Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sách Phật giáo tại hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair 2016

22/10/201613:26(Xem: 5659)
Sách Phật giáo tại hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair 2016

tiem sach PG tai Frankfurt (7)

Sách Phật giáo tại hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair 2016


Mỗi lần đến với Frankfurt Book Fair, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là kên kế hoạch thăm ngay 2 nhà xuất bản là Parallax và Wisdom. Hai nhà xuất bản này ở Mỹ nhưng chuyên xuất bản sách Phật giáo và họ rất yêu quý Thái Hà Books nói riêng và Việt Nam nói chung. Năm nay họ nằm ở hall 6, tầng 2 và dãy A 46. Tôi vui quá! Vui trong mỗi bước chân chánh niệm

Tôi đến nơi và thấy lãnh đạo nhà xuất bản Wisdom đang tiếp khách. Các đối tác khắp thế giới đang tiếp tục đến để mua bản quyền sách Phật giáo để xuất bản ra các thứ tiếng khác nhau. Nhìn ai cũng tươi, cũng vui, tôi biết ngay rằng tinh thần Phật giáo đã ngấm vào họ, những người hết mình cho xuất bản sách. Cứ thấy mỗi cuộc gặp thế này tôi lại hiểu rằng sách Phật giáo tiếng Anh chuẩn bị có thêm 1 thứ tiếng nữa xuất bản. Tôi vui lắm!

Tranh thủ tôi chạy ào sang Parallax. Vừa nhìn thấy tôi, chị Heather Harrison đã lao ra chào đón niềm nở. Chị khoe ngay rằng trước khi khai mạc Hội sách Frankfurt, cuốn sách mới nhất của thiền sư Việt Nam nổi tiếng đã được xuất bản bằng tiếng Anh “At home in the world”. Chị say sưa nói về cuốn sách này và tình yêu thương dành cho tác giả. Tôi nghe như nuốt lấy từng lời. Rồi tôi thầm nghĩ, có khi nhiều người Việt Nam còn chưa hiểu về thầy Nhất Hạnh như những người phương tây, có khi chưa thực tập tốt như họ. Thật thấy ấm lòng.

Tôi nhìn lên giá sách và thấy rất nhiều sách của thầy Nhất Hạnh. Bộ sách 5 cuốn “How to eat”, “How to love”, “How to relax”, “How to sit”, và “How to walk” mà sư cô Chân Không liên tục nhắc tôi và Thái Hà Books phải xuất bản ngay được bày trang trọng trên kệ sách. Tôi mong sao cả thế giới được đọc bộ sách này.  Tôi mong cả trăm thứ tiếng có bản dịch cuốn sachs này. Tôi cũng chưa biết khi nào Thái Hà Books đủ duyên để xuất bản bộ sách ra tiếng Việt. Thật thấy có lỗi với sư cô Chân Không, với Thầy Nhất hạnh, với các quý thầy và quý các sư cô. Nhưng trong lòng thấy thật nhẹ nhàng và thư giãn.

Tôi quay về khu vực International Program. Mỗi năm Hội sách Frankfurt và Bộ Ngoại giao Đức chọn ra 24 giám đốc của 24 công ty sách đến từ 24 quốc gia làm khách mời trong 10 ngày. May thay, năm nay Việt Nam xuất hiện trong danh sách này. May thay tôi và Thái Hà Books nhận vinh dự này. Tôi tìm đến vơi anh bạn Bifdur Dangol – giám đốc Vaija Books, thay mặt cho Nepal, quốc gia có vườn Lâm Tỳ Ni nơi Đức Phật sinh ra. Tôi thấy vui nhẹ nhàng!

Anh Bifdur Dangol vui vẻ tiếp tôi và cho biết nhà xuất bản của anh in 15 đến 20 sách Phật giáo mỗi năm. Tại Vaija Books, hơn 50% sách là Phật giáo. Biết Thái Hà Books cũng chú tâm làm sách Phật giáo và chúng tôi là 2 trong 24 giám đốc công ty sách của 24 nước chuyên tâm sách Phật giáo, anh mừng lắm. Chúng tôi như thân nhau từ kiếp trước. Lành thay!

Anh Bifdur Dangol mang khoe cho tôi các cuốn sách “Buddha heart parenting”, “Riding a huge wave of Karma”, “Great perfection”, “Resonance of life”, “Maya yoga”, “From Goddess to mortal”. Khá nhiều và có vẻ ấn tượng. Tôi ngồi đọc một số trang và thấy có thể mang về Việt Nam cho bạn đọc nước nhà cùng thưởng thức. Hay thật!

Khi hỏi về tỷ lệ Phật tử tại Nepal, anh Bifdur Dangol cho biết con số theo thống kê nhà nước thì khác và không đúng. Anh khẳng định rằng trên thực tế con số này phải khoảng 20%. Tức cứ 5 người dân Nepal thì có 1 người con Phật. Anh chi biết thêm rằng Phật tử sống nhiều hơn ở núi cao, nhưng dần dần chuyển về thành phố để sống và tinh thần Phật giáo đang lan về đô thị.

Anh Bifdur Dangol cho biết ở Nepal có rất nhiều người đến chùa và đến hàng ngày. Nhiều người cúng dường. Chuyện cúng dường ở Nepal rất được coi trọng và là một nét đẹp của Phật giáo. Thích thật!

Anh Bifdur Dangol là Phật tử từ nhỏ vì bố mẹ, ông bà anh là Phật tử. Anh rất thích cúng dường. Anh và cả gia đình cùng tụng kinh.  Đạo phật đang sống lại, số Phật tử ở Nepal đang tăng lên - Anh Bifdur Dangol nhấn mạnh. Anh cũng cho biết, sách Phật giáo xuất bản nhiều hơn mỗi năm ở quốc gia Nepal.

Lumbini thay đổi nhiều, bây giờ trở thành thiên đường của Phật giáo. Anh Bifdur Dangol sống ở Thủ đô nhưng đến đây nhiều lần lắm rồi. Anh bảo tôi rằng đến Lâm Tỳ Ni nói riêng và Nepal nói chung ai cũng cảm nhận ngay rằng mình đang ở đất Phật. Đến đây sẽ thấy đạo Phật đang phát triển và sẽ tiếp tục phát triển. Anh nhờ tôi mời các bạn Việt Nam sang thăm Nepal và thăm anh.

Anh Bifdur Dangol cũng cho biết rất nhiều cơ quan và tổ chức cùng xuất bản sách Phật giáo nhưng thường là vài cuốn mỗi năm.  Nếu càng ngày càng có nhiều sách Phật giáo được xuất bản thì chắc chắn Phật giáo sẽ hồi sinh. Anh bàn với tôi cùng hợp tác xuất bản sách Phật giáo cho Việt Nam, Nepal và Ấn Độ. Một ý tưởng quá hay và vui.

Anh Bifdur Dangol  nói rằng Việt Nam có rất nhiều Phật tử. Dù Nepal là nước nhỏ và Phật giáo bị thất truyền mà hiện nay rất nhiều người đến Nepal để học Phật, để thực tập lời Phật dạy. Anh tin rằng trong tương lai cũng có nhiều bạn quốc tế sẽ đến các tu viện, thiền viện Việt Nam để học Phật. Với dân số gần 100 triệu là quá lớn so với 30 triệu dân Nepal và không thể không là vùng đất lớn cho Phật giáo.

Tôi vào khi Business Club để viết những dòng chữ này kèm vài bức ảnh vừa chụp để gửi ngay. Tôi mang bạn đọc sớm đọc những dòng chữ này. Hôm qua tôi là khách nời thuyết trình trên sân khấu “Triển vọng ngành xuất bản” và tôi đã nói về sách đạo đức, sách làm người, sách sống đẹp, sách thiền, sách Phật giáo phải là dòng sách rất mạnh trong tương lai. Người nghe có thể hỏi tại sao. Xin thưa, hãy nhớ đến 5 điểm khác biệt của Đạo Phật: Thiết thực hiện tại; Đến để mà thấy; Vượt không gian và thời gian; Có tính hướng thượng: dành cho người trí tự mình giác ngộ.

Bạn cứ nghĩ mà xem, người trí ngày càng nhiều. Bạn có thấy không, ai chẳng muốn ứng dụng ngay để có kết quả ngay. Thực tập theo lời Phật dạy 1 ngày bạn hạnh phúc 1 ngày. Thực tập lời Phật dạy 1 giờ bạn bình an một giờ. Mà nếu bạn bận quá, hãy nhớ đến lời Phật dạy 1 phút bạn đã được lợi lạc lắm rồi. Thật mà.

 

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Frankfurt Book Fair, CHLB Đức 21/10/2016    


tiem sach PG tai Frankfurt (1)tiem sach PG tai Frankfurt (2)tiem sach PG tai Frankfurt (3)tiem sach PG tai Frankfurt (4)tiem sach PG tai Frankfurt (5)tiem sach PG tai Frankfurt (6)tiem sach PG tai Frankfurt (7)tiem sach PG tai Frankfurt (8)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2016(Xem: 8112)
Không cần phải nói, Phật giáo tin tưởng ở tác dụng của cầu siêu. Thế nhưng, tác dụng ấy có giới hạn nhất định. Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện làm thiện là thời gian khi người đang còn sống.
29/03/2016(Xem: 11905)
Giảng luận về bài “ Bình Ngô Đại Cáo” ( 曹鶴岱平 ) ( Great Proclamation of Đại Việt Victory over Northern Invaders, translated by Prof. Nguyễn Cao Hách – University of Saigon ) của Nguyễn Trải được viết vào tháng 4, năm 1985 , và đã được đăng trên nguyệt san Phổ Thông ở Toronto , Canada , số 12 và 13 vào tháng 4 & 5 , năm 1985
29/03/2016(Xem: 17565)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thầy đi khắp thế giới để truyền dạy và viết hơn 100 cuốn sách về Phật giáo. Những lời dạy của thầy đầy tính chiêm nghiệm, rất gần gũi, thiết thực với đời.
28/03/2016(Xem: 10849)
"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" Cách đây hơn 10 năm, ông bà Trần Quãng Đại đã định cư tại Toronto, Canada, do một người con bảo lãnh. Ông cụ đã cho tôi một số sách và tài liệu nói về đất Cao-Lãnh đồng thời cũng kể lại cho tôi nghe những nơi và những điều ông đã biết trong quãng đời ông đã sống tại Cao-Lãnh và Sa-Đéc. Cụ nay đã 83 tuổi.
27/03/2016(Xem: 7162)
Ảo Ảnh Của Tâm Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục. Cùng một thứ mà kẻ thì gọi là thiên đàng, người thì gọi là địa ngục. Vậy thì cung trời và địa ngục đều giả, không thực.
26/03/2016(Xem: 7462)
Đây không phải là 1 bài báo. Đây là 1 bài viết từ những gì tôi, một phật tử trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp cảm nhận và viết lên. Có những cái nói không ai tin, đọc không ai tin. Đây là câu chuyện tôi mắt thấy, tôi tai nghe, tôi mũi ngửi, tâm tôi cảm nhận.
26/03/2016(Xem: 7729)
Khi nằm mộng ai biết mình đang mộng - Tỉnh giấc rồi mới biết đã từng mơ?. - Người tu Đạo, hỏi bao giờ hết mộng - Thưa, là khi Khai ngộ, thoát mê mờ. -
24/03/2016(Xem: 7873)
“In my Heart Sutra’s view, one plus one equals three , and two minus one equals emptiness ().” Tru Le Nhị nguyên nhi sinh tam thừa (phải trái và trung đạo,) và 1= Sắc = = Không. Nên nhớ định đề Bát Nhã: Không không phải Không mà là Không.
24/03/2016(Xem: 8543)
Chiều thứ 2, ngày 21 tháng 3, tại công viên Lê Văn Tám, quận 1, TP HCM sẽ chính thức khai mạc Hội Sách TP HCM lần thứ IX. Dù biết Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty sách Thái Hà, Ủy viên ban chấp hành TW Hội Xuất bản Việt Nam, rất rất bận, vừa bay vào TP HCM từ Huế, Đà Nẵng và Hội an sau chuyến công tác tại 3 thành phố này cũng như đã tham gia khóa thiền tích cực 10 ngày, ông vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn chúng tôi vào chiều chủ nhật.
22/03/2016(Xem: 6492)
Trong bài này tôi không bàn chuyện cao viễn mà nói chuyện thực tế của đời sống. Chư tổ nói rằng, “Phật pháp bất ly thế gian pháp”. Điều đó có nghĩa là giáo lý nhà Phật gắn chặt với cuộc sống của con người. Gắn chặt với cuộc sống nhưng phải hữu ích cho con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]