Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùi hương giải thoát

06/09/201610:20(Xem: 7298)
Mùi hương giải thoát
lotus_4
MÙI HƯƠNG GIẢI THOÁT
 
Như Hùng

 

Trong sáu căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, có những căn ta thường xuyên xử dụng, cũng có những căn ta ít xử dụng hơn. Ta có thể nhắm mắt lại để không thấy, bịt tailại để không nghe, im lặng không nói năng, không làm gì cả, dừng mọi suy nghĩ. Ta cũng có thể không thấy, không nghe không biết,không làm,không động đậy, nhưng ta không thể không thở.

 

Chiếc mũi đã quan trọng hơi thở lại càng quan trọng hơn, khi ta không kiểm soát được hơi thở, lo sợ bồn chồn bất an, bị trầm cảm, lo lắng quá độ, hơi thở hồi hộp rối loạn, đứt đoạn, tim đập nhanh loạn nhịp, máu huyết tăng cao, sẽ làm cho ta dễ bị tai biến mạch máu não, như vậy sẽ khổ một đời.Chỉ một hơi thở, một hơi thôi, nhưng nếu ta không hítvào thở ra được, khí oxy không đưa vào nuôi cơ thể não bộ, lập tức ta chết ngay.

Chiếc mũi,ngoài chức năng chính là hít thởđể duy trì sự sống, thì mũi của ta kể ra cũng thật là tài tình.Nó có thể ngửi được những việc ở gần, đánh hơi phát hiện ranhững chuyện ở xa.Nórấtthính bén nhạymẫn cảm, lại phối hợp với ý thức,nên mức độtưởng tượngdồi dàođa dạng phong phú tinh tế vô cùng.

 

Thông thường mũicủa ta ưathích những gìthơmtho hương sắc,những gì hấp dẫn gọi mời, quen ngửi mùi hương bất tịnh, những hưng phấnsay đắm mê mẫn lòng người. Ngược lại, dị ứng với những mùinồng nặc hôi thúi uế trược, những mùi khó ngửi khó chịu khó thương, làm cho ta xa lánh tránh mau.Cho dù xa hay gần nhưng khi nó đánh hơi phát hiện, khi không bằng lòng bất như ý, không thích không ưa, thì ngoãnh mặt làm ngơ,quay đầu bỏ đi không thèm ngó lại. Những gì tỏa sắc đọng hương, thơm lừng quyến rũ, dù cho vất vả gian nan, cũng ra sức bỏ công nhọc lòng tìm tới.

 

Những gì làm cho náo lòng nức mũi,mê mẩn tâm thần, thì không thể nào quên được,vương vấn đêm ngày gợi nhớ trông mong.Những gì hôi hám, những gì ghê tởm xấu xa,buồn nôn,không thể nào ngửi nổi, thì lại bịt mũi nín thở, chạy nhanhtìm đường trốn tránh.Khi đánh hơi thấy bất lợi cho mình, không hợp không xứng không vừa lòng, thì lại lặng lẽ chuồn êm, tìm cách lánh xa.Nhưng khi ngửiđược cơ hội,có lợi có danh,vừa lòng hợp ý,cung phụng bản ngã lớn to, thì lập tức nhào đến không cần gọi mời. Ôi!chiếc mũi của ta thật là tài tình và cũng lắmgian nan, làm cho ta dỡ khóc dỡ cười.

Chiếc mũi dọc dừa khiến bao người thầm mong trộm nhớ, chiếc mũi xinh xinh khiến bao kẻ đợi người chờ. Chiếc mũi cao sang khiến bao người ước ao chiếm hữu.Chiếc mũi dễ thương khiến bao kẻngẩn ngơ dệt mộng.Chiếc mũi thanh cao khiến bao người ấp ủ nâng niu.Chiếc mũi người thương kẻ nhớ,có những chiếc mũi không cần gọi tên,không có tên gọi, nhưng để lại trong ta dấu ấn đậm sâu,một đời không quên.

 

Bên cạnh cái đẹp cái cao sang từ chiếc mũi thì cũng có những chiếc mũi làm cho kẻ khác đắn đodo dự.Chiếc mũi làm đẹp, chiếc mũi thẩm mỹ, chiếc mũi được bàn tay con người can thiệp.Ngoài ra người ta còn viện dẫn nhiều lý do, đặt ra tiêu chuẩn thế nào là chiếc mũi đẹp, cũng vì chạy theo cái đẹp, talàm cho mũi đau tâm khổ.Lại có những chiếc mũi mà những người tin vào tướng số lo lắng ngại ngùng, cũng có đủ thứ đủ kiểu lắm trò cho chiếc mũi.Khi mũi bị dị ứng, nước mũi nước mắt tuôn trào, hoặc vì lý do sức khỏe có sự can thiệp của y khoa, phải thông qua mũi, dây nhợ tùm lum, làm cho ta chần chừ suy nghĩ, xót xa đắng lòng.

 

Ngửi mùi hương của nhan sắc, những in dấu trên thân thể, những đọng lại trên tóc trên da thịt, những dư âm hương vị của nước hoa, của phấn son xiêm y lụa là, vẻ đẹp say sưa ngây ngất còn đọng lại đâu đây. Mùi quyến rũ của người khác phái, dáng vẻbắt mắt đáng yêu của ai đó, tất cả cứ thế đọng lại trong khứu giác, thấm vào trong tim, lòng ngất ngây, mũi phơi phới, hương thoang thoảng, vương vấn vấn vương,chẳng biết lúc nào mới buông bỏ xuống được.

 

Khi mũidị ứng,chẳng thơm tho, thì tâm ta theo đó lại càng không thích, khó chịu chẳng ưa, nhưng khi đãquen hơi quen mùi,quen chỗ quen nơi, thì lại lưu luyến đắm say,khắc dạ để tâm.Khi ta vận dụng đến năng khiếukhác, xoay chiều đổi hướng, không khéo thì ý thức xen vào gây lũng đọan, sai sử so sánh phân biệt.Mọi chuyện mọi thứ mọi việc,dù xa hay gần, thời gian không gian,lớn hay nhỏ,những gì xảy ra,có liên quan đến hay không. Một khi mũi đánh hơi phát hiện, cọng với mức độ tưởng tượng dồi dào, phóng đại nâng cao, sự việc sẽ được viện dẫnphân tích dưới mọi góc độ, tùy vào sự phán đoán chủ quan nhiều hay ít.

 

Ở vào thời đại thông tin mạng lưới toàn cầu,khả năng đánh hơi của mũilại vô cùng tinh vi đa dạng, lại thêm ta vận dụng tối đa các căn, suy diễn dẫn dắt, nắm bắt lung tung, bày trò dẫn đưa lạc lối, làm sụp đổ lung lay mọi thứ, rối bời rối bong đưa đến nguy hại không lường.Nó lắm việc nhiều chuyện, nhập nhằng lẫn lộn, đánh hơi quá khứ hiện tại tương lai, vượt thời gian không gian, ngửi được mọi thứ chung quanh cho dù không nghe không thấy. Mức độ tưởng tượng thâm sâu,nắm bắt tức thì, lập kế bày mưu, kẻ hứng người đưa, dấu mặt đặt tên, thật lòng hiếm gặp, hỷ hả tung hô, quyết lòng chiếm đoạt, nhanh chân trốn chạy.Chỉ cần vuốt ve bản ngã,thỏa mãn bản nănglà xong, gợi óc tò mò là được, đáp án đúng sai không cần quan tâm, không kể hậu quả ra sao, lợi hại tốt xấu mặc kệ, nhẫn tâm vô tình.

 

Thật ra, nếu chỉ là mùi hươngthơmtho hay hôi thối, tự nó tỏa ra lan đến,ngửi chỉ để mà ngửi, chỉ làm tròn chức năng thông thường của nó, ta không tác ý móng tâm, thì làm sao có thể gây phiền gây khổ, thì làm gì nên tộinên tình?Nhưng khổ một nỗi, lỗi ở ta mọi đàng, dotâm thức của ta tương tác với cảnh duyên, khởi lên muôn ngàn sai biệt, chấp vào níu lại không chịu để yên. Nên khiến cho ta đắm nhiễm si mê dại khờ,mới chìm mới lận đận nơi sông mê bể ái, luân hồi sanh tử dạo quanh lối mộng.

 

Thương ghét, tham ái, mê mẩn đắm say, nếu không chuyển hóa buông xuống bỏ đi, quyết lòng rời xa vượt thoát, thì lận đận lại càng lận đận, khổ đau lại càng khổ đau, đau dài dài đau mãi mãi. Đã đến lúc ta phải hít thật sâu thật lâu, để cho bình an thư thái trú ngụ, để cho buồng phổi đầy ắp sự trong lành, đẩy đưa uế trược ra ngoài, thường xuyên giữ tâm thong thả, thở ra thở vào thật trọn vẹn tốt đẹp, làm mới chính mình cho được rạng rỡ quang huy.

 

Tất cả đều tùy vào trạng thái tâm sinh lý, hỷ nộ ái ố, những vui buồn bất chợt, những được mất hơn thua,đều làm cho hơi thở đổi thay, nhanh chậm thất thường, biểu lộ trạng thái bất an xâm chiếm. Khi ta khó thở, nặng nềdồn dập, khò khè, ta phải lưu ý đến đường hô hấp, nhớ quan tâm đến sức khỏe của mình.

 

Môi trường sống của ta có được trong lành ít ô nhiễm, thì mũi ít bị dị ứng, ít nhiễm bệnh, những bệnh về mũi do mũi gây ra không ít thì nhiều sẽ ảnh hưởng đếnlá phổi của ta. Nhiều khi ta lạm dụng quá mức, hít vào những thứ ô nhiễm độc hại, những thứ làm cho ta mê mẩn tâm thần, tâm ý dẫn dắt sai lệch, nghĩ tưởng quá nhiều,biến tướng biến chất,đảo lộn chức năng, đều gây tổn hại cho thân tâm, ta phải xem xét cho thật kỷ càng, chớ đừng đụng vào, dính vào.

 

Cuộc sống của ta lúc nào cũng bị vô thường chi phối tác động, đến một ngày nào đó bệnh tật réo gọi, mắt ta mờ không thấy, tai ta không còn nghe được, miệng ta không đưa thức ăn vào được, phải nhờ đến ống đến dây, thân ta nằm bất động phải nương tựa vào người khác, dựa dẫm vào y khoa, đầu óc ta không còn minh mẫn. Dù sống lây lất nhưng ta vẫn chưa chết đưọc, nhưng khi mũi ta không thở vào dù chỉ một hơi, ta chết ngay tức khắc. Dù vậy, mấy ai trong chúng ta ra đi nhẹ nhàng, giã từ cuộc chơi mà không vấn vương, đành lòng ra đi, cam chịu mà đi, không bị nghiệp quả hành hạ?

 

Ta không thể cứ mãi ở đó để rồi than thân trách phận, đổ thừa cho nghiệp quả số phận. Nghiệp quả tốt hay xấu đều do ta tác tạo, quả lành hay ác cũng đều do ta gây nên, ta phải cưu mang nhận lãnh, chẳng có ai thế vào gánh dùm. Khi nào còn tác nhân, tác ý thì còn phải tác quả tác nghiệp, khi nào tác nhân tốt tác ý thiện thì được quả lành ý tốt, rõ ràng như thế không hề sai chạy.

 

Thông thường tại tachỉ lo o bế nâng niu sáu tên giặc,  khôngchịu chuyển hóa thành bạn đồng hành tri kỷ,không biết cách chế ngự phòng ngừa, không nổ lực tu tập, không thực hành theochánh pháp, mới khiến cho ta mãi trầm luân trôi dạt trong sáu cõi ba đường. Từ trước đến nay đêm ngày ta đau khổ, ray rức phiền hà, chán chường lo lắng,cũng do sáu tên giặc đó tác yêu tác quái, rủ rê mê hoặc, khiến ta cắm đầu chúi mũi chạy theo, không biết đường ngay lối thẳng,không rõ nguồn cơn, khôngbiết đâu là bờ mê bến ngộ lối về.

Ta mua vui trong chốc lát,ta tìm quên trong phút giây,ta lỡ dại trong sát na, nhưng hậu quả thì vô cùng nguy hại về lâu về dài. Ta quyết chí không đụng vào hít vào, không ngửi qua những chất độc hại, những thứ gây nghiện,những thứ làm cho ta mê mẫn ngất ngây,những gì làm cho trí tuệ lu mờ, những thứ làm cho thần trí đảo điên, những gì làm ô tâm nhiễm tánh, những thứ khiến cho ta si mê dại khờ đớn đau. Ta phải lánh xa trốn thật kỷ không được mó vào, ta phải lắc đầu khước từ chạy cho lẹ cho nhanh đừng để dính phải, đừng để hại ta phiền người, một đời đau khổ.

 

Hơi thở cực kỳ quan trọng cho sự sống của ta, nương vào  hơi thở để ta tu tập cũng quan trọng không kém. Thay vì tiếp tục để cho mũi đánh hơi nhầm lẫn, phát hiện bừa bãi, dẫn ta đi sai đường lạc lối, bây giờ ta biết gìn giữ hơi thở, “thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mĩm cười”. Ta thực tập trong từng phút giây, quán sát hơi thở, nhận biết hơi thở vào ra, tâm ta tinh tường thấu đáo, an lành tĩnh thức. Chỉ khi đó và lúc ấy ta mới an nhiên sống vui sống đẹp, cuộc đời mới trở nên đáng yêu đáng quý, ta mới thong dong thảnh thơi trong mọi nghĩ suy tác tạo, được vậy thì còn gì quý giá bằng.

 

Cũng nhờ chiếc mũi này mà ta biết gìn giữ hơi thở, kéo tâm lang thang của ta về một mối, sáng soi cõi lòng tấc dạ. “Thở vào, người ấy biết rằng mình thở vào; thở ra, người ấy biết rằng mình thở ra.”Nhờ vậy con đường đi đến giác ngộ thênh thang lộng gió, từng bước đi hoa cỏ đón chào, đời sống ta luôn được trân trọng cao đẹp an lành, khắp chốn mọi nơi.

 

Chiếc mũi ngửi mùi hương giải thoát, không vướng cảnh vướng người, hít vào tràn ngập yêu thương, thở ra tâm lành ban trãi.Chiếc mũi diệu kỳ, đánh hơi được luân hồi nhân quả để tránh, phát hiện phiền não khổ đau để một lòng cầu đạo vô thượng. Chiếc mũituyệt vời ngửi được hương thơm của giác ngộ, phát hiện ra những ngăn che bám víu vướng bận để tiêu trừ. Chiếc mũi diệu vợi cao cao,là khi căn, trần, thức, không còn làm hề hấn, thênh thang rộng mở trên mọi đi về.Chiếc mũi cao quý, thoát ra ngoài hương sắc nhiễm ô, vượt khỏi càn khôn về với vô tận miên trường.

 

Trong sách Khóa Hư Lục, phần Sám Hối Sáu Căn được vua Trần Thái Tông (1218-1277) sáng tác có đoạn đề cập về mũi như sau:

 

Nghiệp căn Mũi là:


Thường tham mùi lạ, trăm thứ ngạt ngào,
Chẳng thích chơn hương, năm phần thanh tịnh.
Lan xông xạ ướp, chỉ thích tìm tòi,
Giới định huân hương, chưa từng để mũi.
Trầm đàn thiêu đốt, đặt trước Phật đài,
Nghểnh cổ hít hơi, trộm hương phẩy khói.
Theo dõi hương trần, Long thần chẳng nể,
Chỉ thích mùi xằng, trọn không chán mỏi.
Mặt đào má hạnh, lôi kéo chẳng lìa,
Cây giác hoa tâm, xây đi không đoái.
Hoặc ra phố chợ, hoặc vào bếp sau,
Thấy bẩn thèm ăn, ưa nhơ kiếm nuốt.
Chẳng ngại tanh hôi, không kiêng ngũ vị,
Mê mãi không nghĩ, như lợn nằm chuồng.
Hoặc chảy nước mũi, hoặc hỉ đàm vàng,
Bôi cột quẹt thềm, làm nhơ đất sạch.
Hoặc say nằm ngủ, điện Phật phòng Tăng,
Hai mũi thở hơi, xông kinh nhơ tượng.
Ngửi sen thành trộm, nghe mùi động tâm,
Không biết không hay, đều do nghiệp mũi,
Những tội như thế, vô lượng vô biên,
Sau khi mạng chung, đọa ba đường khổ.
Trải ngàn muôn kiếp, mới được làm người,
Dù được làm người, quả báo bệnh mũi.

Nếu không sám hối khó được tiêu trừ

Nay trước Phật đài, thảy đều sám hối.

 

Đệ tử chúng con, chí tâm phát nguyện:

 

Một nguyện ra hết, tà kiến loạn tâm,

Hai nguyện nhận vào, tuệ hương xông ướp,

Ba nguyện đóng thành, cửa vô lậu nghiệp,

Bốn nguyện ho tan, trần cấu hữu duyên,

Năm nguyện lôi về, con đường tam bảo,

Sáu nguyện ngáp nát, bốn loài sanh linh,

Bảy nguyện thở trừ, các chướng phiền não,

Tám nguyện ngửi được, hoa tươi giác ngộ,

Chín nguyện thường thông, giống các pháp lành,

Mười nguyện hằng lấp, nhân ngũ vị tân,

Nguyện thứ mười một, về dạo biển tánh,

Và nguyện mười hai, ra khỏi bến mê.

 

 

Ta vượt khỏi sông mê bể ái, về dạo biển tánh ngời trong sáng soi một cõi, là khi ta đem hết tâm can, ngừng mọi lang thang đếm bước, giật mình tĩnh mộng, quán chiếu tư duy tròn đầy. Khi nào thật sự và chính thức, ngửi được mùi hương an lành của tự tâm lan tỏa, của con tim đong đầy yêu thương nhân ái, của tâm thức ngào ngạt hương thơm của giới định tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến hương,đó mới là chiếc mũi tuyệt vời, vượt ra ngoài thời gian lẫn không gian.

 

Hương thơmtinh khiết của giới đức, hương cao đẹp của đức hạnh,hương bất diệt của từ bi trí tuệ, là do mình biết vâng phục gìn giữ trân trọng những giá trị cao quý. Những gì làm cho nhân phẩm của mình được hoàn thiện thanh cao, tâm tư của mình được thăng hoa tươi đẹp, một lòng một dạ vâng giữ thực hành, hết lòng trọn kiếp tu tập, thành tựu đạo giác ngộ giải thoát. Còn đó, hương thơm một cõi, ra tay cứu độ, dấn bước lên đường, nhập vào dòng chuyển lưu mà lúc nào cũng tự tại, mang lại an lạc cho mình và tha nhân.

 

Trong Kinh Quán Niệm Hơi Thở, bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh có đoạn:

"Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quả và lợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm; bốn lĩnh vực quán niệm nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ làm thành tựu bảy yếu tố giác ngộ; bảy yếu tố giác ngộ nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa tới trí tuệ và giải thoát.

"Làm thế nào để phát triển và thực tập liên tục phép quán niệm hơi thở, để phép này mang lại những thành quả và lợi lạc lớn?

“Này đây, quý vị khất sĩ!Người hành giả đi vào rừng hoặc tới một gốc cây, nơi vắng vẻ, ngồi xuống trong tư thế hoa sen, giữ thân cho thẳng và đặt vững chánh niệm trước mặt mình.Thở vào, người ấy biết rằng mình thở vào; thở ra, người ấy biết rằng mình thở ra.

1. Thở vào một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi dài.

2. Thở vào một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy biết: Ta đang thở ra một hơi ngắn.

3. Ta đang thở vào và có ý thức về toàn thân ta. Ta đang thở ra và có ý thức về toàn thân ta. Người ấy thực tập như thế.

4. Ta đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho toàn thân an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

5. Ta đang thở vào và cảm thấy mừng vui. Ta đang thở ra và cảm thấy mừng vui. Người ấy thực tập như thế.

6. Ta đang thở vào và cảm thấy an lạc. Ta đang thở ra và cảm thấy an lạc. Người ấy thực tập như thế.

7. Ta đang thở vào và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Ta đang thở ra và có ý thức về những hoạt động tâm ý trong ta. Người ấy thực tập như thế.

8. Ta đang thở vào và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Ta đang thở ra và làm cho những hoạt động tâm ý trong ta được an tịnh. Người ấy thực tập như thế.

9. Ta đang thở vào và có ý thức về tâm ý ta. Ta đang thở ra và có ý thức về tâm ý ta. Người ấy thực tập như thế.

10. Ta đang thở vào và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Ta đang thở ra và làm cho tâm ý ta hoan lạc. Người ấy thực tập như thế.

11. Ta đang thở vào và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Ta đang thở ra và thu nhiếp tâm ý ta vào định. Người ấy thực tập như thế.

12. Ta đang thở vào và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Ta đang thở ra và cởi mở cho tâm ý ta được giải thoát tự do. Người ấy thực tập như thế.

13. Ta đang thở vào và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu tính vô thường của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

14. Ta đang thở vào và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về tính không đáng tham cầu và vướng mắc của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

15. Ta đang thở vào và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Ta đang thở ra và quán chiếu về bản chất không sinh diệt của vạn pháp. Người ấy thực tập như thế.

16. Ta đang thở vào và quán chiếu về sự buông bỏ. Ta đang thở ra và quán chiếu về sự buông bỏ. Người ấy thực tập như thế.”

 

Ta tu tập cho thật vững chãi, tâm bình an cõi lòng lắng đọng, bỏ buông thư thả, thấy như là không thấy, nghe mà không nghe, làm mà không làm, không trụ bám níu kéo. Mũi ngửi mà tâm không vướng, thở vào ra tĩnh thức trên từng tư duy tác tạo,mùi thơm hay thối cũng chẳng bận lòng, thân tâm luôn thanh tịnh, thì còn gì cao quý bằng.

 

Chiếc mũi của ta, hơi thở của riêng mình, con đường ta đi thênh thang thông suốt, ý ta tĩnh lặng tròn đầy, tâm ta trong sáng lặng yên, mũi ta thở ra vào đầy hương giải thoát.Chỉ có hương thơmcủa đạo hạnh, giới đức, trí tuệ từ bi, an lạc,mới tỏa thơm tinh khiết lồng lộng thường hằng trong cõi nhân sinh.Thở vào, thở ra, vi diệu, tuyệt vời.

 

Như Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2020(Xem: 5675)
Nữ nghệ sĩ Phật tử Jacques Marchais sinh năm 1887 tại Cincinnati, thành phố ở miền tây nam Ohio, Hoa Kỳ. Thân phụ của bà là cụ ông John Coblentz và mẫu thân là cụ bà Margaret Norman Coblentz. Vốn mồ côi cha từ thuở ấu thơ, mẹ phải vất vả đùm bộc trong cảnh gà mái nuôi con; Jacques Marchais đã đến các trại mồ côi và các mái ấm khác nhau trong suốt thời thơ ấu, và tuổi thanh xuân 16, bà đã trở thành diễn viên tham gia vào một bộ phim Boston Peggy From Paris, nơi bà gặp người chồng đầu tiên Brookings Montgomery. Bà sinh được ba người con, hai gái Edna May và Jayne, và con trai, Brookings.
08/12/2020(Xem: 15831)
29/ Nhị Tổ Huệ Khả Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Năm, 01/10/2020 (15/08/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻 Bổn lai duyên hữu địa, Nhơn địa chúng hoa sanh, Bổn lai vô hữu chủng, Hoa diệc bất tằng sanh. Xưa nay nhơn có đất, Bởi đất giống hoa sanh, Xưa nay không có giống, Hoa cũng chẳng từng sanh Nam Mô Đệ Nhị Tổ Huệ Khả Tôn Sư 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼 Múi giờ : pháp thoại mỗi ngày của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 01:45pm (giờ Cali, USA) - 04:45pm (giờ Montreal, Canada) - 10:45pm (giờ Paris, France) - 03:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
07/12/2020(Xem: 5873)
Cư sĩ Giuseppe Tucci (dʒuˈzɛppe ˈtuttʃi; sinh ngày 5 tháng 6 năm 1894 – mất ngày 5 tháng 4 năm 1984), Học giả tiên phong người Ý, nhà Đông phương học, Ấn Độ học, Đông Á học, người đã xuất bản một số sách, mở đầu cho việc nghiên cứu tôn giáo, lịch sử và văn hóa của Tây Tạng. Ông là một trong những học giả Tây phương đầu tiên du hành một cách rộng rãi trên khắp vùng cao nguyên, Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng và các vùng phụ cận, những sách xuất bản của ông thường nổi tiếng về cả nội dung lẫn sự phiêu lưu mạo hiểm của ông trong khi làm nghiên cứu.
06/12/2020(Xem: 5774)
Đạo phật ngày nay đang xuyễn dương lối sinh hoạt của người con Phật là sống an nhiên tự tại trong hiện tiền. Lối sống được mọi người noi theo là tĩnh thức và hiện tại. Làm sao đạt được điều ấy? Và tại sao sống tĩnh thức và hiện tiền là chấm dứt khổ đau? Trong khi theo Phật dạy Tứ diệu đế thì tu tập diệt tận cùng lậu hoặc diệt khổ đau. Sống tĩnh thức là theo 4 y của Phật dạy: y pháp bất y nhân. Y nghĩa bất y ngữ. Y trí bất y thức. Y kinh liễu nghĩa bất y kinh bất liễu nghĩa. Sống hiện tiền là sống trong thiền định.
02/12/2020(Xem: 6109)
Bà Thái Việt Phan, người vừa được bầu vào Hội đồng Thành phố Santa Ana, đã sửng sốt khi nhận được thư cảnh báo từ từ ngôi già lam tự viện Phật giáo mà bà từng lui tới. Chùa Hương Tích đã bị xịt sơn và cảnh sát Thành phố Santa Ana đã coi đây là một tội ác gây ra bởi sự thù địch. Đây là ngôi tự viện Phật giáo thứ sáu bị xịt sơn trong khu vực chỉ trong tháng vừa qua.
02/12/2020(Xem: 9146)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Trong tâm tình: ''Lắng nghe để hiểu- Nhìn lại để thương'', chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà cứu đói cho 294 hộ tại 2 ngôi làng nghèo có tên là Dugarpur & Amobha cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 8 cây số. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD.(Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người bảo vệ và sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
01/12/2020(Xem: 6426)
Cư sĩ Keith Dowman sinh năm 1945, gốc người Anh, tinh hoa Phật giáo, một vị giáo thụ giảng dạy Thiền Đại Viên Mãn (Dzogchen; 大圓滿), theo truyền thống Ninh Mã, Phật giáo Kim Cương thừa, Mật tông Tây Tạng, dịch giả các kinh điển Phật giáo Tây Tạng. Cư sĩ Keith Dowman đang cư ngụ tại Kathmandu, Nepal, nơi ông đã sống trong 25 năm. Các bản dịch của ông từ tiếng Tây Tạng.
30/11/2020(Xem: 5904)
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta có thêm ngày nữa để yêu thương” Cảm ơn vì sáng nay tôi còn nghe được tiếng nói, tiếng cười của người thân, bạn bè. Nhìn xuyên qua khe cửa, lá trên cây đã bắt đầu đổi màu, biến những hàng cây xanh ngày nào thành một bức tranh hỗn hợp nhiều sắc màu. Vài cơn gió lành lạnh lại bắt đầu thổi về mang theo bao hồi ức vui buồn lẫn lộn. Tôi lặng lẽ ngồi đây như ngồi giữa thiên đường của thời xa xưa ấy. Tôi luôn biết ơn sâu sắc đến quý Phật tử xa gần đã hỗ trợ và đồng hành cho NVNY trong suốt chặng đường 5 năm qua. Nhất là những thiên thần đáng yêu tại Las Vegas, sớm hôm luôn bay về nâng đỡ cho Ni Viện khi cần. Năm 5 về trước, lần thứ tư tôi đặt chân đến đất nước xinh đẹp vĩ đại này. Tôi tận hưởng vẻ đẹp của những cánh đồng bất tận, nơi an nghỉ của ánh sáng mặt trời, nơi các đóa hoa tỏa hương thơm vào không gian; và tôi khám phá các ngọn núi tuyết cao sừng sững hiên ngang giữa trời đất, ở đó tôi tìm thấy sự thức giấc tươi mát của mùa Xuân, lòng kh
29/11/2020(Xem: 7103)
Cư sĩ Rob Nairn, vị Luật sư, Thẩm phán Trẻ tuổi nhất tại Rhodesia, Giáo sư Phật học uyên thâm, tác giả, nhà nghiên cứu dân số. Ông sinh ra và lớn lên tại Rhodesia. Ông là môn đồ của Phật giáo Kim Cương Thừa Mật tông Tây Tạng, thuộc dòng truyền thừa Karma Kagyu. Cư sĩ Rob Nairn, người đại diện cho Hòa thượng Tiến sĩ Akong Rinpoche tại Châu Phi (Chöje Akong Tulku Rinpoche,1939-2013, người sáng lập Tu viện Samye Ling Scotland), với trách nhiệm giảng dạy 11 Trung tâm Phật học tại bốn quốc gia Châu Phi. Mục tiêu của ông là giảng dạy thiền và Phật giáo Tây Tạng cho tất cả những ai yêu mến đạo Phật, cũng như ở cấp độ đại học và hậu đại học ở các quốc gia như Vương quốc Anh, Ireland, Châu Phi và Hoa Kỳ thông qua các trường Đại học và các Trung tâm Phật học.
28/11/2020(Xem: 5823)
Chàng vẫn thường chê tôi, chỉ giỏi phân tích sự kiện chứ không có đầu óc tổng hợp. Được rồi! Hôm nay tôi sẽ tổng hợp tất cả các bài Pháp của các Vị nói về đề tài nóng bỏng đang thiêu đốt các dân cư mạng, chỉ một bài hát thôi mà số người lướt sóng lên đến hàng chục triệu lần. Chẳng là gì cả, chỉ câu truyện tình liên quan đến chốn Thiền Môn, chàng là ông Thầy Tu, nàng là cô Quận Chúa. Thuở bé nàng vẫn thường theo cha đến Chùa, Tể tướng thì đàm đạo với Đại Hòa Thượng, tiểu thư "nhí" chơi đùa với "tiểu" Hòa Thượng, hay mua kẹo Hồ Lô tặng chú tiểu, cũng một loại "Tình yêu đi qua bao tử". Thế rồi thời gian thấm thoát thoi đưa, sau mười năm cặp đôi này trở thành một đôi trai thanh gái tú. Nàng đòi ở luôn trong Chùa, nhất định không chịu về, Chàng Thầy tu phải đuổi về vì phạm giới luật của một Chùa Tăng. Thế là Nàng ra đi để rồi mất dấu chân chim, một thời gian sau nghe tin Nàng tự vẫn vì bị tên Thái Tử háo sắc làm nhục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]