Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhờ liễu ngộ vô thường

12/09/201605:09(Xem: 14733)
Nhờ liễu ngộ vô thường
phat thich ca 2a

Namo Sakya Muni Buddha
 
 Nhờ liễu ngộ vô thường
 
Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán
 trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi 
không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông tự tử. Vào lúc canh ba một đêm nọ, 
anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, 
anh bèn đến hỏi cô gái: 
- Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây?
Cô gái buồn bã nói:
- Tôi bị người yêu ruồng bỏ, tôi không muốn sống nữa, bởi vì không có anh ấy tôi không 
sống nỗi. Vị thương gia vừa nghe xong lập tức nói:
- Ồ! Lạ nhĩ, sao lúc chưa có bạn trai, cô có thể tự sống được.
Cô gái vừa nghe xong liền bừng tỉnh và bỏ ngay ý định tự tử.
 
Ngay lúc đó vị thương gia nọ cũng chợt nhận ra rằng: 
Khi chưa giàu có ta vẫn sống bình thường, ta cũng tay trắng làm nên mà!
 
Lúc đó cô gái quay sang hỏi vị thương gia:
- Đêm hôm lạnh lẽo như vậy, anh ra đây để làm gì?
 
Vị thương gia ậm ừ trả lời:
- Ừ… đâu có làm gì, chỉ là tản bộ chút vậy thôi”.
 
Thì ra, dù đã mất tất cả nhưng thực sự cũng chỉ bằng lúc ta chưa có mà thôi. 
Đây là một tuệ giác lớn! Phần lớn thế hệ chúng ta từng sinh ra trong chiến tranh, lớn lên 
trong  giai đoạn đất nước đói nghèo, gia sản chỉ gói gọn trong một túi xách tay nhưng vẫn yêu đời, 
tin tưởng  vào tương lai tươi sáng thì giờ đây rủi thời dẫu có thất thế sa cơ đến tay trắng cũng 
chẳng đến nỗi nào, vì trước đây ta có cái gì đâu! Ai thấy được điều này là có trí tuệ. Vì khổ đau,
 vật vả, thù hận thậm chí quyên sinh khi mất mát xảy ra, xét cho cùng cũng chỉ thiệt cho mình.
 
Nhờ ''thấu hiểu vô thường'' nên người con gái trong câu chuyện trên khi mất người yêu nghĩ
 rằng không có người yêu thì không sống nỗi, chợt thấy rõ rằng trước khi chưa gặp “kẻ phản bội” 
kia thì ta vẫn sống vui, liền lập tức đổi ý không trầm mình xuống sông nữa. Người thương gia 
trắng  tay cũng đổi ý khi ngộ ra rằng trước đây ta cũng từ tay trắng mà lên. Bây giờ trắng tay 
nhưng cũng chỉ bằng ngày xưa chứ chưa mất mát tí gì.
 
Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về 
cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không, vì vô thường thay đổi vốn là 
bản chất  của cuộc đời này. Chúng ta hãy quán chiếu thật sâu sắc vào sự chuyển biến vô thường 
của cuộc đời để sống bình thường trước mọi biến động có thể xảy đến với ta bất cứ lúc nào.
Photo:
Đóa Tâm Khai
 
Người ơi! mở cánh cửa lòng
Để cho trời đất mênh mông hiện vào
Mỗi bình minh đến ngọt ngào
An lành trên mỗi tế bào thân, tâm.
 
Ai ơi! tỉnh thức lặng thầm
Phút giây, hơn cả nghìn năm mê mờ.
Nhìn đời ánh mắt trẻ thơ
Lòng không biên giới.. chạm bờ yêu thương .
- Hay chăng, đời đó hạt sương
Được, thua chi cũng.. vô thường cuốn trôi!
Buông đi, một lúc riêng ngồi
Ngắm vầng hồng rạng bên trời hạo nhiên
Trăm năm rộn rã ưu phiền..
Biết chân hạnh phúc- bình yên tại lòng ?
 
- Ai về gạn đục khơi trong
Sẽ nghe từ ái bên lòng nở hoa..
Sẽ thương yêu cõi ta bà
Vòng tay ôm trọn hằng sa hữu tình
Vì rằng muôn vạn hàm linh
Chung cùng bản thể, giống mình khác chi!
Khi hồn mê muội vỡ đi
Nghìn năm giọt nước trở về đại dương..
 
- Ai hay giữa chốn vô thường
Một cành sen nở miên trường thảnh thơi
Dừng chân xuôi ngược giữa đời
Lặng nghe.. tâm lượng- đất trời chẳng hai..
Khi đời một đóa tâm khai
Càn khôn là giấc mộng dài chẳng qua!
Ân cần chắp lại tay hoa
Ca cùng sinh tử bài ca Chân thường..
Như Nhiên 
Thích Tánh Tuệ
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh Khóa tu 2 ngày & vui tết Trung Thu 
tại Tịnh thất Hiền Như - El Monte- California ( Sept 9, 10 & 11- 2016 )
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2012(Xem: 12277)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
09/04/2012(Xem: 11059)
Nhân ngày lễ Phật Đản năm nay, chúng tôi xin trình bày về đề tài: "Nếp sống Phật Giáo", một đề tài mà chính Đức Bổn Thích Ca đã giảng thuyết nhiều lần, nhưng cụ thể và rõ ràng là trong các bài Kinh Đức Phật dạy người con trai của mình là La Hầu La, sau khi La Hầu La xuất gia. Những bài Kinh này đều có bản dịch trong Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và trong Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147.
08/04/2012(Xem: 7804)
Chân Như vừa huân tập ở hai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
07/04/2012(Xem: 8482)
Đã nhiều năm nay, rất nhiều người than phiền rằng tôi không tuân thủ theo những quy tắc hay chuẩn mực thông thường. Điều này hoàn toàn đúng. Không may thay, những người như tôi hầunhư luôn phải tuân theo những truyền thống, những chuẩn mực văn hóa nhất định. Như các bạn đều biết, thế giới này ngập tràn những danh xưng,khái niệm, và thực tế là văn hóa,
06/04/2012(Xem: 16610)
Thờ Cúng Và Lễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp và xây dựng. Gia đình Việt Nam có Truyền Thống, đều coi trọng và thiết lập Hư­ơng án trong nhà để chuyên trách về việc Thờ Cúng Và Lễ Bái.
06/04/2012(Xem: 8873)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thức và chuyển hóa tâm linh...
06/04/2012(Xem: 10357)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
04/04/2012(Xem: 7290)
Trong truyền thống Khổng giáo, quan hệ giữa thầy và trò được coi trọng hơn giữa cha mẹ và con cái, và người thầy được xếp vị trí chỉ sau nhà vua mà trên tất cả mọi hạng người trong xã hội. Khổng giáo đã nâng vai trò người thầy lên một tầm mức quan trọng, và qua lịch sử truyền thừa của mình, tinh thần đó đã được phản ánh một cách rõ nét. Phật giáo không phân cấp khinh trọng các mối quan hệ như Khổng giáo. Theo Phật giáo, mỗi mối quan hệ đều có tầm quan trọng riêng của nó, và một con người để hình thành nên nhân cách và tài năng hẳn có sự chi phối từ nhiều phía: cha mẹ, thầy giáo, môi trường xã hội và chính cả bản thân người đó.
04/04/2012(Xem: 6945)
Phật hóa gia đình là trách nhiệm chung của nền văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam, nhằm hướng dẫn khuyến khích động viên quý Phật tửnam nữ tại gia phát tâm quy y Tam bảo, giữ gìnnăm điều đạo đức và nỗ lực nghiên cứu học tập, ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, trao dồi rèn luyện đạo đức cá nhân, xây dựng nếp sốnggia đình hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, đóng góp lợi ích xã hội và hộ trì Tam bảo với tinh thầnđạo pháp và dân tộc đất nước Việt Nam.
04/04/2012(Xem: 7838)
Mối quan hệ thầy trò là một trong những mối quan hệ căn bản của con người có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến tri thức, tư tưởng, phẩm cách, đạo đức, v.v… và đặc biệt là trong Phật giáo, mối quan hệ thầy trò mang đậm tính cách kế thừa về tâm linh, về sự tu chứng, về đức hạnh, về hành Bồ tát đạo… Để trở thành người đệ tử của Phật, điều đầu tiên và cần thiết là quy y Phật, Pháp, Tăng. Với sự nương tựa Tam bảo đầu tiên, thì Phật là vị Thầy dẫn đường vĩ đại nhất đối với người đệ tử, mà kinh điển thường gọi là vị đại Đạo sư, từ đây mối quan hệ thầy trò trong đạo được hình thành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]