn ở Việt Nam thì người ta ăn tất. Chim trời cũng ăn. Cá bé xíu cũng ăn. Tôi cứ hay đùa rằng người ta ăn tất cả những gì bay trên trời trừ máy bay và cánh diều, ăn tất cả những gì dưới nước, trừ tàu thuyền. Nghiệp sát lớn quá. Chúng tôi muốn bà con giảm bớt sát sinh đi và tăng cường ăn chay. Ở miền nam hay miền trung các quán ăn bán đồ mặn nhưng ngày rằm, mồng một tự động chuyển sáng bán đồ chay.  Chúng tôi muốn thêm nhiều người ăn chay.

-          Nhưng Tết Chay do TS và các anh chị của Cộng đồng Doanh nhân An lạc tổ chức có gì khác với Lễ hội chay chẳng hạn?

-          Trong Tết Chay chúng tôi giới thiệu các món chay, cách nấu các món chay, giá trị của ăn chay. Tuy nhiên, phần quan trọng của Tết Chay là hướng dẫn bà con ĂN CHAY ĐÚNG CÁCH và ĂN CHAY KHOA HỌC, ĐỦ DINH DƯỠNG. Chị biết không, nếu ăn chay mà không khoa học, không biết cách sẽ thiếu chất. Chúng tôi có khảo sát và thấy cả các nhà sư, quý thầy quý sư cô cũng bị thiếu chất do ăn chay chưa khoa học, chưa đúng cách. Và tổ chức sát tết nguyên đán.

-          Tại sao lại tổ chức ngay sát trước Tết Nguyên đán?

-          Mồng 1 và ngày rằm thường Phật tử ăn chay đúng không ạ. Tuy nhiên mồng 1 tết âm lịch lại có nguy cơ thành dịp sát sinh nhiều nhất. Nhiều bà con có hủ tục với truyền thống lâu đời là đêm giao thừa cúng gà, cúng thịt và mồng 1 tết lẽ ra nên ăn chay thì lại rượu bia và ăn mặn. Ngược đời không ạ. Vừa tốn kém, vừa lãng phí, lại gây tai nạn. Chúng tôi tổ chức Tết Chay trước Tết Nguyên đán để tinh thần Tết Chay lan tỏa sang Tết Nguyên đán. Chúng tôi hy vọng tết âm lịch năm nay sẽ bớt đi sát sinh và bia rượu trong người dân Việt Nam. Chúng tôi không dám có kỳ vọng lớn, nhưng chỉ cần thêm 1 trăm gia đình chuyển sang cỗ chay ngày tết hay các gia đình này giảm bớt số lượng thịt, cá, bia rượu ngày tết đã là tuyệt vời lắm rồi.

-          Tại sao TS và BTC lại chọn chùa Tứ Kỳ làm nơi tổ chức? Có phải bởi ý nghĩa của ngôi chùa: Tứ là bốn, Kỳ là kỳ diệu tức 4 sự thật vi diệu, Tứ Diệu Đế?

-          Chị nào cũng có lý. Tất nhiên đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi ạ. Đúng là cá nhân tôi rất thích con số 4 vì liên quan đến Tứ Thánh Đế, Tứ Diệu Đế. Nhưng lý do chính chúng tôi chọn chùa Tứ Kỳ bởi sư bà Thích Đàm Vĩnh rất ủng hộ Tết Chay. Các sư cô và quý Phật tử nơi đây cũng hết lòng hỗ trợ và cùng tổ chức. Chùa Tứ Kỳ có không gian lớn để có thể tổ chức và đón tiếp khách và những người quan tâm đến Tết Chay.

-          Tại sao số lượng đơn vị tham gia lại là 44? Phải chăng là 4 + 4 = 8, tức Bát Chánh Đạo?

-          Quả thật là không gian chùa Tứ Kỳ cũng như kinh nghiệm của BTC không cho phép chúng tôi nhận số lượng các đơn vị tham gia nhiều hơn. Chúng tôi muốn số lượng vừa phải để có thể kiểm soát được mọi khâu, để chất lượng Tết Chay thật tốt, tạo uy tín và có đà cho sang năm 2018.

-          TS có lo lắng nếu thời tiết không ủng hộ, nếu mưa ập xuống, nếu lạnh đột ngột về?

-          Không sao ạ. Chúng tôi đã thuê bạt căng rồi. Nếu mưa cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Còn nếu lạnh quá, số lượng người đến tham quan, thưởng thức món chay ít cũng không sao. Chúng tôi làm với tâm thiện lành của mình nên có 1 người đến cũng vui ạ. Ít nhất thành viên của 44 đơn vị cũng có 1 cơ hội để vui Tết Chay với nhau. BTC không kỳ vọng nhiều ạ. Tuy nhiên như bạn thấy đấy, thời tiết đang đẹp mà. Chúng tôi rất hy vọng Tam Bảo che chở để trời nắng đep cả ngày thứ 7 để Tết Chay lần đầu tiên được viên mãn.

-          Trong cả ngày diễn ra Tết Chay, các chương trình diễn thuyết giao lưu kéo dài liên tục, xin TS cho biết chi tiết?

-          Khai mạc diễn ra giản dị ấm cúng nhưng vui vẻ bởi đây là Tết mà. Tết là phải vui. Tết cũng cần được lỳ xì. Tiến sỹ Hán Nôm Cung Khắc Lược – 1 trong 4 “tứ trụ” thư pháp Việt Nam sẽ lỳ xì thư pháp cho khách tham gia Tết Chay. Chị  Phạm Minh Hương – Giám đốc Home Food nói về dinh dưỡng trong ăn chay. Anh Đỗ Trúc Thanh – sáng lập tổ chức Tâm hồn xanh nói về những phong cách anh chay phổ biến. Các chuyên gia hướng dẫn cách ăn chay có lợi, hấp thụ tốt nhất cho cơ thể. Anh Lê Anh Sơn – cHủ tịch Yoga cười Việt Nam sẽ cùng “cười” với tất cả những ai đến dự Tết Chay. CLB thư pháp chùa Tứ Kỳ sẽ lỳ xì thư pháp cho mọi người. Công ty sách Thái Hà cũng có sách và quà để lỳ xì cho khách đến vui Tết.

-          Thế còn phần tham gia của TS?

-          Mình sẽ nói về cuốn “Nhân tố Enzyme” của bác sỹ  Hiromi Shinya. Cuốn sách này ngay sau khi xuất bản đã vang hiệu ứng trên toàn cầu, đến nay đã có hơn 2 triệu bản được bán ra. Bác sỹ  Hiromi Shinyađã chỉ ra những quan niệm phổ biến về sức khỏe đều sai lầm và khuyên mọi người cùng thay đổi từ hôm nay để có sức khỏe tốt hơn. Đây là 1 trong 10 cuốn sách mình mê nhất, ứng dụng nhiều nhấtt rong hàng vạn cuốn sách đã đọc bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Việt trong mấy chục năm nay. Mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng của chính mình để khỏe mạnh và vui vẻ. Quan trọng nhất ở đây là cách ăn uống đúng và cách sinh hoạt hợp lý.

-          Những đối tượng nào đến dự Tết Chay?

-          Thực tế là người đến dự đủ mọi lứa tuổi, không phân biệt tôn giáo, ngành nghề. Có cả những doanh nhân và anh em giới trí thức từ Sài Gòn bay ra. Có một số đoàn nước ngoài từ Mỹ, Belorussia, Úc,…  bay vào. Học sinh sinh viên cũng rất đông. Mình nghĩ, tất cả mọi đối tượng đều hoan hỷ với Tết Chay.

-          Còn các phật tử? 

-          Chương trình không chỉ nhằm đến các phật tử. Các  phật tử dĩ nhiên là đông nhất, là những người thích ăn chay và ủng hộ ăn chay nhiều nhất rồi. Các đạo tràng đăng ký đến rất đông. Như bạn biết đấy, Đức Phật đã nhập diệt từ lâu nhưng để lại ân đức. Chúng ta đang nhắc nhau, cùng nhau thực hành lời Phật dạy. Giới thứ nhất là không sát sinh. Đây là phạm trù bao trùm rộng lớn, sâu dày, vi diệu, khó có thể hiểu biết cho thấu hết. Chỉ cần ăn chay đã có các kết quả vi diệu lắm rồi. Nhiều người ắn chay mà khỏi bệnh. Mình có đến cả chục minh chứng nhé. Vậy nên chúng ta vừa ăn chay vừa nên niệm tưởng ân đức Phật. Chỉ cần như vậy thôi là đã được bảo vệ khỏi những hiểm nguy bên trong và bên ngoài, và có thể thành tựu mọi ước nguyện nhanh chóng.

-          Tết Chay An Lạc sẽ được tổ chức sang năm 2018 chứ ạ?

-          Cộng đồng Doanh nhân An lạc và BTC mong muốn tổ chức dài lâu, định kỳ hàng năm, trước Tết nguyên đán. Mong muốn là vậy. Và tổ chức không chỉ tại Hà Nội mà cả Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Tây nguyên,… Nhưng sau khi kết thúc Tết Chay lần thứ nhất BTC sẽ họp rút kinh nghiệm và có kế hoạch chi tiết cho Tết Chay năm sau.

-          Nghe nói rằng vừa biết đến Tết Chay mà đã có 1 bác sỹ bên Mỹ làm thơ tặng BTC?

-          Đúng vậy. Đó là bác sỹ Ngọc Hằng. Chị là Phật tử thuận thành và rất có tâm. Chị đã xúc động và cảm ứng sáng tác ngay 1 bài thơ. Xin chép tặng cho bạn và quý vị cùng đọc nhé:

“Tết chay an lạc thảnh thơi
Tứ Kỳ chùa đấy xin mời ghé thăm
Hoa tâm thanh khiết trăng rằm
Tình thương đồng loại nuôi mầm từ bi
Dùng dằng sao bạn chẳng đi
Bao nhiêu món lạ chẳng tỳ nhiễm nhơ
Sạch trong thơm ngọt nên thơ
Đậu rau an tịnh đợi chờ người thương
Ngập tràn hương vị vấn vương
Đất trời hòa nhịp an tường đạo tâm
Muôn loài gia súc gia cầm
Nhân từ thương mạng mê lầm đọa sanh
Lục trần lục đạo ngũ hành
Quả nhân gieo gặt thiện lành rụng rơi
Đường trần đau khổ chơi vơi
Mê lầm đày đọa rực trời tan thương
Cơm đời chua chát đoạn trường
Thấm đầy quả nghiệp ngập đường tử sinh
Vì tham si ám vô minh
Nuôi mình bằng mạng chúng sinh sao đành?
Thân người hay vật bình thanh
Đều là một mạng đừng hành hạ nhau
Luân hồi muôn nẻo khẩn cầu
Đừng gây ác nghiệp ngõ hầu thoát thân
Giới đầu Phật dạy nghĩa nhân
Sát sanh hại vật dần dần nguy nan
Ăn chay hành thiện không tàn
Cuộc đời tươi đẹp Niết Bàn hiện lên
Ngày xuân hoa ngọc kề bên
Món ngon vật lạ mang tên chay trường
Lạc an thơm ngọt đậm hương
Dạt dào tình cảm rực đường bi tâm.
Nguyện cầu chư Phật gieo mầm
Bồ đề đưa nẻo sắc cầm chuyển quay
Tứ Kỳ ngày ấy về đây
Cơm đời bao lại, cơm chay xin mời”.

-          Có nhiều doanh nhân có ủng hộ Tết Chay không ạ?

-          Nói thật rằng Cộng đồng Doanh nhân An lạc hiện nay mới chỉ có vài chục thành viên. Chúng tôi là những người đầu tiên và cộng đồng đang mở rộng. Ngoài chúng tôi ra, nhiều doanh nhân ăn chay lắm chứ bạn. Và chúng tôi hy vọng có thêm nhiều lãnh đạo ăn chay, dù là không phải chay trường. Thay vì phóng sinh chúng ta ăn chay. Ăn chay chính là phóng sinh mà. Cộng đồng Doanh nhân An lạc là cộng đồng của những nhà lãnh đạo muốn có an lạc khi điều hành doanh nghiệp và cơ quan. Những ai muốn an lạc khi làm việc đều có thể tham gia. Và hiện nay mọi người đang ủng hộ Tết Chay rất mạnh ạ. Minh chứng là sự tham gia đông đảo và sự lan truyền rộng rãi mà bạn thấy đấy.

-          Xin cám ơn TS và chúc chương trình có hiệu ứng thật tốt. Chúc Tết Sách sẽ được tổ chức sau Tết Chay cũng sẽ thành công viên mãn cả tại Hà Nội và TP HCM cũng như trên cả nước.

Bùi Trà My

Sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2014(Xem: 8391)
Hồi Thầy mới vào chùa năm 16 tuổi, trên phương diện danh từ thì mình đã được gọi Bụt Sakyamuni là Bổn Sư (Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Sakyamuni). Bổn Sư (tiếng Bắc là Bản Sư) có nghĩa là Thầy tôi. Nhưng kỳ thực đức Bụt mà mình được gặp khi mới vô chùa không phải là một vị Thầy đích thực mà là một nhân vật rất huyền thoại, đầy phép lạ, đầy thần thông, rất xa cách với con người. Mình không được gặp Bụt của đạo Bụt nguyên thủy mà cũng không được gặp Bụt của đạo Bụt tiểu thừa. Hình ảnh Bụt nguyên thủy là một vị Thầy ăn mặc rất đơn sơ, trải bồ đoàn tọa cụ ngồi trên đất, ngồi pháp đàm, nói pháp thoại và ăn cơm với các Thầy. Mình không gặp được hình ảnh đó, vì vậy trên phương diện danh từ mình được gọi là Thầy tôi nhưng kỳ thực giữa mình với đức Sakyamuni có một khoảng cách rất lớn. Đó là một nhân vật hoàn toàn thần thoại, đầy phép lạ.
31/10/2014(Xem: 8256)
Pháp môn mà mình nói tới đó là pháp môn xây dựng tăng thân, được gọi tắt làdựng tăng. Đó cũng là công trình của Bụt, đó là sự nghiệp của Bụt. Ngay sau khi thành đạo, Bụt đã biết rất rõ rằng nếu không xây dựng được một tăng thân thì mình không thể nào thực hiện được sự nghiệp của một vị Bụt. Vì vậy Ngài đã để ra rất nhiều thì giờ và công sức để xây dựng một tăng thân. Ngay trong năm đầu sau khi thành đạo, Bụt đã xây dựng một tăng thân xuất gia gồm có 1250 vị, và tăng thân này đầu tiên xuất hiện tại một rừng kè ở ngoại ô thành phố Rajagraha. Năm Ngài 80 tuổi, Vua Prasenajit (Ba Tư Nặc) có nói một câu rất hay để ca ngợi Bụt về công trình xây dựng tăng thân ấy. Vua nói: Bạch đức Thế Tôn, mỗi lần con thấy tăng thân của đức Thế Tôn là con lại có niềm tin nhiều hơn ở nơi chính đức Thế Tôn.
31/10/2014(Xem: 7663)
Mùa Xuân ta lên núi Hăm hở làm sơn ̣̣đồng Bỏ con đường khói bụi Cho sách vở vời trông... Rời mái trường Vạn Hạnh, còn đang lang thang dạy giờ ở các trường Bồ-đề, ngong ngóng một xuất học bỗng du học, tôi bất ngờ bị Sư Bà áp giải lên núi, sau lời phán quyết chắc nịch: “Con phải học một khóa tu Thiền ba năm với Thượng Tọa, xong rồi muốn đi đâu cũng ̣̣được... Còn bây giờ, dứt khoát là…Không!”.
28/10/2014(Xem: 7988)
Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh Phật, hay cần phải bổ túc thêm cho Kinh Phật hay không? Câu trả lời tất nhiên không dễ. Vì người xưa đã nói, nếu chấp vào nghĩa từng chữ một, có thể sẽ hiểu nhầm ý của Phật; nhưng nếu rời kinh một chữ, lại hệt như lời ma nói. Nguyên văn: Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.
26/10/2014(Xem: 9453)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay, và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ, chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức tự do, khai phóng.
24/10/2014(Xem: 15034)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
24/10/2014(Xem: 8623)
Chuyện kinh Phật kể rằng, tự ngàn xửa ngàn xưa, hằng hà sa kiếp trước, có con thỏ ngọc nọ thấy bầy đàn đang lúc giá rét cuối đông, chẳng kiếm được chút rau cỏ gì cho nguôi cơn đói bụng ; thỏ nọ liền “hưng khởi đại bi tâm” nhảy vào đám lửa đang cháy rực hồng, tự biến thân mình thành thịt nướng cho bầy đàn ăn đỡ đói. Khi bầy đàn thỏ no nê thì cũng là khi thân thỏ nọ chỉ còn sót lại mấy miểng xương đen. Phật biết đại bi tâm của thỏ từ đầu, bèn nhặt xương thỏ đem về cung quảng, phục sinh và đặt tên cho thỏ là NGỌC THỐ - có nghĩa là Thỏ Ngọc, một sinh thể có đại bi tâm quý như ngọc; thứ ngọc Phật từng nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bấy giờ, cuộc đời thỏ ngọc ngày đêm yên ả nơi cung trăng, tự thân sớm hôm trau dồi công dung ngôn hạnh khiến biết bao người chung quanh nâng niu, thương yêu chiều chuộng.
23/10/2014(Xem: 13379)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại. Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
23/10/2014(Xem: 8891)
Bằng cách này hay cách khác, Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện, tránh mọi khổ đau và để thực nghiệm hạnh phúc an lạc. Trong bài kinh Nghèo khổ thuộc Tăng Chi Bộ, Ngài đơn cử câu chuyện một người nghèo túng về của cải vật chất nhưng không biết cách nỗ lực khắc phục tình trạng nghèo khó của mình nên phải liên tiếp rơi vào các cảnh ngộ khó khăn để nhắc nhở chúng ta về các tai họa khổ đau mà chúng ta sẽ phải đối diện, nếu không biết nỗ lực nuôi dưỡng và phát huy các phẩm chất đạo đức và trí tuệ của mình.
23/10/2014(Xem: 10700)
Tục lệ, hay những lễ nghi đã trở thành thói quen, là văn hóa được ước định của một dân tộc. Sự hình thành tục lệ thường chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán trong dân gian, hoặc do sự thực hành các tín ngưỡng tôn giáo lâu ngày của một cộng đồng. Sau khi truyền vào Trung Quốc, Phật giáo không chỉ đi sâu vào dân gian, hòa nhập với đời sống, từng bước hình thành nên một bộ quy phạm lễ nghi về “hôn táng hỷ khánh” (dựng vợ gả chồng, chôn cất người chết, thể hiện niềm vui, bày tỏ việc mừng); mà còn có tác dụng thay đổi phong tục đối với các thói quen dân gian mang đậm màu sắc mê tín trong các việc như: tổ chức hôn lễ rườm rà; đoán số mệnh dựa trên bát tự(1); miễn cưỡng tổ chức việc vui trong lúc gia đạo đang gặp rắc rối với mong muốn giải trừ vận xui, tà khí, chuyển nguy thành an, gọi là xung hỷ; thực hành tục minh hôn(2); duy trì lối khóc mộ; xem phong thủy…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]