Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chỉ cần Sống biết điểm dừng

24/08/201620:54(Xem: 21396)
Chỉ cần Sống biết điểm dừng
Photo:
 
 
  blank
Chứng bịnh trầm kha
 
Có một vị phú ông giàu có mặc dù tuổi chưa cao nhưng lại mắc phải một căn bệnh nan y. 
Ông cảm nhận được rằng bản thân mình không còn ở lại nhân gian được bao lâu nữa nên trong
 lòng vô cùng thống khổ, sợ hãi.
 
Một thời gian sau, ông tìm đến một vị đạo sĩ cao tuổi sống ẩn cư trên một ngôi chùa cổ. 
Vị đạo sĩ sau khi nghe phú ông giãi bày, liền nói: “Bệnh này của thí chủ, ngoại trừ một phương pháp 
này ra thì không thuốc nào có thể chữa trị được. Ta sẽ cho thí chủ ba phong thư, bên trong là ba thang thuốc. Thí chủ về nhà mở từng thang thuốc ra và làm theo, làm xong thang thứ nhất thì mở tiếp 
thang thứ hai và làm theo lời chỉ dẫn trong đó.” Về đến nhà, phú ông liền mở phong thư đựng thang thuốc thứ nhất ra.  Ông bất ngờ, bởi bên trong chỉ vẻn vẹn là một dòng chữ:
 
-  “Đạo hữu hãy đến bờ biển trong 21 ngày và mỗi ngày nằm trên bãi cát đó 30 phút!”
 
Phú ông đọc xong, trong lòng nửa tin nửa ngờ, nhưng vì không còn cách nào khác nên đành làm theo 
lời chỉ dẫn. Kết quả là mỗi ngày ông đều nằm trên bãi biển đó hơn hai giờ đồng hồ. Lúc này, 
ông chợt hiểu ra rằng, mỗi ngày trước đây của ông đều trôi qua trong bộn bề công việc, tìm kiếm 
tiền bạc và danh vọng. Ông nào có thời gian nằm nghe sóng vỗ, nghe tiếng chim hải âu như 
thế này. Trong lòng ông cảm thấy vô cùng khoan khoái và thoải mái.
 
Sang ngày thứ 22, phú ông lại mở tiếp thang thuốc thứ hai ra và thấy trên đó viết:
- “ Đạo hữu hãy tìm 5 con cá hoặc con sò trên bãi cát và thả chúng về biển, liên tục trong 21 ngày.” 
 
Vị phú ông trong lòng tràn đầy hoài nghi nhưng vẫn kiên trì làm theo lời chỉ dạy. Hàng ngày ông 
đều tìm được những chú cá con hay tôm nhỏ bị dạt vào bờ và thả chúng về với biển. Mặc dù không hiểu lý do của việc làm này nhưng trong lòng ông không khỏi cảm động khi nhìn chúng quẫy đuôi bơi vào biển sâu.  
Ngày thứ 43 vừa tới, phú ông mở thang thuốc thứ ba ra và chăm chú đọc dòng chữ viết trên đó:
 
-  “Đạo hữu hãy tìm một cành cây, rồi viết lên cát những oán hận và bất mãn của mình lên đó!” 
 
Phú ông mỗi ngày đều viết những oán hận và bất mãn của mình lên bờ cát, nhưng chẳng bao lâu 
thì sóng biển lại dâng cao và cuốn những dòng chữ mà ông viết trên cát ấy đi. Vị phú ông đột 
nhiên hiểu ra một điều gì đó và ông bật khóc.
 
Chẳng bao lâu sau, phú ông trở về nhà với cảm nhận toàn thân khoan khoái, thực sự nhẹ nhàng 
và tự tại, thậm chí lúc này ông còn quên hết nỗi sợ hãi về cái chết như trước đây.
 
Phú ông lại tìm đến vị đạo sĩ để tạ ơn. Vị đạo sĩ mỉm cười và nói:
 “Thí chủ có biết không? Nguyên lai, con người ta bởi vì không học được ba việc cho nên luôn cảm 
thấy không khoái hoạt, hạnh phúc!” .Phú ông hỏi lại vị đạo sĩ: “Thỉnh ngài chỉ rõ, đó là ba việc gì?”
Vị đạo sĩ nhìn vào khoảng không trước mặt và nói:
 
 “Đó chính là người ta bị cuốn vào vòng xoáy danh lợi, tiền bạc mà quên mất nghỉ ngơi. Thứ hai,
 phải biết cho đi, phó xuất đi thì người ta mới nhận lại được hạnh phúc. Thứ ba, sống trên đời 
phải biết buông bỏ, đừng giữ khăng khăng những điều không nên giữ như tâm oán hận, bất mãn…”
 
Tham lam chính là một loại độc dược, dục vọng, ham muốn của con người luôn là không có điểm dừng. 
Khi người ta có cuộc sống ổn định rồi, lại có tâm muốn truy cầu sự nhàn nhã, có cuộc sống nhàn
 nhã rồi lại muốn được hưởng thụ những vật phẩm xa xỉ. Chỉ vì lòng tham, ham muốn của con người
 không có điểm dừng là con người mãi mãi không thể thực sự vui vẻ, hạnh phúc. Chúng ta thường nghe 
câu triết lý nhân sinh rằng, người biết đủ, biết hài lòng thường vui vẻ khoái hoạt. 
 
- Quý trọng hết thảy những điều mà bạn đang có trong hiện tại, bạn sẽ phát hiện ra rằng, 
mình đang là người giàu có nhất!
 
Photo:
Mơ Hoang
 
Không ai sống mãi trăm năm
Thế mà tính chuyện xa xăm ngàn đời
Không ai biết được tuổi trời
Mà ôm mộng tưởng đổi dời thế gian, 
 
Không ai đẹp mãi dung nhan
Mà mong hoa thắm chẳng tàn chiều hôm.
Nào ai vui mãi không buồn
Dùng dằng, dan díu.. cuối đường chia xa.. 
 
Thở vào.. có lúc thở ra
Giữa hai hơi thở.. đời ta lắm điều?
Không ai dám bỏ tình yêu
Dù tình ẩn chứa bao nhiêu lụy sầu
Có ai tóc chẳng bạc màu
Mà hoài dệt mộng bên cầu tử sinh.
Ít ai hạnh phúc một mình
Nên đành đánh đổi.. mong tìm chút vui.
 
Không ai ưng bước trở lui
Nên đường thiên lý ngậm ngùi ruổi dong.
Mấy ai về lại với lòng
Thú đau thương.. nhận chìm trong vô thường. 
Không ai sống mãi miên trường
Thì xin nhớ lẽ Chân thường tại Tâm .
Như Nhiên -Thích Tánh Tuệ
Himachal Jun 2014
Photo:
Photo:
blank
Photo:
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh Khóa tu Một Ngày An Lạc tại chùa Phật Quốc 
tiểu bang Seatle USA do Sư cô Thích nữ Hạnh Nguyện trụ trì  (Saturday Aug 20, 2016)
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Ý kiến bạn đọc
20/09/201602:10
Khách
Nam Mô A Di Đà Phật!
26/08/201604:02
Khách
Adi đà phật con cảm ơn thầy cô
24/08/201622:53
Khách
adidaphat. rất hay ạ. con cảm ơn Thầy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2016(Xem: 6971)
Thưa bà, lâu nay ít thấy bà “xuất hiện” trên mặt báo, phải chăng bà đang có dự án mới? Tạ Thị Ngọc Thảo (TTNT): Đúng, hơn nửa năm nay tôi ít “xuất hiện” trên mặt báo là vì những đề tài tôi quan tâm, nghiên cứu và viết ra đã gởi thẳng đến “địa chỉ” nơi nhận. Và tôi cũng nhận được phản hồi tích cực, vì nơi gởi và nơi nhận cùng trăn trở một mối lo “sau khi du lịch biển và đánh bắt không còn là thế mạnh thì làm sao để chuyển đổi ngành nghề cho bà con các tỉnh miền Trung”? Rồi hai bên cùng bàn cách “làm như thế nào!”. Chúng ta đều biết, có những việc nhờ báo chí đưa duyên, nhưng có những việc làm trước nói sau; cho chắc (cười).
09/12/2016(Xem: 7148)
Các thiền sư Phật giáo luôn nhắc nhở các đệ tử không được phát khởi vọng niệm ham muốn (tham), cho dù đó là “ham muốn được thành Phật”; không được phát khởi vọng niệm sân hận, cho dù đó là “sân hận người đã giết cha của mình”; không được phát khởi vọng niệm si mê (si), tin tưởng một cách mù quáng, cho dù đó là “tin tưởng vị thầy của mình”. Thamsân-si là ba chất độc gây đau khổ cho bản thân của chính mình và cho người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người Phật tử cũng còn phải thực tập để làm ngược trở lại những tiến trình của “tham-sân-si”. Thí dụ: Muốn tránh tánh tham lam (lấy vào), thì phải thực tập bố thí (cho ra); Muốn tránh “thù hận”, thì phải thực tập “hiểu và thương” bằng việc làm từ thiện; muốn tránh “si mê”, thì phải thực tập hơi thở chánh niệm, ý thức về lời nó
09/12/2016(Xem: 6787)
"Hoằng pháp thị gia vụ" đó là câu nằm lòng cho những trưởng tử Như Lai, khi bước chân vào đời. Mọi việc qua bốn oai nghi đều mang trọng trách: "Tác Như Lai sứ". Và khi hành động bất cứ việc gì cũng đều là việc Phật: "Hành Như Lai sự". Qua 35 năm thành hình một tổ chức Phật giáo thống nhất ba miền với các hệ phái, Phật sự từ đó cũng được đáp ứng tùy từng giai đoạn. Mỗi hệ phái, tông phong cũng được duy trì và phát triển chung với sự phát triển của Giáo Hội.
03/12/2016(Xem: 5561)
Cộng đồng Phật giáo chỉ là một nhóm thiểu số tại Cuba. Dù vậy, họ vẫn đang có những bước đi lặng lẽ thơ mộng và trang nghiêmtại đảo quốc xinh đẹp này. Và cũng kỳ lạ, Omar Perez, một nhà thơ và là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Cuba – con trai của lãnh tụ du kích Che Guevara – đã trở thành một tu sĩ Thiền Tông.
03/12/2016(Xem: 6113)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng những nạn nhân từ các thảm họa của thiên nhiên, hoặc của con người gây nên. Có ai đã được gì sau chiến tranh và thiên tai? Có ai được hả hê sung sướng trên những bệnh tật, đói lạnh, xác người chết cứng, và nước mắt khổ đau của những kẻ sống còn sau một cơn hồng thủy, động đất, giông bão… hay sau một vụ oanh kích, nổ bom tự sát…?
09/11/2016(Xem: 10590)
Bài viết này [“Biểu nhất lảm Tam Tạng Kinh Điển Phật giáo” (An Overview of the Buddhist Tripataka)] nhằm cung cấp một cái nhìn duyệt qua kho tàng Kinh điển Phật giáo từ ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni [khoảng 560 – 480 trước Công Nguyên (tr. CN)] còn tại thế cho đến ngày nay. Đạo Phật đã có một lịch sử trên 2.500 năm.
06/11/2016(Xem: 6886)
Lần nọ của nawm xưa, chúng tôi tham gia 1 khóa tu tại Packchong, Thái Lan. Theo quy định của bất cứ khóa tu nào, nam ở riêng và nữ ở riêng, bất kể là vợ chồng hay mẹ con. Tôi ở cùng 1 người đàn ông phương tây trong 1 căn phòng cho khoảng hơn chục Phật tử. Người đàn ông này khá ít nói, rất nhẹ nhàng, tham gia nghiêm túc các thời khóa.
05/11/2016(Xem: 8758)
Chúng ta đều biết, giáo dục là công trình quan trọng hàng đầu cho mọi nền phát triển của xã hội văn minh. Giáo dục xây dựng tính nhân văn cho một quốc gia và làm thành nhân cách sống con người cao quý, thiện lành, đẹp đẽ và hạnh phúc cho từng cá nhân trên hành tinh này. Đạo phật đã có một bề dầy 26 thế kỷ của công trình giáo dục,
05/11/2016(Xem: 8028)
Hồi còn nhỏ, còn trẻ tôi ít khi nghe đến từ ly dị, cả một cái làng Trại Mộ, cả một xóm Cỏ May (nơi tôi sinh trưởng và lớn lên) không hề nghe đến cặp vợ chồng nào ly dị. Thỉnh thoảng vợ chồng các chị gái có lục đục kình cãi thì mẹ tôi khuyên:"Vợ chồng cũng giống như chén bát trong sóng, khi đụng đến thì phải khua thôi, tụi con mỗi đứa nhịn nhau một chút thì sẽ yên cửa yên nhà". Mẹ khuyên chừng đó thôi, anh chị nghe theo và gia đình không còn xào xáo nữa.
03/11/2016(Xem: 14662)
Chấp ngã là từ nhà Phật. Chữ Ngã, từ Hán我 thuộc bộ qua戈. Qua戈có nghĩa là cái mác; dụng cụ của người lính lúc xưa. Ngã 我 gồm chữ qua戈 bên phải và chữ thiên bên trái 千. Ta là tất cả, trong ta luôn có nghìn con dao, cái mác. Cái ngã là ghê vậy đó. Chiến tranh thù hận cũng vì cái ngã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]