Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Yêu thương với người cư sĩ

28/10/201615:29(Xem: 6373)
Yêu thương với người cư sĩ

lotus_2

Yêu thương với người cư sĩ.

 

 

Đối với người cư sĩ, ai cũng muốn có sự tiếp nối của mình tương lai. Bởi ước muốn tiếp nối, nên trong mỗi người luôn có hạt giống về tình dục và chức năng sinh sản. Tình dục và sinh sản là chức năng không thể phủ nhận. Mình không nên phủ nhận, nhưng mình cũng không nên nhầm lẫn tình dục với tình yêu. Tình dục có thể đem lại cảm giác vui sướng và gắn kết giữa hai người nếu ở đó có mặt tình yêu. Tình dục có thể trở thành tình yêu và ngược lại tình yêu là nguồn gốc nảy sinh tình dục. Cho nên có thể nói yêu rồi thương, hoặc thương rồi mới yêu là vì vậy.

Chữ love trong tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt có thể hiểu 2 nghĩa. Hiểu là tình thương cũng được mà hiểu là tình yêu cũng đúng. Khi dịch tình thương chữ love không chỉ hàm ý là quan hệ tình cảm lãng mạn giữa hai người mà còn là tình thương yêu muôn loài, cỏ cây và con vật. Nghĩa thứ hai, chữ love được dịch là tình yêu. Theo nhà Phật đó là luyến ái, nhục dục và ràng buộc. Yêu ai, thì mình luôn muốn chiếm lấy, giành lấy, mình muốn buộc chặt người đó bởi sợi dây tình ái, làm cho người đó chỉ thuộc về mình. Nhục dục có thể làm cho con người mất ăn mất ngủ, và thậm chí mất hết uy tín danh dự vì nó.

Nhưng yêu phải yêu cho đúng, thì mới đem lại hạnh phúc cho mình và cho người khác. Nếu mình yêu thương người có gia đình, hoặc mình có hành vi lạm dụng tình dục với khác thì đó là hành vi sai trái. Dục lạc nhất thời đó sẽ gây đau khổ cho nhiều người, trong đó có cả bản thân mình. Mình phải hiểu hậu quả của nó để tránh. Phải học cách để gieo trồng hạt giống yêu thương đích thực cho mình và cho gia đình mình. Và phải học được cách để chế ngự mầm mống tiêu cực; những đòi hỏi nhục dục không có lợi lạc cho mình và cho những người khác. 

 Trong bài kệ số 9, Kinh chiếc Lưới Ái Ân, Phật đưa ra ví dụ con khỉ, ngồi một chỗ không yên, nhảy từ cây này sang cây khác để chỉ việc tìm kiếm dục vọng của con người.

Viên hầu đắc ly thọ

Đắc thoát phục thú thọ

Chúng nhân diệc như thị

Xuất ngục phục nhập ngục

           

猨  猴  得  離  樹

得  脫  復  趣  樹

眾  人  亦  如  是

出  獄  復  入  獄



Viên hầu là con khỉ, chúng nhân ở đây là con người, ngục ở đây chỉ ngục tù của ái dục. Con người thoát ra khỏi được ngục tù ái dục này rồi lại lao vào ngục tù ái dục khác. Sở dĩ mình cứ chạy qua, chạy lại, tìm kiếm như con khỉ, bởi mình không phân biệt được dục vọng và yêu thương đích thực. Mình phải biết rằng tình yêu và dục vọng là khác nhau. Nếu mình đến chỉ vì ngoại hình, sắc đẹp, thì ngày theo ngày, tháng theo tháng, khi sắc đẹp tàn phai, mình sẽ đi tìm cô gái khác, cứ như con khỉ nhảy từ cành cây này sang cành cây khác vậy.

Khi đến với nhau, thương yêu nhau bởi tính thương đích thực thì tình dục có thể là thuốc quý để xua tan áp lực trong cuộc sống, nó đem lại hạnh phúc, nhẹ nhàng cho người mình thương. Ngược lại những cặp vợ chồng hoặc những người ân ái chỉ vì nhục dục thì chắn chắn sẽ gây đau khổ cho người kia.

Với yêu thương đích thực, thì mình không những thương cái thân ( ngoại hình ) của người mình thương, mà mình cần phải thương cái tâm ( tính )của người mình thương. Bởi vì  thân và tâm là một. Tâm không thể tồn tại mà không có thân để giữ nó và thân dựa vào tâm để mà di chuyển và thao tác theo ý nghĩ. Mình đừng có phân biệt sự giữa thân và tâm. Mình thương cái tính của cô ấy thì mình cũng thương cái thân thể mình hạc xương mai của cô ấy, đừng chà đạp lên đó mà tội nghiệp. Mình thương cái thân của cô ấy, thì khi cô ấy đi đứng vụng về, thì mình cũng đừng trách cứ mà làm tâm của cô ấy rầu. Thương thì phải hiểu và có thật hiểu thì mới có thương.

Đó mới là tình yêu đích thực.


Bến Tre, ngày 26 tháng 10 năm 2016.
Hoàng Phước Đại

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2017(Xem: 8013)
Đây là câu hỏi rất quan trọng mà đại đa số Phật tử nữ thắc mắc về vấn đề chuyển nghiệp thân nữ, nhưng xưa và nay chưa có ai giải thích thỏa đáng về câu hỏi này? Chúng tôi chỉ là hàng hậu học vì có nhân duyên phải hoằng pháp lợi sinh nên không dám lấy vải thưa che mắt Thánh. Sư phụ chúng tôi là Hòa Thượng Thích Nhật Quang hiện là Trưởng ban quản trị Tổ đình Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, Trụ trị Tổ đình Thiền Viện Thường Chiếu, Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Ngài năm nay 75 tuổi xuất gia tu học từ năm 7 tuổi, vậy mà chúng con hiếm thấy sư phụ trả lời Phật pháp trước công chúng, thỉnh thoảng vẫn có nhưng rất ít. Chúng con hỏi Ngài vì sao như vậy? Ngài nói, biển Phật pháp mênh mông nghĩa lý sâu sắc, tôi còn chưa thông suốt làm sao dám trả lời đúng sai.
04/04/2017(Xem: 5744)
Thường thì chúng ta phải thoát khỏi sự tự mãn mới có thể bắt đầu hành trình tâm linh. Thí dụ như một cơn khủng hoảng trầm trọng, sự đau khổ ê chề, hay sự mệt mỏi và chán chường cùng cực vì phải tới lui và tái diễn những vai trò càng lúc càng trở nên vô nghĩa: đó là những yếu tố thúc đẩy hành trình tâm linh (John Snelling, The Elements of Buddhism", p. 117). Câu chuyện sau đây có thể nêu rõ quan điểm nầy:
04/04/2017(Xem: 9144)
Trước mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, (chúng con) chúng tôi có duyên lành viếng thăm các tu viện Phật giáo tại bang Ladakh- India, được cơ hội thân cận các vị LạtMa nơi này và sống hòa mình với thiên nhiên của núi rừng Himalaya thanh khiết.
03/04/2017(Xem: 7901)
Phật giáo không gặp nhiều khó khăn khi phải chấp nhận sự tin tưởng của quần chúng địa phương về thần thánh, ma quỉ hay các vấn đề tâm linh khác. Thần thánh hay ma quỉ cũng chịu sự chi phối của luật nghiệp báo và các luật khác trong thiên nhiên. Thế giới của Phật gíáo đủ rộng để bao gồm các chúng sanh nầy. Phật giáo có thể chấp nhận một số cách thờ phượng, một số không thích hợp và bị loại bỏ, một số có thể được tiếp thu và hòa nhập phần nào trong tổng thể Phật giáo. Những tin tưởng và thờ phượng nầy có thể đóng vai trò quan trọng trong nếp sống của dân địa phương, nhứt là tại các xứ Á châu.
02/04/2017(Xem: 8201)
1) Xin ngài cho biết thuyết tái sanh trong Phật giáo làm việc như thế nào? Trà lời: Tất cả những kinh nghiệm về thân và tâm của chúng ta, trong đời nầy cũng như đời quá khứ và tương lai, đều do hành động (nghiệp) của thân khẩu ý trong quá khứ và hiện tại. Hành động lành đem đến kết quả mong muốn, sự tái sanh và đời sống tốt đẹp. Trong khi đó hành động xấu ác đem đến hậu quả bất thiện, sự tái sanh và đời sống không tốt đẹp. Chúng ta sẽ liên tục tái sanh theo nghiệp báo, trong vòng luân hồi, cho đến khi nào đạt được sự giác ngộ tối hậu.
01/04/2017(Xem: 13023)
Từ khi loài người có mặt trên thế gian này, sống giữa trời đất bao la với hiểu biết và việc làm còn giới hạn, nên thường lo lắng và sợ hãi bởi những suy nghĩ cạn hẹp. Họ tưởng tượng ra có một đấng tối cao toàn quyền ban phước, giáng hoạ; nhìn đồi núi chập chùng, cao vót, họ tưởng ra vị thần núi; nhìn biển rộng bao la, mênh mông, họ nghĩ có vị thần biển đang cai trị ở đó, và vô số vị thần có nhiệm vụ cai quản muôn loài vật ở thế gian này. Đó là niềm tin của con người ở thời kỳ sơ khai, tin vào thế giới thần linh một cách tuyệt đối và chấp nhận giao phó số phận của mình, uỷ thác cho thần linh sắp đặt, định đoạt. Về sau, loài người chúng ta thật diễm phúc khi có được nhân duyên tốt đẹp gặp được Tam bảo, tức ba ngôi báu Phật-Pháp-Tăng trên cõi đời này.
01/04/2017(Xem: 11735)
Đề tài oan gia đã được thuyết giảng nhiều lần từ năm 2010 đến 2013. Tập sách này đúc kết lại các buổi giảng trên. Cốt lõi oan gia chỉ có một, nhưng mỗi lần giảng thì tôi thêm vào nhiều câu chuyện rút tỉa từ kinh sách, báo chí, internet hoặc nghe kể lại. Sống ở đời, ai cũng đi tìm hạnh phúc, muốn có một gia đình vợ chồng yêu thương, chung thủy với nhau, muốn có con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, anh em hòa thuận. Sự mong ướcrất đơn giản như vậy nhưng nhiều người suốt đời tìm hoài không được. Ngược lại, nhiều khi những người thân thương mà ta trông chờ hạnh phúc lại là người làm khổ ta nhiều nhất. Ta muốn họ làm vừa ý ta thì họ lại luôn làm trái ý ta, chưa kể họ bắt ta phải theo ý họ, hoặc họ bỏ bê, hất hủi, mắng chửi, đánh đập ta. Tại sao cuộc đời lại trớ trêu như vậy? Tại sao những người "thân thương" không thương yêu ta đúng như nghĩa "thân thương" mà lại làm khổ ta? Mời bạn đọc tìm câu trả lời trong tập sách này.
31/03/2017(Xem: 9281)
Ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa mồng 3 tháng 3 thầy trò chúng tôi quy tụ tại Pháp Loa Thiền Tự, huyện Sóc Sơn, Thủ đô Hà Nội để tưởng nhớ đến Ngài. Có mặt trong ngày đặc biệt nay có khoảng vài chục quý thầy, quý sư cô đang thực hành thiền cùng các thiền sinh cư sỹ. Buỗi lê thật đơn giản và sâu sắc, ngắn gọn và ý nghĩa.
31/03/2017(Xem: 6021)
Nữ sĩ Ninh Giang Thu Cúc "mối lái" cho chuyến xe giá rẽ, đi trong hai ngày - Sài Gòn-Di Linh, một tài xế trẻ, có tâm đạo, cũng là xe nhà, thân quen với gia đình nữ sĩ, vì thế, vừa "ngon - bổ và rẻ". Vấn đề là phải tìm đủ người cho xe bảy chỗ.
30/03/2017(Xem: 5973)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]