Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mời xem bài phỏng vấn Cát Tường Quân-Huế

12/12/201608:53(Xem: 7060)
Mời xem bài phỏng vấn Cát Tường Quân-Huế

 Mời xem bài phỏng vấn Cát Tường Quân-Huế

 IMG_7318-2

Thưa bà, lâu nay ít thấy bà “xuất hiện” trên mặt báo, phải chăng bà đang có dự án mới?

Tạ Thị Ngọc Thảo (TTNT): Đúng, hơn nửa năm nay tôi ít “xuất hiện” trên mặt báo là vì những đề tài tôi quan tâm, nghiên cứu và viết ra đã gởi thẳng đến “địa chỉ” nơi nhận. Và tôi cũng nhận được phản hồi tích cực, vì nơi gởi và nơi nhận cùng trăn trở một mối lo “sau khi du lịch biển và đánh bắt không còn là thế mạnh thì làm sao để chuyển đổi ngành nghề cho bà con các tỉnh miền Trung”? Rồi hai bên cùng bàn cách “làm như thế nào!”. Chúng ta đều biết, có những việc nhờ báo chí đưa duyên, nhưng có những việc làm trước nói sau; cho chắc (cười).

Cát Tường Quân (CTQ) vẫn hoạt động tốt chứ? Bà có thể vui lòng nói sơ qua về hoạt động du lịch của CTQ hiện nay?

TTNT: Tôi là dân bất động sản, bước qua lĩnh vực dịch vụ du lịch là vừa làm vừa học; quả là tôi và cộng sự học được rất nhiều từ bè bạn khắp năm châu. Ông tổ của ngành du lịch nói “làm du lịch là người lịch lãm phục vụ cho người lịch lãm”. Vì vậy, điều đầu tiên là CTQ học làm người lịch lãm. Học từ đâu? Dạ thưa, học từ những du khách lịch lãm của CTQ.

Có lẽ nhờ chịu khó học mà hiện nay, có nhiều hãng du lịch, như hãng của Pháp, Bỉ và Đức, đã ký hợp đồng với chúng tôi đưa khách qua CTQ định kỳ mỗi tháng.

Bà có thể cụ thể hơn về người phục vụ lịch lãm?

TTNT: Nếu ta để ý sẽ nhận ra, thao tác của những người phục vụ bàn chuyên nghiệp như: chào đón, đi lại, bưng khay, rót rượu, tiếp thức ăn,... như một vũ công ba lê. Còn giám đốc điều hành dịch vụ du lịch khi xuất hiện trước “thượng đế”, thân thể luôn thơm tho, áo quần luôn tươm tất, lưng thẳng, chân thẳng, đầu thẳng. Và đặc biệt khi “thượng đế” yêu cầu, thì từ miệng người phục vụ du lịch lịch lãm chỉ có một từ “yes” (không có từ “no”) kèm theo nụ cười làm khách an tâm và hài lòng. Lịch lãm trong ngành du lịch còn thể hiện qua hiểu sâu, biết rộng nhiều lĩnh vực để đáp ứng những câu hỏi nhiều đề tài của du khách.

Bà đã từng tiếp xúc với những người trong ngành du lịch chưa đủ lịch lãm chưa ạ?

TTNT: Tôi nghĩ rằng người làm du lịch là bộ mặt của Quốc gia, vì vậy nếu chưa lịch lãm thì phải học, nếu không chịu học thì đừng làm nghề du lịch. Chúng ta chỉ có thể làm cho bộ mặt đẹp lên chứ không được làm cho nó xấu đi. Người trong ngành du lịch đang giao tiếp với du khách mà hút thuốc, nhai kẹo cao su, hoặc ngậm cây tăm xỉa răng là không lịch lãm. Hướng dẫn viên du lịch mà áo quần không tươm tất, thân thể chưa sạch sẽ, miệng nách chưa thơm tho, đứng nói chuyện với khách chân trên, chân dưới, lưng gù, vai gập, miệng thiếu nụ cười, gương mặt thiếu thân thiện, đối đãi với khách thiếu chân thành, phục vụ khách chưa hết lòng, nói năng thiếu lịch sự là, chưa lịch lãm.

Tôi đã từng gặp những người chưa lịch lãm, nhưng cũng may là, không nhiều. 

Bà thấy thế nào về phân khúc các dịch vụ du lịch cho khách du lịch hạng sang? khi vùng trung tâm TP. Huế có quá ít những dịch vụ như thế này, trong lúc Laguna ở xa?

TTNT: Tôi nghĩ, muốn đón khách sang, không chỉ có cơ sở vật chất sang mà chúng ta còn phải chuẩn bị kiến thức để hầu chuyện với khách sang. Vì cơ sở vật chất sang thì nhiều nơi có, thậm chí nước họ còn sang hơn nước mình.

Khái niệm xa và gần trong du lịch cũng vô cùng. Có nơi gần trung tâm thành phố nhưng không níu chân được khách. Có nơi xa nhưng khách vẫn nườm nượp kéo đến. Vì vậy, chúng ta phải dựa trên sự đặc thù, độc đáo, khác biệt của quốc gia, địa phương, vùng, miền mà xây dựng sản phẩm du lịch. Có như vậy du khách tìm tới khám phá, chiêm ngưỡng và tận hưởng.
IMG_7319-2

Theo bà, nên đầu tư vào lĩnh vực này như thế nào để thu hút khách du lịch VIP.

TTNT: Khái niệm thế nào là khách VIP? Thôi thì xin kể một câu chuyện thực tế. Mới hôm qua có chủ hãng Công ty lữ hành lớn thứ ba Âu châu mua dịch vụ “Hỷ lạc thân tâm” của CTQ nhưng thật ra là nhằm khảo sát để thiết kế tour đưa khách về Huế. Những vị chủ hãng này đến với CTQ bằng... những chiếc xe đạp! Họ ăn mặc đơn giản, tác phong nhanh nhẹn, cặp mắt tinh anh. Khách chăm chú từng chi tiết khắc họa trên kèo cột nhà Rường, rồi hỏi: “nhà Rường Việt Nam khác nhà Rường Nhật Bản và Trung Hoa như thế nào?”. Khách lại đặt câu hỏi về triết lý sống “Cư trần lạc đạo” (ở đời vui với đạo) của Vua Trần Nhân Tông mà CTQ treo trong gian nhà chính. Khi được giải thích, khách hỏi tiếp về Châu Ô, Châu Rí và Công chúa Huyền Trân. Khi thấy bức tượng Nhị Tổ Huệ Khả đứng trong vườn CTQ khách dừng lại quan sát thật lâu, chụp ảnh, rồi hỏi sâu về lịch sử Thiền tông. Sau khi lắng nghe một cách chăm chú khách lại hỏi: “Tại sao người tu đạo Phật mặc áo khác nhau, áo đỏ, áo vàng, áo nâu, áo lam?”. Khi ăn, khách hỏi món ăn làm từ nguyên liệu gì, nguồn gốc ở đâu, chế biến ra sao; rồi khách ngồi ăn chậm rãi khoan thai từ tốn.

Khi chào về, khách nói, đất nước và con người Việt Nam của các bạn có chiều sâu lịch sử, văn hóa, kiến trúc, ẩm thực; đúng với nhu cầu khách VIP của hãng chúng tôi.

Nghĩa là những câu khách hỏi, những điều khách thắc mắc CTQ phải trả lời?

TTNT: Dạ đúng ạ,

Gần đây, thị trường kinh doanh các sản phẩm du lịch có vẻ như có nhiều biến động do ảnh hưởng của tăng giá ngoại tệ, Bà có nghĩ thế không?

TTNT: Cho đến thời điểm này biến động về tỷ giá ngoại tệ và giá vàng chưa ảnh hưởng đến thị trường du lịch, vì nhiều nguyên nhân. Một là, ngành du lịch trong nước và thế giới thường cam kết với nhau giá dịch vụ trước một năm. Bây giờ là những tháng cuối năm 2016 các hãng du lịch đã cam kết với nhau giá dịch vụ của năm 2017. Do vậy, tăng giảm giá cả thường nằm trong biên độ cộng-trừ cam kết.

Hai là, những tháng cuối năm nhà nước và doanh nghiệp đều cần ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, do vậy theo quy luật cung-cầu thì giá ngoại tệ tăng. Nhưng với nguồn dự trữ ngoại tệ của NHNN tôi nghĩ Nhà nước sẽ can thiệp đúng lúc và tỉ giá ngoại tệ sẽ ổn định trở lại.

 

Cám ơn bà về cuộc trao đổi thú vị này...

 

_________________

 

Bài đã đăng Báo Thừa Thiên Huế cuối tuần 10-12-2016

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2013(Xem: 6809)
Mục tiêu của Phật giáo là đưa mọi người đến chỗ giải thoát tối hậu, nhưng giáo pháp của Đức Phật có phân biệt từng trường hợp, từng hoàn cảnh, tùy theo căn cơ của từng chúng sinh mà hướng dẫn từng cá nhân đi theo những con đường nhanh hay chậm, trực tiếp hay gián tiếp. Để nêu ra được những mục tiêu cụ thể và thực tiễn cho Giáo dục Phật giáo Việt Nam, điều tất yếu là phải duyệt lại những mục tiêu của giáo dục và mục tiêu của Phật giáo nói chung, ngoài ra phải có một cái nhìn tổng quát về hiện trạng của Phật giáo Việt Nam. Thật vậy, chỉ có thể căn cứ trên mục tiêu căn bản của giáo dục và của Phật giáo, s au đó, các nhà nghiên cứu mới có thể xác lập được những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, những mục cơ bản và mục tiêu dẫn xuất của giáo dục Phật giáo Việt Nam, xuất phát từ tình trạng của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Do đó, bản tham luận này sẽ trình bày về mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của Phật giáo, và hiện trạng Phật giáo Việt Nam trước khi nói đến mục tiêu của Giáo dục Phật
31/12/2012(Xem: 6611)
Việc điều trị tâm là thiết yếu, vì nếu không thì các vấn đề bất ổn của chúng ta, vốn không có điểm khởi đầu, sẽ không bao giờ chấm dứt. Chúng ta có thể dùng thuốc hay các phương thức bên ngoài khác để chữa lành một căn bệnh nào đó, nhưng bệnh sẽ tái phát nếu chúng ta không điều trị tâm. Nếu không điều trị Tâm thì luôn luôn có nguy cơ là ta sẽ lại tạo ra nguyên nhân của bệnh, chúng ta sẽ tái diễn các hành vi mà trước đây đã khiến cho cơ thể chúng ta bị đau ốm. Và rồi chúng ta sẽ bị cùng căn bệnh đó trong các kiếp sau, hay thậm chí ngay trong kiếp này. Lama Zopa Rinpoche
27/12/2012(Xem: 8933)
Cấu trúc củaMười điều tâm niệm gồm ba phần: - Phần một,mô tả về mười nghịch cảnh với các đối tượng và cách đối trị để tất cả hành giảphải giữ chánh niệm và tỉnh thức, nhằm thấy được “mặt mũi” của chúng, nguyênnhân và cách thức đối trị. - Phần hailà giải pháp đối trị, tìm đối tượng có tính đối lập ở mức độ cao nhất hay hơn đểtừ vế A của hiện thực khổ đau, ta có được vế B của tâm linh như là kết quả tấtyếu của sự hành trì. - Phần ba làphần khuyến tu như tựa đề chung của tác phẩm Bảo vương tam muội niệm Phật trựcchỉ, để giúp ta thấy rõ hiện tính vô thường như bản chất và quy luật của sựvật hiện tượng để từ đó ta không quá bận tâm về những đổi thay liên hệ đến bảnthân và tất cả những gì diễn ra xung quanh.
27/12/2012(Xem: 13099)
Không tách lìa hiện tướng và tánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
26/12/2012(Xem: 10250)
Người đời ai cũng muốn tìm cầu hạnh phúc, nên chạy đuổi theo tiền của, sắc đẹp, danh vọng, quyền thế, ăn uống và ngủ nghỉ… Họ lầm tưởng rằng sẽ được vui sướng lâu dài, nhưng cuối cùng vẫn phải gánh chịu nhiều đau khổ!
23/12/2012(Xem: 6696)
Chử Đồng Tử là người Phật tử Việt Nam đầu tiên. Ông sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Hưng Yên trong thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Một hôm, nhà cháy, chỉ còn chiếc khố hai cha con thay nhau mặc. Khi rời nhà, Chử Đồng Tử mặc khố và cha phải ở nhà, và ngược lại
19/12/2012(Xem: 11310)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôn và các loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
10/12/2012(Xem: 11538)
Nhạc phẩm “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn không phải từ đầu đến cuối đều có chất “Đạo nhập thế” được lồng ghép trong nhạc. Có câu, có đoạn, ý tưởng triết lý đạo Phật hiện rõ.
08/12/2012(Xem: 6385)
Bài này sẽ tập trung nói về đề tài, một vài cách tiếp cận các nguồn nghiên cứu Phật học Anh ngữ. Và qua đây, thử khảo sát một vài thắc mắc thường gặp. Đặc biệt, chúng ta sẽ dò tìm dấu tích Kinh Kim Cương, một kinh căn bản của Tổ Sư Thiền, trong Tạng Pali.
06/12/2012(Xem: 8299)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]