Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Trở Về Với Nguồn Gốc

08/01/201720:34(Xem: 5711)
08. Trở Về Với Nguồn Gốc

TRỞ VỀ VỚI NGUỒN GỐC

 

Buổi nói chuyện hôm nay có đề tài là Trở về với nguồn gốcChúng ta tu theo đạo Phật thì phải phăng tìm tận nguồn gốc của đạo Phật. Nắm vững gốc rồi thì tìm kiếm thân thể ngọn ngànhkhông khó.

Nếu không nắm được gốc, tu dễ lệch lạc trái vớiđường hướng Phật Tổ đã dạy. Khi mới xuất giatu học Phật pháp, tôi tự đặt câu hỏi lý do gì đức Phật đi tu, Ngài thành đạo chứng quả là thành cái gì, chứng cái gì. Đó là những thăc mắc về đức Phật. Trong chùa, thấy phía sau thờ Tổ, tôi cũng muốn biết tại sao các ngài thành Tổ, tu pháp gì và chứng cái gì mà thành Tổ. Đó là hai thắc mắc về Phật và Tổ.

Tôi muốn mình tu phải có căn bản về giáo lý thật vững chắcNếu không phăng ra manh mối, chúng ta tu theo Phật mà không biết Phật tu pháp gì, tu theo Tổ cũng không biết tại sao các ngài thành Tổ thì tu làm chi. Vì vậy khi tra tìm trong lịch sử đức Phật, tôi thấy rõ những điều này. Ai đọc lịch sử Phật cũng đều biết, khi Thái tử Tất-đạt-đa dạo bốn cửa thành, Ngài gặp người già thân thể gầy còm rất đau khổ ở cửa thành thứ nhất, người bệnh đang rên rỉ trên đường ở cửa thành thứ hai, người chết ruồi bu kiến đậu rất ghê sợở cửa thành thứ ba. Cuối cùng đến cửa thành thứ tư, Ngài thấy một vị Sa-môn đang đi rất thanh thản thong dong.

Qua bốn hình ảnh đó Ngài suy gẫm tường tận về kiếp sống của con người, ai rồi cũng già bệnh chết. Tất cả chúng ta có mặt trên thế gian này trong mấy mươi năm, hoặc ít hoặc nhiều, người nào cũng đi đến kết thúc bằng già, bệnh và chết. Như vậy đời sốngcủa con người trong cảnh thuận, mới nhìn dường như vui vẻ, trong cảnh nghịch lại thấy đau khổVậy mà hầu hết họ đều ôm ấp tưởng tượng mình hạnh phúc, thật sự không tìm đâu ra hạnh phúc, chỉ là một chuỗi dài nhiều bất mãn, đau buồn hơn là niềm vui.

Khi quán sát như thế, đức Phật biết đã làm người thì đau khổ dồn dập tới bằng ba hình tướng già bệnh chết. Đó là một bản án không ai chạy khỏi. Chính Ngài tự thấy những gì gọi là hạnh phúc, an vui, sang trọnggiàu có v.v... ở thế gian chỉ là tạm bợ, tất cả sẽ đưa tới kết thúc bằng già bệnh và chết. Thế nên Ngài không yên lòng và tìm đường đi để giải quyết ba vấn đề nghiêm trọng già bệnh chết.

Ngài tự đặt nghi vấn, câu hỏi thứ nhất: “Con người trước khi ra đời ở đâu, là gì?” Câu hỏi thứ hai: “Sau khi nhắm mắt con người sẽ đi về đâu, còn hay là mất?” Câu hỏi thứ ba: “Có phương pháp nào để giải quyết sanh già bệnh chết hay không?” Ba câu hỏi này là một vấn đề to lớn của kiếp người. Bấy giờ trong lòng Ngài bất an, không thể nào ngồi yênhưởng cảnh giàu sang tạm bợ, cũng không thể nào ngồi yên trông thấy người trước già chết, người kế già chết, tới mình già chết. Phải làm sao giải quyết vấn đề này.

Như vậy trọng tâm đức Phật đi tu là giải quyết thân phận con người. Ngài xuất gia hoàn toàn vì con người, vì nhân loại chớ không phải vì một cá nhân riêng tư, vì một hoàn cảnhxã hội, đất nước nào. Trên đường tầm đạo, Ngài gặp những vị thầy dạy tu thiền nhưng chưa giải quyết được ba nghi vấn trên. Vì vậy Ngài từ giã họ đi nơi khác. Sau Ngài ứng dụng phương pháp khổ hạnh chịu khổ cực triệt để nhưng vẫn không giải quyết được ba vấn đề Ngài ôm ấp. Cuối cùng từ bỏ khổ hạnh, Ngài đến cội bồ-đề thiền định bốn mươi chín ngày đêm. Đến đêm thứ bốn mươi chín, trong sử kể lại rất rõ từ canh một tới canh hai, Ngài chứng Túc mạng minh. Ngài thấu suốt tất cả vô số kiếp về trước mình đã sanh ở đâu, tên họ gì, cha mẹ là ai, xứ sở nào… Ngài thấy tường tận không một chút hồ nghi. Chứng Túc mạng minh, Ngài giải quyết được nghi vấn thứ nhất, trước khi có mặt ở đây ta là ai, những sự việc này Ngài kể lại và được biên tập thành kinh Bản Sanh.

Kế đến từ canh ba tới canh tư, Ngài chứng được Thiên nhãn minh, Ngài biết rõ sau khi chết con người còn hay mất, nếu còn thì đi đâu. Ngài thấy rõ sau khi thân này hoại, chúng sanh theo nghiệp lành hay dữ mà đi nơi này nơi nọ, nên Phật nói chúng ta chết rồi không phải hết mà theo nghiệp luân hồi trong lục đạoLục đạo tức sáu đường địa ngụcngạ quỉsúc sanh, a-tu-la, người, trời. Ngài thấy chúng sanh chết đây sanh kia như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường thấy kẻ qua người lại một cách rõ ràng, không nghi ngờVì vậy Ngài mới dạy chúng ta muốn đời sau sanh cõi lành phải tu các điều thiện, còn tạo các điều ác phải đọa các cõi dữ, địa ngụcngạ quỉsúc sanh. Đó là do chúng ta gây nghiệp nên phải chịu, không phải ai làm cũng không ai thưởng phạt mình. Chứng được Thiên nhãn minhđức Phật giải quyết được nghi vấn thứ hai.

Từ canh tư mãi đến canh năm, khi sao Mai vừa mọc Ngài chứng được Lậu tận minh. Chữ lậu là lọt, tận là sạch, minh là sáng. Lậu tận minh là dứt sạch mầm sanh tử, không còn trở lại thế gian này nữa. Ngài thấy rõ con người do nguyên nhân nào tiếp tục trong vòng sanh tử và muốn dứt vòng sanh tử phải làm sao. Sau khi chứng được Lậu tận minh, Ngài tuyên bố đã thành Phật, là bậc đại giác. Nếu đức Phật không ôm ấp tâm niệmnghĩ về thân phận con người, làm sao Ngài có được ba minh đặc biệt đó.

Khi đã thành Phật, Ngài nhớ tới những người bạn đồng tu khổ hạnh, đó là nhóm anh em ngài Kiều-trần-như nên tìm tới vườn Lộc UyểnGặp nhau, các vị đó nhận ra Ngài rất đặc biệt nên mời thuyết phápBài pháp đầu tiên Phật nói là pháp Tứ đếTứ đế là gì? Là Khổ đếTập đếĐạo đế và Diệt đếKhổ đế là quả đau khổ do sanh già bệnh chết của kiếp ngườiNhân loại không ai tránh được nên gọi Khổ đế, đế là khẳng định không sai chạy. Quả khổ đó không phải ngẫu nhiên mà có, nó từ nhân. Nhân là Tập đế, tức sự nhóm họp lại thành. Nhân nhóm họp lại thành quả. Nhân đó gồm những gì? Trong kinh kể có nhiều thứ, tựu trung có hai thứ chánh là căn bản phiền não và tùy phiền não.

Căn bản phiền não có sáu thứ: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiếnTùy phiền não có hai mươi mấy thứ, như phẫn, hận, phú, não, tật, san, cuống, xiểm, hại, kiêu... nhiều lắm. Chữ Hán giải hơi lâu, tôi chỉ kể đại khái thôi. Như vậy thân này không phải ngẫu nhiên có mà do nhân căn bản phiền não, cô đọng lại là tham sân si. Do tham, sân, si tạo thành thân. Như quí vị thấy thân mình già bệnh sắp chết thì có niệm gì? - Sợ chết. Vì sao? - Vì sợ mất thân. Sợ mất thân tức là muốn sống. Muốn sống gọi là tham sanh. Bởi tham sanhnên mất thân này muốn kiếm thân khác tốt xấu khổ vui gì cũng được, phải có thân kế mới được. Đó là nhân tạo thành nghiệp dẫn chúng ta thọ sanh đời sau. Thân kế tiếp hay thân hiện tại này do nhân của quá khứ hoặc nhân hiện tại tạo thành. Cứ thế tiếp tục sanh tử liên miên không bao giờ dứt, nên Phật gọi là luân hồi sanh tử. Cứ quanh vòng chết đi sống lại, chết đi sống lại mãi không cùng, chịu đau khổ triền miên. Đã có nhân sanh tử thì quả sanh tử không tránh được. Đó là nhân và quả đi trong luân hồi sanh tử.

Bây giờ muốn hết luân hồi sanh tử phải làm sao? Phải dẹp hết nhân sanh tử nên Phật dạy Đạo đếĐạo đế là phương pháp diệt trừ nhân gây sanh tử. Trong Đạo đế có Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, như Tứ niệm xứTứ chánh cầnTứ như ý túcNgũ cănNgũ lựcThất giác chiBát chánh đạo… Ba mươi bảy phẩm này là phương pháp tiêu diệtmầm tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến… nói đủ là tất cả các thứ phiền nãoPhiền nãodẹp hết sẽ đi tới quả an vui là Diệt đếDiệt đế còn gọi Niết-bàn.

Như vậy trong pháp Tứ đế có hai cặp: cặp thứ nhất là nhân quả của sanh tử, cặp thứ hai là nhân quả của Niết-bàn hay thoát ly sanh tử. Ai ôm ấp tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến… là nuôi dưỡng nhân sanh tử đời sau. Ai muốn diệt hết những nhân này thì dùng phương pháp Đạo đế để đi tới quả Niết-bàn. Niết-bàn có nhiều nghĩa nhưng nghĩa chánh là vô sanh, tức không còn sanh tử nữa.

Nếu đức Phật không chứng được Lậu tận minh, làm sao Ngài biết từ nhân nào tạo ra sanh tử và phương pháp diệt sanh tử để đi tới Niết-bàn an lạc. Từ đầu Ngài ôm ấp những nghi vấn, rồi từ từ giải quyết được những nghi vấn đó. Ngài thấy tường tận số kiếp của con người vì sao đi trong sanh tử, làm sao để giải thoát sanh tử. Thấy tường tận như thế Ngài giác ngộ thành Phậtthỏa mãn được những gì từ buổi đầu ôm ấp. Nếu không có ba nghi vấn đó Ngài không bỏ các vị tiên nhân để tìm tu cho tới giác ngộNếu không có ba nghi vấn đó Ngài cũng sẽ không chứng ba minh đặc biệt trên.

Trong pháp Tứ đế, Phật dạy người tu diệt hết nhân sanh tử thì được giải thoát. Nhưng Ngài không nói giải thoát sanh tử, nên nhiều người đặt câu hỏi, diệt hết nhân sanh tửđược giải thoát là giải thoát cái gì, giải thoát rồi đi đâu? Nếu chúng ta không khéo, không biết tu cũng hơi hoang mang với nghi vấn này. Nói giải thoát là giải thoát cái gì đây. Bởi thuyết của Phật là vô ngã, không có cái ta, bây giờ nói giải thoát thì ai giải thoát. Đó là một nghi vấn lớn.

Quí Phật tử thử nghĩ nếu tâm mình được định, thì tham sân si mạn nghi ác kiến có khởi không? Nhất định là không. Tâm an định thì không dấy niệm, làm gì có tham, sân, si v.v... Như vậy tất cả phiền não gốc từ niệm mà khởi. Dấy niệm lên nghĩ cái đó tốt mình tham, cái kia xấu mình chê… Niệm khởi là gốc ban đầu để tạo nghiệp. Nghiệp xấu tốt gì cũng từ đó mà ra cho nên có niệm thiện niệm ác. Niệm thiện thì tạo nhân tốt, niệm ác tạo nhân xấu. Do niệm khởi tạo nhân thì quả sanh cõi lành cõi dữ, chớ không thể giải thoát sanh tử, vì còn niệm là còn tạo nghiệp. Nếu không còn niệm nào lúc đó nhân gì đưa tới sanh tử? Không còn niệm thì đâu có tạo nghiệp, không tạo nghiệp làm sao bị sanh tử dẫn đi được.

Chúng ta thấy đức Phật do tu thiền định mà sạch hết nghiệp, mới chứng quả giải thoát sanh tử. Bây giờ lúc ngồi thiền hoặc ngồi chơi bình thường, tâm quí vị không dấy niệm thì có phiền não không? - Không. Lúc đó có mình không? Tâm không dấy niệm nhưng nghe, thấy vẫn tự nhiênrõ ràng. Biết nghe, biết thấy, biết xúc chạm là có mình. Cái mình khi không niệm khởi có chấp ngã, chấp nhân không? Không niệm nên không chấp chi cả. Chỗ này hết sức quan trọng.

Lâu nay chúng ta lầm chấp thân tướng luôn biến chuyển sanh diệt là mình. Nếu thế khi nó hoại đi, mình ở đâu? Đó là điều không ổn. Kế nữa ta cho những ý nghĩ tốt xấu hơnthua v.v... là tâm mình. Ý nghĩ đó khi có khi không, như vậy chẳng lẽ mình cũng lúc có lúc không? Ý niệm là những bóng dáng gặp duyên thì phát, hết duyên liền mất. Vậy màhiện giờ chúng ta bị nó chi phối trọn vẹn. Ai nghĩ hợp với mình, mình thương. Ai nghĩ khác mình, mình ghét. Buồn thương giận ghét cả ngày vì chấp những ý niệm là thật mình.

Người nào thấy thân này không thậttâm niệm nghĩ suy không thật là thấy được một phần lẽ thật, một phần giác ngộ. Còn giác ngộ sâu thẳm là khi không có tất cả ý niệm, cái biết vẫn hiện tiềnkhông tướng không động. Do không tướng không động nên không vôthường sanh diệt. Đó là cái giải thoát sẵn nơi mình mà ta bỏ quên. Thời đức Phật, Ngài không nói tới cái đó mà chỉ nói giải thoát sanh tử. Tại sao Ngài không nói? Vì thời đó đức Phật đang bị áp lực của đạo Bà-la-môn. Đạo Bà-la-môn cho rằng có linh hồn bất biến, Ngài sợ nếu nói có cái mình thật, người ta tưởng lầm đó là linh hồn hoặc thần ngã của Ba-la-môn. Phật chỉ nói dứt hết nhân sanh tử được giải thoát.

Tới thời các Tổ, các ngài gọi đó là Bản lai diện mục, tức mặt thật xưa nay sẵn có của mỗi người. Nói theo kinh đó là Phật tánhChân tâmgiải thoát sanh tử. Như vậy giải thoát sanh tử là nhận ra cái chân thật của chính mình, cái đó không còn bị nghiệp dẫn đi trong sanh tử nữa. Khi nào quí vị ngồi yên chừng năm phút không một niệm nghĩ suy, lúc đó có biết mình đang ngồi không? Biết rõ ràng nhưng không diễn tả được cái biết ấy, vì nó không có tướng mạo, không chỗ nơi. Một cái hằng hữu như vậy mà lâu nay chúng ta bỏ quên, nên cứ chịu trôi lăn trong sanh tử. Phật nói chúng sanh rất đáng thương.

Từ đức Phật đến chư Tổ dạy không khác nhau. Các kinh A-hàm lấy Tứ diệu đế làm gốc, giải thoát là dứt hết mầm sanh tử. Mầm sanh tử từ ý niệm mà có. Như vậy niệm hết thì không tạo nghiệp, không tạo nghiệp thì hết sanh tử, hết sanh tử là giải thoát. Chư Tổ cũng thế. Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa chưa đủ duyên, Ngài tới chùa Thiếu Lâmchín năm xoay mặt vào vách không nói gì cả. Đến lúc Thần Quang tới cầu đạo, đứng dưới tuyết cả đêm, gương mặt không thay đổi. Tổ nhìn ra thấy, hỏi:

- Ông đến đây cầu gì mà khổ hạnh như vậy?

Thần Quang trả lời:

- Bạch Hòa thượng, con đến đây cầu Ngài dạy cho pháp giải thoát.

Tổ quở:

- Chư Phật và Bồ-tát thuở quá khứ tu hành có khi phải bỏ cả thân mạng để cầu đạo sau này mới được. Ông dùng chút ít khổ hạnh thế ấy làm sao cầu đạo được?

Ngài liền chặt cánh tay dâng lên nói:

- Con xin dâng cánh tay này để cầu đạo.

Bấy giờ Tổ Bồ-đề-đạt-ma mới khen và nhận làm đệ tử, đổi hiệu là Huệ Khả tức có trí tuệkhá đó.

Câu chuyện mới nghe có vẻ thần thoại, nhưng thật tình hình ảnh ngài Huệ Khả chặt tay cầu đạo để nói lên tinh thần người muốn đạt đạo phải quên mình, không thể trọng thân mà đạt đạo được. Thân vô thường bại hoại mà chúng ta quí nó thì làm sao có được thân thật, nên trước phải xem thường thân hư giảPhật tử ngồi thiền đau chân quá có rên không? - Có. Đau nhưng chết không? - Không. Không chết thì chưa sao, phải tập gan dạ coi thường thân. Nếu mình nuông chiều thân này thì không bao giờ tìm được cái cao siêu hơn.

Khi được Tổ Đạt-ma nhận làm đồ đệ, một hôm ngài Huệ Khả thưa:

- Bạch Hòa thượng, tâm con không an, xin Hòa thượng dạy con pháp an tâm.

Tổ Đạt-ma bảo:

- Đem tâm ra ta an cho.

Câu nói nghe như đùa, nhưng ngài Huệ Khả không dám xem thường Tổ, vì vậy xoay tìm cái tâm ở đâu để đem ra. Tìm một hồi không được, Ngài thưa:

- Bạch Hòa thượng, con tìm tâm không được.

Tổ bảo:

- Ta đã an tâm cho ngươi rồi.

Ngay đây ngài Huệ Khả liền nhận được pháp tu, thấy đường vào nên sụp xuống lạy Tổ. Tổ dạy đơn giản như vậy có hợp với lời dạy của Phật trong pháp Tứ đế không? Lâu nay chúng ta cho tâm là cái suy nghĩ của mình. Nghĩ tốt, nghĩ xấu, nghĩ hay, nghĩ dở, tất cả cái nghĩ đó gọi là tâm. Nhớ chuyện này, tính chuyện kia, chạy tứ tung thành ra tâm bất an. Lẽ ra Tổ phải dạy cách nào để an tâm, nhưng ở đây Ngài không dạy, chỉ bảo “đem tâm ra an cho”, ngài Huệ Khả liền biết đường vào.

Bình thường chúng ta nghĩ đủ thứ, bây giờ tìm xem nó ở đâu lại không thấy. Không thấy là tan mất nên Tổ nói an tâm cho rồi. Tổ chỉ cách an tâm, mới nghe thấy như không chỉ gì hết. Rõ ràng quay lại tìm, nó không còn hình bóng tức là an. Để thấy tâm lăng xăng chỉ là bóng dáng chạy đuổi theo ngoại cảnhkhông thật mà lâu nay chúng ta chấp nó là tâm thật của mình. Tâm lăng xăng ấy mất mới hiện bày Tâm chân thật hiện tiền. Đó là chỗ thiết yếu của sự tu.

Như vậy muốn thấy được Bản lai diện mụcchúng ta phải dẹp hết tâm lăng xăngHiện giờ ta đang sống với cái thật hay cái giả? - Cái giả. Nhận thân giả, tâm giả là mình đó là tỉnh hay mê? - Mê. Biết được cái giả không còn lệ thuộc vào nó nữa, sống với cái thật, đó là giác. Thế thì tìm giác ngộ ở đâu? Quay lại mình tìm, chớ không ở đâu xa hết. Không còn những niệm sanh diệt là định. Do định trí tuệ phát sáng, Tâm chân thật hiện tiền. Ngay đây là Niết-bàn, là không sanh tử. Cái không sanh tử luôn luôn có sẵn nơi chúng ta, không lúc nào rời mình mà mình bỏ quênVì vậy Phật gọi là mê, bởi mê nên chấp giả làm thật, cái thật lại không biết.

Bây giờ biết được cái giả, không lệ thuộc nó nữa mà trở về cái thật, nhà thiền gọi là trở về cố hương. Nhận lại tâm không dấy động, yên tịnh đó có hợp với pháp Tứ đế Phật dạy không? Trong Bát chánh đạocuối cùng là chánh địnhtức tâm không loạn nên giải thoát sanh tử. Hoặc trong năm căn, tức năm cội gốc căn bản: tín, tấn, niệm, định, tuệ. Thứ tư là định, thứ năm là tuệ, có định rồi tuệ. Tuệ là cái thật của mình hiện ra, chớ không gì lạ.

Như vậy giáo lý Nguyên thủy là Tứ đế do Phật dạy với lời Tổ dạy không khác nhau. Không hiểu thế, chúng ta tưởng Tổ dạy lạ đời không giống trong kinh Phật dạy. Phật dạy tùy căn cơ chúng sanh mà nói đủ các pháp. Còn Tổ chỉ thẳng trọng tâm cái gì là nhân sanh tử, ngay đó mình biết khỏi đi quanh co gì hết. Bởi vậy Tổ dạy gọi là “trực chỉ nhân tâmkiến tánh thành Phật”, tức chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật. Tâm hư dốiđừng theo, cái chân thật hiện ra là tánh. Nhận được tánh đó thì nhân thành Phật không nghi ngờ nữa.

Tới Tổ Huệ Năng, Ngài ngộ từ kinh Kim Cang. Tu-bồ-đề hỏi Phật: Người phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm sao hàng phục tâm, làm sao an trụ tâm? Phật dạy muốn hàng phục tâm thì tất cả chúng sanh hữu sắc vô sắchữu tưởng vô tưởngphi hữu tưởng, phi vô tưởng v.v... đều đưa vào Vô dư Niết-bàn. Khi nghĩ về hình tướnggọi là chúng sanh có sắc, nghĩ về tâm tưởng gọi là chúng sanh hữu tưởng, nghĩ về cái không phải tưởng gọi là phi phi tưởng… Tất cả niệm nghĩ của mình là chúng sanh, đưa chúng vào Vô dư Niết-bàn là chỗ không sanh. Nó chạy ra mình đưa vào chỗ yên lặng là vô sanh. Đó là hàng phục tâm.

Đến an trụ tâm, Phật dạy “bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Nghĩa là không nên để tâm dính mắc với sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Trụ tâm như vậy là không chạy theo sáu trần. Thấy cảnh tâm không chạy theo cảnh, nghe tiếng tâm không chạy theo tiếng. Cứ nghe, cứ thấy mà không dính với nó là không trụ. Đó là an trụ tâm.

Lâu nay chúng ta cứ nghĩ phân biệt sắc thanh là tâm mình, vừa có tiếng liền chạy theotiếng, vừa có sắc liền chạy theo sắc nên bị dính hoài. Bây giờ biết nó không thật mình không chạy theo, thấy sắc nghe tiếng v.v... đều an nhiên, đó là tâm an trụ. Tổ Huệ Năngngộ được chỗ này nên thốt lên: “Không ngờ tâm mình xưa nay thanh tịnh, không ngờ tâm mình xưa nay trùm khắp, không ngờ tâm mình xưa nay bất sanh bất diệt…” Ngài thấy tường tận nếu không để niệm chạy theo sáu trần, đó là Tâm chân thật hằng thanhtịnh.

Khi chúng ta không dấy niệm, cái biết luôn thanh tịnh trùm khắpkhông giới hạn. Biết mà không dấy niệm nên không sanh diệt. Khi thấy tường tận tâm đó, Ngũ Tổ mới ấn chứngcho Lục Tổ và trao y bát. Lãnh được ấn chứng Ngài ôm y bát về phương Nam. Có một nhóm đuổi theo giật lại. Trong đó, Thượng tọa Minh đuổi kịp. Lục Tổ để y bát trên bàn đá, không thấy quan trọng vì Ngài không có tâm tranh giànhHuệ Minh tới bưng lên không nổi nên đổi ý kêu: “Hành giả, hành giả! Tôi tới đây vì pháp, chớ không vì y bát.” Nghe vậy Ngài từ trong bụi chui ra nói: “Nếu ngươi cầu pháp thì hãy bình tĩnh để tâm yên lặng nghe ta nói.” Huệ Minh yên lặng giây lâu, Tổ bảo: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là Bản lai diện mục của Thượng tọa Minh?” Ngay đó, Huệ Minh có tỉnh.

Qua câu hỏi này, chúng ta cứ tìm câu trả lời, nhưng không ngờ không nghĩ thiện, không nghĩ ác chính là Bản lai diện mục rồi. Không nghĩ thiện không nghĩ ác thì tâm không dấy động. Lúc đó mặt thật xưa nay hiện ra, không có gì lạ hết. Như vậy ngộ đạo là nhận được Tâm chân thật của mình. Rõ ràng như vậy, đó là gốc của sự tu, là gốc của giải thoát sanh tử.

Ngài Trúc Lâm Đại Đầu-đà trong bài Cư trần lạc đạokết thúc bằng bốn câu kệ:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc san hề khốn tắc miên,
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

Dịch:

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền,
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, là ở giữa bụi trần như quí Phật tử mà vui với đạo. Muốn thế phải khéo tùy duyênTùy duyên bằng cách nào?

Cơ tắc san hề khốn tắc miên, nghĩa là đói đến thì ăn mệt ngủ liền, thấy như không tu vì thảnh thơi quá. Nhưng thật ra người tu ăn ngủ không giống như người thế gian. Người thế gian ăn đòi món này món nọ, người biết tu cho gì ăn nấy, không khởi niệm đòi ngon, chê dở. Đó là khéo tùy duyên. Người thế gian nằm xuống trằn trọc không chịu ngủ, người biết tu nằm xuống ngủ khò. Đó là khéo tùy duyên. Dù hình thức cư sĩ mà đói ăn mệt ngủ, không đòi hỏi kén chọn vẫn là người khéo tùy duyên.

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích, tức là ngay trong nhà sẵn có châu báu, không nên tìm kiếm ở đâu. Châu báu ví dụ cho Bản lai diện mục hay Chân tâm sẵn có của mình. Cái đó quí hơn tất cả mọi thứ trên thế gian này. Vì tất cả mọi thứ trên thế gian thuộc về tướng vô thường sanh diệtChân tâm không phải vô thường sanh diệt nên quí hơn tất cả. Chúng ta có sẵn rồi đừng tìm ở đâu hết, mà hãy xoay lại chính mình để nhận ra.

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền, nghĩa là đối với sáu trần chúng ta không dính mắc, đó là vô tâm, là thiền. Như vậy Ngài dạy đúng như Lục Tổ đã dạy. Tâm không dính mắc là tâm an định, tâm an định thì trở về hòn ngọc báu trong nhà, chớ không đâu hết.

Từ đức Phật tới chư Tổ đều chỉ cho chúng ta cái gốc này. Bao nhiêu công phu của mình nằm hết trong mọi sanh hoạt đi đứng nằm ngồi đều tu, không phải chỉ ngồi mới tu. Trong nhà Phật thường nói tu cả bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi, lúc nào cũng là lúc tu. Nhưng ngồi là ưu hơn hết, thù thắng hơn hết. Tại sao? Bởi vì khi chúng ta đi, mắt ngó cái này cái kia thành ra hơi xao lãng, có những niệm lăn tăn dấy lên mình không thấy. Tuy tu nhưng chỉ thấy được niệm thô, còn niệm tế không thấy nên yếu. Đứng cũng vậy, thấy cảnh thấy người tâm duyên theo nên khó thấy rõ tâm mình, tu được nhưng không mạnh. Đến nằm lại càng yếu hơn nữa, nằm một chút thì ngủ nên không nhớ tu. Chỉ có ngồi là thù thắng hơn hết. Nhất là ngồi thiền tư thế vững vàng nên có sức mạnh tinh thần, nhìn thấy tường tận những dấy niệm lăng xăngchúng ta dễ dẹp hơn mấy trường hợp kia. Cho nên giai đoạn đầu của công phu, ngồi là thiết yếu vì đủ sức mạnh dẹp phá vọng tưởng. Nếu nghe nói đi đứng nằm ngồi cũng tu rồi quí vị tha hồ thì tu lâu lắm. Từ sức mạnh của ngồi tu thuần thục, sau đó đi đứng mới có khả năng kềm chế.

Như vậy tu là dẹp hết những tâm vọng tưởng điên đảo. Dẹp hết vọng tưởng điên đảo rồi thì không còn phiền não. Nhất là khi chúng ta nhận được mình có cái chân thật, thấy ai mình cũng thương, không ghét. Đó là tâm từ bi. Không phải họ sống vừa ý mình thương, không phải họ khổ sở mình thương, mà thương vì họ có cái thật như mình nhưng họ quên, rồi sống trong lao đao lận đận khổ sở. Thương là thương như vậy, tổng thống cũng thương, người bần cùng cũng thương, không phân biệt người nghèo mới thương, người giàu không thương. Vì thương là thương cái mê của chúng sanh, có cái thật mà quên không biết nên khổ. Tình thương này chính là lòng từ bi bình đẳng trong nhà Phật. Chỉ khi nào giác chúng ta mới có được thứ tình thương ấy, còn mê đừng nói từ bi. Mê thì chỉ thương ai vừa ý, ai đẹp mắt mình thôi, không bao giờ thương tất cả được.

Bây giờ chúng ta tu để nhận ra của báucoi thường tất cả những thứ tạm bợ giả dối ở thế gian. Thân không quan trọng, ý niệm không quan trọng thì còn tranh hơn thua với ai, phải không? Chỉ người nào cho nó thật nên mới chấp, mới giành giật hơn thua đủ thứ. Chúng ta tu để thành Phật thì phải phăng tìm gốc của Phật tu, ứng dụng đúng tinh thầnPhật dạy, tu như thế mới có kết quả chứ. Cứ lăng xăng bao nhiêu chuyện bên ngoài, làm sao thấy được Tâm chân thật không sanh diệt. Phải có những giờ phút lặng lẽ yên tĩnh, nhìn lại mình mới nhận ra được cái chân thật ấy. Tất cả những thứ bên ngoài là phương tiện, không phải gốc, quay lại tìm tường tận cái chân thật của chính mình mới là mục đích tối thượng trong đời tu.

Trọng tâm tu của đạo Phật mới thấy như bình thường, nhưng nó tối quan trọng. Con người biết được mình thì không còn ai hơn thua giành giật nữa, tất cả đều thương nhau như ruột rà, vì có cái gì để hơn thua! Tâm lăng xăng lộn xộn là tâm điên đảo, đã là điên đảo thì có gì đâu quí giá. Bởi vậy nên tu là trở về cái chân thậttrở về chính mình. Ngộ đạo là ngộ được cái thật nơi chính mình, không có gì lạ hết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2015(Xem: 11726)
Tâm dục được xếp hạng trên tất các sắc tướng, gọi là Sắc Dục, mà mê đắm sắc đẹp đưa đến dâm dục là điều cốt yếu của mọi vấn đề trên cõi Ta Bà. Tham dâm dục thôi thúc trong lòng khiến con người phải hành động để được thoả mãn ham muốn. Khi cái luồng chân khí ái dục này dâng lên thì si ái tình, khi đi xuống thì tham nhục dục. Mà ái có nghĩa là yêu thương thuộc tình cảm với cảm giác cao thượng. Dục là sự si mê, thèm khát thể xác. Khi dâng lên khi hạ xuống bất thường thì bị tẫu hỏa nhập ma, thất tình lục dục, đưa đến hành động phi luân, phạm pháp, vô đạo tai hại khôn lường cho mình cho người. Dục gồm có lục dục hay ngũ dục. Lục dục là sự ham muốn của sáu căn đối với sáu trần; mắt thích nhìn những sắc đẹp, tai thích nghe âm thanh êm dịu, mũi thích ngửi mùi thơm, lưỡi thích nếm những vị ngon, thân thích đụng chạm êm ái, ý thích nghĩ tới tham si. Ngũ dục là năm thứ ham muốn của người đời không dễ gì loại bỏ. Kinh Phật nói về Ác Dục, Niệm Dục: Chư hiền, nếu ai có ác dục, niệm dục th
20/09/2015(Xem: 8315)
Hôm nay là ngày rằm, từ sáng sớm bà chủ đã ngỏ lời: “Hây, tối nay kính mời khách thưởng trà ngắm trăng với chúng tôi trong vườn nhà”. Khi ráng chiều vừa tắt, bà chủ đưa cho khách bộ Yukata (Kymono mặc mùa hè), một đôi tất trắng, một đôi guốc xỏ ngón và một cái hoa vải màu hồng nâu. Thấy khách lúng túng, hiểu ý, bà chủ ân cần hướng dẫn khách sử dụng từng loại. Bà chủ chia sẻ: “Mặc Yukata khó nhất và đẹp nhất là cái đai quanh thắt lưng”. Miệng nói, tay làm, bà giúp khách hoàn thiện cái đai này. Bà lại hồn hậu: “Búi tóc kiểu Nhật cũng không là việc dễ”, rồi đôi tay bà chủ thoăn thoắt, chỉ mươi phút mái tóc của khách đã được búi cao lại còn giắt thêm cái hoa vải màu hồng nâu sau gáy. Khách nghĩ, mình đã tươm tất lắm rồi, thì nghe bà chủ nhắc khéo: “Mặc Yukata đôi chân phụ nữ phải được bọc trong đôi vớ trắng và bước đi với đôi guốc xỏ ngón”. Nghe lời, khách mang vớ, mang guốc rồi thử bước đi; xong, khách thầm nhủ “mang đôi guốc này mà không té là điều kỳ diệuJ”.
19/09/2015(Xem: 9265)
Đối với người Phật tử, dù ở bất cứ phương trời nào, không phải chỉ mùa Vu Lan mới là thời điểm để người con Phật thể hiện lòng báo đức tri ân. Ân Chư Phật, ân Thầy Tổ, ân cha mẹ giáo dường, ân đàn na thí thí, ân xã hội, ân chúng sanh …. mà ân kia, đức đó phải luôn phát nguyện bằng thiện tâm: “Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài” Theo tinh thần trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm thì muôn người, muôn loài đều thầm lặng vì nhau mà sinh diệt. Cái này vì cái kia mà hiện hữu, cái này ra đi để cái kia tồn tại. Như lá rụng mà thực chẳng diệt, vì lá lại thành đất nuôi cây. Như mây tụ lại mà thực chẳng tan, vì mây chỉ chuyển hóa thành mưa tươi mát, tắm đẫm cỏ nội hoa ngàn ….
18/09/2015(Xem: 8856)
Được sự đồng ý của tác giả, Cư sĩ Diệu Nhung, Cư sĩ Tâm Thành và các Cư sĩ khác hùn phước ấn tống và gửi tặng sách GIA TÀI CỦA NGƯỜI TỈNH THỨC (Thực tập Kham nhẫn) phiên bản tiếng Việt cho các đối tượng sau đây: 1. Đọc giả người Việt đang sinh sống và làm việc trong khu vực VIỆT NAM và CHÂU Á. 2. Các tu sĩ Phật giáo người Việt không phân biệt tông phái. 3. Các cư sĩ người Việt đang nghiên cứu và thực tập Phật giá
13/09/2015(Xem: 7771)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
12/09/2015(Xem: 7258)
Những ngôi Chùa nổi tiếng ở VN
12/09/2015(Xem: 16784)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9214)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10424)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9329)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]