Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuông Vọng Đêm Trường

24/12/201621:54(Xem: 5397)
Chuông Vọng Đêm Trường

Chuong hong chung (1)

Truyện ngắn

 

CHUÔNG VỌNG ĐÊM TRƯỜNG

 

 

            Chiều ngày hai mươi ba tháng Chạp, thằng Cầu lấm la lấm lét thập thò trước sân nhà thằng Kính, vào không dám vào mà đi cũng chẳng dám đi. Anh Tư của thằng Kính từ đồng về nhà tình cờ bắt gặp, túm ngay cổ áo nó, gằn giọng:

- Rình mò cái gì ở đây hở mày?

Mặt xanh như tàu lá chuối non, thằng Cầu ấp a ấp úng:

- Em… em tìm… thằng Kính… Đâu có rình gì?

- Tìm nó, sao không kêu lên?

- Em… sợ bị… má anh la. Má anh không cho thằng Kính chơi với em… nhưng mà… em nhớ nó quá trời!

Anh Tư cười, buông bàn tay hộ pháp ra:

- Tội nghiệp ghê hén. Ai biểu mày ưa ăn cắp vặt, rủ rê bày vẽ cho thằng em tao “chôm chỉa” của hàng xóm, nên má tao mới cấm cản!

- Em tu rồi mà!

Bật cười, xoa đầu tóc thằng Cầu cho rối bời lên, anh Tư nói:

- Tu rồi hả? Mày mà tu rồi thì cả xóm này đêm ngủ khỏi cần đóng cửa cài then làm gì! Thôi được rồi, nếu mày đã biết ăn năn tu sửa thì không ai ngăn cản gì nữa đâu. Đứng đây chờ tao, tao vô nhà kêu thằng Kính ra cho!

… Đứng chờ chừng năm phút, từ trong nhà thằng Kính lấm la lấm lét chạy ra. Thằng Cầu mừng rỡ, túm tay thằng bạn chí cốt nói:

- Có chuyện quan trọng cần bàn với mày, nói ở đây luôn nhé?

Thằng Kính đảo mắt nhìn quanh dò xét, gật đầu:

- Nói luôn đi. Chuyện gì vậy?

Hạ giọng xuống, mặt mày lộ vẻ nghiêm trọng, thằng Cầu nói:

- Ba tao bệnh nặng quá, ho suốt ngày đêm, chiều hôm kia ho ra cả một cục máu thấy bắt ghê. Còn anh Hai tao thì… nằm liệt luôn trên giường từ ngày quyết tâm cai nghiện xì ke ma tuý, giờ đang ngáp ngáp gần tiêu luôn rồi… Vậy mà nhà không có một xu cạo gió, chị Ba Hân bồ anh Hai có giúp ít tiền nhưng chỉ như gió vào gà trống thôi!

- Gió vào nhà trống. Chớ gà trống gì? Nhà trống, hiểu chưa?

- Vậy hả? Ờ… ờ… gió vào nhà trống. Bây giờ mày giúp tao đi!

- Giúp mày hả? Giúp đi chôm chỉa như mọi lần hả?

- Suỵt… nói nhỏ nhỏ. Giúp tao một lần này nữa thôi. Xong vụ này rồi, tao hứa với mày, thề độc với mày là tao tu luôn!

- Trời trời… má tao đã hăm rồi, anh Tư tao cũng dọa rồi, vậy mà mày không sợ, bây giờ còn rủ tao đi “chôm chỉa” nữa sao?

- Nhưng mà… tao không rủ mày đi “chôm chỉa” đồ nhà hàng xóm đâu, cũng không "chà đồ nhôm, chôm đồ nhà" như mấy bữa…

- Vậy chớ “chôm chỉa” ở đâu?

- Ở … chùa.

- Ở chùa? - Thằng Kính trợn mắt ếch-Vô chùa ăn trộm hả?

- Không còn chỗ nào khác. Tao nghiên cứu kỹ rồi. chỉ còn cửa đó là ngon ăn thôi, rất dễ dàng thò tay bốc lủm!

- Dễ dàng hả? Dễ dàng thì mày đi một mình đi, rủ thêm tao làm gì?

- Không, ý tao muốn nói… dễ dàng khi có hai đứa cùng làm. Có một mình tao thì vô cùng khó khăn gian khổ…

- Nhưng mà… mày tính ăn trộm chùa nào? Chùa thầy Thiện Giác ở mé sông, hay là chùa của sư bà Diệu Linh?

- À ừm… hai cái chùa đó có nuôi chó, nuôi ngỗng, sư thầy ở trỏng rất đông, rất khó xâm nhập, rất dễ lộ tẩy…

- Chớ mày định vào chùa nào nữa? Xã mình có hai cái chùa đó chớ mấy? Bộ mày tính… mày tính… qua bên kia sông hả?

- Đúng rồi. Qua bên kia sông. Chùa Linh Thứu đó mà!

- Ôi mẹ ơi… không được đâu. Hết chỗ chơi lại nhè ngay cái chùa của sư Kiến Tánh… coi chừng bị hộ pháp long thần vặn cho quẹo cổ, bẻ cho quặt cẳng què giò đó, thằng khùng!

- Tầm bậy. Long thần hộ pháp chốn thiền môn đâu có ác vậy?

- Bộ mày không nghe người ta đồn ầm lên về những chuyện kỳ bí linh thiêng ở chùa này sao? Mới tháng trước có thằng ăn trộm vào chùa lúc nửa đêm, sư thầy ngủ say không biết gì nữa, nó lẻn lên chánh điện, không bợ gì quý báu, lại bợ nguyên một chồng kinh Đại Tạng hay Địa Tạng gì đó, đến mười cuốn dầy cộm khổ lớn, rồi cứ đi lòng vòng quanh chánh điện từ khuya cho tới mờ sáng, đến giờ sư thầy công phu thì bị phát giác. Hỏi mày, ai dắt thằng đó đi vậy?

- Tao có nghe kể chuyện này rồi, chỉ là đồn đại thôi, làm gì có chuyện hoang đường thần thoại đó mà mày tin? Chẳng qua vì… chùa quá rộng, mà chỉ có một mình sư thầy với bà già nấu bếp, coi ngó không xuể nên sư thầy mới phao tin lên để hù ma nhát khỉ mấy thằng nào yếu bóng vía đó mà!

- Ờ hén, mày nói cũng có lý. Chắc là tin đồn xạo rồi. Nhưng mà, mày định vào chùa Linh Thứu để “chôm chỉa” thứ gì?

- Chậu cảnh. Nhiều lắm, toàn là chậu cảnh quý hiếm, đẹp cực kỳ, và rất đắt tiền, lại để ở ngoài sân rất dễ lấy. Chỉ cần một đứa nhảy vào trong, bưng ra hàng rào, chuyền cho đứa đứng ngoài ôm mà chạy đi giấu. Sau đó quay lại làm tiếp chậu thứ hai, ba, bốn, năm…

- Tao… tao nghe mày nói sao dễ dàng trơn tru quá. Thôi được, bây giờ tao giao ước trước với mày, tao chỉ giúp mày di chuyển chậu cảnh đi giấu thôi. Còn chuyện đem đi bán là chuyện của mày, tao không biết tới, có gì mày không được khai tên tao ra…

- Được, tao hứa. Tao chỉ cần mày giúp một tay, nhiêu đó thôi!

- Tao sẽ vào trong cùng mày cho vui, đỡ sợ. Đồng ý không?

- Tuyệt cú mèo. Mày đúng là bạn tốt của tao. Vậy thì… tối nay hẹn gặp nhau ở ngoài sân banh, lúc 10 giờ, được không?

- Được. Nhưng mà… mày đã thăm dò tình hình trong chùa chưa?

- Rồi. Hồi hôm kia tao có vào chùa chơi, giả bộ xin cơm ăn, thấy chùa cũng chỉ có hai người, sư thầy trú trì và bà già nấu bếp dì ruột của thầy. Tao đã nhắm trước mấy chậu hoa sứ, xương rồng đang trổ hoa rồi, hỏi giá ở gian hàng hoa Tết của lão Tộ dưới thị trấn luôn rồi, lão chịu mua ngay với giá cao…

- Vậy thì xong. Mày về đi, tối gặp lại!

Thằng Cầu mừng rỡ, tung tăng bước về nhà, trong đầu nó đang tính toán sẵn chuyện mang tiền về cho cha, cho anh nó trị bệnh để kịp khỏe mạnh mà đón năm mới đang bò lổn ngổn tới…

           … Khuya. Tối đen như mực. Tiếng côn trùng rỉ rả hòa cùng tiếng lá khô xào xạc trong gió lùa từng cơn qua vườn cây chốn già lam thanh tịnh. Hai thằng nhóc ngồi bên nhau ngoài hàng rào râm bụt um tùm, nín thở ngó nhau hội ý qua ánh sáng mập mờ của ngọn đèn từ trong điện Quán Thế Âm chiếu hắt ra yếu ớt. Cả hai đứa đều không lộ vẻ sợ sệt mà còn hứng thú ra phết, chúng cảm thấy như mình đang được đóng phim trinh thám, hay kinh dị nghẹt thở. Thằng Cầu hỏi thật nhỏ bên tai bạn đồng sự:

- Tao leo tường nhảy vào, mày ở ngoài chờ nghen?

- Ờ. Tường cao quá, chỉ có thể leo lên để vào trong vườn một đứa thôi. Tao sẽ làm thang cho mày trèo. Nghe rõ chưa?

- Nhưng mà… vào một mình thì sao tao chuyển chậu qua bức tường này cho mày được?

- Mình không đem dây thừng theo, ngu quá. Nhổ lấy cây, bỏ lại chậu thôi…

- Lỡ chết cây thì bán ai mua cho?

- Không chết đâu. Mày bứng lấy cả đất quăng ra ngoài này cho tao gom lại, rồi hai đứa ôm hết mà về, tìm miếng đất sau nhà mày chôn đỡ xuống, tưới nước nhiều vào, rồi từ từ tính chuyện đem đi bán cho lão Tộ. Làm vậy mới ổn, nghe rõ chưa?

- Rõ rồi. Tao phục mày sát đất luôn. Mày đúng là Khổng Minh giúp Lưu Bị, không có mày tao chẳng làm nên đại sự gì!

- Khổng Minh với Lưu Bị đâu có đi ăn trộm của chùa mà mày ví von, đồ ngốc khùng?

Hai thằng nhóc cười khúc khích, bắt tay nhau thật chặt. Thằng Kính bước lại đứng sát tường rong rêu, khum lưng lại, lấy gồng, dồn sức xuống hai chân cho trụ vững, để thằng bạn đồng sự nhảy phóc lên, bám tường mà trèo lên. Im ắng đến lạ thường. Đưa mắt nhìn xuyên qua bóng tối mịt mờ quanh vườn, thằng Cầu hít một hơi thật sâu, rồi nhảy xuống vườn bên trong chùa nghe cái "phịch". Nó vừa mới lồm cồm đứng dậy, bỗng một luồng sáng của đèn pin chiếu thẳng vào mặt nó. Toàn thân bủn rủn, thằng Cầu cảm thấy như đất vừa lún, trời vừa sập dưới chân và trên đầu mình, nó đứng cứng đờ như khúc cây khô vô hồn thất vía. Người đang cầm đèn pin rọi vào nó đang bước lại từng bước thật nhẹ nhàng, cứ như lướt hỏng trên mặt đất vậy. Thằng Cầu kêu trời trong bụng khi nhận ra đó là sư thầy trú trì. Gần sát bên nó, sư Kiến Tánh bật đèn pin lên một lần nữa, rọi từ đầu tới chân vị khách không mời mà đến lúc khuya hôm, rồi cười lên ha hả:

- Tuyệt vời. Rõ ràng là hộ pháp linh thiêng phái người đến chùa đúng lúc để giúp đỡ cho ta một tay đây!

Rồi không đợi thằng Cầu nói năng thưa thốt gì, sư thầy nắm lấy cánh tay nó mà dắt đi vào giữa sân, đứng lại trước điện Quán Thế Âm trắng toát uy nghi. Thằng Cầu định mở miệng van xin, chợt nghe sư thầy nói nhỏ nhẹ:

- Ta đang mất ngủ, không biết làm gì, bèn ra đây định xê dịch bài trí lại mấy chậu cây cảnh, nhưng cái chậu mai này quá nặng làm ta nhích đi cũng chẳng được, đang không biết phải làm sao thì có con như trên trời rơi xuống, thiệt là may mắn!

Ngơ ngơ ngác ngác không biết nói sao, thằng Cầu chỉ còn nước "dạ dạ" lí nhí trong miệng. Sư thầy vỗ tay một cái, hô:

- Nào, ta cùng xê cái chậu mai tứ quý này qua bên kia. Rồi chuyển cái chậu bách tùng diệp qua lại bên này, vậy là xong!

Thằng Cầu cùng sư Kiến Tánh khum lưng gồng sức di dời mấy chậu cây kiểng, chỉ trong chớp nhoáng đã xong việc. Sư phủi tay, vỗ vào lưng nó, nói:

-         Vào trong uống nước, thầy thưởng cho lộc Phật về ăn!

Dứt lời, sư nắm tay dắt nó đi te te vào dãy nhà bên hông chánh điện. Sư rót nước mời nó uống, đem cả rổ trái cây to đùng ra mời nó ăn, gói cho nó một cái túi nhựa đựng đầy bánh tét, bánh in, mì gói, sữa đường… rồi lẳng lặng ngồi xuống ghế đối diện nhìn nó ăn chuối một cách trìu mến. Chờ nó ăn uống no cành xong, sư mới lên tiếng:

- Kể cho ta nghe hoàn cảnh gia đình của con đi!

Thằng Cầu quên béng thằng bạn đồng sự đang còn ở phía ngoài tường bên cổng tam quan, huyên thuyên kể hết chuyện mẹ mất, cha bệnh, anh nghiện ma túy đang thời kỳ cai bỏ… Sư nghe xong, thở dài một hơi thậm thượt, thò tay lục trong túi áo lôi ra một xấp tiền. Không đếm lại làm gì, sư trao hết qua cho nó, bảo:

- Sư thưởng cho con lộc của Tam Bảo, mang về mà phụ giúp cho cha, cho anh trong những ngày cuối năm này. Cầm lấy đi!

Thằng Cầu ứa nước mắt, run run đôi tay non nhận lấy quà tặng của sư trú trì. Sư tiễn nó ra, mở cổng cho nó bước khỏi chùa một cách đường hoàng, còn dặn dò:

- Giỏ xách hơi nặng, ráng xách về, đừng liệng giữa dòng lúc lội qua sông thì mang tội nghen con. Nếu có gì nguy cấp, con cứ lội sông qua đây, ta giúp được gì sẽ giúp cho!

Thằng Cầu dạ liên hồi, bước ra khỏi cổng tam quan, nhìn quanh quất chẳng thấy bóng dáng ai. Nó đi băng băng trong bóng tối về phía bờ sông, mới thấy thằng Kính từ trong lùm cây chạy ra. Chưa kịp nói gì, đã nghe "bạn vàng" cười một tràng khoái trá, hỏi:

- Gặp sư thầy Kiến Tánh phải không mày?

- Sao mày biết?

- Trúng mánh rồi phải không mày?

- Sao mày biết hay vậy?

- Khỏi cần ăn trộm cũng có tiền phải không mày?

- Í trời, sao… sao mày đoán ra hay vậy?

- Khi nào kẹt thì qua gặp sư cho nữa phải không mày?

- A… cái thằng này… bộ mày cũng lẻn vào trong chùa, nên nghe lén nhìn trộm được mọi việc xảy ra sao?

- Mày ngốc quá. Bộ mày không đoán ra được là chính tao đã qua đây báo hết mọi chuyện cho sư thầy biết trước rồi sao?

- Hả? Cái gì? Mày… mày…

- Tao muốn giúp mày khỏi mang tội ăn trộm, mà vẫn có tiền lo cho gia đình…

- Trời đất ạ… Hết biết mày luôn!

- Còn muốn ăn trộm ăn cắp nữa không?

- Không. Cạch tới già. Xin chừa, xin chừa!

Hai thằng nhóc ôm nhau, vừa cười vừa khóc bên bờ sông gió mát.

 Từ xa, tiếng đại hồng chung ngân vang vọng đến, thằng Cầu nghe như tiếng khuyên dạy nhắc nhở của sư thầy về ngũ giới tam quy…

 

 

           Tâm Không Vĩnh Hữu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 8912)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 10273)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
13/01/2012(Xem: 11048)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
13/01/2012(Xem: 8667)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
12/01/2012(Xem: 8639)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
12/01/2012(Xem: 11662)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
11/01/2012(Xem: 8709)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
09/01/2012(Xem: 13889)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
08/01/2012(Xem: 13660)
Lần đầu tiên, khi con trai tôi nói muốn đi tu, tôi rất ngạc nhiên. Đó là một buổi sáng chủ nhật, đầu xuân, khi chúng tôi như lệ thường đang trên đường đến thiền viện. Năm học mới sắp khai giảng, và nó sửa soạn vào lớp Ba. Khi đang đi với nhau, nó bỗng ngước lên nhìn tôi và nói: "Cha, làm ơn xin với Thầy dùm con". Đó là lần đầu tiên con trai tôi hỏi xin một điều gì giống như thế. Thường nó chẳng nói gì, trừ khi được hỏi đến. Mà hình như ý nghĩ muốn xuất gia không phải vừa chợt thoáng qua đầu nó. Tôi có cảm tưởng như nó đã nghiền ngẫm về điều đó một thời gian, và bây giờ mới nói ra.
07/01/2012(Xem: 9202)
Từ tháng 6-2012, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 20-3 làm ngày Quốc tế hạnh phúc. Năm 2014, lần đầu tiên ngày Quốc tế hạnh phúc được tổ chức ở Việt Nam với chủ đề "Yêu thương & chia sẻ". Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]