Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tăng thân khắp chốn … tăng thân Đà Nẵng tràn ngập niềm vui

27/12/201622:53(Xem: 7109)
Tăng thân khắp chốn … tăng thân Đà Nẵng tràn ngập niềm vui

Tăng thân khắp chốn … tăng thân Đà Nẵng tràn ngập niềm vui
Tất cả bên nhau tại Đà nẵng

Tôi đi công tác Đà Nẵng. Sau khi Đường Sách Nguyễn văn Bình đi vào hoạt động ổn định từ một năm nay và sau khi lễ khở công Phố Sách Hà Nội đã diễn ra tốt đẹp ngày 19 tháng 12 tại ngay phố 19 tháng 12 để rồi theo kế hoạch, đúng Ngày Sách Việt nam 21/04/2017 sẽ khánh thành, tôi quyết định vào Đà Nẵng để gặp và bàn bạc với lãnh đạo thành phố đáng sống nhất Việt Nam để bàn về Phố Sách nơi đây. May thay rằng ngay sau khi nhận được công văn đề nghị làm phố sách ở Đà Nẵng, anh Thơ chủ tịch thành phố đã liên lạc nay với tôi và cho trợ lý gặp ngay buổi sáng ngày nhận được công văn. Đà Nẵng quyết tâm có Phố Sách.

Chuyến đi lần này tôi sẽ gặp và làm việc với anh Dũng – phó chủ tịch thành phố và các anh chị lãnh đạo sở Thông tin Truyền thông Đà Nẵng để chi tiết hóa kế hoạch triển khai phố sách. Tôi mong muốn rằng năm 2017  tới, cả Hà Nội và Đà Nẵng đều có Phố Sách để Việt Nam ta có đến 3 thành phố có trung tâm văn hóa, tri thức, có không gian vui chơi thưởng thức trí tuệ cho người dân.
Tăng thân Đà Nẵng sinh hoạt

Nhân chuyến công tác tôi quyết định bay vào sớm để tham gia sinh hoạt cùng tăng thân Đà Nẵng. Tiếc thay máy bay bị chậm. Tuy nhiên chúng tôi vẫn đến sinh hoạt được cùng các bạn ở đây và hoàn bất ngờ về tính chuyên nghiệp cũng như sự tu tập tinh tấn, miên mật, nghiêm túc của các bạn ở miền trung này.

Mở đầu buổi sinh hoạt lúc 18h30 là thiền hành. Sau phần thiền hành, tất cả cúng thực tập 5 cái lạy. Phải nói thật rằng chị Vân, người chủ nhà ở đây đi chuông và tụng đọc rất hay, chất giọng rất ấm cúng. Phải công nhận rằng các bạn tăng thân Đà Nẵng lễ Phật rất thành kính và rất đẹp.

Phần tiếp theo là chia sẻ. Tôi được giới thiệu như là khách quý từ Thủ đô Hà Nội. Thật là ngại. Bởi tôi đã tu tập được mấy đâu. Việc tu còn kém cỏi lắm. Nhưng tôi vẫn chia sẻ thành tâm những gì mình nghĩ. Đúng theo tinh thần “để Bụt thở, để Bụt đi”. Tôi kể 1 chút về 2 chuyến đi Làng Mai Pháp và học viện Phật giáo châu Âu ở Đức tháng 7 và tháng 10 vừa rồi cũng như thông báo về sức khỏe của Sư Ông Thích Nhất Hạnh hiện nay khi Thầy đang có mặt tại Làng Mai Thái Lan. Cũng có thể các thông tin này các bạn Đà nẵng đã biết nhưng tôi vẫn muốn từ tâm mình nói ra để chung vui với tăng thân địa phương và toàn thế giới. Quan sát tôi thấy ai cũng hân hoan và hạnh phúc khi biết tình hình sức khỏe của Sư Ông và niềm vui hân hoan của các bạn trẻ mới xuất gia tại Làng Mai Thái Lan, Làn Mai Pháp và Làng Mai Hoa Kỳ. Cũng có thể mọi người đã biết nhưng vấn yểm trợ tôi bằng những nụ cười rất tươi và tràn đầy năng lượng.
Quà sinh nhật

Hôm nay tăng thân Đà Nẵng tổ chức sinh nhật tháng 12 cho 4 bạn. Rất tiếc rằng 2 bạn vắng mặt nên chỉ có 2 em là Hùng và Dung được thổi nến và cắt bánh. Các em cũng nhận được quà tặng quý giá vô cùng. Đó là những bức thư pháp của Sư Ông. Không chỉ 2 em Hùng Dung hạnh phúc mà tất cả chúng tôi hạnh phúc vô cùng.

Chúng tôi ngồi bên nhau uống trà. Chúng tôi thưởng thức mứt gừng, bánh kem. Hôm nay có 1 bạn chiêu đãi chè nữa. Thế là hạnh phúc lại tăng thêm. Từ Hà Nội vào mà được thưởng thức bao món ngon của miền Trung ngay mới từ sân bay xuống thì còn gì bằng nữa.

Chúng tôi hát thiền ca. Hát hay và đều lắm. Hoa nở liên tục và rất tươi. Những bài hát như “Đây là tịnh độ”, “Mỗi lần mình thức dậy là mình thấy vui”, “ Anh em ta từ 4 phương trời”, “Đây tay anh tay chị tay em”. Những cánh tay nắm chặt nhau. Thật chặt. Thật nhiều yêu thương. Thật tình người. Đúng là “tăng thân khắp chốn, quê hương nơi này”.

Chúng tôi từ Hà Nội vào nhưng có cảm giác như đang ở Hà Nội. Hà Nội cũng là quê hương mà Đà Nẵng cũng là quê hương. Tôi cũng kể về những chuyến đi Pháp, Đức, Indonesia, Italy được các tăng thân những nơi đó tiếp đón rất nồng nhiệt và đầy yêu thương. Tôi cũng mong rằng các bạn tăng thân Đà Nẵng có dịp về Hà Nội để chúng tôi tiếp đón.

Được sự giới thiệu của các bạn ở đây, 1 cô gái trẻ tham gia sinh hoạt lần đầu tiên chia sẻ. Hóa ra em tên là My. Em đang làm việc tại MobiFone Đà Nẵng nhưng nghe tin Thái Hà Books có thể sắp có nhà sách tại Phố Sách Đà nắng nên nhất quyết muốn đến gặp và để xin được về làm việc cùng chúng tôi.  Lys do My đưa ra rằng muốn được làm việc trong môi trường cùng nhau tu tập. Rằng nếu cả công ty cùng nhau tu tập thì thích nhất. Tôi nghe mà thấy hạnh phúc vô cùng. Tôi mong cho ngày càng có nhiều doanh nghiệp, cơ quan mà ở đó tất cả cùng nhau tu tập theo con đường của Đức Phật.

Rồi em Vũ Hữu Tiến, học trò và đồng nghiệp của tôi là giám đốc kinh doanh công ty sách Thái Hà, người sẽ gặp anh Đặng Việt Dũng – phó chủ tịch và các lãnh đạo khác của TP Đà Nẵng vào ngày mai để bàn về Book Garden, chia sẻ. Em nói về sinh hoạt của tăng thân Thái Hà Books ở Hà Nội và TP HCM mang tên Vườn Yêu Thương. Em nói về khóa tu bên Làng Mai Thái Lan năm trước mà em được tham gia. Em nói về cảm nhận và kết quả thiền và tu tập của cá nhân em từ ngày biết đến Phật Pháp. Rằng mỗi sáng các thành viên công ty sách Thái Hà cùng ngồi thiền rất hữu ích và tuyệt vời. Em cũng rất tượng về sự tu tập của tăng thân Đà Nẵng.

Trời đã muộn, hơn 21 giờ mà không ai muốn về. Tôi mang theo mấy chục cuốn sách mà tôi là tác giả “Happy Book – Hạnh phúc mỗi ngày” và có duyên lành tặng cho mọi thành viên, mỗi thành viên 1 cuốn, kể cả em nhỏ. Món quà có giá trị tinh thần và là tình cảm chúng tôi muốn gửi đến các bạn tăng thân Đà Nẵng. Ai cũng hoan hỷ và cười tươi như không thể tươi hơn.

Chúng tôi ở lại để tìm hiểu về Happy Home do chị Vân sáng lập. Hay vô cùng nhé. Chị Vân nhất quyết mời tôi đến nói chuyện với các anh chị em Happy Home vào chiều hôm sau. Dù bận đến mấy tôi vẫn nhận lời. Bởi tôi thực sự ngưỡng mộ và tán thán công đức của chị Vân. Bởi tôi luôn muốn và sẵn sàng đóng góp cho tăng thân khắp chốn, bất cứ gì tôi có thể. Bạn có thể không biết rằng con trai chị Vân mới 18 tuổi mà đáng là sư chú tu tập bên Làng Mai Thái Lan đó nhé.
Bạn Vũ Hữu Tiến đang chia sẻ

Tôi về khách sạn Happy Hotel của mình. Nhìn ra bờ Sông Hàn thấy một con tàu rất đẹp có tên Happy Boat. Ôi toàn những từ happy. Không lý do gì mình không hạnh phúc. Thật mà. Hôm nay sinh hoạt cùng tăng thân Đà Nẵng tuyệt vời quá.

Đêm qua thức trắng một đêm. Maswts trong veo. Người rất tỉnh thức. Một dêm hoàn toàn không ngủ. Tại sao ư?

Chắc tại buổi sinh hoạt với tăng thân Đà Nẵng tuyệt diệu quá. Chắc bởi mình còn sẽ được tặng 1 bức ảnh Phật rất đẹp nữa nhé.

Chắc Phật cho tôi thức tỉnh để quyết tâm hoàn thiện bản thảo cuốn sách sẽ xuất bản trước tết âm lịch Đinh Dậu 2017 với tên là HAPPY BOOK - HẠNH PHÚC MỖI PHÚT GIÂY. Để lỳ xì, để tặng bạn bè và người thân nhân Tết Sách.

Chắc bởi năng lượng từ tăng thân với mấy chục thành viên tràn ngập trong mình, như người uống nhiều sâm quá vậy.

Tôi mất ngủ mà vẫn khỏe và tỉnh táo. Tôi yêu tăng thân Đà Nẵng quá. Tôi mong quay lại đây để được cùng sinh hoạt. Và tôi mong đến tết âm lịch để được về với Làng Mai Thái Lan. Tết này sư Ông Thích Nhất Hạnh vẫn còn ở Thái Lan. Vui thay.

Tăng thân khắp chốn cùng tăng thân Đà Nẵng hiện đang tràn ngập niềm vui, hạnh phúc và bình an.

 

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2013(Xem: 9143)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
13/01/2013(Xem: 12819)
Sáu mươi và vẫn còn khỏe mạnh, tôi chỉ mới chập chững bước vào tuổi già. Nên giờ đúng là thời điểm tôi cần tham khảo về vấn đề này để phát triển sự can đảm, vì tuổi già là điều khó chấp nhận. Tuổi già thật đáng sợ. Tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho tuổi già. Tôi vẫn hy vọng mình còn có thể sống qua nhiều lần sinh nhật nữa, nhưng lại không chuẩn bị cho sự hao mòn trong quá trình đó. Vừa qua tuổi sáu mươi không lâu, các khớp xương của tôi đã cứng, tóc tai biến mất ở chỗ này lại mọc ra chỗ khác, tên tuổi của người khác tôi không còn nhớ rõ, thì tôi phải chấp nhận những gì đang xảy ra cho tôi.
11/01/2013(Xem: 9024)
BA VÒNG QUAY CỦA BÁNH XE ĐẠO PHÁP cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo
09/01/2013(Xem: 8211)
Một hệ thống Giáo dục mới và toàn diện chỉ duy trì những truyền thống tốt đẹp, những gì văn hóa cũ thích hợp với đường hướng giáo dục này. Chính vai trò của nền giáo dục toàn diện là xây dựng một nền văn hoa mới toàn diện.
08/01/2013(Xem: 8059)
Hôm nay sẽ nói chuyện về đề tài “Sống Vươn Lên”, bây giờ mình không thể sống chìm lịm trong bùn lầy của thế gian này, mà phải sống vươn lên. Nhưng sống vươn lên như thế nào ? Trước tiên phải xét xem tại sao chúng ta có mặt ở thế gian này? Có ai bỗng dưng mà có đây không? Nếu bỗng dưng thì mình mới có mặt lần đầu ở đây sao? Nhưng điều đó thì không đúng với lẽ thật Phật đã dạy: “Chúng san
07/01/2013(Xem: 8883)
Tu Phật cốt yếu là CHUYỂN HÓA. Thế nào là chuyển hóa? Chuyển hóa có nghĩa là làm cho tâm tính, làm cho căn khí, nhận định của ta thay đổi.
02/01/2013(Xem: 8849)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
02/01/2013(Xem: 6962)
Giáo lý nhà Phật thì có nhiều, song tùy từng đối tượng, từng thời đại, mà ta chọn ra những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ tiếp thu để giảng dạy.
01/01/2013(Xem: 7523)
Mục tiêu của Phật giáo là đưa mọi người đến chỗ giải thoát tối hậu, nhưng giáo pháp của Đức Phật có phân biệt từng trường hợp, từng hoàn cảnh, tùy theo căn cơ của từng chúng sinh mà hướng dẫn từng cá nhân đi theo những con đường nhanh hay chậm, trực tiếp hay gián tiếp. Để nêu ra được những mục tiêu cụ thể và thực tiễn cho Giáo dục Phật giáo Việt Nam, điều tất yếu là phải duyệt lại những mục tiêu của giáo dục và mục tiêu của Phật giáo nói chung, ngoài ra phải có một cái nhìn tổng quát về hiện trạng của Phật giáo Việt Nam. Thật vậy, chỉ có thể căn cứ trên mục tiêu căn bản của giáo dục và của Phật giáo, s au đó, các nhà nghiên cứu mới có thể xác lập được những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, những mục cơ bản và mục tiêu dẫn xuất của giáo dục Phật giáo Việt Nam, xuất phát từ tình trạng của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Do đó, bản tham luận này sẽ trình bày về mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của Phật giáo, và hiện trạng Phật giáo Việt Nam trước khi nói đến mục tiêu của Giáo dục Phật
31/12/2012(Xem: 7204)
Việc điều trị tâm là thiết yếu, vì nếu không thì các vấn đề bất ổn của chúng ta, vốn không có điểm khởi đầu, sẽ không bao giờ chấm dứt. Chúng ta có thể dùng thuốc hay các phương thức bên ngoài khác để chữa lành một căn bệnh nào đó, nhưng bệnh sẽ tái phát nếu chúng ta không điều trị tâm. Nếu không điều trị Tâm thì luôn luôn có nguy cơ là ta sẽ lại tạo ra nguyên nhân của bệnh, chúng ta sẽ tái diễn các hành vi mà trước đây đã khiến cho cơ thể chúng ta bị đau ốm. Và rồi chúng ta sẽ bị cùng căn bệnh đó trong các kiếp sau, hay thậm chí ngay trong kiếp này. Lama Zopa Rinpoche
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]