Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mời xem bài phỏng vấn Cát Tường Quân-Huế

12/12/201608:53(Xem: 7039)
Mời xem bài phỏng vấn Cát Tường Quân-Huế

 Mời xem bài phỏng vấn Cát Tường Quân-Huế

 IMG_7318-2

Thưa bà, lâu nay ít thấy bà “xuất hiện” trên mặt báo, phải chăng bà đang có dự án mới?

Tạ Thị Ngọc Thảo (TTNT): Đúng, hơn nửa năm nay tôi ít “xuất hiện” trên mặt báo là vì những đề tài tôi quan tâm, nghiên cứu và viết ra đã gởi thẳng đến “địa chỉ” nơi nhận. Và tôi cũng nhận được phản hồi tích cực, vì nơi gởi và nơi nhận cùng trăn trở một mối lo “sau khi du lịch biển và đánh bắt không còn là thế mạnh thì làm sao để chuyển đổi ngành nghề cho bà con các tỉnh miền Trung”? Rồi hai bên cùng bàn cách “làm như thế nào!”. Chúng ta đều biết, có những việc nhờ báo chí đưa duyên, nhưng có những việc làm trước nói sau; cho chắc (cười).

Cát Tường Quân (CTQ) vẫn hoạt động tốt chứ? Bà có thể vui lòng nói sơ qua về hoạt động du lịch của CTQ hiện nay?

TTNT: Tôi là dân bất động sản, bước qua lĩnh vực dịch vụ du lịch là vừa làm vừa học; quả là tôi và cộng sự học được rất nhiều từ bè bạn khắp năm châu. Ông tổ của ngành du lịch nói “làm du lịch là người lịch lãm phục vụ cho người lịch lãm”. Vì vậy, điều đầu tiên là CTQ học làm người lịch lãm. Học từ đâu? Dạ thưa, học từ những du khách lịch lãm của CTQ.

Có lẽ nhờ chịu khó học mà hiện nay, có nhiều hãng du lịch, như hãng của Pháp, Bỉ và Đức, đã ký hợp đồng với chúng tôi đưa khách qua CTQ định kỳ mỗi tháng.

Bà có thể cụ thể hơn về người phục vụ lịch lãm?

TTNT: Nếu ta để ý sẽ nhận ra, thao tác của những người phục vụ bàn chuyên nghiệp như: chào đón, đi lại, bưng khay, rót rượu, tiếp thức ăn,... như một vũ công ba lê. Còn giám đốc điều hành dịch vụ du lịch khi xuất hiện trước “thượng đế”, thân thể luôn thơm tho, áo quần luôn tươm tất, lưng thẳng, chân thẳng, đầu thẳng. Và đặc biệt khi “thượng đế” yêu cầu, thì từ miệng người phục vụ du lịch lịch lãm chỉ có một từ “yes” (không có từ “no”) kèm theo nụ cười làm khách an tâm và hài lòng. Lịch lãm trong ngành du lịch còn thể hiện qua hiểu sâu, biết rộng nhiều lĩnh vực để đáp ứng những câu hỏi nhiều đề tài của du khách.

Bà đã từng tiếp xúc với những người trong ngành du lịch chưa đủ lịch lãm chưa ạ?

TTNT: Tôi nghĩ rằng người làm du lịch là bộ mặt của Quốc gia, vì vậy nếu chưa lịch lãm thì phải học, nếu không chịu học thì đừng làm nghề du lịch. Chúng ta chỉ có thể làm cho bộ mặt đẹp lên chứ không được làm cho nó xấu đi. Người trong ngành du lịch đang giao tiếp với du khách mà hút thuốc, nhai kẹo cao su, hoặc ngậm cây tăm xỉa răng là không lịch lãm. Hướng dẫn viên du lịch mà áo quần không tươm tất, thân thể chưa sạch sẽ, miệng nách chưa thơm tho, đứng nói chuyện với khách chân trên, chân dưới, lưng gù, vai gập, miệng thiếu nụ cười, gương mặt thiếu thân thiện, đối đãi với khách thiếu chân thành, phục vụ khách chưa hết lòng, nói năng thiếu lịch sự là, chưa lịch lãm.

Tôi đã từng gặp những người chưa lịch lãm, nhưng cũng may là, không nhiều. 

Bà thấy thế nào về phân khúc các dịch vụ du lịch cho khách du lịch hạng sang? khi vùng trung tâm TP. Huế có quá ít những dịch vụ như thế này, trong lúc Laguna ở xa?

TTNT: Tôi nghĩ, muốn đón khách sang, không chỉ có cơ sở vật chất sang mà chúng ta còn phải chuẩn bị kiến thức để hầu chuyện với khách sang. Vì cơ sở vật chất sang thì nhiều nơi có, thậm chí nước họ còn sang hơn nước mình.

Khái niệm xa và gần trong du lịch cũng vô cùng. Có nơi gần trung tâm thành phố nhưng không níu chân được khách. Có nơi xa nhưng khách vẫn nườm nượp kéo đến. Vì vậy, chúng ta phải dựa trên sự đặc thù, độc đáo, khác biệt của quốc gia, địa phương, vùng, miền mà xây dựng sản phẩm du lịch. Có như vậy du khách tìm tới khám phá, chiêm ngưỡng và tận hưởng.
IMG_7319-2

Theo bà, nên đầu tư vào lĩnh vực này như thế nào để thu hút khách du lịch VIP.

TTNT: Khái niệm thế nào là khách VIP? Thôi thì xin kể một câu chuyện thực tế. Mới hôm qua có chủ hãng Công ty lữ hành lớn thứ ba Âu châu mua dịch vụ “Hỷ lạc thân tâm” của CTQ nhưng thật ra là nhằm khảo sát để thiết kế tour đưa khách về Huế. Những vị chủ hãng này đến với CTQ bằng... những chiếc xe đạp! Họ ăn mặc đơn giản, tác phong nhanh nhẹn, cặp mắt tinh anh. Khách chăm chú từng chi tiết khắc họa trên kèo cột nhà Rường, rồi hỏi: “nhà Rường Việt Nam khác nhà Rường Nhật Bản và Trung Hoa như thế nào?”. Khách lại đặt câu hỏi về triết lý sống “Cư trần lạc đạo” (ở đời vui với đạo) của Vua Trần Nhân Tông mà CTQ treo trong gian nhà chính. Khi được giải thích, khách hỏi tiếp về Châu Ô, Châu Rí và Công chúa Huyền Trân. Khi thấy bức tượng Nhị Tổ Huệ Khả đứng trong vườn CTQ khách dừng lại quan sát thật lâu, chụp ảnh, rồi hỏi sâu về lịch sử Thiền tông. Sau khi lắng nghe một cách chăm chú khách lại hỏi: “Tại sao người tu đạo Phật mặc áo khác nhau, áo đỏ, áo vàng, áo nâu, áo lam?”. Khi ăn, khách hỏi món ăn làm từ nguyên liệu gì, nguồn gốc ở đâu, chế biến ra sao; rồi khách ngồi ăn chậm rãi khoan thai từ tốn.

Khi chào về, khách nói, đất nước và con người Việt Nam của các bạn có chiều sâu lịch sử, văn hóa, kiến trúc, ẩm thực; đúng với nhu cầu khách VIP của hãng chúng tôi.

Nghĩa là những câu khách hỏi, những điều khách thắc mắc CTQ phải trả lời?

TTNT: Dạ đúng ạ,

Gần đây, thị trường kinh doanh các sản phẩm du lịch có vẻ như có nhiều biến động do ảnh hưởng của tăng giá ngoại tệ, Bà có nghĩ thế không?

TTNT: Cho đến thời điểm này biến động về tỷ giá ngoại tệ và giá vàng chưa ảnh hưởng đến thị trường du lịch, vì nhiều nguyên nhân. Một là, ngành du lịch trong nước và thế giới thường cam kết với nhau giá dịch vụ trước một năm. Bây giờ là những tháng cuối năm 2016 các hãng du lịch đã cam kết với nhau giá dịch vụ của năm 2017. Do vậy, tăng giảm giá cả thường nằm trong biên độ cộng-trừ cam kết.

Hai là, những tháng cuối năm nhà nước và doanh nghiệp đều cần ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, do vậy theo quy luật cung-cầu thì giá ngoại tệ tăng. Nhưng với nguồn dự trữ ngoại tệ của NHNN tôi nghĩ Nhà nước sẽ can thiệp đúng lúc và tỉ giá ngoại tệ sẽ ổn định trở lại.

 

Cám ơn bà về cuộc trao đổi thú vị này...

 

_________________

 

Bài đã đăng Báo Thừa Thiên Huế cuối tuần 10-12-2016

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2014(Xem: 21328)
Đây là một trong những câu hỏi mà phóng viên tờ Mandala đã phỏng vấn bác sĩ Alan Molloy, một thành viên lâu năm của Viện Phật học Tara ở tiểu bang Melbourne, Úc, một người đã chứng kiến sự phát triển của đạo Phật tại quốc gia này từ cuối thập niên bảy mươi đến nay.
20/10/2014(Xem: 7313)
Là tín đồ Phật giáo từ năm mười bảy tuổi, đạo hữu luật sư Christmas Humphreys (1901-1983) không thuộc bất cứ một giáo phái nào của Phật giáo. Ông tin vào Phật giáo thế giới, và ông nghĩ rằng: “chỉ trong sự phối hợp của tất cả các tông phái người ta mới có thể thấy trọn vẹn sự vĩ đại của tư tưởng Phật giáo” (only in a combination of all schools can the full grandeur of Buddhist thought be found). Để làm cho quan điểm của mình được Phật tử trên thế giới chấp nhận, ông đã trình bày Mười hai nguyên tắc của Phật giáo (Twelve Principles of Buddhism) nổi tiếng của mình vào năm 1945, được dịch ra 14 thứ tiếng và được nhiều tông phái Phật giáo trên thế giới chấp nhận. Mười hai nguyên tắc ấy có điều giống với Mười Bốn Nguyên Tắc của Đại Tá Olcott giới thiệu trong tác phẩm Phật pháp vấn đáp (Buddhist Catechism) của ông, được xuất bản vào cuối thế kỷ thứ 19.
17/10/2014(Xem: 6905)
Bài viết “Phật trên hè phố Oakland” của nhà báo Trần Khải, tiếp tục được tải truyền rộng rãi trên các website. Bài viết ghi lại đại cương sự kiện phóng viên Chip Johnson kể lại trên báo SFGate.com về một pho tượng Phật đã đem lại sự bình an, sạch sẽ cho một khu phố nhiều tội ác và rác rưởi trước đây. Chi tiết đặc biệt đã thu hút người đọc, là pho tượng Phật Thích Ca bằng đá, chỉ cao khoảng 2 feet, được đặt ở góc đường 11 và đường 19, trong khu Eastlake, thành phố Oakland , là do một người vô thần, tình cờ nhìn thấy tại một tiệm bán vật liệu xây cất.
16/10/2014(Xem: 13785)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đại mà con người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh. Tuy nhiên theo lời Phật dạy, Phật từ tâm, tâm sinh Phật, để đưa đến giải thoát giác ngộ. Do đó nếu đã là Phật tử rồi thì nhất định phải tin lời Phật dạy, hơn nữa Kinh Hoa Nghiêm còn nói: “niềm tin là mẹ của công đức”.
14/10/2014(Xem: 8850)
Bạn chưa từng ghé thăm mà không gọi trước. Vậy mà lần này, mở cửa, chưa nhìn thấy người đã thấy hoa và trái. Mấy bó cúc đại đóa vàng tươi che kín mặt, chưa đủ, tay kia còn chĩu nặng một giỏ, vừa hồng dòn, vừa soài xanh, mận chín. Tôi toan đỡ một thứ, bạn đã bước nhanh qua cửa, đi thẳng vào bếp, đặt quà xuống, và líu lo: - Hên ghê, mình vừa đến tiệm là xe chở hoa và trái cây phân phối các chợ cũng vừa tới. Xem này, thiệt là tươi. Mình mua ngay. Khách hàng đầu tiên đấy!
14/10/2014(Xem: 8153)
Con đường ấy, khởi bước, ngỡ không mấy khó và chắc cũng chẳng có chi dài, vì nương theo sự chỉ bảo của các vị Đạo Sư, các bậc thiện tri thức giảng giải lời Phật dạy, thì sự giải thoát, giác ngộ có bao xa! Tùy căn cơ người nghe, lời giảng dạy chỉ gom về một mối, là muôn kinh, vạn kệ, hằng hà pháp môn cũng chỉ để giúp ta nhận ra, rằng mỗi chúng sanh đều có Phật Tánh sáng chói như nhau, nhưng nếu không thấy, chỉ bởi vô minh che lấp mà thôi. Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”.
14/10/2014(Xem: 8449)
Mỗi tuần, tôi có một ngày để làm hai việc tuyệt vời. Đó là, thứ nhất: làm thinh, thứ hai: không làm gì cả! Hôm nay đang là phút giây tuyệt vời đó. Sau những ngày lạnh bất thường, nắng sáng nay rất đẹp, vàng óng và ấm áp. Cây cỏ hoa lá rộ lên niềm vui. Mọi cánh cửa mở rộng để nắng ghé vào, mang hương thơm của đất trời chuyển hóa. Không mùi hương nhân tạo nào so sánh được với hương gió núi mây ngàn. Ít nhất, chủ quan tôi như thế.
14/10/2014(Xem: 7271)
Từ Tào-Khê tịnh thất lên ngôi chùa hoang vắng nằm sâu trong rừng thông miền đông bắc Hoa Kỳ, hành trang tôi đã nhẹ. Rồi từ ngôi chùa hoang vắng đó về lại tịnh thất, hành trang lại càng nhẹ tênh! Cái giầu có nhất trong gia tài tôi, chỉ là kinh và sách, nhưng sau chuyến “lên rừng độc cư”, nay từ ba kệ lớn, chỉ còn một kệ nhỏ, khi thực hiện lời phát nguyện “Tặng hết những gì có, tới những ai ngỏ lời xin” (trừ những cuốn có chữ ký và thủ bút của Thầy Tuệ Sỹ)
13/10/2014(Xem: 8364)
Tôi lặng người nhìn bức hình Tuệ Sỹ, vẫn gương mặt xương xẩu, vẫn đôi má lỏm sâu, vẫn cặp mắt rực sáng, vẫn gầy còm, chỉ là tóc đã bạc màu, y vàng nghiêm trang, kính cẩn cầm ba nén hương to, quì trước bàn thờ với bức ảnh hiền từ với nụ cười an lạc của Ôn. Ai nghe tin Ôn thị tịch cũng xúc động, cũng phải bái lễ, thọ tang. Thấy Thầy Như Minh từ Los cũng bay về, gương mặt buồn rầu như đang khóc tang. Chú cũng thuộc hàng hậu học, cũng tôn kính Ôn là bậc trưởng thượng, có gì lạ đâu. Chẳng có gì đặc biệt. Nhưng nếu có ai để ý, từ sau 1973, Chú không hề đặt chân lần nào nữa đến Vạn Hạnh, bấy giờ đã dọn về đường Trương Minh Giảng, chỉ trụ ở Già Lam, trên lầu, chia phòng với chú Dũng,[1] thì mới có thể hiểu được ý nghĩa của tấm hình này.
13/10/2014(Xem: 10445)
Vào ngày 21 tháng Chín, đông đảo công dân từ khắp nơi trên nước Mỹ, và từ nhiều vùng đất khác, sẽ được hội tụ về thành phố New York tham gia vào cuộc diễu hành về sự biến đổi Khí hậu (The People’s Climate March), đây được cho là cuộc diễu hành vì khí hậu lớn nhất trong lịch sử. Cơ hội trực tiếp cho cuộc diễu hành là sự tập hợp của các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hiệp Quốc dành cho một hội nghị thượng đỉnh về sự khủng hoảng khí hậu được triệu tập bởi Tổng thư ký LHQ. Mục đích của cuộc diễu hành là báo cho các nhà lãnh đạo toàn cầu biết rằng thời gian để từ chối và trì hoãn đã qua, chúng ta phải hành động ngay nếu chúng ta muốn bảo vệ thế giới chống lại sự tàn phá về sự biến đổi khí hậu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]