Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Phật Tử những điều không nên làm khi tới chùa

28/12/201621:14(Xem: 12574)
Người Phật Tử những điều không nên làm khi tới chùa

Người Phật Tử
những điều không nên làm khi tới chùa

Quảng Thành
be-di-le-chua
Chùa chiền là chốn Thiền môn thanh tịnh, là ngôi nhà giáo pháp che chở cũng như nuôi lớn tình thương, khơi nguồn trí tuệ và giúp chúng ta giải phóng những nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời. Vì thế, người Phật tử tại gia, khi tới chùa không nên làm những điều sau:

1- Không nên quá gần gũi, chuyện trò thân mật với chư Tăng Ni.

 Vì như thế đôi khi mình xem thường chư Tăng Ni, hoặc nảy sinh tình cảm riêng tư.

 2- Không nên một mình (khác giới tính) cố tình gặp gỡ, thưa thỉnh giáo pháp với chư Tăng Ni ở chỗ khuất hoặc nơi không có người.

 Vì như thế sẽ dễ gây ra sự hiểu lầm về tình cảm.

 3- Không nên kết nghĩa anh em, chị em, cha con, mẹ con với chư Tăng Ni. 

 Vì chư Tăng Ni đã "cắt ái từ thân" để xuất gia tu hành. Nếu mình làm như vậy có nghĩa là đẩy chư Tăng Ni vào thế bất hiếu với cha mẹ ruột, bất nghĩa với anh em ruột. Bởi đã làm con phải có bổn phận báo hiếu và đền ơn.

 4- Không nên vì quá thân mà có những hành động như nắm tay, sửa áo cho chư Tăng Ni.

 Vì như thế dễ gây ra cảm thọ thích thú trần tục.

 5- Không nên ngồi trực diện rồi nhìn một cách đắm đuối, say mê vào mắt của chư Tăng Ni trong khi nói chuyện.

 Vì như thế nhãn xúc của mình sẽ sinh ra cảm thọ, rồi thọ sinh ra ái, tức thích ngắm, dễ gây ra sự muốn nắm giữ. Đó là ái sinh thủ!

 6- Không nên thường xuyên gọi điện, chat chít hoặc liên lạc bằng bất cứ hình thức nào với chư Tăng Ni.

 Vì như thế sẽ tạo thành thói quen. Nếu không chuyện trò được sẽ cảm thấy khó chịu. Đôi khi vì thương mình nên chư Tăng Ni phải cố gắng cầm máy cho mình vui. Nhưng nếu lâu ngày cũng sẽ dẫn đến thói quen không nên có.

 7- Không nên nhắc tới chư Tăng Ni một cách thao thao bất tuyệt trước mặt vợ hoặc chồng mình khi họ chưa phải là Phật tử.

 Vì như thế dễ gây nên sự hiểu nhầm, thậm chí là ghen tuông vô cớ làm mất hoà khí gia đình. 

 8- Không nên không cung kính cha mẹ như cung kính chư Tăng Ni khi thỉnh mời chư Tăng Ni về nhà mình có duyên sự, hay dẫn cha mẹ vào chùa.

 Vì như thế sẽ làm cha mẹ buồn khi cha mẹ chưa biết về đạo Phật. Nên nhớ, cha và mẹ chính là hai vị Phật ở trong nhà để chúng ta cung dưỡng suốt đời.

 9- Không nên vì được chư Tăng Ni tin tưởng giao phó công việc mà tỏ thái độ khinh khi người khác.

 Vì như thế là mình đang lạm dụng quyền lực để hà khắc người khác. Như vậy chính mình đang tự chuốc lấy bệnh kiêu căng!

 10- Không nên nhận lãnh trách nhiệm lo toan việc ẩm thực, bếp núc ở trong chùa.

 Vì sao?  Vì nhà bếp là đầu mối lớn nhất gây ra sự mâu thuẫn, chia bè, rẽ cánh trong đạo tràng. Bởi những người nhận lãnh công việc này đôi khi vì áp lực công việc nhiều nên dễ sinh tâm cáu gắt, bực dọc. 
 
Đôi khi vì tính bảo thủ, không nghe những lời góp ý của người khác nên sinh tâm cố chấp. Đôi khi thấy mình là người quan trọng nên sinh tâm kiêu mạn, coi thường người khác. Thậm chí kể cả chư Tăng Ni trẻ ở trong chùa. Trên thực tế đã xảy ra trường hợp nhà bếp biểu tình nên cả chùa hôm đó phải ăn mỳ gói.

Biết được nguyên nhân như thế nên nhiều chùa không giao phó công việc này cho giới cư sỹ. Mọi việc bếp núc đều do chư Tăng Ni trong chùa đảm trách. Ai có lòng thì phụ giúp công quả một tay. Vì vậy không còn sự mâu thuẫn hay cãi cọ sinh ra từ nhà bếp.

 11- Không nên mang thực phẩm mặn vào chùa (bắc truyền) bằng bất cứ hình thức nào.

 Vì như thế là mình đang làm hư hoại giáo pháp, phỉ báng giáo pháp, đồng hành với việc dung túng cho việc phá giới.

  12- Không nên chấp rằng đây là chùa tôi, thầy của tôi, rồi sinh tâm phân biệt, so sánh, thậm chí là dèm pha đối với chư Tăng Ni hoặc bạn đạo ở các chùa khác.

 Nên nhớ, Tăng là một đoàn thể tu hành thanh tịnh gồm bốn vị trở lên. Mỗi khi chúng ta đã phát nguyện rằng: Tự quy y Phật, tự quy y Pháp và tự quy y Tăng, tức là chúng ta đã tự quy y với tất cả chư Tăng Ni trong khắp mười phương. Sau khi quy y trở thành Phật tử cũng đồng nghĩa tất cả là con một nhà.

 13- Không nên thấy người khác thân cận chư Tăng Ni bấy lâu mình cung kính và cung dưỡng mà sinh tâm ganh tị.

 Vì như thế là mình đang dính mắc thói hẹp hòi và ích kỷ.

 14- Không nên mặc đồ hở hang, cụt cỡn khi tới chùa. Ví dụ như:

 - Không nên mặc áo bó sát người làm cho vòng 1 nổi bật.

 - Không nên mặc áo rộng cổ, làm lộ rõ những đường nét của phần trên cơ thể.

 - Không nên mặc áo xẻ tà quá cao để khoe phần hông sườn.

 - Không nên mặc quần cộc bên trong rồi khoác áo tràng bên ngoài. Mỗi khi ngồi xuống hay đứng lên đều tạo ra sự kịch cỡm không đẹp mắt.

 - Không nên mặc áo quá ngắn và quần cạp trễ. Để rồi mỗi khi mình cúi lạy hoặc làm việc gì đó thì hở hết phần mông ra ngoài, rất dễ gây phản cảm cho mọi người xung quanh.

 - Không nên mặc các loại quần áo quá mỏng rồi đi lại hoặc đứng ở trước các lối cửa ra vào có nhiều ánh sáng. Vì từ góc tối nhìn ra, cơ thể mình sẽ bị "hiện rõ nguyên hình" giống như kính chiếu yêu vậy.

 Vì như thế sẽ làm mất đi vẻ đẹp mỹ quan thanh tịnh chốn thiền môn.

 Vì như thế mình sẽ trở thành người không biết sự xấu hổ.

 Vì như thế mình đang đánh mất đi nét thuần phong mỹ tục truyền thống.

 15- Không nên mang chuyện thị phi vào chùa để đàm tếu, phù phiếm. 

 Vì chùa là nơi thanh tịnh trang nghiêm, là môi trường tốt để học tập và tu dưỡng các điều đạo đức. Chính vì thế cho nên mình hãy cùng nhau gìn giữ và bảo vệ thật tốt, xin  đừng làm ô nhiễm môi trường thanh tịnh đó.

 16- Không nên cho rằng mình là người Phật tử đi chùa và phụng sự lâu năm ở đây mà tranh giành chỗ ngồi tốt với những người khác. 

 Vì như thế là đang rơi vào sự "tu càng lâu, ngã mạn càng nhiều".

 17- Không nên tự ý xông thẳng vào phòng, thất của chư Tăng Ni mà không gõ cửa hoặc chưa được phép.

 Vì như thế là mất lịch sự và không tôn trọng quyền riêng tư.

 18- Không nên nói lời thô tục, nói lời đưa đẩy nịnh hót, nói lời trăng hoa, nói lời phù phiếm, nói lời hung dữ, ngữ điệu khó nghe, làm náo loạn sân chùa.

 Vì như thế là đang tạo ra khẩu nghiệp xấu ác tại nơi thanh tịnh.

 19- Không nên cùng một lúc thắp hương (nhang) quá nhiều trong chánh điện.

 Vì như thế tượng Phật và chánh điện sẽ nhanh bị hoen ố bởi khói hương, dẫn đến việc tốn tiền, tốn công, tốn sức của nhà chùa phải sơn sửa lại. Ngoài ra còn dễ gây hoả hoạn.

 20- Không nên ganh tỵ với những người bạn đạo khi thấy họ cúng dường Tam Bảo nhiều hơn mình. Khả năng bao nhiêu thì cúng dường bấy nhiêu, đừng cố gắng vay mượn để cúng dường Tam Bảo cho bằng chị bằng em, để rồi phải mắc nợ.

 Vì trước khi cúng, trong khi cúng và sau khi cúng, dù ít dù nhiều, khi tâm chúng ta được thanh tịnh và hoan hỷ thì phước báu như nhau.

 21- Không nên ỷ vào mình là một trong những đại thí chủ rồi tự cho mình có tiếng nói và quyền hành quan trọng nên bắt buộc chư Tăng Ni phải chiều theo ý mình. Nếu không chiều theo thì mình bỏ chùa và không còn tiếp tục đóng góp nữa.

 Vì như thế là tâm tham đắm danh vọng và lòng kiêu mạn đang nổi lên.

 22- Không nên ỷ vào việc mình lập chùa, thỉnh mời chư Tăng Ni về trụ trì, rồi tự cho mình được quyền tổ chức, quản lý nhất cử nhất động của chư Tăng Ni (đặc biệt ở hải ngoại).

 Vì như thế mình đang trở thành "ban trị Sư", cầu danh, cầu lợi bất chính.

 23- Không nên mải mê với các việc Phật sự, công quả hay công phu trong chùa mà lơ là công việc, bổn phận và trách nhiệm trong gia đình.

 Vì như thế là mình đang rơi vào tình cảnh "đạo muốn dời mà đời không muốn bỏ". Làm cho cha mẹ, vợ chồng, con cái buồn lo. Vẫn còn đó những điều không nên làm khi tới chùa. Kính mong quý Ngài, chư vị minh đức soi sáng thêm cho chúng con. Để chúng con, những người tại gia học Phật góp phần giữ gìn và tôn vinh thêm nét đẹp thanh tịnh ở chốn Thiền môn.

 Nam Mô Thường Hoan Hỷ Bồ Tát Ma Ha Tát!
Ý kiến bạn đọc
01/01/201702:45
Khách
Rat bo ich
ADIDaPHat
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2019(Xem: 6193)
Đến dự lễ cúng Tất niên tại Chùa Tịnh Quang ở Suối Hiệp, được đọc và nghiền ngẫm lại "Mười Điều Tâm Niệm" ngay tại chỗ, tự dưng thấy hỗ thẹn vô cùng, thấy mình quá yếu đuối, hèn nhát, trước pháp Phật vi diệu mà mình đã từng được nghe, được đọc, được học. Lòng nặng trĩu, bèn lên chánh điện lạy sám hối...
23/01/2019(Xem: 8086)
Trong kho tàng văn chương truyền khẩu hay huyền thoại Việt Nam đã có nhiều chuyện duyên-nợ. Chẳng hạn chuyện tích Mưa Ngâu mà dân gian đã có thơ truyền tụng: Tục truyền Tháng Bảy mưa ngâu. Con Trời lấy đứa chăn trâu cũng phiền. Một rằng duyên hai là rằng nợ. Sợi xích thằng ai gỡ cho ra.
17/01/2019(Xem: 7924)
Có nhiều người cho rằng cầu an cầu siêu là mê tín dị đoan rồi chê bai ... đối với những người đi cầu an cầu siêu. Lại có không ít người chưa hiểu biết về chuyện cầu an cầu siêu rồi lại rất cuồng tín, thậm chí làm ra những việc còn mang nhiều tội lỗi hơn như việc giết hại sinh vật cúng tế, đốt nhiều vàng bạc .... rồi muốn cầu Phật Thánh Thần ... gia hộ, thế nhưng tất cả những người trên ấy đều vô minh không thể mang lại phước đức mà còn tốn tiền, tốn thời gian và mất tiền của đã không có phước mà phải mang thêm tội lỗi chồng chất.
17/01/2019(Xem: 6467)
Có những kỷ niệm ta tưởng đã được cất giấu tận đáy sâu tâm hồn và sẽ phải mờ theo thời gian, theo sự đổi thay, sự trưởng thành của ta , nhưng không .....nó không hoàn toàn mất đi ...mà thật ra vẫn tồn tại trong cơ thể ta qua những hình thức vật lý hay khuôn mẫu mà ta ứng xữ và đó cũng chính là nguyên tắc mà tôi đã học về nghiệp ....hay nói đúng hơn là những trải nghiệm trong cuộc đời ....
15/01/2019(Xem: 15292)
“Một nữ cư sĩ đến gặp vị thầy trụ trì và nói: "Bạch Thầy, Con không đi chùa nữa!" Vị Thầy hỏi: – Vậy à, Đạo hữu có thể cho thầy biết lý do không?
14/01/2019(Xem: 8330)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - (phần 13) vài nhận xét về cách dùng tên bộ phận cơ thể ở phía dưới như lòng, bụng, dạ, ruột[1] cho đến vật âm mình! Nguyễn Cung Thông[2] Phần này bàn về một số cách dùng trong tiếng Việt như lòng, bụng, dạ, ruột thời các LM Alexandre de Rhodes và Jeronimo Maiorica sang An Nam truyền đạo. Đây là những ‘cầu nối’ để có thể giải thích một số cách dùng hiện đại. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đôn Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
14/01/2019(Xem: 7144)
Bài này là phần 4 trong loạt bài viết về hiện tượng đồng hóa âm thanh trong ngôn ngữ với tâm điểm là tiếng Việt. Phần 1 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) qua các cách dùng ròng rọc < rọc rọc, phưng phức < phức phức, nơm nớp < nớp nớp, phấp phất/phất phới/phân phất < phất phất và khám bệnh < khán bệnh. Phần 2 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (thanh điệu) qua các cách dùng Huyền Trang < Huyền Tảng/Tráng, Tịnh Độ < Tịnh Thổ. Phần 3 chú trọng vào cách dùng tẩm liệm so với tấn/ tẫn/tẩn liệm qua khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) như khán bệnh > khám bệnh. Bài này (phần 4) bàn về các dạng phong thanh (phong thinh), phong phanh và phong văn.
11/01/2019(Xem: 6487)
Trước khi bàn về ma, chúng ta thử định nghĩa xem “ma” là gì. Thông thường, ma là người đã chết hay người chết. Đang sống thì là người. Nhưng vừa chết một cái đã thành ma, thây ma. Chính vì thế đám ma là nghi thức hoặc tục lệ để khóc than, để tang, thăm viếng, tiễn đưa hoặc chôn cất, hỏa thiêu người chết.
11/01/2019(Xem: 7091)
Sống chung với nghịch cảnh, đương đầu với chướng duyên, gẫm ra đó cũng chính là một pháp môn tu trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Đức Phật truyền dạy. Người đã tu học theo Pháp Phật thì chẳng còn lạ gì chuyện “sống chung” và “đương đầu” này! Nhờ chướng duyên mà ta mới thấm thía được lý nhân quả. Nhờ nghịch cảnh mà ta mới nhận thấy rõ vô thường.
09/01/2019(Xem: 5909)
HƯƠNG NHẠC ĐẠI NGÀN Ngàn mùi hương, chỉ có hương giới hạnh mới bay ngược làn gió; vạn âm ba, gió rít đại ngàn hay sóng âm biển khơi mới tồn tại miên trường. Âm nhạc đời thường chỉ là cơn sóng xô giạt tiếp nối theo từng thời đại, có lúc chìm lặng lãng quên, có lúc mơ hồ thổn thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]