Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bên bờ vực tử sinh

01/11/201606:12(Xem: 12875)
Bên bờ vực tử sinh
Phat thich ca 2b

Namo Buddhaya
Bên bờ vực tử sinh
 
Ngày xửa ngày xưa, ở Ấn Độ cổ có một người đàn ông vì chán ghét cõi đời hiểm ác 
nên đã tìm đến cửa Phật, quy y Phật giáo. Tuy rằng thân đã xuất gia, nhập không môn, 
nhưng trong  tâm  ông vẫn quyến luyến ngoại giới, bị ái dục ràng buộc, thường dùng dầu 
thơm sát lên thân thể, dùng nước  nóng để tắm. Ông thích có làn da thơm tho, lựa chọn đồ ăn,
 tâm bị chôn vùi bởi  vật chất, như bị dây mơ trói  thân thể vậy, không lúc nào tự tại. Mặc dù
 trên hình thức đã xuất gia, thụ giới, nhưng về hành vi và cảnh giới  thì vẫn là phàm phu 
tục tử, cách thánh đạo Niết Bàn còn xa lắm.
 
Khi ấy tại nước Ma La có một tôn giả tên là Upagupta, là một nhà sư đạo hạnh có 
tiếng. Vị tỳ kheo mới xuất gia này rất hâm mộ danh tiếng của Upagupta nên đã tới 
diện kiến. Tôn giả hỏi ông: “Ông không quản đường xá xa xôi tới đây làm chi?”
“Tôi mộ danh ngài mà tới. Mong được nghe tôn giả từ bi khải thị yếu chỉ Phật Pháp”.
Tôn giả Upagupta quan sát căn cơ của ông, biết ông còn bị ái dục trói buộc, không
 thể giải thoát, bèn hỏi ông: “Ông có thể hoàn toàn nghe theo lời giảng của tôi, chấp 
nhận giáo huấn của tôi, chiếu theo ý chỉ của tôi mà làm hay không?”
“Tôi nhất định có thể, hết thảy đều chiểu theo lời dặn dò mà làm”.
“Nếu ông có thể sinh tín tâm, tôi trước tiên dạy ông thần thông, sau đó thuyết 
Pháp cho ông”, tôn giả nói. 
“Học thần thông trước, tuyệt quá!”
Vậy là tôn sư dẫn ông lên núi, dạy ông học tập thiền định, lại dặn dò ông phải tuyệt
 đối phục tùng. Tôn giả vận dụng lực thần thông, hóa ra một cây đại thụ, nói: “Ông 
cần phải trèo lên cái cây này”. Vị tỳ kheo kia liền nghe lời tôn giả trèo lên cây đại 
thụ, nhưng nhìn xuống dưới thấy một cái hố lớn, sâu không lường được, lúc này tôn 
giả bèn nói: “Giờ thả hai chân của ông ra”. Vị tỳ kheo chỉ còn cách nghe lời buông
 hai chân ra, lúc này tôn giả lại lệnh ông bỏ hai tay ra. Vị tỳ kheo chỉ dám bỏ một tay
 ra, nhưng tôn giả bảo phải bỏ nốt tay kia ra, tỳ kheo cực kỳ sợ hãi, nói: “Nếu lại bỏ 
tay ra, sẽ rơi xuống hố mà chết”.
 
“Ông đã có lời ước hẹn với tôi, hết thảy tuân theo dạy bảo của tôi, giờ lại hối hận 
rồi sao?” Vị tỳ kheo không còn cách nào, đành buông tâm không nghĩ gì nữa, bỏ nốt
 tay kia ra, liền rơi vào cái hố sâu, vừa sâu hoắm vừa đen ngòm. Lúc này ông hồn 
xiêu phách lạc, toàn thân lạnh ngắt, mở mắt ra nhìn thì thấy cái cây và chiếc hố đã
 biến đâu mất. Sau đó, tôn giả bắt đầu thuyết Pháp cho ông. “Giờ tôi hỏi ông, khi
 ông buông nốt tay ra để rơi xuống, ông còn thấy thế gian có gì  đáng để thích
 nữa không?”
 
“Tôn giả, đã tới bước ngoặt sinh tử, hết thảy đều không còn gì đáng thích nữa”.
“Là như thế. Hết thảy mọi thứ thế gian, đều là hư ảo hết. Khi sắc thân ảo diệt, ái dục 
cũng theo đó mà ảo diệt. Nếu ông có thể nhìn thấu sắc thân vô thường, thoát khỏi ái 
chấp trói buộc, thì sẽ giải thoát khỏi nó. Ưa thích là căn nguyên của phiền não sinh tử,
 hãy cẩn thận với nó, tinh tấn tu hành, chớ mất bản tâm, sẽ thành chính Đạo”.
 
Vị tỳ kheo lúc này đột nhiên tỉnh ngộ, từ đó tĩnh tâm suy ngẫm, chuyên cần tinh tấn, 
chứng đắc quả vị La Hán. Thế gian con người thật thật giả giả, hư hư thực thực, do
 con mắt thịt chúng ta nhìn không chính xác, mới lấy ảo làm thật, tham hưởng khoái
 lạc nhất thời, chỉ vì sai biệt một niệm, kết quả rớt vào vực thẳm không đáy.
 
Ai sống một trăm năm, 
Không thấy pháp sinh diệt
Tốt hơn sống một ngày
Biết được pháp sinh diệt.
Kinh Pháp Cú kệ 113
Photo:
Đôi Bờ Tử Sinh
 
Tử sinh, sinh tử đôi bờ
Vì chưng sợi tóc hững hờ.. gió đưa!
Ngàn sau cho tới ngàn xưa
Khi con mắt đói dây dưa cảnh trần
 
Để lòng lạc lối phong vân..
Tàn tro, ngỡ kiếp giai nhân mặn mà!
Tử sinh sóng vỗ ta bà
Hồn giăng kín những âm ba bổng trầm
 
Đường về mỗi lúc xa xăm
Cõi uyên thuở nọ biệt tăm dấu hài.
Tử sinh, sinh tử miệt mài
Lao xao mưa, nắng... bên ngoài, bỏ quên..
 
Thăng trầm mấy độ xuống lên
Hồn phong sương đợi bình yên một ngày ?
Tử sinh, sinh tử vần xoay
Đời chưa mỏi gối còn xây mộng bền. 
 
Sắc thinh.. cuồn cuộn thác ghềnh
Nào ai nhớ cõi không tên trở về.
Bên ni hạnh ngộ bên tê
Ngờ đâu, một niệm Giác, mê chuyển dời
 
Tử sinh, sinh tử mù khơi.
Trần tâm khép cửa, một trời Như Lai.
 
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
 
Photo:
blank
Photo:
Photo:
Photo:
 
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh Pháp thoại tại chùa Phật Bảotiểu bang Philadelphia Oct 2016. 
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Lẽ Sống Tùy Duyên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/07/2013(Xem: 13086)
Hạnh phúc & khổ đau
30/07/2013(Xem: 11419)
Thưa Quý chư Tôn Đức Tăng Ni, các anh chị và các bạn , vào thứ 6 tuần này (2/8/2013), chương trình "100 ngàn - Vạn mái ấm" sẽ tổ chức chuyến đi trao nhà kết hợp với khảo sát xây dựng tại tỉnh Đồng Nai. Thân mời các bạn tham dự cùng chương trình nhé. Các bạn liên lạc qua sdt 0168 296 4406 - gặp Lan Anh để đăng ký tham gia và vui lòng đăng ký trước ngày thứ 5 nhé. Mọi thông tin chi tiết, các bạn theo dõi sau đây nhé. Thời gian: 7am đến 17pm. Ngày thứ 6, 2/8/2013 Địa điểm: xã Xuân Bắc, Đồng Nai Chi phí: 200 000 / người. Bao gồm: - Ăn sáng - Ăn trưa - Trái cây vườn, nước uống, khăn lạnh - Chương trình giao lưu, sinh hoạt giữa các thành viên & ban tổ chức. Lịch trình: - 6h45: tập trung tại Trung tâm triễn lãm Tân Bình, đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình. - 7am: xuất phát - Chương trình giao lưu trên xe. - 9h30: đến nơi - 10am: tiến hành lễ trao nhà cho gia đình người nhận - 11
30/07/2013(Xem: 9825)
Con xin mạn phép Thầy Thích Huệ Viên, kể lại chuyện này cho mọi người nghe, mong thầy hoan hỷ. Thưa quý vị, nếu quí vị tin, đó là phước báu của quí vị, nếu quí vị không tin là sự thật cũng không sao, chuyện này có thể chứng minh bằng người thật việc thật. Bạn cứ đến chùa xem thử, chứng kiến những điều tôi đã trải qua trong mười ngày qua.
29/07/2013(Xem: 21296)
1:- Quá trình hình thành và phát triển: - Nguồn gốc Tự viện, ngày tháng thành lập PHV, người tiếp quản ban đầu. - Thành phần Ban Giám Viện, Ban Giáo Thọ, Hội Đồng Chứng Minh, số lượng Học Tăng, nhà Trù, cơ sở vật chất v.v… các thời kỳ, trước 1963, sau 1963 đến 1975
29/07/2013(Xem: 7762)
Đức Thế Tôn thường dạy rằng sau những ngày tháng vân du hoằng hóa độ sanh ở các làng mạc xa xôi, chư Tôn đức tăng ni mỗi năm trong ba tháng mùa mưa nên trú một chỗ cùng nhiếp thân khẩu ý, chuyên tu thiền định, trưởng dưỡng giới định tuệ, nuôi lớn đạo tâm trong tinh thần thanh tịnh lục hòa của tăng già.
27/07/2013(Xem: 8443)
Tôi đang huân tập một đức tính: Hễ có ai chửi tôi, nhục mạ, bôi lọ tôi…tôi sẽ nhẫn nhục không trả lời. Nếu buộc phải trả lời tôi sẽ dùng lời lẽ ôn hòa, không dùng lời thô tục, hung dữ…để trình bày rõ sự việc, để mọi người được biết…mà không làm tổn thương đến người đang công kích hay thù hận tôi. Đức Phật dạy rằng “Muôn loài chúng sinh đều bình đẳng”. Nếu con hổ có thể gầm, con sư tử có thể rống…thì con chim cũng có thể hát ca, con suối có thể reo, thậm chí loài côn trùng nhỏ bé cũng có quyền cất lên tiếng nỉ non giữa canh khuya. Ai cũng có quyền cất lên tiếng nói mà không một ai có quyền ngăn cản miễn sao tiếng nói đó không làm tổn hại tới người khác, không làm xáo trộn sự an vui của cộng đồng.
27/07/2013(Xem: 9312)
Đi chùa lễ Phật, ở nhà ăn chay, tụng kinh niệm Phật, ra ngoài đời hoạt động thiện nguyện, đóng góp cho xã hội là sinh hoạt nền tảng cần có của một Phật tử chân chính. Những hoạt động trên có tác dụng rất lớn khiến bản thân thanh tịnh, tâm hồn hướng thượng, gia đình hạnh phúc, vun trồng cội phúc cho mình và cho con cháu. Song đó chỉ là những điều kiện cần nhưng chưa đủ
27/07/2013(Xem: 9706)
Mẹ tôi là một góa phụ đã bảy mươi mốt tuổi, người đã sống một mình kể từ khi Ba tôi mất cách đây mười chín năm. Sau khi Ba tôi qua đời, tôi đã di chuyển 2500 dặm để đến California, nơi tôi bắt đầu xây dựng mái ấm gia đình và lập nghiệp ở đây. Khi tôi quay về lại quê nhà cách đây năm năm, tôi tự hứa với chính mình sẽ dành nhiều thời gian cho Mẹ. Nhưng vì bận rộn công việc và ba đứa con, tôi đã không có thời gian nhiều để thăm Mẹ ngoài những dịp nghỉ lễ hay gặp mặt gia đình.
26/07/2013(Xem: 20018)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
26/07/2013(Xem: 7889)
Bác đi tu từ bao giờ tôi không biết. Khi tôi có hiểu biết thì đã thấy bác là một ông thầy chùa. Khi tôi hiểu biết thêm một chút nữa thì cả gia đình bác đã có một ngôi chùa riêng. Trước đó bác tụng kinh gõ mõ trong ngôi nhà thờ của dòng họ mà bác là người vai trưởng được cai quản. Tôi phải nói là bác tôi vừa là một ông thầy chùa nhà quê, vừa… mù chữ. Có lẽ ông không biết một chữ a, b, c nào cả. Nhưng ông biết “chữ nho”. Bác tụng niệm ê a bằng “chữ nho”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]