Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo lý nuôi dưỡng "Tham Sân Si"

09/12/201611:41(Xem: 7243)
Giáo lý nuôi dưỡng "Tham Sân Si"
Buddha_7

GIÁO LÝ NUÔI DƯỠNG “THAM – SÂN - SI”




Các thiền sư Phật giáo luôn nhắc nhở các đệ tử không được phát khởi vọng niệm ham muốn (tham), cho dù đó là “ham muốn được thành Phật”; không được phát khởi vọng niệm sân hận, cho dù đó là “sân hận người đã giết cha của mình”; không được phát khởi vọng niệm si mê (si), tin tưởng một cách mù quáng, cho dù đó là “tin tưởng vị thầy của mình”. Thamsân-si là ba chất độc gây đau khổ cho bản thân của chính mình và cho người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người Phật tử cũng còn phải thực tập để làm ngược trở lại những tiến trình của “tham-sân-si”. Thí dụ: Muốn tránh tánh tham lam (lấy vào), thì phải thực tập bố thí (cho ra); Muốn tránh “thù hận”, thì phải thực tập “hiểu và thương” bằng việc làm từ thiện; muốn tránh “si mê”, thì phải thực tập hơi thở chánh niệm, ý thức về lời nói, ý thức về việc làm, và ý thức về ý nghĩ của mình, không nghĩ về quá khứ, không mơ ước việc tương lai, sống thảnh thơi trong giây phút hiện tại, tức là sống một đời sống “tỉnh thức”. Trong cõi đời, có những giáo lý dạy con người nuôi dưỡng tham-sân-si. “Tham” được nuôi dưỡng, cho dù đó là nuôi dưỡng “sự ham muốn có nhiều người được Chúa cứu rỗi”. “Sân” được nuôi dưỡng bằng những cuộc “thánh chiến triền miên trên quả địa cầu” để cưỡng bức người khác phải vào đạo của mình. “Si” được nuôi dưỡng bằng niềm tin “mù quáng”, cho dù đó là niềm tin: “Phải thấy màu đen là màu trắng, nếu nhà thờ nói đó là màu trắng” [4]. Bất cứ một điều gì do “làm hoặc viết ra” (do thân), “nói ra” (do khẩu), hoặc “do suy tưởng” (do ý), đều ảnh hưởng tới người khác, cho dù là sự ảnh hưởng nhỏ bằng hạt bụi (vô cùng nhỏ) hoặc lớn như quả địa cầu (vô cùng lớn), mà người Phật tử thường gọi là “tương tức” hoặc “tương nhập”. Nếu hậu quả của tham-sân-si là chiếm hữu, là thù hận, là u mê, thì ngược lại của tham-sân-si là bố thí, là thương yêu, là sống tỉnh thức, rất còn thiết cho cuộc đời. 2 Bằng chứng cụ thể về tham-sân-si của Vatican là giáo chỉ Dum Diversas (1452) của giáo hoàng Pope Nicholas V về việc Vatican hợp tác với hai quốc gia Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đánh chiếm đất đai của các dân tộc không thuộc các chủng tộc Âu châu, để làm sở hữu của mình; bắt và buôn bán người của các chủng tộc không thuộc chủng tộc Âu châu làm nô lệ; tạo ra nhiều cuộc thánh chiến, và hàng loạt chiến tranh khác, giết hàng trăm triệu người trên quả địa cầu; lập ra tòa án dị giáo giết hàng trăm ngàn người không tuân theo giáo điều mê tín của họ, là những điều trái với luân lý và đạo đức. Giáo chỉ Dum Diversas viết: [1],[2],[3] “Chúng tôi cho phép quý vị [các vua Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha] qua tài liệu này, với sự chấp thuận của Cơ Quan Tông Đồ của chúng tôi, quý vị được toàn quyền và được tự do xâm lược, được tự do tìm kiếm, bắt giữ, và chinh phục tất cả các dân tộc Man Di Mọi Rợ (Saracens), các dân tộc Dị giáo (Pagans), những người không tin Chúa và những kẻ thù của Chúa, ở bất cứ nơi nào, cũng như tại đế quốc của họ, tại các lãnh địa công tước của họ, lãnh địa quận của họ, tại lãnh thổ hoàng đế của họ, và tại những nơi có các tài sản khác của họ [...] và quý vị được phép tước đoạt quyền làm người của họ và biến họ thành những người nô lệ vĩnh viễn”. [7] (We grant you [Kings of Spain and Portugal] by these present documents, with our Apostolic Authority, full and free permission to invade, search out, capture, and subjugate the Saracens and Pagans and any other unbelievers and enemies of Christ wherever they may be, as well as their kingdoms, duchies, counties, principalities, and other property [...] and to reduce their persons into perpetual slavery). Sân hận cũng được nung nấu qua “Lời Thề Dòng Tên”: “…Con xin tuyên hứa thêm rằng con sẽ, nếu có cơ hội, gây ra và tham gia chiến tranh tàn nhẫn, bí mật hoặc công khai, chống mọi kẻ dị giáo, Tin lành và các thành viên, như con được lệnh thi hành, tận diệt chúng khỏi mặt địa cầu; và con sẽ không chừa một ai, bất kể tuổi tác, nam hay nữ hay tình trạng xã hội; và con sẽ treo cổ, thiêu sống, luộc sống, mổ bụng, siết cổ và chôn sống những kẻ dị giáo ô nhục đó, phanh bụng moi bào thai của vợ chúng và quật đầu con sơ sinh của chúng vào tường để tận diệt vĩnh viễn cái giống dân đáng ghét của chúng…” Nguồn: 
http://quangngai.tumblr.com/post/75492167/loi-the-cua-dong-ten Trên phương diện “Si Mê”, quy luật thứ 13, của họ đạo Dòng Tên: “…Nếu một vật gì đó có màu đen, nhưng nhà thờ nói là màu trắng, thì các con chiên phải tuyệt đối thấy đó là màu trắng” (We must see black as white, if the church say so) [4],[5]. Quy luật này đã được thực tập để tạo ra những con người cuồng tín (thấy màu đen mà tin là màu trắng là cuồng tín); là thực tập để tự lừa dối chính mình, và sau đó là lừa dối người khác (thấy màu đen mà nói là màu trắng là tự lừa dối chính mình, và sau đó là lừa dối người). Nuôi lớn “tham-sân-si” là một phương pháp mà Ca-tô giáo đã thực tập hơn 500 năm qua. 3 CÀNG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG, THAM-SÂN-SI CÀNG LỚN MẠNH [4] Lịch sử Nhật Bản cho thấy một ví dụ gây hấn nổi bật của Vatican. Người Nhật nhận thấy thương nhân Ca-tô giáo và linh mục Ca-tô giáo làm việc cùng nhau, để cùng mở rộng lợi ích chung cho cả hai. Để đạt mục tiêu, việc mở rộng Giáo Hội Ca-tô giáo lúc nào cũng cần thiết. Lần đầu tiên tiếp xúc với Tây phương, Nhật rất háo hức trao đổi ý tưởng, như thương mại và hàng hóa. Từ cuộc đổ bộ đầu tiên của người Bồ Đào Nha vào nước Nhật, thương nhân nước ngoài được khuyến khích cập bến hải cảng Nhật. Giới chức thống trị địa phương thảo luận với nhau mở cửa Nhật Bản để thương nhân Tây Phương tới lui buôn bán. Các nhà truyền giáo cũng được tiếp đón, và đức tin Ca-tô giáo cũng được thiết lập tại vùng đất mới. Các nhà truyền giáo còn được sự bảo vệ của một lãnh chúa mạnh mẽ là Nobunaga, một nhà độc tài quân phiệt Nhật, trong thời gian từ năm 1573 tới năm 1582. Nhà độc tài này cùng lúc cũng để tâm kiểm soát sức mạnh chính trị của một phong trào quân nhân Phật Tử cùng với sự quảng đại đối với những người Ca-tô giáo mới tới. Ông khuyến khích người Ca-tô giáo, cho họ quyền truyền bá tôn giáo. Tặng họ đất ở Kyoto, và thậm chí còn hứa hẹn bảo trợ hàng năm. Chưa bao giời người Ca-tô giáo có một cơ hội lan tràn khắp Nhật Bản vậy. Hàng ngàn người đã cải đạo sang Ca-tô giáo. Nhiều trung tâm Ca-tô giáo được thiết lập và mở rộng. Có phải các nhà truyền giáo Ca-tô đã được một đặc ân giảng dạy giáo lý tôn giáo của mình một cách bình đẳng? Có phải đây là một phần thưởng tinh thần to lớn của Nhật đối với người Ca-tô giáo? Sự thật hiển nhiên cho thấy một khi người Ca-tô giáo được đặt ân để trở 4 thành một cộng đồng to lớn, Vatican bắt đầu thiết lập một hệ thống lấn lướt và thống trị bằng vũ lực. Như người ta đã thấy một cách rõ ràng, Những người Nhật cải đạo không còn là những người dân Nhật bình thường nữa, mà đã trở thành những người dân của Giáo Hoàng, dưới sự điều động của Giáo Hoàng. Khi một người Nhật đã cải đạo, sự trung thành của người ấy đối với đất nước Nhật biến mất, họ tự động trở thành những người rất nguy hiểm của đất nước Nhật Bản. Điều này rất rõ ràng và sẽ mang lại nguy hiểm nghiêm trọng cho an ninh bên trong cũng như bên ngoài Nhật Bản. Đứng về lãnh vực bên trong, Ca-tô giáo sẽ không khoan dung bất cứ một tôn giáo nào, bởi vì người Ca-tô giáo cho rằng chỉ có đạo Ca-tô là một “chánh đạo” duy nhất, tất cả các đạo khác đều là “tà đạo”. Điều này, tất nhiên sẽ đưa tới nội chiến. Đứng về phía các lĩnh vực bên ngoài, làm theo chỉ thị của các nhà truyền giáo nước ngoài, dĩ nhiên ưu tiên sẽ dành cho người nước ngoài mà không có lợi ích gì cho người bản xứ. Cùng lúc, sự xâm nhập chính trị và quân sự là một tai hoạ trong thời kỳ tìm thuộc địa của các đế quốc Âu châu. Sau nhiều năm mở rộng cửa cho các nhà truyền giáo, Nhật Bản bắt đầu nhận ra giáo hội Ca-tô không chỉ là một tôn giáo, nhưng là một quyền lực chính trị kết nối với sự mở rộng các quốc gia Ca-tô giáo như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, và một số các quốc gia Tây Phương khác. Nguyên lý bất chính của Ca-tô giáo cho rằng chỉ có Ca-tô giáo là một chánh đạo duy nhất trong khi tất cả các đạo giáo khác đều là tà đạo đã bắt đầu cho ra bông ra trái. Bất cứ nơi nào có người Nhật cải đạo rộng rãi, nơi đó có sự bất khoan dung của người Catô giáo. Bất cứ vùng nào Ca-tô giáo trở thành đa số, tín đồ Phật Giáo luôn bị họ chèn ép. Không những các chùa Phật giáo bị tẩy chay, mà còn bị đóng cửa, bị tước đoạt, hoặc bị chuyển đổi thành nhà thờ Ca-tô giáo. Có rất nhiều trường hợp người Phật tử bị ép buộc phải bỏ đạo để theo đạo Ca-tô. Nếu từ chối thì kết quả sẽ là mất tài sản, thậm chí còn mất cả tính mạng. Đối diện với các hành vi này, sự khoan dung của chính quyền Nhật cũng phải thay đổi. Ngoài việc xung đột nội bộ, các tham vọng chính trị của các đế quốc Ca-tô giáo bắt đầu trình bày thái độ không khoan dung của họ đối với chánh quyền Nhật. Vatican, vào một buổi điều trần về sự thành công của Ca-tô giáo ở một miền đất xa xôi, đã phát động kế hoạch cho một sự thống trị chính trị của họ. Như họ đã từng làm, là sử dụng các nhà truyền giáo, cùng với sức mạnh quân sự đồng minh giữa các quốc gia Ca-tô giáo. Những người có đầy nhiệt tâm mang thánh giá; đầy nhiệt tâm cho chủ quyền của Giáo Hoàng; đầy nhiệt tâm cho lợi ích thương mại; và đầy nhiệt tâm về sự chinh phục quân sự trong cùng một tàu chiến. Vatican luôn luôn theo cùng một công thức chính trị xâm nhập tôn giáo kể từ khi phát hiện ra châu Mỹ. Nhiều Giáo Hoàng, bao gồm Giáo Hoàng Leo X, đã ban bố, đã khuyến khích, mà thực ra, là hợp thức hoá các cuộc đánh chiếm thuộc địa của các đế quốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Dẫn đầu trong số đó là Alexander VI, với các khoản tài trợ của Tây Ban Nha về “đất đai và đảo tìm thấy tại Ấn Độ, hoặc tại bất cứ nơi nào”. Nước Nhật được liệt kê là một trong những món quà của Giáo Hoàng mà Thượng Đế đã ban cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. 5 Vì vậy cho nên, khi cộng đồng Ca-tô giáo Nhật Bản trở thành mạnh mẽ, đủ để hỗ trợ quyền lực thế tục Ca-tô giáo, Vatican bước một bước đầu tiên quan trọng trong chiến thuật chính trị tầm xa, đó là sử dụng các cộng đồng Ca-tô giáo ở Nhật như là một công cụ để tiến hành chinh phục vùng đất mới. Để thực hiện chính sách này, năm 1579, Vatican gởi một nhà truyền giáo Dòng Tên (Jesuits) tên là Valignani, đến để tổ chức một loạt nhà thờ trên những hòn đảo nhỏ của Nhật. Dĩ nhiên trong thời gian thiết kế, Valignani bị theo dõi ngầm để bảo đảm việc làm thuần tuý tôn giáo. Valignani cũng được hỗ trợ của nhiều hoàng tử Nhật như Omura, Arima, Bungo … Họ lập một “tỉnh Ca-tô”, với sự trợ giúp của các sinh viên, bệnh viện, và chủng viện. Sau khi xâm nhập đủ sâu vào các lãnh vực tôn giáo, giáo dục, và các cấu trúc xã hội, Valignani bước thêm một bước thứ hai, là thuyết phục lập một phái đoàn ngoại giao chính thức tới gặp Giáo Hoàng. Khi phái đoàn trở lại Nhật năm 1590, tình hình đã thay đổi đáng kể. Hideyoshi, một lãnh chúa mới của Nhật, ý thức rất sâu sắc những tác động chính trị của Ca-tô giáo và sự liên kết của họ với các thế lực chính trị tôn giáo xa xôi Tây Phương, như là Giáo Hoàng. Ông quyết định thống nhất với Phật giáo, không phục vụ chính trị cho bất cứ một hoàng tử nào bên ngoài lãnh thổ của ông. Năm 1587, Hideyoshi viếng thăm đảo Kyushu đã ngạc nhiên thấy cộng đồng Ca-tô giáo trên đảo này đã thực hiện các cuộc đàn áp tôn giáo kinh khủng. Tàn tích của các ngôi chùa Phật Giáo và các Tượng Phật bị sứt mẻ hư hỏng ở khắp nơi. Ông thấy rất rõ người Ca-tô giáo, trên thực tế, đã buộc phải cố gắng làm cho toàn bộ hòn đảo Kyushu bị “Ca-tô hoá”. Trong cơn phẫn nộ, Hideyoshi lên án các cuộc tấn công của Ca-tô Rô-ma giáo vào Phật Giáo; sự bất khoan dung của Ca-tô Rô-ma giáo; sự liên hiệp chính trị của Ca-tô giáo với các thế lực ngoại bang; và các thực tế khác như phá hoại… rồi ông kỳ hạn cho cho người Ca-tô giáo trong vòng hai mươi ngày phải rời khỏi Nhật. Nhà thờ và tu viện của người Catô giáo tại Kyoto và Osaka được lệnh kéo sập, và quân đội cũng được gửi đến Kyushu. Tuy nhiên các biện pháp chỉ thành công có một phần vì Ca-tô giáo đã xâm nhập quá sâu vào xã hội. Năm 1614, tất cả các linh mục Ca-tô giáo nước ngoài được lệnh phải rời khỏi Nhật thêm một lần nữa. Lệnh trục xuất được ban ra bởi một vấn đề nghiêm trọng: Các nhà truyền giáo Ca-tô, bên cạnh sự bất khoan dung, đã bắt đầu mở một cuộc chiến cay đắng với nhau. Cãi cọ giữa Dòng Tên và Franciscans đã tự chia đôi cộng đồng Ca-tô giáo của họ. Hận thù đã trở thành nguy hiểm cho đến nỗi các giới chức chính quyền Nhật sợ họ sẽ dẫn đến nội chiến. Nội chiến thế nào cũng sẽ lôi kéo theo sự can thiệp quân sự của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Video: 26 Tử đạo tại Nagasaki https://www.youtube.com/embed/BHNXqh0Aj5o Sự phát triển của Ca-tô Rô-ma giáo Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã có thể minh chứng nguy cơ là một thực tế. Sự xâm nhập của Franciscans đã biến Philippines thành thuộc địa năm 1593 gây cho Hideyoshi không thể ngưng báo động. Các tu sĩ dòng Francisciscans bỏ ra ngoài tai mọi thứ về việc xây dựng nhà thờ và cải đạo tại Kyoto và Osaka. Họ bất chấp các cơ quan của nhà nước Nhật Bản. Họ cãi vã và dùng bạo lực với Dòng Tên. Những điều Hideyoshi nỗ lực tìm hiểu tuy nhỏ nhưng rất đáng chú ý. 6 Năm 1596 một thuyền buồm Tây Ban Nha, chiếc San Felipe, bị đắm ngoài khơi tỉnh Tosa. Hideyoshi ra lệnh tịch thu chiếc tàu và hàng hóa trên tàu. Vì tức giận, viên đại tá hải quân Tây Ban Nha, vì muốn gây ấn tượng hoặc đe dọa các quan chức Nhật, đã đưa ra một trong nhiều cách Tây Ban Nha đã chiếm nhiều thuộc địa trên thế giới. Bằng chứng viên thuyền trưởng đưa ra, là một bản đồ của tất cả các thuộc địa do Tây Ban Nha chiếm trên thế giới. Các quan chức Nhật ngạc nhiên hỏi làm thế nào mà Tây Ban Nha đã có thể chiếm được rất nhiều đất đai ở nhiều chỗ khác nhau? Đại tá hải quân Tây Ban Nha tự hào đáp là Nhật Bản sẽ không bao giờ có thể bắt chước được, chỉ đơn giản là bởi vì Nhật Bản không có các nhà truyền giáo Ca-tô. Ông khẳng định rằng tất cả các lãnh thổ Tây Ban Nha đã được chiếm đoạt bằng cách trước nhất là gởi các nhà truyền giáo tới để cải đạo người địa phương, rồi sau đó Tây Ban Nha sẽ gởi quân tới để chiếm đất, với sự trợ giúp của các con chiên cải đạo. Khi chuyện này được báo cáo lên Hideyoshi, sự tức giận của Hideyoshi không còn có thể kềm chế được nữa. Những nghi ngờ của ông về việc sử dụng các nhà truyền giáo như là một nấc thang đầu tiên cho cuộc chinh phục thuộc địa, được xác nhận một cách trắng trợn. Ông nhận ra ngay mô hình đánh chiếm thuộc địa một cách khôn ngoan đã lọt vào bên trong chính quyền đế chế của ông. Năm 1597 cả hai dòng Francisco lẫn Dominican bị cấm. Hai mươi sáu linh mục được tập họp tại Nagasaki và bị hành quyết để tuyệt đối làm gương cho các nhà truyền giáo. Năm 1598, Hideyoshi qua đời, Ca-tô giáo được tiếp tục trở lại với các Đoàn Tông Đồ (Vigors) cho đến khi Ieyasu lên nắm quyền vào năm 1616. Ieyasu còn cấm đạo gay gắt hơn nữa. Một lần nữa, dưới triều Ieyasu, các nhà truyền giáo Ca-tô được lệnh phải rời khỏi nước Nhật, và hình phạt “chém đầu” được đưa ra cho người Nhật nào không chịu từ bỏ đạo Catô. 7 Lệnh cấm gây ra bạo động năm 1624 dưới thời Jemitsu (1623-1651), khi tất cả các thương gia và các nhà truyền giáo được lệnh lập tức rời khỏi Nhật. Các con chiên Nhật bị cấm không được đi theo các nhà truyền giáo, các thương nhân không được buôn bán với người Ca-tô giáo. Để chắc chắn rằng các chỉ dụ này được tôn trọng và tuân hành, tất cả các tàu có sức chở hơn 2500 giạ lúa (bushel) sẽ bị phá hủy. Để dập tắt đạo Ca-tô, Jemitsu ra sắc lệnh năm 1633, 1634 và năm 1637, hoàn toàn cấm tất cả các đạo nước ngoài truyền bá trên các quần đảo của Nhật. Tại thời điểm này, người Ca-tô giáo Nhật bắt đầu tổ chức phản kháng. Phản kháng bùng nổ mùa Đông năm 1637 tại Shimbara và tại các đảo nhỏ lân cận đảo Amakusa. Nơi đây toàn là người Ca-tô giáo, đa số tự nguyện vào đạo, trừ một số ít bị bắt buộc. Lãnh đạo của nhóm là các linh mục Tây phương, các cộng đồng Ca-tô giáo bắt đầu trang bị vũ khí và tổ chức thành quân đội chống lại chính quyền Nhật, bất chấp mọi hậu quả. Vì sợ người Ca-tô giáo có thể bị sử dụng như một công cụ của Tây phương xâm chiếm thuộc địa, Nhật đã đánh thuế người Ca-tô giáo tới mức tối đa mà họ không đóng nổi. Những người Dòng Tên, trong khi đó, đã chuẩn bị kháng chiến, đã thiết lập được một đội quân Ca-tô giáo 30 ngàn quân, mang các hiệu kỳ Giêsu, Maria, và St. Iago, tung bay trước đoàn quân. Họ mở cuộc tấn công ác liệt, đánh những trận đẫm máu dọc theo mũi Shimbara gần Vịnh Nagasaki. Sau khi giết chết viên thống đốc trung thành của Nhật là Shimbara, họ vào cố thủ trong các pháo đài. Nhật Hoàng yêu cầu người Tin Lành Hoà Lan cho thuê tàu lớn để đủ sức chở các khẩu pháo hạng nặng cần thiết. Người Hoà Lan đã đồng ý, và Nhật đã có thể bắn phá thành luỹ của người Ca-tô giáo cho đến khi thành luỹ bị tan hoang và tất cả những người Ca-tô giáo trong thành đều chết. Kết quả ngay lập tức là một chỉ dụ cấm đạo năm 1639: “Trong tương lai, không có một ai, khi ánh sáng mặt trời còn chiếu sáng trên thế giới, có thể lái tàu buồm tới Nhật Bản, ngay cả các sứ thần ưu tú, và tuyên bố này không bao giờ được thu hồi, kẻ vi phạm phải chết!...” Chỉ dụ bao gồm tất cả người Tây Phương ngoại trừ người Hoà Lan. Tuy nhiên, vì người Hoà Lan cũng là người đạo “Thiên Chúa”, họ bị theo dõi tối đa. Người Hoà Lan phải di chuyển trụ sở của họ đến đảo Deshima tại vịnh Nagasaki. Họ chỉ được phép đặt chân ra khỏi hòn đảo đi đến những nơi khác mỗi năm một lần. Ngoài ra, với những hạn chế bắt buộc liên quan đến các nghi lễ đạo Tin Lành, người Hoà Lan không được để các tín hữu Tin Lành cầu nguyện dưới một chủ đề Nhật Bản duy nhất. Dưới con mắt của người Nhật, các đạo giáo của người Tây phương nói chung, và đặc biệt là đạo Ca-tô nói riêng, không gì khác hơn là một công cụ chính trị và quân sự của người Tây phương để đánh chiếm thuộc địa. Khi Hoà Lan ký một hiệp ước với Nhật về thương mại gồm có bảy điều khoản, thì có đến bốn điều khoản nói về Ca-tô giáo: ●Thương mại giữa Nhật Bản và Hoà Lan là vĩnh viễn. ●Không có tàu Hoà Lan nào được chở một người đạo Ca-tô giáo của bất cứ quốc gia nào, hoặc chuyển một lá thư do người Ca-tô giáo viết. 8 ●Người Hoà Lan cần thông báo cho thống đốc Nhật bất kỳ thông tin nào về việc truyền bá đạo Ca-tô của các quốc gia ngoại quốc khi thấy cần thiết. ●Nếu người Tây Ban Nha hoặc người Bồ Đào Nha chiếm cứ đất nước của ai vì lý do tôn giáo, Hoà Lan cần thông báo cho thống đốc tại Nagasaki. Thêm vào, tất cả các sách vở của tàu Hoà Lan, đặc biệt là sách chủ đề tôn giáo, phải được niêm phong trong thùng, phải chuyển giao hết cho Nhật gìn giữ trong khi tàu bỏ neo. Người Hoà Lan, đầu tiên được cập bến bảy chuyến mỗi năm, sau đó chỉ còn một chuyến mỗi năm. Không làm gì được khi 26 người Dòng Tên bị đem ra chém đầu dưới thời Hideyoshi; không làm gì được khi pháo đài Dòng Tên bị bắn sập và tất cả các con chiên đều chết; không làm gì được sau khi Nhật đóng cửa cấm truyền đạo liên tục 200 năm, Vatican chỉ còn một cách là ôm “hận thù” trong lòng! Mối hận thù càng lúc càng tăng trưởng vì “tham-sân-si” nằm ngay trong giáo lý của họ. Khi cơ hội đến, sự trả thù của Vatican chắc chắn sẽ vô cùng tàn bạo!.. Sự tàn bạo đã tới trong Thế Chiến II khi Hoa Kỳ chế tạo được bom nguyên tử, và khi chính quyền Hoa Kỳ bị Dòng Tên xâm nhập và nắm giữ hầu hết các vị trí chính yếu và quan trọng. Martin S. Quigley, làm viêc cho cơ quan O.S.S. của Mỹ (tiền thân của CIA) sẽ hướng dẫn chúng ta khai quật tài liệu giải mật từ sách “Peace Without Hiroshima” do chính ông viết. THẾ GIAN KHÔNG CÓ HAI MẶT TRỜI [28] Thế Chiến II, năm 1943 tại Casablanca, tổng thống Franklin Roosevelt đã đổi từ ngữ “đầu hàng” thành “đầu hàng vô điều kiện” đối với Nhật. Roosevelt biết đầu hàng vô điều kiện sẽ kéo dài chiến tranh vì người Nhật có thể chiến đấu cho tới người cuối cùng. Nếu chiến tranh kéo dài, Roosevelt sẽ có cơ hội ở lại ngôi vị tổng thống lâu hơn, và có đủ thời gian để hoàn tất chế tạo ba quả bom nguyên tử đầu tiên. Thế Chiến II là một cuộc chiến mà các giáo hoàng La Mã rất sợ đánh mất thuộc địa. Bất cứ quốc gia nào là thuộc địa, như Việt Nam, cũng đều có dấu vết bàn tay của Vatican, vì quyền lợi của Vatican luôn đi đôi với các đế quốc thực dân. Đã từ lâu, Vatican áp dụng chính sách “xâm nhập tôn giáo” vào các lãnh đạo cao cấp bộ 9 máy chính quyền của các quốc gia có thế lực mạnh. Sách Vatican Assassins của Eric Jon Phelps cho biết tổng thống Rooservelt và phó tổng thống Truman, cả hai thuộc Dòng Đền Mỹ (American Shriner Freemasonry), cả hai là thành viên “Hội Đồng Dòng Tên Đối Ngoại” (Jesuits’ Council on Foreign Relations), dưới quyền của tổng giám mục Spellman và các “Knights of Malta” gồm Joseph Kennedy, J. Peter Grace, Myron C. Taylor, và Henry R. Luce [24]. Sự đòi hỏi đầu hàng vô điều kiện không những trực tiếp hăm dọa Hoàng Đế Nhật, mà còn hăm dọa đến tập tục và truyền thống Nhật. Các tham mưu Hoa Kỳ liên tục đề nghị về ba điều liên quan nhưng riêng biệt, là vị thế độc nhất của Nhật Hoàng về tôn giáo và chính trị: ●Thứ nhất, đầu hàng chỉ có thể chấp nhận nếu nhân dân Nhật được bảo đảm ngôi vị ThiênTử (Emperor-God); sẽ không bị thoái vị hoặc sẽ không bị bách hại (như bị đưa ra tòa án hoặc bị treo cổ như là một tội phạm chiến tranh, giống như các lãnh đạo của Đức). ●Thứ hai, còn quan trọng hơn nữa, các lãnh đạo Hoa Kỳ được khuyên nếu các điều kiện không được bảo đảm, người Nhật sẽ chiến đấu cho đến người cuối cùng. Rất ít các đơn vị quân đội Nhật đầu hàng trong các cuộc chiến, và đã có nhiều dữ kiện quân đội Nhật tự sát cho vinh dự của Nhật Hoàng. Quân đội Mỹ hiểu rằng nếu “bảo đảm” không được đưa ra – cho dù là đầu hàng có điều kiện hoặc không – quân đội và nhân dân Nhật sẽ chiến đấu cho tới chết. ●Thứ ba, bộ tham mưu của Roosevelt khuyên rằng vị Hoàng Đế có thể đóng vai trò chính yếu duy trì trật tự bên trong sau khi chiến tranh chấm dứt, để giúp lãnh đạo tình trạng hỗn loạn có thể xảy ra hoặc ngay cả tình trạng hỗn loạn do Cộng Sản nổi dậy. Từ ngữ “vô điều kiện” được tuyên bố một cách “tai nạn” (accidentally) của tổng thống Roosevelt tại buổi hội thảo Casablanca tháng 01.1943. Cordell Hull thì nói bắt nguồn từ một phần chiến thuật của bộ Ngoại Giao Mỹ: “Chúng ta ngạc nhiên rất nhiều, cũng như Churchill, lần đầu tiên, với sự hiện diện của thủ tướng, đã tuyên bố như vậy một cách bất thần trong một cuộc họp báo”. Kêu gọi đầu hàng là một đề tài tranh luận, không những chỉ là một giọng điệu nhượng bộ, nhưng nói một cách mỉa mai, là bởi vì nó quá bao quát. Tại Casablanca, Roosevelt cắt nghĩa đầu hàng vô điều kiện không có nghĩa là phá hoại người dân Đức, Nhật, hoặc Ý; thật ra, nó có nghĩa là phá hoại một “triết lý”, mà triết lý đó đã mang đến chiến tranh thế giới. Đe dọa phong tục và chính trị của Nhật, dĩ nhiên tương đương với đe dọa các lãnh đạo Nhật. Roosevelt còn làm cho vấn đề trở thành phức tạp hơn nữa trong buổi họp báo tại Nhà Trắng ngày 12.02.1943, ông đã khẳng định bằng cách hăm dọa cá nhân Hoàng Đế Nhật Bản: “…những điều lệ được tuyên bố tại Casablanca là đầu hàng vô điều kiện. Trong chính sách không thỏa hiệp của chúng tôi, chúng tôi muốn nói là không có gì làm hại phần đông người của các quốc gia khối Trục. Nhưng chúng tôi muốn nói để áp đặt hình phạt và báo thù đầy đủ với tội lỗi của họ, những người lãnh đạo man rợ trong khối Trục”. Đầu hàng vô điều kiện chẳng những làm “sốc” Nhật, mà còn làm giật mình rất nhiều người hiểu biết trong căn nhà lập pháp Mỹ. Nhân dân Nhật chuyển hướng nhanh chóng ủng hộ 10 chiến tranh, bằng cách tiên đoán Nhật sẽ bị san bằng sau khi “đầu hàng vô điều kiện”. Một số giới chức tại Washington đã bắt đầu tìm kiếm cách thức để thay đổi hoặc làm nhẹ đi tuyên bố. Một lý do chính yếu khác không thể thiếu sót là “thế gian không có hai mặt trời”. Nếu Giáo Hoàng tại La Mã được coi là một người trần tục đại diện cho “Thiên Chúa” (God), thì Nhật Hoàng cũng được coi là một người trần tục đại diện cho “Nữ Thần Mặt Trời” (Sun Goddess). Nếu Giáo Hoàng La Mã nắm giữ các chức vụ quan trọng và cao nhất tại tòa thánh, thì Hoàng Đế Nhật Bản cũng nắm giữ các chức vụ quan trọng và cao nhất của truyền thống Nhật Bản. Quân đội và nhân dân Nhật sẽ “tự mổ bụng” mà chết, chớ không thể chấp nhận đầu hàng “vô điều kiện”. Vô điều kiện là vô diều kiện gì? Vì lý do đó, người Nhật luôn luôn đòi hỏi, thứ nhất là “không động tới Nhật Hoàng”, thứ hai là “không chia đôi Nhật Bản”. Để trả thù một đối thủ lợi hại mà suốt bao thế kỷ qua đã làm cho Vatican phải ôm hận, Vatican đã “bí mật đày đọa Nhật” bằng hai quả bom nguyên tử trong thời gian sắp tới. Lý do đày đọa cũng để chứng minh cho giáo điều: “Ca-tô giáo là một chánh đạo duy nhất, tất cả các đạo khác đều là tà đạo” mà hiểu một cách rộng rãi hơn, là “thế gian không có hai mặt trời”. ÂM MƯU “GÀI” MỸ TUYÊN CHIẾN VỚI NHẬT Sau ngày khám phá ra Mỹ châu, phong trào ra đi tìm kiếm thuộc địa lan tràn khắp nơi trên thế giới. Tại châu Á, chỉ có Thái Lan và Nhật Bản là hai quốc gia thoát khỏi bàn tay xâm chiếm thuộc địa của các đế quốc thực dân. Thái Lan thoát khỏi bàn tay xâm chiếm thuộc địa của thực dân nhờ biết lợi dụng sức mạnh của người Tin Lành Hòa Lan chống lại sức mạnh của Ca-tô giáo Pháp [6]. Nhật thoát nạn bị xâm chiếm làm thuộc địa nhờ biết canh tân xứ sở. Nhờ sự khôn sự ngoan của Nhật Hoàng, chẳng những Nhật lẹ làng trở thành một cường quốc châu Á, mà còn lẹ làng trở thành một đế quốc xâm chiếm thuộc địa giống như các đế quốc Âu châu. Vatican cũng là một đế quốc xâm chiếm thuộc địa giống như các đế quốc khác. Tuy nhiên Vatican không trực tiếp điều khiển quân đội, mà thường gián tiếp điều khiển quân đội qua bàn tay của các quốc gia khác. Chẳng hạn như qua bàn tay của hai đế quốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Điều này được chứng minh một cách cụ thể qua giáo chỉ Dum Diversas (1452) của giáo hoàng Pope Nicholas V cho phép hai đế quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban đánh chiếm đất đai của ngoại giáo (không phải Thiên Chúa giáo), và bắt người ngoại giáo làm nô lệ vĩnh viễn [7]. Nhìn sự va chạm quân đội giữa Nhật và Mỹ, và cho đó là sự va chạm quân sự thuần túy, là một sự sai lầm. Va chạm giữa Nhật và Mỹ trong trận Trân Châu Cảng, không những về phương diện quân sự, mà còn là một sự va chạm về tôn giáo. Thế Chiến II là một phần lớn “Chiến Tranh Tôn Giáo”. Với tham vọng làm bá chủ toàn cầu, Vatican đã khôn khéo và quỷ quyệt cài “Dòng Tên vào các cường quốc, rồi kích động chiến tranh giữa các cường quốc”. 11 Sau khi Nhật Hoàng Ieyasu đuổi tất cả Dòng Tên và đóng cửa Nhật 200 năm, Nhật mở cửa trở lại để canh tân dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng (Emperor Meiji). Lợi dụng sự mở rộng cửa, Dòng Tên xâm nhập trở lại vào Nhật Bản. Lần này là xâm nhập vào bộ máy chính quyền Nhật. Trong số những người Dòng Tên xâm nhập có Isoroku Yamamoto. Yamamoto được cải đạo bởi các giáo sĩ Dòng Tên năm 1893, là con của một giáo chức thuộc làng Kushigun, Sonshomura. Trưởng thành trong binh nghiệp, Yamamoto trở thành đô đốc chỉ huy hạm đội Nhật. Tổng thống Franklin Roosevelt và đô đốc Isoroku Yamamoto, cả hai đều là người Ca-tô giáo Dòng Tên[9]. Để “cài” Ca-tô giáo vào chính phủ Hoa Kỳ, tổng giám mục Francis Spellman (sau này là hồng y Francis Spellman) đã vận động tổng thống Franklin D. Roosevelt chọn Harry S. Truman làm phó tổng thống, sau cái chết của phó tổng thống Henry Agard Wallace. Tổng giám mục Francis Spellman và phó tổng thống Harry Truman, đều là những người Dòng Tên (Jesuits) trực thuộc Giáo Hoàng Đen (Black Pope)[8]. Sau này, Francis Spellman còn kèm thêm các chức vụ khác lớn hơn như: “Kiếm Khách Colombus” (Knight of Columbus); tình báo quốc tế Vatican (The American Branch of the International Intelligence Community); chi nhánh “Kiếm Khách Malta” (The American Branch of Malta); “Dòng Đền 33 Freemasony” (The American Shriner and 33rd Degree Freemasonry); “Kiếm Khách Columbus” và cũng là thành viên của đảng Mafia Mỹ (The Ameican Knights of Colombus and the American Mafia) [25]. Hoa Kỳ sau khi giành được độc lập dưới bàn tay thống trị của người Anh; và Nhật Bản sau khi hùng mạnh nhờ chính sách canh tân của Minh Trị Thiên Hoàng. Cả hai đều có tham vọng tranh giành thuộc địa. Vatican “cấy” người vào bộ máy chính quyền Hoa Kỳ vì họ muốn lèo lái chính sách thực dân của Hoa Kỳ, giống như Vatican đã từng lèo lái hai đế quốc thực dân Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha trong các thế kỷ thứ XVI, XVII, và XVIII. Mùa Xuân năm 1941, Hitler sẵn sàng tấn công Liên-Xô. Theo kế hoạch, Hitler sẽ tấn công 12 Liên-Xô từ hướng Tây và Nhật sẽ tấn công Liên-Xô từ hướng Đông. Tuy nhiên Nhật e ngại vì đã kinh nghiệm đụng độ với Hồng Quân (Red Army) của Liên-Xô tại Mãn Châu tháng 08.1939. Roosevelt rất “giận” vì Nhật không tấn công Liên-Xô (Roosevelt và Yamamoto thuộc phe Vatican). Sợ Hitler bị đè bẹp và bại trận, Roosevelt đã điều động Yamamoto tới tấn công Mỹ tại Trân Châu Cảng, được che đậy dưới hình thức tranh giành thuộc địa giữa Mỹ và Nhật. Hạm đội Mỹ đang đóng tại California, được Roosevelt điều động tới giữ Trân Châu Cảng [9]. Martin Quigley, nhân viên cơ quan O.S.S. Thế Chiến II (tiền thân của CIA ngày nay), cho biết “Morse Code” (điện tín) được quân đội sử dụng trong Thế Chiến II thay cho máy “radio” (vô tuyến điện), để tránh tiết lộ bí mật. Các cường quốc trong Thế Chiến II đều chế tạo riêng cho mình một bộ “code” (tín hiệu). Cho dù các quốc gia địch thủ có khả năng “gài nạp” (intercept) được các tín hiệu đó, họ cũng rất khó khăn, hoặc không có cách nào “decode” (giải mã) được các tín hiệu để có thể hiểu được bức điện tín nói gì. Vào Thế Chiến II, điều này không đúng đối với Mỹ. Mỹ đã chế tạo được máy “giải mã” các bức điện tín của Nhật, và đã có thể “gài nạp” được các điện tín của Nhật; và Mỹ cũng đã có thể giải mã các tín hiệu của Nhật mà Nhật đã không hề hay biết. Mỹ tuyệt đối giấu nhẹm khả năng này. Vì lẽ đó, khi các tín hiệu từ các chiến hạm của Yamamoto phát đi, tổng thống Roosevelt đều gài nạp được và biết rất chính xác mọi cử động hạm đội của Yamamoto [30]. Yamamoto tấn công Trân Châu Cảng là do “ăn ý” với Roosevelt. Theo nhà truyền giáo Baptist Nhật Daniel Fuji, nói dự án tấn công của Nhật là để ngăn chận, mà người Nhật gọi là ngăn chận “A, B, C, D line” (đường dây American, Bristish, Canadian, Dutch), cắt đứt chuyển vận dầu xăng quốc tế. Kế hoạch này cả quốc tế điều biết từ lâu, và dĩ nhiên Roosevelt cũng biết, nhưng Roosevelt không làm gì cả khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Roosevelt biết mọi cử động của Yamamoto vì tất cả các tín hiệu của Yamamoto đều bị Mỹ giải mã. Báo cáo của đề đốc Husband Kimmel, tư lệnh hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng: “Chúng tôi không sẵn sàng bởi vì dự án của tổng thống không cho phép chúng tôi báo động!” Theo Vatican Assassins, đây là ý muốn của Vatican. Vatican tạo lý do thúc đẩy quốc hội Mỹ phải chấp thuận “Mỹ tuyên chiến với Nhật” mà Nhật gọi là một “tai biến” cho Nhật (xem video “The Road to war – Japan”) [25]. Trước Thế Chiến Thứ II, Hawaii thuộc chủ quyền của các cư dân trên đảo. Hawaii bị nhiều đế quốc thực dân dòm ngó, trong đó có Mỹ và Nhật. Cả hai Mỹ và Nhật đều cổ động di dân tới Hawaii để chuẩn bị cho một cuộc tranh dành thuộc địa. Mỹ thương thuyết với chúa đảo Hawaii, để hạm đội Thái Bình Dương vào Trân Châu Cảng, viện lý do bảo vệ ngư dân Mỹ đánh cá voi. Ngày 07.12.1941, lúc đó Nhật đã đảo chánh Pháp tại Đông Dương và Pháp cũng đã bị Đức đánh bại tại Âu châu, 88 phi cơ Nhật, cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhứt, và hàng trăm chiếc khác từ các hạm đội Nhật, thình lình tấn công Trân Châu Cảng, làm nhiều chiến hạm của Mỹ bị chìm, bị hư, hơn 3 ngàn người chết và bị thương. Sau trận Trân Châu Cảng, Roosevelt (người của Vatican) thúc giục quốc hội Mỹ tuyên bố tham chiến đứng về phe Đồng Minh. Đô đốc Yamamoto thì kêu gọi Nhật Hoàng dùng Đông Dương làm bàn đạp tấn công Mã Lai, Singapore, Borneo, Miến Điện, và Phi Luật Tân. Sài Gòn trở thành đại bản doanh Bộ Tư Lệnh Đông Nam Á của Nhật [26]. Trên thực tế, Mỹ và Nhật 13 đánh nhau, Vatican thắng! Video: Trận Trân Châu Cảng https://www.youtube.com/embed/SS7pzDZN8pM BOM NGUYÊN TỬ: CON ĐƯỜNG MỘT CHIỀU Thập niên 1930s, một số các nhà khoa học của Đức và Nhật có ý định hợp tác chế tạo bom nguyên tử. Tuy nhiên chính phủ của cả hai quốc gia này đều ngăn cấm. Hitler nói ông sẽ tuyệt đối ngăn cấm bất cứ khoa học gia Đức nào nghiên cứu về việc làm “bất nhân” này. Nhật Hoàng cũng cho các khoa học gia của ông biết ông sẽ không bao giờ chấp nhận một loại vũ khí như vậy. Thời gian đó tại Mỹ, chưa có ai nghiên cứu về bom nguyên tử. Các khoa học gia “bất bình” của Đức liên lạc với bạn bè tại Mỹ, và được cho biết chính phủ Mỹ có thể yểm trợ cho việc làm đó (Mỹ còn trung lập). Dưới sự trợ giúp của Don Bayer, các khoa học gia Đức được tiếp đón di dân sang định cư tại Mỹ. Năm 1939, ba nhà bác học Đức hợp tác với Albert Einstein, được Einstein viết thư giới thiệu gặp tổng thống Franklin Roosevelt tại Bạch Cung [19]. Các khoa học gia Mỹ bắt đầu nghiên cứu bom nguyên tử từ năm 1939, nhưng cho tới ngày 13.08.1942, đề án Manhattan mới được khởi sự. Sau khi khởi sự, hai phương pháp chế tạo bom nguyên tử khác nhau được sử dụng: “gun-type fission weapon Little Boy” và “implosion-type Fat Man”. Đề án Manhattan có sự hỗ trợ của Anh và Canada. Đứng đầu là trung tướng Leslie Groves chỉ huy “Đoàn Kỹ Sư Lục Quân Mỹ” (U.S. Army Corps of Engineers). Vì đề án phát xuất tại thành phố Mahattan, do đó đề án có tên “Manhattan Project”. Đề án được bắt đầu bằng 130 ngàn nhân công, với chi phí 2 tỉ Mỹ kim (tương đương với 26 tỉ Mỹ kim năm 2013). Hơn 90% phí tổn là để xây cất các cơ xưởng và sản xuất nhiên liệu. Dưới 10% phí tổn cho sản xuất, phát triển, nghiên cứu … với hơn 30 địa điểm trên lục địa Mỹ, Canada, và Anh. Sau khi hoàn tất chế tạo, loại “gun-type” trở nên phức tạp và bị ngưng sản xuất; loại “implosion-type” được chế tạo tiếp tục. Đề án thâu thập và sử dụng tin tức tình báo từ đề án năng lượng nguyên tử của Đức. Qua trung gian Chiến Dịch ALSOS (Operation Alsos). Đề án thực hiện tại Âu châu, thỉnh thoảng chỉ sát bên ranh giới Đức, nơi thu thập nhiên liệu, tài liệu, và tập trung các nhà khoa học Đức. Đề án Manhattan được dấu kín đối với Liên-Xô, nhưng gián điệp Liên-Xô vẫn khám phá được. Quả bom thứ nhất “implosion-type Fat Man” được đem ra thí nghiệm tại “Trinity Test”, một mật danh của địa điểm chế tạo, ngày 16.07.1945. Trinity test tọa lạc tại một địa điểm tại tiểu bang New Mexico có tên là Alamogordo Bombing and Gunnery Range. Quả bom thứ hai thuộc loại “gun-type weapon Little Boy”, và quả bom thứ ba là “implosion-type Fat Man”. Sau ba hoặc bốn quả bom đầu tiên, đề án Manhattan tiếp tục thử nghiệm các bom nguyên tử khác tại Bikini Atoll là một phần của chiến dịch Operation Crossroads, phát triển vũ khí mới, nâng cao mạng lưới phòng thí nghiệm quốc gia (national laboratories), tiếp tục nghiên 14 cứu, điều khiển, và sản xuất vũ khí nguyên tử cho đến khi “Ủy Ban Năng Lượng Nguyên Tử Mỹ” (United States Atomic Energy Commission) được thành lập tháng 12.1947 [10]. Khi ngã về phe Đồng Minh chống lại khối trục, Mỹ có ý định chạy đua với Đức, vì Đức lúc này cũng đang chế tạo bom nguyên tử. Roosevelt tin tưởng Đức và Mỹ, quốc gia nào thành công trước, thì quốc gia đó sẽ là bên thắng cuộc. Điều này là đúng, vì người thua cuộc sẽ luôn bị đè bẹp, không còn cựa quậy. Tuy nhiên tình hình chiến sự luôn thay đổi. Thời gian trôi qua, tại Âu châu, cả hai Đức và Ý đều đầu hàng. Á châu chỉ còn lại Nhật. Không thể nào thả bom nguyên tử xuống Đức và Ý, bom nguyên tử vì vậy được chuyển hướng từ Đức và Ý sang Nhật. Hình quả bom nguyên tử (implosion-type) cho thấy sức tàn phá kinh khủng của nó là do hai đợt nổ. Đợt nổ thứ nhất từ ngoài vào trong, tạo thành một áp suất khủng khiếp nén vào và kích thích trung tâm hạt nhân (neutron initiator). Ngay tức khắc, đợt nổ thứ hai nổ từ trung tâm hạt nhân (kích thích do đợt nổ từ bên ngoài), tạo thành một áp lực từ trong ra ngoài còn khủng khiếp hơn nữa. Áp suất khổng lồ và năng lượng tỏa ra biến quả bom trở thành một khối chất lỏng có nhiệt độ cao hơn sức nóng của trung tâm mặt trời. Khối năng lượng này tạo thành một luồng gió phóng ra chung quanh với vận tốc khủng khiếp. Luồng không khí này có thể cắt đứt cả sắt thép, vì vậy cơ thể con người không còn nghĩa lý đối 15 với bom nguyên tử (xem thêm bài nói về luồng không khí của “plastic bomb” do gián điệp Vatican chế tạo, đã cắt đầu một trong 8 em Phật tử chết trước đài phát thanh Huế năm 1963, bài cùng tác giả) [20]. Trong thời gian chế tạo bom nguyên tử, ngày 18.02.1945, Roosevelt có cuộc họp với các đại sứ Mỹ tại Anh, Pháp, và Ý. Kế đó ông tham gia cuộc họp tại Yalta. Tại Yalta Lord Moran, một y sĩ của Winston Churchill, cho biết sức khỏe của Roosevelt rất yếu kém và có thể chết. Khi trở lại Mỹ, Roosevelt mở cuộc họp với quốc hội ngày 01.03.1945. Rất nhiều người bị “sock” vì thấy ông đã già, ốm yếu và mảnh khảnh, có y sĩ bên cạnh. Ông mở đầu bằng câu xin lỗi vì phải ngồi ghế để nói chuyện. Ông quả quyết là “Buổi họp Crimean phải tuyên bố chấm dứt hệ thống hành động độc quyền, chia rẽ đồng minh, phân chia ảnh hưởng, cân bằng quyền lực, và tất cả các thứ khác, đã cố gắng hàng thế kỷ qua – nhưng luôn thất bại. Chúng ta phải đề nghị để thay thế những thứ này, bằng một tổ chức quốc tế, mà trong đó tất cả các quốc gia yêu chuộng hòa bình, cuối cùng có được một cơ hội tham dự” [13]. Ngoài ra, Roosevelt còn có ý định chấm dứt chính sách thuộc địa tại Đông Dương sau Thế Chiến II. Tuy nhiên, sau khi Roosevelt chết, Truman đã đảo ngược lại tất cả để đi theo chủ nghĩa thống trị toàn cầu của Wells. Ký giả Stanley Karnow viết: “Tháng 05.1945, không bao lâu sau khi Tổng Thống Franklin D. Roosevelt chết, Phó Tổng Thống Harry Truman lên thay. Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Edward R. Stettinius xác nhận với Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Pháp, Georges Bidault, là Mỹ nhìn nhận chủ quyền của Pháp trên bán đảo Đông Dương” [14]. Lúc 3:35 giờ chiều ngày 29.03.1945, Roosevelt trút hơi thở cuối cùng sau một cơn đau đầu khốc liệt. Ông chết để lại một “di sản hòa bình” mà quốc gia nào cũng có quyền tham dự, là bước đầu của “Tổ Chức Liên Hiệp Quốc”. Tổ chức Liên Hiệp Quốc thành hình trước khi tư tưởng H. G. Wells thành hình, đã tránh khỏi tệ trạng một quốc gia duy nhất, một tôn giáo duy nhất thống trị toàn cầu, độc tài, và “ấu dâm…” [21] Nếu thế hệ sau có sự thức tỉnh của tổng thống Kennedy, thì thế hệ trước đã có sự thức tỉnh của tổng thống Roosevelt. Nếu thế hệ sau có phó thống Lyndon Johnson đảo ngược những dự tính hòa bình của tổng thống Kennedy, thì thế hệ trước cũng đã có tổng thống Harry Truman đảo ngược những dự tính hòa bình của tổng thống Franklin Roosevelt [8]. Có phải chăng lịch sử chỉ là một trò tái diễn liên tục [13]? Chế tạo bom nguyên tử là đi vào con đường một chiều. Đã bước chân vào thì phải luôn luôn đi tới. BANG GIAO NHẬT BẢN – VATICAN [15],[16] Sau một thời gian trao đổi tin tức tình báo trong khối Trục, Nhật hiểu rõ Vatican hơn trên chính trường quốc tế, hiểu rõ hơn vai trò của Vatican trong Thế Chiến II. Sau trận Trân Châu Cảng, Nhật lập tức tìm kiếm con đường hòa bình với Mỹ. Nhật đã tìm được một người Ca-tô giáo làm đại sứ tại Vatican (đây là lối hành xử khôn ngoan của Nhật. Cũng giống như vậy, Hồ Chí Minh, sau khi tiếp thu Hà Nội, cũng chọn ngay một số linh mục Ca-tô làm cố vấn cho ông, không để họ ở không). Đại sứ đầu tiên của Nhật tại Vatican là Ken Harada [15]. Bang giao với Vatican, Nhật hy vọng sẽ gỡ được thế kẹt trong vụ Trân 16 Châu Cảng với Mỹ. Vatican rất dễ dàng chấp nhận bất cứ quốc gia nào muốn thiết lập bang giao. Nhiều đại sứ quán trên thế giới tập trung tại Vatican tạo thành “một cái chợ” đại sứ quán. Hoạt động gián điệp săn bắt tin tức cũng rất thuận tiện cho cả hai phe, bạn và thù, và cho ngay cả cho Vatican. Muốn trở thành một cường quốc Thế Chiến Thứ II, và giải quyết vụ Trân Châu Cảng, Nhật không thể bỏ sót cơ hội. Sứ quán tại Vatican cũng là một tiền đồn săn tin tình báo. Thương thuyết giữa Vatican và các đại diện Nhật tìm kiếm liên hệ xảy ra khá lâu. Vì chiến tranh tiếp diễn, Nhật bắt buộc phải tìm một tiền đồn để nghe ngóng và thu thập tin tức. Những người Nhật cư ngụ tại Vatican City trong thời gian này là các thành viên của một nhóm đại diện Nhật tại tòa thánh. Khi tòa thánh và Nhật bang giao, Thế Chiến Thứ II đã kéo dài ba năm. Khi Mỹ sắp thả bom ngyên tử, Vatican là nơi duy nhất cho đàm phán hòa bình. Với vị trí của mình tại Vatican, Harada đã cố gắng tìm kiếm biện pháp để cho Nhật đầu hàng càng sớm càng tốt, ít nhất là trong mùa Xuân 1945, và do đó Nhật sẽ có thể tránh được hai quả bom nguyên tử. Trong chiều hướng đó, Harada tìm cách thuyết phục Giáo Hoàng chiêm nghiệm về một giải pháp có thể giúp cả hai quốc gia, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Phụ tá cho Harada là Kanayama, làm việc bên cạnh Harada tại Vatican từ năm 1942-1945. Sau Thế Chiến II, Kanayama nối tiếp Harada với chức vụ “Minister Chargé d’Affirs” tại Vatican, và lưu lại Vatican cho tới năm 1952. Sau khi về hưu năm 1972, Kanayama vẫn hoạt động trong các lãnh vực sưu khảo. Kanayama chết năm 1997, được an táng tại một nghĩa trang Ca-tô giáo gần Seoul. Trong thời gian vận động tránh bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki, đại sứ Harada theo dõi và biết được những thủ đoạn của Vatican. Vatican kích động Mỹ gây chiến với Nhật qua người của Vatican là các tướng lãnh Mỹ như Leahy, Groves, và Byrnes, cùng lúc Vatican cũng vận động giúp đỡ Nhật đầu hàng. Harada đã gởi một số tín hiệu mật tới 17 Tokyo qua đài phát thanh Vatican. Martin S. Quigley làm việc cho mật vụ của “Office of Strategic Service, O.S.S” (tiền thân của CIA) của Mỹ, được thành lập do William (Wild Bill) Donovan. Quigley đã tiếp xúc với “Sứ Thần Thánh Cha Nhật Bản (Japanese Papal ambassador) về việc thương thuyết đầu hàng của Nhật Bản. Quigley cũng làm việc với một số thành viên cao cấp trong tòa tổng giám mục bao gồm Monsignor Ottaviani, sau này Monsignor Ottaviani trở thành Hồng Y Ottaviani. Tin tức của Harada được gởi đi qua trung gian đài phát thanh Vatican tới Thụy Sĩ, rồi được chuyển từ Thụy Sỉ tới Tokyo. Vì có khả năng giải mã, Mỹ đã “gài nạp” các điện tín của Harada. Điện tín được chuyển ngữ và được đọc tại Washington ngày hôm sau. Qua đường dây này Harada cố ý cho Vatican đọc (nhưng lại trở thành cho Mỹ đọc). Với tư cách là một tổ chức tôn giáo, Nhật hy vọng Vatican sẽ có một chút ít “nhân đạo”. Nhưng Harada đã hoàn toàn thất bại và sai lầm. Đối với Vatican, “God” chỉ có thể nổi cơn thịnh nộ và trừng phạt những giống người Á châu vì họ là người “Man Di Mọi Rợ”, hoặc “Pagans” (đọc Lời Thề Dòng Tên). Một đoạn trong sách “Peace Without Hiroshima của Martin S. Quigley” viết: “Tại thời điểm đài phát thanh Vatican hoạt động với những dụng cụ cũ kỹ nhiều năm trước chiến tranh. Dụng cụ này không đủ mạnh để phát sóng tới Tokyo. Người Nhật, dĩ nhiên biết điều đó. Mặc dù họ đang dùng hệ thống phát thanh tân thời và cực mạnh tại tòa đại sứ của họ tại Berne, Thụy Sĩ. Họ đã không chuyển tiếp tin tức của họ tại Thụy Sĩ, nhưng đã chuyển tiếp tại Thụy Điển và Tây Ban Nha, cũng như đã chuyển tin tức của họ ngay từ Vatican” [29]. The American Pope của John Cooney đã dành trọn một chương dài nói về vai trò và mục đích của Vatican cùng lúc bang giao với hai quốc gia thù nghịch nhau, là Mỹ và Nhật Bản: Spellman trở thành chú ý tới các thỏa thuận giữa Vatican và Nhật chỉ một ngày trước khi thỏa thuận với Roosevelt khi ông nhận được một bản ghi nhớ từ Rome nêu ra những lý do cho sự tranh cãi: … sự hiện diện tại Vatican của các quốc gia hiếu chiến khác nhau đang có chiến tranh với nhau, đã không giảm mà còn nhấn mạnh tính khách quan chặt chẽ của Tòa Thánh. Như Spellman đã nhận ra, hành động của ông chỉ có thể gây đắng cay cho người Mỹ nói chung và cho Roosevelt nói riêng. Ngày hôm sau, Spellman nhận được thư bày tỏ sự ghê tởm của tổng thống Roosevelt. Roosevelt nói: “Một lỗi lầm của bản án đã được thực hiện ...” phải có vài chục cách trì hoãn hành động, do một lý do khác vào thời điểm này. Tổng thống mệt mỏi kết luận, "Tôi sẽ không nói gì chính thức, trong tất cả những gì đã xảy ra, nhưng trái tim tôi bị giằng xé bởi vì nó bị ràng buộc để thoát ra bên ngoài, và chắc chắn là một hành động xấu với động thái không cần thiết. Trái tim của Spellman cũng bị xé nát. Ở giai đoạn này của cuộc đời, ông đã trải qua những ngày đất nước và Giáo Hội xứng đáng với nhau. Trong khi nhìn nhau trong nghi ngờ, tổng giám mục New York cần có sự cân bằng giữa hai bên. Mặc dù tức giận, Roosevelt đã không làm phật lòng Spellman. Cho đến giờ phút đó, tổng giám mục là một trong những người nẩy lửa hạng nhất về chiến tranh. Roosevelt không 18 thể đổ lỗi cho Spellman vô cảm về chính trị Vatican. Chỉ mùa thu năm trước, Spellman đã đi ngược lại những người biệt lập trong hệ thống phân cấp. Và một cách mãnh liệt, hỗ trợ dự thảo quân sự gây tranh cãi của Roosevelt. Vào đêm trước của các dự thảo đầu tiên để chọn lọc, tổng thống đã một lần nữa thực hiện chuyến đi đến Fordham, nơi ông xem xét các đơn vị ROTC với Spellman. Khi Roosevelt kéo trúng con số “SSS” đầu tiên vào ngày hôm sau, ông đọc một tin nhắn từ một giáo sĩ Do Thái, một bộ trưởng, và cũng là một linh mục, tuyên bố Ca-tô giáo - Spellman - là quân đội số một: “Tôi tin tưởng tốt hơn là được bảo vệ nhưng không cần bảo vệ, hơn là cần bảo vệ nhưng không được bảo vệ”. “Chúng tôi không còn có thể bị mù quáng mà không thể nhìn thấy, hoặc làm con đà điểu không dám nhìn sự thật... Người Mỹ chúng tôi muốn hòa bình, và chúng tôi đã chuẩn bị cho một nền hòa bình, nhưng không phải một nền hòa bình có nghĩa là làm nô lệ hoặc có nghĩa là chết” [31]. Đây là câu nói “thức tỉnh” đầu tiên của tổng thống Franklin Roosevelt khi thấy được chiều sâu thâm độc của Vatican? Không may Roosevelt đột ngột chết mà không rõ nguyên do. Sau cái chết của tổng thống Roosevelt, phó tổng thống Harry Truman lên thay. Là người ủng hộ tư tưởng Wells, Truman đã trì hoãn Liên-Xô vào hải phận Thái Bình Dương. Mặc dù tướng Mac Arthur Douglas, tư lệnh Thái Bình Dương, năm ngày trước khi bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, đã gởi tướng George Kenney tới Washington, cắt nghĩa cho Washington biết là “Nhật Bản đang muốn được đầu hàng”! Sau này, Kenney báo cáo cho tướng MacArthur, là ông đã không thành công thuyết phục tổng thống Harry Truman. Tướng MacArthur, cho tới ngày chết, luôn luôn phản bác lại việc tổng thống Harry Truman, một con chiên “Ca-tô Rô-ma giáo Dòng Tên”, thuộc hạng cao cấp “American Shriner Freemasons”, ra lệnh thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Trong khi đó thì tướng Mac Arthur đã nói một cách thẳng thừng: “Bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki không có một giá trị quân sự gì cả”! BIỆN LUẬN CHO CHỦ THUYẾT “THỐNG TRỊ TOÀN CẦU” Ngày 16.07.1945, quả bom nguyên tử thứ nhất Fat Man được đem ra thử nghiệm thành công tại một địa điểm bí mật có tên là Trinity, thuộc tiểu bang New Mexico. Hai quả bom còn lại, một quả Little Boy đã sẳn sàng, và một quả Fat Man sắp xong, sẽ được đem ra sử dụng. Với sự thành công thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên, vấn đề kế tiếp là làm sao để sử dụng những quả bom nguyên tử còn lại – và nếu đem ra sử dụng, thì ai là con dê tế thần? Đức Quốc Xã và Ý đã đầu hàng là một thực tế, còn lại chỉ có một mình Nhật Bản. Nhưng nếu lỡ Nhật Bản cũng đầu hàng nữa thì sao? Tất cả những câu hỏi này cho thấy những gì Truman sẽ làm. Mà những gì Truman sẽ làm tức là Vatican sẽ làm, vì Truman chính là Vatican, và Vatican cũng chính là Truman. Thử nghiệm bom nguyên tử trong trường hợp thực tế (real-time) mà Nhật Bản là con dê tế thần là một cơ hội chưa bao giờ có, là một cơ hội ngàn năm một thuở trả thù Nhật Bản dưới thời Nhật Hoàng Ieyasu đối với Dòng Tên. 19 Vì thế, kéo dài thời gian không cho Nhật đầu hàng càng lâu chừng nào thì càng tốt chừng nấy. Sự tàn phá và chết chóc với một số lượng khổng lồ sẽ góp phần để cho thế giới nhìn thấy “Vatican” là vô địch, là kẻ xứng đáng chế ngự thế giới qua lý thuyết của Wells [11]. Năm 1928, H. G. Wells (1866-1946) cho xuất bản sách “The Open Conspiracy” (Âm Mưu Không Che Đậy), chủ trương “phe thắng cuộc” trong Thế Chiến II phải làm thế nào để biến thế giới thành một quốc gia duy nhất để cai trị. Wells biện luận như vậy vì ông nghĩ, thế giới, một lúc nào đó sẽ đưa nhân loại tới hố sâu diệt chủng. Chính Wells cũng thấy tư tưởng của ông là một tư tưởng “độc tài”, tuy nhiên nếu được thực hiện, nó có thể cứu thế giới. Khi địa bàn tấn công bom nguyên tử bị thay đổi từ Đức sang Nhật, tư tưởng của Wells trở thành tư tưởng “Thống Trị Thế Giới” của Vatican. Wells biện luận: “Thế giới ngày nay chỉ có hai lựa chọn: Hoặc là hòa bình, hoặc là nền văn minh nhân loại sẽ phải chấm dứt. Để có hòa bình, thì nhất định phải cần đến một quyền lực quốc tế độc nhất có độc quyền chế tạo bom nguyên tử. Tất cả các nguồn cung cấp Uranium và sự gìn giữ hòa bình trên thế giới đều phải do quyền lực này nắm giữ, bằng sức mạnh quân sự, hoặc bằng ngay cả sức mạnh bom nguyên tử. Các quốc gia có bom nguyên tử trên thế giới phải giao nạp tất cả các bom nguyên tử cho quyền lực này, và mọi việc chế tạo phải được chấm dứt. Dĩ nhiên quyền lực tuyệt đối này có đủ sức mạnh để không ai có thể chống đối lại. Và nếu có ai dám chống đối lại, thì cũng sẽ bị tiêu diệt một cách dễ dàng”. Mới nghe qua lý luận của Wells, chưa hẳn ai cũng là người chống đối. Nhìn sâu hơn lý luận của Wells, thì đây là lý luận cho nền hòa bình của địa cầu, hay là lý luận để thống trị địa cầu? Người ta thường nói tới một “Một Trật Tự Mới Cho Thế Giới” (New World Order). Trong trật tự mới này, người ta thường nói tới một quốc gia duy nhất là quốc gia “Vatican”; một tôn giáo duy nhất là “Ca-tô Rô-ma giáo” [Phát xuất từ câu: “Ca-tô giáo là một chánh đạo duy nhất, tất cả các tôn giáo khác đều là tà đạo, là đạo thờ ma thờ quỷ]. Vì vậy, đâu là nơi phát xuất tư tưởng “Thống Trị Thế Giới?” [11] Khi mặt trận Âu châu tới hồi khốc liệt, Mỹ nghĩ tới bước thứ hai là mặt trận Thái Bình 20 Dương đối đầu với Nhật. Để sử dụng một một loại máy bay lớn có thể chở được quả bom nguyên tử từ đất liền bay tới và thả xuống Nhật, rồi từ Nhật bay về, mà chiếc máy bay đó vẫn còn đủ nhiên liệu để hạ cánh, là điều cần nhất sau khi bom nguyên tử đã chế tạo xong. Sau khi nghiên cứu và thử nghiệm vài phi trường tại Ấn Độ, hoặc tại vài nơi khác, Mỹ chưa tìm ra được nơi nào có thể đáp ứng được nhu cầu này. Rốt cùng, họ tìm thấy đảo Tinian, nằm bên cạnh đảo Guam, là một địa điểm thuận lợi để thiết lập căn cứ không quân và phi trường quân sự, chuẩn bị cho cuộc chiến. Tuy nhiên Tinian và Guam lúc đó do Nhật chiếm đóng. Để thực hiện kế hoạch, Mỹ phải đánh chiếm Tinian. Khoảng tháng 07.1944, Mỹ mở cuộc không kích và đánh chiếm được đảo Tinian. Sau khi chiếm Tinian, Mỹ thiết kế căn cứ quân sự và phi trường trên đảo. Sử dụng máy bay B-29 trên đảo, Mỹ đã mở được một số không kích phá hoại các cơ xưởng, kho nhiên liệu, tiêu diệt nhân dân tự vệ yểm trợ quân đội Nhật, và làm suy yếu nhiều căn cứ hậu cần Nhật. Mỹ đã sẵn sàng cho cuộc đổ bộ mặt trận Thái Bình Dương, sau khi đánh dẹp Đức và Ý tại mặt trận Âu châu. Video: Vatican’s New World Order https://www.youtube.com/embed/xJqxWiXMRyM “GOD” THỬ NGHIỆM BOM NGUYÊN TỬ Dưới cuộc không kích của 325 chiếc máy bay B-29 Superfortress cất cánh tại Tinian, không đoàn “XXI Bomber Command”, dưới sự chỉ huy của tướng LeMay đã dội bom lửa (firebombed) phá hũy 59 thành phố trong tổng số 66 thành phố lớn nhất của Nhật; phá hũy hoàn toàn khoảng 35 dặm vuông thành phố Tokyo; phá hũy 267 ngàn buyn đinh; phá hủy 178 dặm vuông vùng ngoại ô, với 500 ngàn người chết vì bom lửa; 20 triệu dân vô gia cư do cuộc hành quân “Operation Meetinghouse” hai ngày 09.03.1945 và 10.03.1945 [19]. Mỹ bị bắn rớt 20 chiếc B-29 do không chiến hoặc súng phòng không Nhật. Một số máy bay từ các chiến hạm Đồng Minh tại quần đảo Ryuku cũng đã đánh phá nhiều vị trí quan trọng của Nhật trong cuộc Hành Quân “Operation Downfall”. Sau các thành phố lớn, Mỹ quay sang đánh các thành phố nhỏ (60 ngàn tới 350 ngàn dân), gây thiệt hại và chết không khác gì tại các thành phố lớn [17]. Đặc biệt là Mỹ không động đậy tới bốn thành phố: Hiroshima, Kokura, Niigata, và Nagasaki, vì bốn thành phố này được “dành riêng để thử nghiệm bom nguyên tử” [19]. Tới lúc này, Nhật không còn đủ khả năng ngăn chận các cuộc tấn công của Đồng Minh, và nhân dân tự vệ cũng không còn đủ người bổ sung. Tháng 04.1945, hải quân và không quân Nhật không còn mở những cuộc không chiến với máy bay Mỹ và Đồng Minh, mà chỉ còn chiến đấu tự vệ. Giữa năm 1945, Nhật thỉnh thoảng còn làm rối loạn tín hiệu gài nạp của máy bay B-29 dọ thám và đột kích, để bảo vệ các địa điểm xăng dầu. Tháng 07.1945, Nhật còn 1156000 phuy xăng (364000000 US gallons) [17]. William Leahy, chủ tịch “Liên Hợp Tham Mưu” (Joint Chiefs of Staff) tiếp tục bài bác về việc Mỹ không cho Nhật đầu hàng bằng cách yêu cầu “Bộ Tham Mưu Anh” (British Chief of Staff) nhờ Churchill can thiệp với Truman, điều chỉnh lại điều khoản “đầu hàng vô điều kiện” vì Nhật chỉ xin có hai điều là không muốn chia cắt đất nước Nhật, và để bình yên cho Nhật Hoàng. Leahy sau đó, thuật lại một cách chính xác, quyết định của Truman: “Truman 21 bảo tôi việc đó đã được quyết định như vậy, sau khi có sự phát biểu là có thể cứu được nhiều sinh mạng trong quân đội của người Mỹ, bằng cách thâu ngắn chiến tranh, chỉ bỏ bom tại các địa điểm quân đội Nhật. Nhưng rồi họ sẵn tay giết càng nhiều trẻ nít và đàn bà càng tốt, đó là điều họ luôn luôn mong muốn” (Truman told me it was agreed they would use it, after military men's statements that it would save many, many American lives, by shortening the war, only to hit military objectives. Of course, then they went ahead and killed as many women and children as they could, which was just what they wanted all the time) [11]. Sau khi thử nghiệm thành công bom nguyên tử đầu tháng 08.1945 tại tiểu bang New Mexico, quả bom Little Boy được chở tới đảo Tinian. Trước khi hai quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki, một loạt tuyền đơn được rải xuống Hiroshima cho biết 12 thành phố Nhật Bản sẽ bị tàn phá vì “bom lửa” (firebombing). Mặt sau của tờ truyền đơn nói: “Chúng tôi không thể hứa chỉ có 12 thành phố bị tấn công. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Mỹ đã thả xuống 63 ngàn truyền đơn. Trong 12 thành phố được liệt kê, không có thành phố Hiroshima. Dân số Hiroshima có lần đã lên tới độ cao nhất là hơn 381 ngàn người trước Thế Chiến II. Nhưng kể từ khi bị Mỹ và Đồng Minh dội bom, chuẩn bị cho các cuộc đổ bộ, dân số Hiroshima giảm vì lệnh di tản. Trong thời gian bị Đồng Minh và Mỹ dội bom, dân số Hiroshima giảm xuống còn vào khoảng từ 340 ngàn đến 350 ngàn người. Sau khi bị dội bom, các cư dân Hiroshima thắc mắc tại sao Hiroshima đã không bị tấn công bằng “firebombing”. Một số người khác thì cho rằng Hiroshima được dành riêng cho các cơ quan của Bộ Tư Lệnh Hành Quân Mỹ, một số người khác nữa thì nghĩ thân nhân của nhiều cư dân Hiroshima ở Hawaii hoặc California, tranh thủ với chánh quyền Mỹ xin bỏ tên Hiroshima ra khỏi danh sách các thành phố bị không tạc. Nhiều giới chức thành phố, nói một cách thực tế hơn, là đã ra lệnh giật sập các buyn đinh để làm hàng rào chận bom lửa, bắt đầu từ năm 1944. Hàng rào chận bom lửa đã tiếp nối dài dài … càng lúc càng dài thêm cho tới sáng ngày 06.08.1945. Không có ai nghĩ tới Hiroshima và Nagasaki đã được dành riêng để thử nghiệm bom nguyên tử, cho tới khi quyển sách của Martin S. Quigley: “Peace Without Hiroshima, the Secret Action at the Vatican in the Spring of 1945” ra đời, sau khi giải mật các hồ sơ “về Thế Chiến II và về Vatican”. [19] 22 23 Video: Hiroshima & Nagssaki con dê tế thần của Vatican https://www.youtube.com/embed/G4NB3dl_roQ Ngày 06.08.1945, Mỹ thả quả bom Little Boy xuống Hiroshima. Ngày 09.08.1945, Mỹ thả quả bom nguyên tử Fat Man xuống Nagasaki. Sau khi thả xong hai quả bom nguyên tử, tổng thống Harry Truman cầu nguyện trong một bài diễn văn đọc trước công chúng: “Tôi thấy được ý nghĩa bi kịch của bom nguyên tử … Đây là trách nhiệm khủng khiếp đã đến với chúng ta … Chúng ta cảm ơn “God” đã đem bom nguyên tử đến với chúng ta, thay vì đem đến với kẻ thù của chúng ta; chúng ta cầu nguyện “God” hướng dẫn chúng ta sử dụng bom nguyên tử bằng những cách thức và mục đích của “God” (God sử dụng bom nguyên tử ?) (I realize the tragic significance of the atomic bomb ... It is an awful responsibility which has come to us ... We thank God that it has come to us, instead of to our enemies; and we pray that He may guide us to use it in His ways and for His purposes). President Harry S. Truman, August 9, 1945 http://en.wikipedia.org/wiki/Hiroshima_and_Nagasaki HIROSHIMA–NAGASAKI: CON DÊ TẾ THẦN CỦA VATICAN Viện bảo tàng “Nagasaki Atomic Bomb Museum” có trưng bày ảnh của hai nhà bác học Albert Eisnstin và J. Robert Oppenheimer, những người đã phát triển bom nguyên tử tại phòng thí nghiệm Los Alamos Laboratory; và câu nói của tướng Eisenhower, chỉ huy tối cao quân đội: "Bộ trưởng Chiến tranh Henry L. Stimson đầu tiên nói với tướng Eisenhower về sự hiện 24 diện của các quả bom nguyên tử. Eisenhower nghẹn ngào vì cảm xúc. Khi Stimson nói Mỹ có ý định sử dụng bom nguyên tử chống lại Nhật Bản, Eisenhower nói mối e ngại nghiêm trọng của tôi, đầu tiên trên căn bản, là Nhật đã bị đánh bại và việc thả bom là hoàn toàn không còn cần thiết nữa, và vấn đề thứ hai là tôi nghĩ rằng đất nước của chúng ta nên tránh gây sốc dư luận thế giới bằng cách sử dụng (vũ khí nguyên tử)” [19]. Ba ngày sau, Eisenhower bay qua Berlin gặp Truman thuyết phục tổng thống nên hủy bỏ ý định dùng bom nguyên tử, nhưng Truman “làm ngơ”. Quả bom thả xuống Hiroshima ngày 06.08.1945, dùng chất uranium 3-235, 20 kilotons TNT. Bom được thả xuống để nổ ở cao độ 1850 feet trên mặt đất, và do đó có thể đạt một năng lực tàn phá tối đa bốn dặm vuông. Quả bom thả xuống Hiroshima đã giết từ 140 ngàn tới 255 ngàn cư dân [19]. Bác sĩ Shuntaro Hida, một trong những bác sĩ săn sóc nạn nhân, nói: “Lạ lùng là máy bay B-29 bombers hàng ngày bay ngang qua trên thành phố Hiroshima, nhưng họ không bao giờ thả bom. Tôi chỉ biết được sự thật sau này khi Thế Chiến II chấm dứt, căn cứ vào các tài liệu lưu trữ Mỹ (American archives), Hiroshima không được động tới, vì thành phố này là mục tiêu dành riêng để thử nghiệm vũ khí nguyên tử”. [19] Vì quả bom thứ nhất thả xuống Hiroshima không cần thiết, nên quả bom thứ hai cũng vẫn không cần thiết. Vài tác giả đã viết sau khi quả bom nguyên tử Little Boy được thả xuống Hiroshima: Truman biết trước rất nhiều tuần lể trước khi hội nghị Potsdam khai mạc tháng 07.1945, rằng Nhật Bản đã đang xin đầu hàng. Nhật lúc này chỉ có một yêu cầu là không gây nguy hại tới tính mạng hoàng đế Nhật. Nhưng Truman muốn thử nghiệm các quả bom mới (But Truman was determined to test the new bombs). Theo lời của tướng McArthur Douglas: “Ông nói cuộc chiến đã có thể kết thúc nhiều tuần trước đó, nếu Mỹ đã đồng ý, vì dù sao điều đó cũng phải đồng ý, là bảo đảm sự an toàn của Hoàng Đế Nhật Bản”. Cuối cùng, Mỹ cũng đồng ý điều kiện đầu hàng là như vậy – nhưng Nhật Bản phải chờ sau khi thử nghiệm xong các quả bom mới, với hàng trăm ngàn thường dân vô tội chết, thì mới cho Nhật được đầu hàng. [18] “Sau khi quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima, ban điều hành chế tạo bom nguyên tử rất sợ Nhật đầu hàng trước khi quả bom kế tiếp được thả xuống Nagasaki, và vì vậy tất cả mọi người phải thay phiên nhau làm việc 24 giờ mỗi ngày, để không lỡ mất cơ hội thử nghiệm …” [19] Quả bom thả xuống Nagasaki ngày 09.08.1945, gồm một lõi plutonium khoảng 6.4 kg (14 lbs). Bom được thả xuống để “nổ” ở độ cao cách mặt đất 1537 feet, tại một địa điểm ở khoảng giữa hãng luyện thép “Mitsubishi Steel and Arms Works” ở hướng Nam và hãng “Mitsubishi-Urakami Ordnance Works (Torpedo Works)” ở hướng Bắc. Nhiệt độ của quả bom, ngay khi nổ, được tiên đoán là 3900 oC (7050 oF). Áp suất không khí tạo thành một cơn giông 1005 km/giờ (624 mph). Nagasaki là một thành phố kỹ nghệ không có nhiều khu vực định cư của dân chúng. Hơn nữa, phần lớn thành phố Nagasaki cũng được che chở của nhiều ngọn đồi. Tuy nhiên con số người chết ngay sau khi quả bom nổ là 75 ngàn người. 25 Cuối năm 1945, tổng số người chết tăng lên tới 80 ngàn người [19]. Một tác giả viết về hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki: Trên thực tế, hầu hết các chỉ huy quân sự đều phẫn nộ trước việc quyết định ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki, và hiểu rằng điều đó hoàn toàn không phục vụ mục đích quân sự. Đô đốc William D. Leahy cho biết: “Việc sử dụng vũ khí man rợ này tại Hiroshima và Nagasaki không trợ giúp vật chất trong cuộc chiến chống Nhật. Người Nhật đã bị đánh bại và từ lâu và đã sẵn sàng đầu hàng”. Quan điểm này được nhắc lại bởi hạm đội trưởng, đô đốc Chester W. Nimitz, nói: Người Nhật, trên thực tế, đã sẵn sàng hòa bình ... bom nguyên tử không đóng góp gì cả cho hòa bình, từ quan điểm quân sự, là đánh bại Nhật”. [18] Vai trò của Vatican trong việc hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki rất thầm lặng, nhưng chính yếu. Martin Quigley, nhân viên OSS được Mỹ gởi tới Vatican và được tướng Donovan chỉ thị liên lạc với Đại sứ Ken Harada, mở cuộc đàm phán thông qua Vatican trong mùa hè năm 1945. Harada đã gửi hai điện tín đến Tokyo qua trung gian Vatican, nhưng Tokyo không nhận được nhưng Mỹ nhận được trong một kế hoạch gọi là “The Magic System” mà Martin Quigley đã dùng để đề tựa cho quyển sách của ông gọi là “Secret Action at the Vatican in the Spring of 1945” (xem hình bìa trước của quyển sách). Vì vậy Nhật không hề hay biết, và đàm phán bị Vatican làm cho trì hoãn cho tới khi Mỹ thả xong hai quả bom nguyên tử! Sau hai quả bom nguyên tử, phe Đồng Minh đưa ra tòa án một loạt các giới chức “tội phạm chiến tranh”. Từ năm 1945 tới năm 1951, có vài ngàn giới chức trong quân đội Nhật bị đưa ra “Tòa Án Quân Sự Quốc Tế” (International Military Tribunal) xét xử tại Tokyo từ năm 1946 tới năm 1948 [19]. Hai mươi tám giới chức quân sự và dân sự lãnh đạo Nhật Bản bị kết án tham gia vào các hành vi giết người một cách tàn ác. Một quan tòa bất đồng ý kiến, Quan Tòa Ấn Độ Radhabinod, tha bổng những tội phạm Nhật Bản này, nói rằng trường hợp nặng hơn phải được đem ra xét xử là những người chiến thắng trong Thế Chiến II. Bởi vì hậu quả sử dụng bom nguyên tử của những người chiến thắng gây thành cuộc giếc chóc bừa bãi [19]. Một bộ phim rất nổi tiếng về niềm tự hào của người Nhật có tên là “Giây Phút Định Mệnh” (The Fateful Moment), trong đó thủ tướng Hideki Tojo, trong một ánh sáng thuận lợi, cùng với sáu người khác, bị treo cổ năm 1968 vì là tội phạm chiến tranh. Trong phiên xử, luật sư của ông nói với “Tòa Án Quốc Tế Viễn Đông”, phiên bản xử án châu Á Nuremberg, rằng, phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh của Tojo không thể bắt đầu bằng phương pháp thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki [19]. Các công tố viên ngay lập tức phản đối, và kiểm duyệt lại báo cáo của họ. Đây là lần cuối cùng có sự công nhận chính thức việc thảm sát bằng bom nguyên tử tại Nhật. Các giới chức Nhật đã bị ngăn chặn một cách hiệu quả chống đối lại quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản, bởi vì sự chiếm đóng đó chính thức đã được kết thúc vào năm 1952 bằng một hiệp ước Mỹ-Nhật, nhưng Mỹ vẫn lặng lẽ tiếp tục chiếm đóng. Gần đây, 49 ngàn quân nhân Mỹ vẫn còn đóng quân tại Nhật, và không có một sự bàn tán công cộng nào về tội ác 26 đã gây ra tại Hiroshima và Nagasaki [19]. Theo Eric Jon Phelps, hai quả bom nguyên tử thả xống Hiroshima và Nagasaki là một hình thức trừng phạt dị giáo. Phelps quả quyết Vatican đã trả được mối thù gần bốn trăm năm mà Vatican đã ôm ấp. Quả bom Little Boy thả xuống Hiroshima là nơi mà các pháo đài của họ đạo Dòng Tên mang các hiệu kỳ Giêsu, Maria, và St. Iago, bị đại bác hạng nặng Hòa Lan (đạo Tin Lành) bắn sập và giết chết tất cả các con chiên cố thủ bên trong. Nagasaki là nơi mà 26 tử đạo được đem ra hành quyết dưới thời Nhật Hoàng Hideyoshi. Đa số những người chết do hai quả bom nguyên tử là những người thường dân (95%) [19] đa số đàn bà và trẻ em. Quân đội Nhật chết chỉ có 4.4% [19]. Giết nhiều đàn bà và trẻ em là mục tiêu của họ đạo Dòng Tên Ca-tô Rô-ma giáo. Mục tiêu này được thể hiện qua “Lời Thề Dòng Tên”, không những chỉ giết trẻ em đã được sinh ra, mà còn giết luôn trẻ em đang còn trong bụng mẹ: “Con xin hứa con sẽ, nếu có cơ hội, gây ra và tham gia chiến tranh tàn nhẫn, bí mật hoặc công khai, chống tất cả người Dị giáo, người đạo Tin Lành, người đạo Pagan (Thờ Cúng Ông Bà), như con được lệnh thi hành, tận diệt chúng khỏi mặt địa cầu; và con sẽ không chừa một ai, bất kể tuổi tác, nam nữ, hay hoàn cảnh xã hội; và con sẽ treo cổ, thiêu sống, luộc sống, mổ bụng, siết cổ, và chôn sống những kẻ dị giáo ô nhục đó, phanh bụng moi bào thai của vợ chúng ra, và quật đầu con sơ sinh của chúng vào tường”. QUẢ BOM NGUYÊN TỬ THỨ BA http://www.warbirdforum.com/third.htm Trong bản thảo hồ sơ Spaatz của “Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ” (Library of Congress) cho biết có rất nhiều tín hiệu radio phát đi, qua lại trên đảo Tinian vào tuần thứ hai của tháng 27 08.1945. “Không Đoàn Chiến Lược Mỹ Tại Thái Bình Dương” (The U.S. Strategic Air Forces in the Pacific, USASTAF) muốn thả “quả bom nguyên tử thứ ba” xuống Tokyo. Tuy nhiên ý định đã bị Liên Hiệp Quốc làm trì hoãn và thay đổi. Một bản tin mới nhất được đưa ra, có lẽ từ Hap Arnold. Bản tin cho biết quả bom nguyên tử thứ ba đã được quyết định, mục tiêu sẽ là Sapporo, một hòn đảo ở phía bắc Hokkaido (tác giả bài biên khảo về quả bom nguyên tử thứ ba đã khám phá ra việc này trong khi nghiên cứu một bài viết trên một tạp chí năm 1995). Trong Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử, tháng 05.1998 và tháng 06.1998, Stanley Goldberg lưu ý vào sáng ngày 10.08.1945, Robert Bacher thuộc “Chi Nhánh Phòng Vật Lý Môi Trường” (the Environmental Physics Division) thuộc “Phòng Thí Nghiệm Quốc Gia Los Alamos” (Los Alamos National Laboratory) đã giám sát việc chuyên chở một “lõi plutonium” (plutonium core) lên một chiếc xe vận tải. Lõi plutonium được chở đi San Francisco, rồi từ San Francisco được chở đi Tinian trên một chuyến bay. Lõi plutonium sẽ kết thúc cuộc hành trình của nó tại thành phố Kokura ngày 20.08.1945. Robert Oppenheimer sau đó xuất hiện và nói với Balcher là ngừng tất cả mọi công tác, vì không có lệnh trực tiếp từ tổng thống Harry Truman. Những gì xảy ra giống như là một bước nhảy vọt. Goldberg kết luận: “Kể từ khi Truman đưa ra một mệnh lệnh như vậy tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian từ ngày 24.07.1945 cho tới ngày 09.08.1945, các vụ đánh bom nguyên tử đối với Truman là một sự bất ngờ”. Goldberg nghĩ một mình thiếu tướng Leslie Groves đã tự ý quyết định sử dụng, ngay cả quả bom đã thả xuống Nagasaki, vì Leslie Groves giống như một quan chức lo lắng biện minh cho số tiền phát triển quả bom, và cũng là một quân nhân muốn đẩy nhanh chiến tranh đến điểm kết thúc. Theo sách của Al Christman, “Mục Tiêu Hiroshima: Deak Parsons và Việc Chế Tạo Bom Nguyên Tử” (Target Hiroshima: Deak Parsons and the Creation of the Atomic Bomb, Naval Institute 1998), lưu ý kế hoạch hoạt động tháng 02.1945: “Kêu gọi quân đội sử dụng bom (nguyên tử) vào mùa Hè 1945, là quả bom Little Boy và một hoặc hai quả bom Fat Man, tiếp theo là nhiều hơn nếu cần thiết”. Tháng 07.1945, sau khi thử nghiệm quả bom plutonium tại Trinity, Tướng Groves nhận xét: “Cuộc chiến kết thúc ngay khi chúng tôi thả hai trong số các quả bom này xuống Nhật”. Chiếc tàu tuần dương Indianapolis mang Little Boy đến Tinian vào ngày 26.07.1945; Christman không hề đề cập đến bom Fat Man. Ngày 28 và 29.07.1945, bốn chiếc máy bay “Green Hornet” chuyển vận và hộ tống từ Mỹ, đã chở các mảnh plutonium để sử dụng cho Fat Man và uranium để sử dụng cho Little Boy. Ở những nơi khác, Christman lưu ý rằng “Parsons đã đặt kế hoạch và tổ chức các cơ sở lắp ráp tại Tinian để nắm giữ sự trôi chảy sản xuất bom (sau khi Little Boy tàn phá Hiroshima). Các cơ sở sản xuất plutonium ở Hanford tiếp tục làm việc ngày đêm ... tất cả mọi thứ cần thiết cho quả bom thứ hai có mặt tại Tinian, và các nhiên liệu cần thiết cho quả bom thứ ba sớm được được lên đường”. Khi máy bay B-29 bước vào vị trí, Parsons sắp được về nhà, nhưng Groves ngăn lại “để đảm bảo sự sẵn sàng lắp ráp và sản xuất bom bổ sung trong trường hợp đàm phán với Nhật Bản bị gãy đổ”. Charles Sweeney xuất bản hồi ký: “Kết thúc chiến tranh: Một tài khoản chứng kiến tận mắt 28 sứ mệnh của Mỹ trong quả bom nguyên tử cuối cùng (Avon, 1997)”. Trong bữa tiệc sau khi thả bom Hiroshima thành công, ông nhớ lại rằng Paul Tibbets đưa ông sang một bên và nói ông đã chỉ huy sứ mệnh nguyên tử thứ ba, với Kokura là lựa chọn thứ nhất và Nagasaki là lựa chọn thứ hai. Thời gian là quan trọng, Tibbets cho biết: “Quan trọng là người Nhật tin tưởng chúng tôi có một nguồn cung cấp không giới hạn bom nguyên tử, và chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng. Tất nhiên, sự thật là chúng tôi chỉ có thêm một quả bom, đang cất giữ tại Tinian …” Thiếu tá Sweeney, đã bay một trong tám “509th Composite Group B-29s”, tham gia vào nhiệm vụ cuối cùng của chiến tranh “nghìn máy bay bố ráp” ngày 14 và 15.08.1945. Enola Gay và Bock’s Car được miễn “vì những lý do hiển nhiên”, như là một nghệ sĩ vĩ đại, bởi vì nó chứa các dụng cụ khoa học cần thiết cho quả bom nguyên tử thứ ba. Nhóm còn lại của hai chiếc B-29, như ông lưu ý, là Spook và Jabett III - và họ “trên đường đến Mỹ để cung cấp các bộ phận cho Fat Man được chế biến thêm”. Trong một cuộc phỏng vấn tháng 08.2002 với Studs Terkel trên tờ Guardian của Anh, Paul Tibbetts nhớ lại một cái gì đó tương tự như: Không được ai biết đến - Tôi biết điều đó, nhưng không ai biết - về quả bom thứ ba. Hãy thấy, quả bom đầu tiên được thả xuống, họ không nghe thấy bất cứ điều gì của Nhật trong hai hoặc ba ngày. Quả bom thứ hai được thả xuống, và một lần nữa, Nhật đã im lặng trong một hoặc hai ngày. Sau đó, tôi nhận được điện thoại từ tướng Curtis Le May. Ông nói: “Mày có nhận được một trong những thứ khốn nạn đó chưa?” Tôi nói: “Vâng, thưa có”. Ông nói: “Nó ở đâu?” Tôi nói: “Nó ở Utah”. Ông nói: “Đưa tao coi. Mầy và phi hành đoàn của mày sẽ bay nó”. Tôi nói: “Vâng, thưa ngài”. Tôi đã gửi cái đó trở lại và phi hành đoàn cài nạp nó lên máy bay và chúng tôi quay trở lại để đưa nó ra ngay Tinian; và khi họ nhận được nó và chở đi California, chiến tranh đã kết thúc. Trong sách “Downfall: Sự kết thúc của Đế Quốc Nhật Bản”, Richard Frank nói tướng Marshall và tướng Grove đã làm trì hoãn việc vận chuyển quả bom thứ ba, đủ chứng tỏ quả bom thứ ba có thể không được triển khai cho đến ngày 21.08.1945. Trong quyển sách tuyệt vời của Chuck Hansen “Vũ Khí Hạt Nhân Của Mỹ: Lịch Sử Bí Mật” (U.S. Nuclear Weapons: The Secret History). Đề tài quả bom thứ ba không rõ ràng đi vào câu hỏi này, nhưng có lưu ý vào cuối năm 1945, Hoa Kỳ sở hữu tổng cộng hai quả bom nguyên tử, cả hai là Fat Man Plutonium (Thiết kế này đã trở thành vũ khí hạt nhân tiêu chuẩn của Hoa Kỳ cho đến thập niên 1950). Ông cũng lưu ý rằng các loại vũ khí này có một “đời sống” ngắn ngủi, vì vậy có thể là đã có hơn hai quả bom nguyên tử tồn kho khi chiến tranh kết thúc; và thậm chí các vỏ bom có sẳn ngày 31.12.1944 được lắp ráp (assembled) sau ngày 15.08.1945. VATICAN: MỘT TỔ CHỨC TÔN GIÁO “KỲ THỊ” CÁC DÂN TỘC NGOÀI ÂU CHÂU Lịch sử Ca-tô giáo là một lịch sử của những cuộc “Thập Tự Chinh” (Crusades). Chỉ trong 29 một thời gian ngắn, từ năm 1097 tới năm 1303, Ca-tô giáo có ít nhất là 8 cuộc thánh chiến, kể theo thứ tự: People’s Crusade (1096), First Crusade (1096), Seljuk–Crusader War (1097-1127), Second Crusade (1145-1149), Third Crusade (1189-1192), Fifth Crusade (1213-1221), Seventh Crusade (1248-1254), và Crusader battles in the Levant (1096–1303) [3]. Ngoài các cuộc thánh chiến, Vatican còn “kỳ thị” các chủng tộc không phải là người thuộc các giống dân châu Âu, nhất là kỳ thị người châu Á và châu Phi, mà bằng chứng cụ thể là Vatican đã cấu kết với các đế quốc thực dân Âu châu, đánh chiếm đất đai của các quốc gia ngoài khu vực Âu châu làm thuộc địa, bắt các giống dân sống ngoài khu vực Âu châu, nhất là người da đen châu Phi, làm nô lệ, và Vatican cũng đã “khai thác buôn bán nô lệ” Phi châu để trở nên giàu có bằng xương, bằng máu của nhân loại, thì làm sao họ có thể đại diện cho Thiên Chúa? Làm sao họ có thể cứu rỗi nhân loại? Bằng chứng vẫn còn đó sờ sờ qua giáo chỉ Dum Diversas (1452), thì làm sao người Ca-tô giáo dám ngước mặt lên để nhìn sự thật lịch sử? Tổng Thống Harry Truman (1884-1972) (Năm 1959, Lamar, nơi Truman chết, đã trở thành “Missouri State shrine”) Nguồn: http://www.muratshrine.org/bios/truman.php Do những cuộc thánh chiến, Vatican đã giết hàng triệu sinh mạng con người, không lạ lùng gì khi Eric Jon Phelps, trong quyển “Vatican Assassins”, đã viết xuống đầy đủ chi tiết về bàn tay của Vatican trong cả 3 cuộc chiến lớn nhất và gần nhất trên thế giới: Thế Chiến I, Thế Chiến II, và Chiến Tranh Lạnh: “Thật vậy, lịch sử Anh Quốc từ năn 1815 cho tới ngày nay luôn luôn và hoàn toàn ủng hộ La Mã (pro-Rome). Anh Quốc không bao giờ có chiến tranh với Pháp, đặc biệt là chánh phủ Napoleon III đã cám ơn thủ tướng phản nghịch “Shriner Freemason” Viscount Palmerston (1830-1865); nhưng ngược lại, đã đi đôi với Pháp trong cuộc chiến “Crimean 30 War” (1856) và chiến tranh Trung Quốc chống Mãn Châu (1860). Anh Quốc cũng đi đôi với Pháp khi Dòng Tên Napoleon III gởi quân tới xâm chiếm Mễ Tây Cơ trong cuộc chiến “Nam-Bắc” của Mỹ, cũng như trong Thế Chiến I và Thế Chiến II – Chiến tranh 30 năm lần thứ hai” [27]. Đã từ lâu, Vatican xâm nhập rất sâu vào não bộ của các cường quốc trên thế giới. Vatican đã tạo ra đầy dẫy những màn “ảo thuật”. Đã tạo ra đầy dẫy những thống khổ bằng kỳ thị chủng tộc, bằng giết chóc, bằng tù đày, bằng buôn bán nô lệ trên thế giới … [22], mà chính cả vị đô đốc Ca-tô giáo Dòng Tên Isoroku Yamamoto, chỉ huy cuộc tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 07.12.1941, cũng đã phát biểu tại Rome năm 1938, là cuộc chiến giữa Mỹ và Nhật (cũng có nghĩa là giữa Vatican và Nhật) sẽ không sao tránh khỏi vì vấn đề “chủng tộc” [9]. Chính sách độc tôn của Ca-tô giáo là tiêu diệt tất cả các tôn giáo khác, tức là không có một tôn giáo nào có thề sống nổi với họ. Người Cat-tô giáo thường lập đi lập lại nhiều lần câu nói “bất khoan dung” của họ đối với các tôn giáo khác: “Ca-tô Rô-ma giáo là một chánh đạo duy nhất; tất cả các tôn giáo khác đều là tà đạo, là đạo thờ ma thờ quỷ!”. Điều này khẳng định Ca-tô giáo, sẽ tiêu diệt bất cứ tôn giáo nào, khi họ nắm được cơ hội trong tay. Cơ hội trong tay đã tới với Vatican khi Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới thành công chế tạo bom nguyên tử. Nguy hiểm nhất là khi tổng thống Harry Truman chính là một Catô giáo Dòng Đền. Sự bất khoan dung của Ca-tô giáo chắc chắn đưa tới sự bất khoan dung “Nữ Thần Mặt Trời” của Nhật Bản. Và Vatican, bằng mọi cách, phải triệt hạ Nhật Hoàng Hirohito (1901- 1989). Khi Mỹ và Đức khởi sự chạy đua chế tạo bom nguyên tử, chắc chắn Nhật biết được điều đó nhờ trao đổi tin tức tình báo với Đức. Khi Hitler chết, Đức và Ý đầu hàng, chắc chắn Nhật Bản biết họ sẽ trở thành con dê tế thần, đối diện với bom nguyên tử. Để đối phó với thảm họa bom nguyên tử sẽ tới, năm 1942 Nhật đã thiết lập bang giao với Vatican, và đã gởi sứ thần đầu tiên tới Vatican City là Ken Harada. Theo sau đại sứ Harada là Kanayama, làm phụ tá cho Harada. Cả hai Harada và Kanayama đều là tín đồ Ca-tô giáo. Đây là thiện chí tối đa mà Nhật đã vận động với ý thức tránh thảm họa bom nguyên tử đối với nhân dân của họ. Sự oái oăm mà Nhật đã gặp phải trong Thế Chiến II là đối đầu quân sự với Mỹ, nhưng nếu muốn nói chuyện hòa giải thì phải nói chuyện với Vatican. Màn ảo thuật của Vatican là khi ẩn khi hiện, vì Vatican chính là Mỹ, và Mỹ cũng chính là Vatican. Khi đàm phán với Nhật thì Vatican đàm phán với tư cách của các ông thầy tu, nhưng khi hành xữ với Nhật thì Vatican hành xử bằng “bom nguyên tử”. Tổng thống Franklin Roosevelt nói trong một buổi họp với quốc hội ngày 01.03.1945: “Buổi họp Crimean phải tuyên bố chấm dứt hệ thống hành động độc quyền, chia rẽ đồng minh, phân chia ảnh hưởng, cân bằng quyền lực, và tất cả các thứ khác, đã cố gắng hàng thế kỷ qua – nhưng luôn thất bại …” 31 Ai là kẻ đã cố gắng hàng thế kỷ qua - nhưng luôn thất bại? Có phải Vatican chính là kẻ đã cố gắng thống trị thế giới hàng thế kỷ qua, sau ngày Columbus khám phá ra châu Mỹ, nhưng luôn bị thất bại? Sau bài nói chuyện này, tổng thống Roosevelt đột ngột chết (giống như tổng thống Kennedy đột ngột bị ám sát sau khi đòi tách rời ảnh hưởng nhà thờ ra khỏi chính phủ). Sau ngày Roosevelt đột ngột chết, phó tổng Harry Truman lên thay. Tổng thống Harry Truman là một Ca-tô giáo “Dòng Đền” (American Shriner Freemason) [24]. Theo như dự tính từ lúc đầu, quả bom nguyên tử Little Boy sẽ được thả xuống Hiroshima. Trước là để đánh bại Nhật, cùng lúc để thử nghiệm sức tàn phá của nó. Dự tính này đã được thực hiện xong. Tuy nhiên, vì sự tàn phá khủng khiếp của Little Boy, việc thả quả bom nguyên tử Fat Man xuống Nagasaki có chiều hướng không cần thiết nữa. Chỉ một quả bom cũng đã quá sức chịu đựng của Nhật. Nhật không còn cách nào khác ngoài đầu hàng. Rất nhiều người đã chống đối quả bom nguyên tử thứ hai, cho rằng quả bom nguyên tử thứ hai không cần. Mặc khác, một câu hỏi được đặt ra: Thử nghiệm quả bom Little Boy có ích lợi gì khi quả bom này không được chế tạo thêm, vì tính cách phức tạp của nó là dùng kỷ thuật “guntype”? Câu trả lời là cho nổ quả bom Little Boy không có ích lợi gì cả về phương diện thử nghiệm. Có ích lợi chăng là việc cho nổ bom Fat Man, vì Fat Man sẽ được tiếp tục chế tạo thêm. Với sự “kỳ thị” các chủng tộc Á châu của Vatican (mà đô đốc Isoroku Yamamotomo có lần đã nói tới), sinh mạng của người dân Á châu đã bị coi nhẹ. Ba ngày sau, ngày 09.08.1945, quả bom nguyên tử Fat Man được thả xuống Nagasaki. Sau khi thả xong hai quả bom, Nhật được chấp nhận “đầu hàng vô điều kiện”. Một nhà phê bình viết: “Chính phủ Truman kiểm soát tất cả các thông tin về chiến tranh đáng lẽ phải cho công chúng biết, và tất nhiên, Truman đã có lợi trong việc lén lúc che lấp sự thật để kéo dài chiến tranh và chính trị để có thể kip thời chế tạo bom nguyên tử. Liên quan đến yếu tố thứ hai của Roosevelt-Truman về chiến lược bom nguyên tử trong Chiến Tranh Lạnh, là lừa dối công chúng tin rằng Nhật Bản vẫn còn khả năng về mặt quân sự vào mùa Xuân và Hè năm 1945, làm cho các trung tâm chiến dịch bị tốn kém khủng khiếp nhưng không cần thiết tại Okinawa …” [19] Video: The Road to War – Japan https://www.youtube.com/embed/yDv8NxGv9Yg DỪNG LẠI TRÊN CON ĐƯỜNG MỘT CHIỀU CÓ CÒN KỊP KHÔNG? Chủ trương một “Trật Tự Thế Giới Mới” (The New World Order) gồm một quốc gia duy nhất trên thế giới là “Vatican”, một tôn giáo duy nhất trên thế giới là “Ca-tô Rô-ma giáo” giờ đây đã đưa thế giới đi vào con đường một chiều. Con đường một chiều đó luôn đưa con người đi tới, mà không còn cách nào để quay đầu trở lại. Con đường một chiều chẳng những đã không kềm chế được tốc độ chạy đua, mà còn đẩy nhanh nhân loại vào hố sâu vực thẳm bị diệt chủng. 32 Vatican đã từng lập ra tòa án dị giáo [1] giết hàng trăm ngàn người không tin một cách mù quáng vào Vatican (đọc lời thề Dòng Tên, tài liệu lưu trữ Quốc Hội Hoa Kỳ, Library of Congress Catalog Card #66-43354); từng cưỡng bức một cách tàn bạo người khác phải bỏ đạo để vào đạo của Vaticana, và dụ dỗ người khác bằng đủ mọi cách như “đạo gạo” [1]; từng hợp tác với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đánh chiếm thuộc địa [2]; từng hợp tác với các đế quốc thực dân ruồng bắt các dân tộc Phi châu để buôn bán nô lệ (giáo chỉ Dum Diversas 1452); từng diệt chủng hàng triệu thổ dân Mỹ châu (http://www.youtube.com/watch?v=_l1X9lyZV_M ) … Và giờ đây, Vatican lại còn đưa cả thế giới đi vào con đường một chiều của bom nguyên tử có công năng hủy diệt toàn bộ quả địa cầu. Có ý thức và có hiểu biết nhưng giữ thái độ im lặng trước thảm họa diệt chủng là một tội lỗi không có tội lỗi nào có thể sánh cho bằng. Cho tới giờ phút này, đã có gần 10 quốc gia trên thế giới có bom nguyên tử. Ngay trong thời Chiến Tranh Lạnh, năm 1961, Liên-Xô cũng đã có bom nguyên tử nhiệt “Tsar Bomba”, một loại Hydrogen Bomb. Nếu so sánh Tsar bomba [23] (sức tàn phá từ 50 cho tới 58 Megatons TNT) với Fat Man [12] (sức tàn phá 21 Kilotons TNT) thì sức tàn phá của một quả bom Tsar Bomba tương đương với sức tàn phá từ 2380 tới 2760 quả bom nguyên tử Fat Man. Mỹ, Anh, Pháp … cũng đã có Hydrogen Bombs (Thermonuclear boms), và sức tàn phá cũng kinh khủng như vậy. Ngoài ra, thế giới cũng đang chất chứa đầy dẫy các hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn nguyên tử, nhiều loại đầu đạn nguyên tử được trang bị cho các tiềm thủy đĩnh, nhiều chất hóa học giết người hàng loạt, gây bệnh tật hàng trăm năm, qua nhiều thế hệ như Anthrax, chất độc Da Cam … cũng đã xuất hiện. Song song với con đường một chiều của bom nguyên tử và các loại vũ khí giết người hàng loạt khác, thế giới còn phải đối đầu với nhiều tệ trạng như sự hâm nóng của quả địa cầu, hồng thủy, lụt lội, động đất, núi lửa, và nhiều thiên tai khác không thể tuyên đoán trước … Hơn nữa, nạn nhân mãn sẽ không sao tránh khỏi vì tốc độ gia tăng dân số trên thế giới càng lúc càng nhanh, nhất là tại Trung Quốc. Nạn nhân mãn và ô nhiễm tại Trung Quốc có thể sẽ trở thành một ngòi nổ nguyên tử đầu tiên kích thích các cường quốc nguyên tử khác cho nổ những quả bom có sức tàn phá khủng khiếp như Tsar Bomba, để tranh giành quyền lợi và sự sống của họ trên quả địa cầu. Nhân loại giờ đây rất cần thiết phải lập tức dừng lại trên con đường một chiều và đặt câu hỏi với Vatican trước tòa án quốc tế về chủ nghĩa tham vọng, sân hận, và mù quáng (tham-sân-si) trong suốt hai ngàn năm qua. 33 “Tham-sân-si” là đầu dây mối nhợ cho thảm họa bom nguyên tử và các loại vũ khí hóa học giết người hàng loạt sẽ đến một ngày không xa. “Tham-sân-si”, mà Vatican đã tích lũy trong suốt chiều dài lịch sử Ca-tô giáo (Tham: Vatican đã tiếp tay với Bồ Đào Nha và Tây Ban trong việc bắt và buôn bán nô lệ làm giàu trên xương máu của người Phi châu … (nguồn: giáo chỉ Dum Diversas, 1452); Sân: Vatican đã gây ra thánh chiến triền miên trên quả địa cầu, và nhất là tham dự vào ba cuộc chiến gần nhất là Thế Chiến I, Thế Chiến II, và Chiến Tranh Lạnh [3]. Si: Vatican có những giáo điều cuồng tín gây hiểu lầm, hận thù và bạo động (Lời Thề Dòng Tên, Library of Congress, Washington D.C., Library of Congress Catalog Card #66-43354). Hiểm họa bom nguyên tử; ô nhiễm và hâm nóng địa cầu; và nhân mãn trên thế giới là những sự thật đang song song diễn tiến càng lúc càng lớn hơn. Ba sự thật này tạo thành một cái “nhân”, và tham-sân-si của Vatican là cái “duyên”. Nhân và duyên gặp nhau sẽ cho ra bông ra “quả”. Cái quả có thể lớn vừa phải như hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki, hoặc có thể rất lớn như sự đồng loạt cho nổ các quả bom Hydrogens, Tsar Bomba, và các đầu đạn nguyên tử … hủy diệt toàn thể nhân loại thường được gọi là “tận thế”. Video: Thử nghiệm TSAR BOMBAR https://www.youtube.com/watch?v=3eX3V-cL6gI Dưới ánh sáng văn minh của thế giới ngày nay, theo Eric Jon Phelps, Vatican không thể lập ra tòa án dị giáo giết người một cách tàn nhẫn và hàng loạt như họ đã làm tại Ấn Độ trong thế kỷ thứ XVII và XVIII. Do đó tòa án dị giáo sẽ được thành lập dưới một hình thức kín đáo hơn, như việc Vatican từng liên hiệp với Đức Quốc Xã để diệt chủng dân Do Thái, hoặc qua trung gian Mỹ để thả bom nguyên tử Hiroshima và Ngagasaki. Ngoài ra, Vatican (hữu thần) từng chống Cộng Sản Việt Nam (vô thần) một cách điên cuồng, nhưng ngày nay lại bang giao với Cộng Sản. Điều này có một dụng ý bí ẩn, vì thánh tử đạo tại Việt Nam dưới thời vua Minh Mạng còn đông hơn thánh tử đạo tại Nhật Bản. Và tại Việt Nam cũng như tại Nhật Bản, tín đồ Ca-tô giáo đã không bao giờ tăng lên được 10%. Cái nguy hiểm thứ nhất là trong trường hợp lớn vừa phải, Việt Nam có thể sẽ trở thành một tòa án dị giáo mà Vatican muốn trừng phạt bằng bom nguyên tử, giống như đã trừng phạt Nhật Bản. Trường hợp này có thể xảy ra khi nạn ô nhiễm và nhân mãn tại Trung Quốc trở thành “tức nước vỡ bờ”, cùng lúc với sự hiện diện của Vatican để “thọc gậy bánh xe” làm cho tình trạng xấu thêm bằng mưu thần chước quỉ mà không ai có thể đoán trước được. Cái nguy hiểm thứ hai là trường hợp lớn hơn, khi quả bom nguyên tử của Trung Quốc kích thích quả bom nguyên tử của Ấn Độ, của Pakistan, của Bắc Hàn, và ngay cả “Tsar boma” của Nga và Hydrogen bombs trên thế giới làm nát bấy quả địa cầu. Tham-sân-si của Vatican phải được giải quyết và các thế hệ nối tiếp phải làm việc ngay từ bây giờ để chận đứng con đường một chiều ngày nay. Tiêu diệt “tham-sân-si” là con đường thực tiễn đưa thế giới thoát khỏi hiểm họa diệt chủng, mà con đường “cuồng tín” bằng cách đem Thượng Đế ra để hù dọa con người là những “ngụy biện”, chỉ hù dọa được người thiếu kiến thức, không thực tế, cần phải dứt khoát loại bỏ. Video: Đầu đạn nguyên tử & HYDROGEN BOMB 34 https://www.youtube.com/embed/K1blRT2hi10 Đổ lỗi cho Thượng Đế là cả một sự “lường gạt”. Đừng đổ lỗi cho Thượng Đế đã mang tới ngày tận thế, mà chính sự “Vô Minh” của con người đã tự đào hố chôn con người. Vô Minh chính là “Si”, và Si chính là một mặt của “tham-sân-si” mà Vatican đã nuôi lớn, nhất là kể từ khi Mỹ châu được khám phá. Tham-sân-si bị diệt thì tất nhiên hòa bình và hạnh phúc trên bề mặt của quả địa cầu sẽ có một cơ hội hồi sinh và tươi tốt trở lại. Giờ phút còn lại để làm một cái gì cho sự sinh tồn của quả địa cầu càng lúc càng vơi đi. Hố sâu vùi lấp một thời văn minh nhân loại càng lúc càng gần thêm. GHI CHÚ: [1] http://www.duyensinh.com/files/pdf/XAM_NHAP_TON_GIAO_VAO_GOA.pdf [2] http://www.duyensinh.com/files/pdf/XAM_NHAP_TON_GIAO_VAO_MALACCA.pdf [3] http://en.wikipedia.org/wiki/Crusades [4] http://en.wikipedia.org/wiki/Jesuits [5] The Secret History of the Jesuits, Edmond Paris, Chick Publications, Ontario, California. [6] http://www.duyensinh.com/files/pdf/XAM_NHAP_TON_GIAO_VAO_AYUTTHAYA.pdf [7] http://en.wikipedia.org/wiki/Dum_Diversas [8] http://www.duyensinh.com/files/pdf/BI_MAT_AM_SAT_TONG_THONG_KENNEDY.pdf [9] http://www.reformation.org/vatican-and-japan.html [10] http://en.wikipedia.org/wiki/Manhattan_Project [11] http://www.larouchepub.com/other/2002/reviews/2943hiroshima.html [12] http://en.wikipedia.org/wiki/Hydrogen_bomb [13] http://en.wikipedia.org/wiki/Franklin_D._Roosevelt [14] Vietnam a History, Stanley Karnow, Penguin Books (1997), trang 148. [15] http://en.wikipedia.org/wiki/Ken_Harada_(diplomat) [16] http://en.wikipedia.org/wiki/Masahide_Kanayama [17] http://en.wikipedia.org/wiki/Atomic_bombings_of_Hiroshima_and_Nagasaki [18] http://alethonews.wordpress.com/2013/08/07/hiroshima-nagasaki-and-the-bighistorical-lie/ [19] http://www.bibliotecapleyades.net/ciencia/ciencia_uranium12.htm [20]http://www.duyensinh.com/files/pdf/AI_DA_GIET_TONG_THONG_NGO_DINH_DIEM. pdf [21] http://en.wikipedia.org/wiki/Catholic_sex_abuse_cases [22] http://www.duyensinh.com/files/pdf/XAM_NHAP_TON_GIAO_VAO_MALACCA.pdf [23] http://en.wikipedia.org/wiki/Tsar_Bomba [24] Vatican Assassins, Eric Jon Phelps (ISBN: 0-9704999-22), trang 376. [25] Vatican Assassins, Eric Jon Phelps (ISBN: 0-9704999-22), trang 596. [26] Vatican Assassins, Eric Jon Phelps (ISBN: 0-9704999-22), trang 505. [27] Vatican Assassins, Eric Jon Phelps (ISBN: 0-9704999-22), trang 288. [28] Gar Alperovitz, The Decision to use the Atomic Bomb, ISBN-13: 978-0679762850, 35 trang 36-37. [29] Martin S. Quigley, Peace Without Hiroshima, ISBN-13: 978-0819180568, trang 124-125. [30] Martin S. Quigley, Peace Without Hiroshima, ISBN-13: 978-0819180568, trang 121. [31] The American Pope, John Cooney, Dell Publising Co., Inc. (1984), trang 166-167.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/12/2012(Xem: 7203)
Một hôm, một Thiền sư phải qua sông. Sư bước lên một chiếc đò của một cô lái đò xinh đẹp. Sau khi thuyền cặp bến, cô lái thu tiền từng ngườì như bình thường, chỉ trừ nhà sư bị cô lái đò đòi tiền gấp đôi.
02/12/2012(Xem: 6571)
Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh để đi đến sự sáng tỏ hoàn toàn của tâm thức.
01/12/2012(Xem: 7925)
Lời giới thiệu — Đây là một trong bốn tiểu luận của Tỳ kheo Bodhi trong cuốn “Facing the Future” viết năm 2000 tại Tích Lan. Tỳ kheo Bodhi, thế danh là Jeffrey Block, người Hoa Kỳ, sinh năm1944. Đại sư đã đến với Phật giáo năm 1965, khi lần đầu tiên gặp Hòa thượng Thích Minh Châu tại khuôn viên trường Đại học Madison, tiểu bang Wisconsin, trước khi đến học cao học tại Claremont, California. Đại sư đã thuật lại cuộc gặp gỡ này trong bài viết “LẦN ĐẦU TIÊN TÔI GẶP MỘT NHÀ SƯ“→ đã được đăng tải trong Vườn Đào.
27/11/2012(Xem: 7673)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika dạy các Tỷ kheo: - Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh.
23/11/2012(Xem: 9361)
Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
22/11/2012(Xem: 7716)
Haibạn thân mến, Trước hết tôi xin mạn phép được gọi hai người là những người bạn của tôi. Thiết nghĩđã là con người thì tất cả chúng ta đều là bạn hữu với nhau, có phải thế haychăng? Tin các bạn vừa quyết định tạm thời chia tay để sống xa nhau khiến tôi bànghoàng và lòng buồn vô hạn. Dù chỉ là một người bạn thế nhưng tôi cũng cảm thấyđau lòng, huống chi con cái và những người thân chung quanh thì chắc là họ sẽcòn đau lòng hơn nhiều lắm !
21/11/2012(Xem: 7462)
Gần đây, tòa soạn nhận được rất nhiều thông tin từ bạn đọc trong nước và hải ngoại gửi về, với yêu cầu tha thiết cần có sự kiểm chứng trước một số thông tin mang tính quy chụp, tự dựng vô căn cứ, hoặc những phát biểu – thông điệp tiếm xưng đụng chạm đến lòng tự trọng dân tộc của người Việt… Câu chuyện trong tuần kỳ này xin giới thiệu cùng bạn đọc những ý kiến của CTV. Minh Thạnh, về khía cạnh văn hóa ứng xử trong một thông điệp ẩn chứa nhiều nội dung khác của một chức sắc tôn giáo nước ngoài tại nước ta, được nhiều diễn đàn quan tâm.
17/11/2012(Xem: 9986)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI hay còn gọi là HIỆN PHÁP LẠC TRÚ mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không phù hợp với tinh thần Phật dạyhoặc không trích dẫn đầy đủ lời Phật dạy trong kinh.
15/11/2012(Xem: 19775)
theo báo New York Times cho biết cơ quan cứu hộ Arizona đã tìm thấy một người phụ nữ, Christie McNally 39 tuổi trong tình trạng hôn mê do nhiễm nắng và thiếu nước và chồng, Ian Thorson, chết thê thảm trong một hang núi ở cao độ 7000 bộ giữa những ngọn núi vùng sa mạc thuộc bang Arizona vào ngày Chủ Nhật 22 tháng 4 năm 2012.
14/11/2012(Xem: 12628)
Ai cũng phải chết nên chết là điều đáng sợ. Tuy nhiên không phải ai cũng được trải qua tuổi già, nên dầu tuổi già còn đáng sợ hơn cái chết, người ta vẫn chúc tụng nhau sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long. Vì không phải ai cũng thấy được những cái khổ của tuổi già.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]