Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cũ và mới - Mất và được

03/12/201602:06(Xem: 6151)
Cũ và mới - Mất và được

CŨ VÀ MỚI - MẤT VÀ ĐƯỢC

 

Vĩnh Hảo

 

cu-va-moi

Photo by Savanzijlstra (pixabay.com)

 

 

Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng những nạn nhân từ các thảm họa của thiên nhiên, hoặc của con người gây nên. Có ai đã được gì sau chiến tranh và thiên tai? Có ai được hả hê sung sướng trên những bệnh tật, đói lạnh, xác người chết cứng, và nước mắt khổ đau của những kẻ sống còn sau một cơn hồng thủy, động đất, giông bão… hay sau một vụ oanh kích, nổ bom tự sát…?

Giây phút cũ qua để đón giây phút mới. Giờ cũ qua để đón giờ mới. Ngày cũ qua để đón ngày mới. Tháng cũ qua để đón tháng mới. Năm cũ qua để đón năm mới. Cuối cùng thì cũng năm tàn tháng tận. Một năm cũ sẽ trôi qua, và một năm mới sắp đến. Thật là dài dòng để nói chuyện cũ và mới. Mà thực ra cái mới thường chỉ được nhận ra qua những tờ lịch, và những chiếc đồng hồ, trên tường, hay trên máy vi tính, trên điện thoại di động.

Nhưng những gì được gọi là mới, có thực sự là mới không? Có cái gì hoàn toàn tinh khôi, mới mẻ, chưa từng được thấy, chưa từng được nghe không? — Không có cái mới nào mà lại chẳng liên hệ với cái cũ. Chẳng có tương lai nào mà không liên hệ với hiện tại và quá khứ. Có một sự liên tục sinh ra và hủy diệt trong tất cả mọi sự mọi vật, hữu hình và vô hình. Cái mất đi làm duyên cho cái được sinh ra, cái được sinh ra lại làm duyên cho cái bị mất đi. Đã có sinh, tất có diệt. Đã có diệt, tất có sinh. Cái bị diệt vì vậy không hoàn toàn mất đi, mà cái được sinh cũng không hoàn toàn khai sinh mới mẻ. Tất cả đều duyên với nhau mà sinh, duyên với nhau mà diệt. Không có sự mất và được trong vận hành nhân quả và duyên sinh của tất cả mọi sự.

Vậy thì buồn không, khi một cái gì đó không còn nữa, và có vui không khi một cái gì đó mới xuất hiện? Chúng ta có mất đi cái cũ và được cái mới không? Suy nghiệm điều nầy không phải để vô cảm, thờ ơ với sự sinh-diệt, mà chính là để thấy một cách sâu sắc bản chất của mọi sự vật, để không bị khổ đau hệ lụy từ những hiện tượng vô thường xảy ra chung quanh, trong đời sống thường nhật, và trong tâm thức.

 

Khi nước lũ qua rồi, những kẻ khốn cùng tiếp tục cúi xuống, dọn dẹp rác rến, chùi rửa nhà cửa, thăm lại vườn rau, thửa ruộng, xem còn gì, mất gì. Người thân, bạn bè, hàng xóm, ai còn ai mất. Của cải, vật dụng trong nhà, thứ gì vướng kẹt lại trong sình lầy, thứ gì đã trôi đi.

Khi bom đạn ngừng rơi, những người dân vô tội vừa gào khóc, vừa bươi tìm xác người thân trong những đống gạch vụn. Hàng xóm, láng giềng, ai ở lại, ai đã bỏ đi tìm nơi chốn an ổn.

Tai ương nầy, từ đâu, do ai? Vì cớ gì người ta đã hủy diệt tất cả những gì chúng tôi gầy dựng nên. Nhân danh ai, nhân danh lý tưởng nào mà quý vị bắt chúng tôi phải cam chịu tất cả, từ mất mát tài sản cho đến cả mạng sống của những người thân yêu nhất? Khi quý vị đạt được những gì mới, quý vị có biết là chúng tôi đã mất đi những gì cũ kỹ mà quý giá nhất hay không?

 

Quán sát tường tận căn nguyên của sinh-diệt, là để cảm nhận nỗi thống khổ của nhân sinh. Những tai họa giáng xuống đời sống, không phải chỉ từ thiên tai mà còn từ những tham vọng của kẻ cầm quyền, từ đất nầy hay nơi nước khác; không phải chỉ từ một vài nguyên nhân, mà còn liên hệ đến nhiều yếu tố phụ thuộc khác, trong đó là cả một chuỗi trùng trùng nhân-quả, duyên sinh, duyên diệt, liên tục tiếp nối nhau trong cả ba thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai), tạo nên đời sống đa dạng, chập chùng những cũ và mới, mất mát và thu đạt, khổ đau và hạnh phúc…

Sau những thất bại nặng nề, hay một chiến thắng to lớn, hãy nhìn lại bức tranh đời sống: có những người buồn, có những người vui. Nhưng cái vui sẽ không lâu dài, và cái buồn cũng thế, không vĩnh viễn. Cái mới thực ra chỉ là làm cho sống lại cái cũ trong giai kỳ sắp tới; và muốn cái mới nầy không lăn theo dấu vết thương đau của cái cũ, người ta phải vận dụng, khơi dậy niềm thương yêu ở ngay nơi khoảnh khắc giao thừa, cái cũ chưa qua, cái mới chưa đến. Có nghĩa là phải bắt đầu ngay trong đương hiện, ngay nơi khoảnh khắc hiện tiền; có như vậy, tương lai gần nhất sẽ được vận hành và lưu chuyển bằng niềm thương yêu chứ không phải bằng tham lam, thù hận như người ta đã làm trong quá khứ.

Tình thương luôn có mặt, không có mới-cũ, được-mất, nhưng sẽ là điều kỳ diệu để vực dậy niềm tin yêu trong đời sống, mang lại an lạc, hạnh phúc thực sự cho chính mình, cho tất cả.

Và dù thời tiết khắc nghiệt băng giá thế nào, hãy vươn mình dậy. Bằng tình thương, chúng ta có thể cúi mình xuống chăm sóc vết thương đời khi người cần đến, nhưng luôn luôn, cần phải đứng thẳng với niềm hy vọng, hướng về ngày mai tươi sáng.

 

California, ngày 28.11.2016
Vĩnh Hảo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2018(Xem: 13284)
Thông Báo Hành Hương Phật Tích Ấn Độ (2018)
29/04/2018(Xem: 11114)
Sông Hằng là con sông thiêng liêng nhất được tôn thờ như một nữ thần hoặc như là một bà mẹ truyền ban sức sống ở Ấn Độ và được xem là nguyên mẫu của tất cả dòng nước thiêng liêng trên thế giới. Từ những thời đại sớm nhất, dọc bờ sông đã có hàng triệu những người không thể đếm được đến đây để tắm, cầu nguyện, uống nước thánh và quăng tro người chết.
29/04/2018(Xem: 8310)
Sư Bà Hải Triều Âm sanh trưởng tại tỉnh Hà Đồng –Hà nội năm 1920. Sư bà là một trong số ít các bậc nữ lưu sống trong thời kỳ Pháp thuộc, có văn bằng Diplome D’étude Primaire Supérieur, trở thành một cô gíao đoan trang thông tuệ mẫu mực, lấy việc dạy học làm sự nghiệp cho đời mình. Sư Bà cũng là một trong những vị sáng lập và phát triển nhiều gia đình Phật Tử ở Hà Nội Hải Phòng mà thời bấy giờ thường gọi là gia đình Phật Hóa Phổ. Qua một dịp nghe được sư cụ Thích Tuệ Nhuận giảng kinh Lăng Nghiêm ở chùa Quán Xứ, đến phẩm Quán Âm Quảng Trần và chương Đại Thế Chí Niệm Phật, cô giáo Catallan Nguyễn Thị Ni hốt nhiên lãnh hội được sự vi diệu của Phật Pháp và quy y với Đức Pháp Chủ Thích Mật Ứng, được ngài ban cho pháp danh Hải Triều Âm. Sư Bà xuất gia năm 1949 tức là năm Sư Bà 29 tuổi, với Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Đức Nhuận tại chùa Đồng Đắc.
29/04/2018(Xem: 7242)
Đức Phật dạy có nhiều cách bố thí khác nhau như: Pháp thí: bố thí Phật pháp ý nghĩa cao thượng giải thoát. Tài thí: bố thí tiền bạc. Vật thí: bố thí vật chất. Vô úy thí: bố thí sự không sợ hãi. Nhan thí: bố thí nụ cười. Ngôn thí: bố thí ái ngữ. Tâm thí: bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn. Nhãn thí: bố thí ánh mắt yêu thương hiền từ. Thân thí: bố thí hành động nhân ái, thân thế. Phòng thí: bố thí phòng ốc chỗ ở giường nằm. Dược thí: bố thí thuốc….
29/04/2018(Xem: 6877)
Hải âu là tên một loài chim màu xám trắng xinh xắn sống ven sông biển. Khi mặt trời vừa mọc, tiếng sóng nước gợn lăn tăn hòa lẫn âm thanh kinh kệ ngâm nga vang rền từ các đền tháp, thì vô số chim trời hải âu từ đâu đó bắt đầu xuất hiện trên Sông Hằng, thành phố Ba-la-nại, để múa lượn mừng ngày nắng mới và dùng điểm tâm thực phẩm do các khách hành hương bố thí.
29/04/2018(Xem: 8410)
Bồ-đề-đạo-tràng, nơi nổi tiếng với Tháp Đại Giác – Đức Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền giác ngộ, dọc bên bờ kia sông Ni-liên vào những ngày đầu mưa xuân, cuối đông tháng 12 cũng là mùa hoa cải vàng rực nở khắp cánh đồng.
29/04/2018(Xem: 7166)
Đệ tử của Đức Phật luôn gồm đủ bốn chúng xuất gia và tại gia: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Nam cư sĩ và Nữ cư sĩ. Mỗi chúng đều có vai trò quan trọng nhất định trong việc lợi mình, lợi người và duy hoằng Phật Pháp tại nhân gian. Việc hoằng Pháp lợi sanh nơi xứ người xưa nay phần chính là chư Tỳ kheo. Bên cạnh đócó nhiều Tỳ kheo ni và Nữ cư sĩ cũng đã đóng góp rất lớn. Nhiều tấm gương sáng của Nữ đệ tử Phật đã được ghi lại mà nữ giới hậu học ngày nay cần nên soi chiếu.
27/04/2018(Xem: 6148)
Ra Đi và Trở Về - Thích Tâm Tôn, Ra đi và trở về là hai mệnh đề rất rộng trong nhiều phạm trù của cuộc sống. Có thể hiều theo ý nghĩa chu kỳ hai chiều vận hành đến và đi hiện hữu trong phạm trù tuần hoàn thời gian, hay lẽ phân định khoảng cách gần- xa hai hướng trong phạm trù không gian hữu hạn, và có thể là lẽ tất nhiên phải trải qua của cả một đời người bởi hai điều sống- chết sẽ đi qua theo qui luật vô thường…. Nhưng có lẽ hơn hết, hiểu theo cách rất giản dị của nhà Thiền về ý nghĩa cuộc sống chính là tìm hiểu và thấy được của trải nghiệm, hay khám phá và Tuệ tri các pháp trong sự hiện hữu như chính là. Nếu ra đi là tìm kiếm, thì trở về chính là thấy được.
26/04/2018(Xem: 8164)
Khoảnh khắc Kangaroo bố đau đớn ôm người bạn đời đang hấp hối làm nhiều người xúc động khôn xiết. Giữa giây phút cận kề sự sống và cái chết, Kangaroo mẹ chỉ kịp nắm lấy tay con lần cuối trước khi từ giã cõi đời… Cái ôm ly biệt và đôi tay níu kéo
25/04/2018(Xem: 10682)
Tự Chuyện của Quảng Dũng về Gia Đình Phật tử ở Galang 1979
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]