Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biết sử dụng lửa và.. biết soi gương

20/12/201619:32(Xem: 8431)
Biết sử dụng lửa và.. biết soi gương
 
Photo:
Namo Sakya Muni Buddha
Chấp thiện thì ác liền sanh
 
Ở Hy Lạp một dạo có phong trào giết người khủng khiếp! Tại sao? 
Vì người đạo ấy cho rằng mọi người không chịu theo kinh thánh để lên Thiên đường.
Sự thường, nếu ai không làm theo mình thì ghét. Nhưng chưa hẳn cái hiểu của mình là đúng, 
và khi cái mình cho là đúng là tốt mà kẻ khác không theo, thì coi như kẻ đó là kẻ "xấu số" 
sẽ bị cái "ác" đến với họ.
Nghĩ thiện, chấp thiện thì cái ác liền sanh. Nghĩ thương người nào thì muốn bảo vệ người ấy.
 Thấy người khác muốn hại người mình thương, liền có niệm phản đối (ác) 
và sẽ có ra hành động phản đối can thiệp bảo vệ.
Chấp cái thương, cái thiện là tai họa. 
Muốn làm thiện mà bị cản trở, thì trở nên bực, tâm ác theo đó mà sanh. 
Vậy, "không nghĩ thiện, không nghĩ ác là hơn tất cả".
 
Trong Cái Thật thì không thương, giận. Thương, giận thì không phải thật".
HT. Thích Thanh Từ
Photo:
Biết sử dụng lửa và biết soi gương
 
Ngày cô gái chuẩn bị về nhà chồng, cô đến đảnh lễ Phật và xin đôi lời dạy bảo.
Phật nói cô giữ gìn 2 điều:
Một là, đừng mang lửa từ nhà ra ngoài và cũng đừng mang lửa từ ngoài vào nhà. 
Hai là phải luôn soi gương. 
Cô gái không hiểu, xin Phật dạy rõ.
Phật bảo:
Thứ nhấtĐừng mang lửa từ nhà ra ngoài.
Nghĩa là đừng mang chuyện tốt xấu của gia đình mình đem nói bên ngoài,
 để người ngoài bình phẩm này kia...
- Cũng đừng mang lửa từ ngoài vào nhà.
Nghĩa là đừng mang chuyện tốt xấu nhà này, nhà khác về bàn luận trong nhà. 
Việc ngồi lê đôi mách gây nên những phiền phức không đáng có.
Thứ hai: Phải luôn soi gương.
Nghĩa là đừng nhìn những sẹo lỗi, đẹp xấu trên mặt người, 
mà phải luôn soi gương để nhìn sẹo lỗi của mình. 
Ở đây nghĩa sẹo lỗi đẹp xấu mang hàm ý về tính nết và cách sống của bản thân.
Cô gái hoan hỉ vô vàn, lễ Phật lui ra.
Photo:
Nếu Không Còn Ngày Mai! 
 
Giả dụ ngày mai.. tôi bỏ tôi
Dù bao mộng ước vẫn đầy vơi..
Tôi sẽ đi trong niềm thanh thản
Hay ngoảnh nhìn sau.. lệ tiếc đời ?
 
Giả dụ ngày mai phải tạ từ
Một đời gom góp những riêng tư..
Tôi mang theo tất, hay nhường lại 
Dẫu tận đáy lòng bao luyến lưu!
 
Giả dụ ngày mai.. tôi bỏ mình
Yên bình, phúc lạc với lời kinh.
Hay ra đi giữa  nghìn thương, hận.
Giữa những dằng co mé tử, sinh ?
 
Tôi biết ngày mai nếu vắng tôi
Vầng hồng vẫn rạng, vẫn mây trôi.
Vẫn tiếng trẻ thơ cười trong trẻo..
Tôi, nghĩa gì đâu giữa cuộc đời! 
 
Nếu thật ngày mai sẽ..  ngủ say
Thì nay tôi sống thế nào đây ?
Lời thương xin nói thay thù hận
Hay vẫn ngập lòng chuyện đắng cay ?
 
Tôi biết trần gian một giấc mơ
Mà vẫn tranh giành đến xác xơ.
Cố vớt trăng vàng trên bến mộng
Mấy độ trầm luân.. tiếp dại khờ.
 
Ví dụ ngày mai tôi bước xa
Bàn tay quen nắm có buông ra?
-  Còn hơn thiên hạ từng câu nói.
Bao nỗi căm hờn quên , thứ tha ?
 
- Nếu thật ngày mai tôi bỏ đời
Chiều nay ngồi nhẹ ngắm mây trôi,
Niềm thương xin gửi cùng đây đó..
Nguyện chỉ mang theo những nụ cười.
 
Tôi như đã đến, chưa từng đến
Thì đời đâu rớt lệ chia phôi ?
Hôm nao gặp gỡ .. chưa từng hẹn
Đi, chẳng ai chờ , có thế thôi ! 
Thích Tánh Tuệ - Như Nhiên
 
Photo:
blank
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 10741)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng’ chẳng hạn như:"Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay:"Nó hư, vì khôn gbiết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng"tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt_Sữa là trừ, mà nuôi là cộng; tu có tánh cách tiêu cực, dưỡng tánh có tánh cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối nầy đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với cái tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn: bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn: đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời: đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái,
08/04/2013(Xem: 10236)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
06/04/2013(Xem: 9878)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
05/04/2013(Xem: 5546)
Hẳn bạn hay chú trọng những chuyện đưa tới sai lầm trong đời, hay ít nhất những gì xảy ra không như ý muốn. Dù khổ đau cứ tái diễn chúng ta vẫn phải tiếp tục phấn đấu vượt qua để đạt tới hạnh phúc và theo đuổi chúng ngay khi ta nghĩ tới.
05/04/2013(Xem: 7717)
Đức Phật là một đấng đại Từ Bi, Ngài xem tất cả chúng sinh mọi loài như con một. Lòng yêu thương chúng sinh của Đức Phật trong Kinh Lăng Nghiêm có nói, như mẹ thương con, chỉ mong làm sao cho con mình được hết tất cả khó và hưởng tất cả vui, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói ...
04/04/2013(Xem: 6686)
Không nghĩ thiện, không nghĩ ác” “Không nghĩ thiện không nghĩ ác” không phải là không có thiện không có ác. Có thiện có ác quá đi chứ! Nếu không sao bảo “Chư ác mạc tác – Chúng thiện phụng hành” (Chớ làm điều ác – Hãy làm điều thiện)?
04/04/2013(Xem: 4979)
Hoằng pháp là một công tác quan trọng để con người thấm thuần chánh pháp, giác ngộ giáo lý của chư Phật. Đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo, ngài cũng nghĩ đến việc hoằng pháp trước tiên, chính vì thế nên Ngài thành lập Giáo hội Tăng già để chư Tăng lên đường hoằng dương chánh pháp.
04/04/2013(Xem: 5883)
Có một cô thiếu nữ người Pháp, sinh ra ở một tỉnh cách làng Hồng độ chừng hai trăm cây số. Khi lớn lên, tới 19 tuổi, cô bỏ gia đình, bỏ nước Pháp, đi sang nước Anh để sinh sống. Người thiếu nữ Pháp đó giận mẹ, giận gia đình, giận luôn cả tổ quốc. Cô sang bên Anh sống như vậy luôn hai mươi năm.
04/04/2013(Xem: 8557)
Hôm nay là ngày sám hối lệ. Tất cả các Phật tử đến đây tụng kinh, nghe thuyết pháp và hành thiền. Đây là chương trình tu học mỗi tháng hai kỳ vào ngày 14 và 29 Âm lịch cho cư sĩ. Những bậc xuất gia có 2 ngày là 15 và 30 hàng tháng để làm lễ sám hối.
03/04/2013(Xem: 7530)
Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]