Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghe thuyết pháp và nghe pháp thuyết

10/06/201606:26(Xem: 9869)
Nghe thuyết pháp và nghe pháp thuyết

TS Nguyen Manh Hung

Nghe thuyết pháp và nghe pháp thuyết


Ngày học ở nước ngoài, cuối tuần tôi rất thích vào nhà thờ nghe các cha giảng( ở Nga, Úc, Mỹ,.. và những nơi tôi học tập và công tác rất ít chùa, và nếu có thì rất ít các buổi thuyết pháp). Phải công nhận là các bài giảng rất hay, rất ý nghĩa. Có nhiều nội dung của các bài giảng tôi nhớ đến tận bây giờ. Từ ngày về Việt Nam tôi may mắn hay được nghe quý thầy thuyết pháp.

Tôi có phước lớn nên đươc trực tiếp nghe các Hòa thượng lớn thuyết pháp. Đó là các Hòa thượng Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu, Thích Nhất Hạnh,… Sau này tôi nghe rất nhiều bài thuyết pháp của rất nhiều các bậc Hòa thượng, các bậc thầy khác từ nhiều nước trên thế giới. Và tôi học được rất nhiều. Nhiều đêm tôi bật pháp thoại và nghe suốt đêm, nghe cả trong khi ngủ. Tôi luôn tin rằng ngay cả khi tôi ngủ rồi, thần thức của tôi vẫn tiếp tục được nghe quý thầy thuyết pháp.

Nhưng rồi sự cố lớn vừa xảy ra với tôi là tôi giật mình: nghe thuyết pháp rất tốt nhưng tại sao tôi không học và không tập nghe pháp thuyết.

1, Tôi có kế hoạch đi Pháp và châu Âu ngày 29/05. Vé máy bay đã đặt. Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng. Tự nhiên người tôi rất mệt. Mệt một cách kỳ lạ như người kiệt sức. tình thế bắt buộc phải hủy chuyến đi. Tôi quyết định không đi Pháp và châu Âu nữa.

Tuy nhiên đến gần ngày bay, tôi khỏe hơn. Và thế là các bạn lại quyết định giúp tôi mua vé để đi Pháp. Vấn đề là không có vé ngày 29/05 nữa. Cuối cùng tìm ra vé ngày 01/06. Thế là tôi vào SG trước 2 ngày để tối 01/06 bay đi Pháp.

Mẹ tôi vốn còn khỏe. Bà mới 74 tuổi và khỏe mạnh bình thường. Tự nhiên tối 31/05 tôi nghe các em báo tin mẹ bị mêt và cấp cứu vào viện. Rồi mẹ tôi đột ngôt mất lúc 3h 10 phút sang 1 tháng 6, trước giờ tôi bay đi Pháp chừng hơn chục tiếng đồng hồ. Thế là thay vì bay đi Pháp, tôi bay ngay ra Hải Phòng để về quê Thái Bình lo đám tang cho mẹ.

Đấy một bài pháp tuyệt vời thế đấy. Vậy mà tôi không lắng lòng mình để nghe bài pháp kỳ diệu này. Tôi mải mê nghe quý thầy quyết pháp mà không chịu lắng lòng xuống, lắng tâm xuống để nghe pháp thuyết.

2, Từ trước tết âm lich mẹ tôi gọi điện nói rằng bà rất muốn chụp 1 bức ảnh có đầy đủ con, cháu nội ngoại. Nhà tôi có 6 anh em nhưng có 5 anh em sống ở Hà Nội. Cũng rất có ít dịp mà 5 anh em cùng các con cháu về quê đầy đủ. Cơ may đến rằng cháu tôi lấy chồng. Mẹ tôi thiết tha mong các con cháu về để chụp ảnh.

Theo kế hoạc tôi đi công tác vào đúng dịp đám cưới này. Hơn nữa, nói thật rằng tôi không thích tham gia các đám cưới vì cỗ bàn nhiều quá, ăn uống linh đình, sát sinh vô số. Hầu như các đám cưới tôi đều không đi dự mà chỉ gửi quà mừng. Cháu tôi cũng nằm trong kế hoạch này: tôi gửi quà mừng và không định về dự.

Đột nhiên tôi quyết định hủy chuyến công tác và về quê dự đám cưới. Cuối cùng bức ảnh chụp bố mẹ tôi với đầy đủ tất cả con cháu đã có. Mẹ tôi yêu cầu in ra, phóng to và đề nghị tất cả các con đều treo bức ảnh này. Chúng tôi làm theo như một cái máy và trong long chỉ để mẹ vui.

Thế rồi, 2 tháng sau ngày chụp bức ảnh đó mẹ tôi qua đời. Đấy một bài pháp tuyệt vời thế đấy. Vậy mà tôi không lắng lòng mình để nghe bài pháp kỳ diệu này. Tôi mải mê nghe quý thầy quyết pháp mà không chịu lắng lòng xuống, lắng tâm xuống để nghe pháp thuyết.

3, Cách đây 1 tháng tôi quyết định về quê thăm mẹ. Không hiểu sau dì tôi, tức em gái của mẹ từ Nam Định cũng về. Thế là trong buổi tối, mẹ tôi cùng em gái của bà và tôi ngồi chơi. Bà kể hết các chuyện ngày xưa, kể những nỗi niềm của mẹ. Chúng tôi ngồi nghe cho mẹ vui. Mà bà vui thật, được thật tâm cởi lòng mình ra. Kế kết ra cho em gái và cho con trai nghe. Tôi thấy mẹ vui lắm. Nào đâu, đây là những lần tâm sự cởi lòn trước khi bà nhắm mắt.

Dì tôi còn kể lại rằng mẹ tôi lôi ra 2 chuỗi hạt, một chuỗi bằng gỗ và 1 chuỗi bằng đá quý nhất quyết tặng em gái một chuỗi. 2 chuỗi hạt đeo cổ này mẹ tôi rất quý, rất trân trọng và thường đeo khi có những dịp quan trọng. Dì tôi đành nhận để bà vui. Nào đâu đây là món quà bà muốn tặng cho em gái duy nhất trước khi bà từ giã cõi đời.

Đấy một bài pháp tuyệt vời thế đấy. Vậy mà tôi không lắng lòng mình để nghe bài pháp kỳ diệu này. Tôi mải mê nghe quý thầy quyết pháp mà không chịu lắng lòng xuống, lắng tâm xuống để nghe pháp thuyết.

 

4, Trong lần về thăm bà cuối cùng, bà tự nhiên nói với chúng tôi rằng bà sẽ ra đi đột ngột. rằng bà rất hạnh phúc, không thấy ân hận hay phiền muộn gì. Rằng bà đã được đi 4 nước ngoài, được tham gia 2 khóa tu tại chùa Hoằng Pháp, TP HCM. Rằng bà được chùa Hoằng Pháp tặng cho 1 bức tượng Phật rất đẹp và để rồi từ đó tối nào 2 bố mẹ cũng tụng kinh và niệm Phật trước khi đi ngủ. rằng nhiều năm nay, ông bà luôn tụng kinh niệm Phật không thiếu 1 tối. Bà thấy rất hạnh phúc, rất bình an và thấy quá may mắn. Rằng hiếm ai may ,ắn như bà. Mẹ tôi nói với chúng tôi rằng đừng con nào khóc khi mẹ mất. Chỉ có thế mẹ mới yên long. Tôi hơi khó chịu và tư nhủ: sao mẹ nói gở thế. Không ngờ, đây là 1 bài pháp rất hay mà tôi không hiểu.

Đấy một bài pháp tuyệt vời thế đấy. Vậy mà tôi không lắng lòng mình để nghe bài pháp kỳ diệu này. Tôi mải mê nghe quý thầy quyết pháp mà không chịu lắng lòng xuống, lắng tâm xuống để nghe pháp thuyết.

Nhiều lắm. Rất nhiều bài pháp đã được thuyết riêng liên quan đến chuyện mẹ tôi ra đi bất ngờ. Vậy mà tôi vô tâm không chịu học.

Nghĩ về cuộc sống, tôi thấy hàng ngày pháp thuyết liên tục. Những câu chuyện hang ngày là 1 bài pháp. Sự ra đi của 1 cụ già hay 1 em bé là bài pháp. Một vụ tai nạn giao thông là 1 bài pháp. Một lời mắng của cha, một đồ vật bị mất cắp là 1 bài pháp. Đang đi trên đường, tự nhiên trờ đổ mưa, mình bịa ướt – một bài pháp hay. Pháp thuyết liên tục mỗi ngày mà ta vô tâm không biết.

Tôi bị mệt. Một bài páp thuyết quá hay. Rằng cần cho cơ thể nghỉ ngơi. Rằng cơ thể cần được chăm sóc. Nếu ta hiểu pháp thì nên dành thời gian lắng long lại để chăm sóc thân và tâm. Nếu không có bài pháp thuyết này, tức thân thể không mệt mỏi, ta sẽ làm đêm ngày và chết lúc nào đâu có hay.

Mọi người hay sợ ốm, đau. Tôi đã ngộ ra rằng ta bị ốm, bị đau là những bài pháp rất hay. Vấn đề là ta có nhận ra hay không….

Mỗi ngày có bao bài pháp được thuyết. Những gì xảy ra đều có lỹ do của nó, đều hợp lý và rằng nó phải như thế. Nếu ta chiu lắng long lại để nghe, để hiểu thì thật là tuyệt diệu.

Những bài pháp liên tục diễn ra. Những bài pháp thuyết rất tuyệt vời thế đấy. Vậy mà tôi không lắng lòng mình để nghe những bài pháp kỳ diệu này. Tôi mải mê nghe quý thầy quyết pháp mà không chịu lắng lòng xuống, lắng tâm xuống để nghe pháp thuyết.

 Tự nhiên tôi nhớ đến câu chuyện tôi đã đọc cách đây hang chục năm. Chuyện rằng có một nhà sư đi hoằng pháp ở một làng quê. Theo Sư có một đệ tử. Hai thầy trò đi bộ.

Trên đường đi, nhà sư khát nước. Sư và đệ tử quyết định ngồi nghỉ dưới một gốc cây để tránh nắng. Rồi nhà sư nói với đệ tử ra suối lấy cho thầy nước để thầy uống.

Đệ tử xách theo chiếc vò đi đến con suối. Đến nơi, người đệ tử phát hiện ra rằng có 1 đàn bò vừa lội qua song nên nước sông rất đục, không thể lấy nước uống được. Đệ từ bạch lại với thầy. Nhà sư rất hoan hỷ và khuyên chờ đợi một chút. Hai thầy trò cùng ngồi thư giản ngắm cảnh, hòa mình vào thiên nhiên.

Một lát sau, nhà sư nhắc người đệ tử đi lấy nước. Người đệ tử xách vò trở lại bờ suối, nhưng anh vẫn thấy nước còn đục chưa thể lấy nước về uống được. Anh quay lại thưa với thầy. Nhà sư lại khuyên rằng nên bình an ngồi thư giãn dưới gốc cây chờ them chút nữa.

Một thời gian sau đó, người đệ tử trở lại bờ suối. Bây giờ nước đã trong veo. Thế là anh lựa chỗ trong nhất để múc đầy vò nước mát mang về dâng thầy.

Người thầy nhận vò nước trong và dạy trò của mình rằng, có những việc ta không cần làm gì cả, chỉ cần kiên nhẫn đợi để có đủ thời gian, để nó tự lắng xuống. Tâm ta cũng thế.

Tôi vẫn nhớ như in trong câu chuyện này nhà sư đã dạy học trò của mình rằng, khi tâm ta nổi sóng, điên đảo, ta không nên tìm cách này hay cách khác để cố dẹp yên nó. Ta nên ngồi yên trong bình an để nó tự lắng xuống. Rằng khi con giận ai, ta không nên nghĩ tới họ, đừng tranh cãi hơn thua, mà nên hướng tư tưởng sang việc khác. Rằng ta nên làm thinh, giả mù, giả điếc, tự nhiên tâm ta sẽ tĩnh lại được.

Mỗi ngày bao nhiêu tình huống xảy ra. Mỗi tình huống, mỗi câu chuyện là một bài học. Bài học cho tâm của ta. Vấn đề là ta cần lắng tâm lại để lắng nghe. Tôi giật mình nghĩ về nghĩa của từ lắng nghe. Đó là, để nghe cho đến khi tất cả lắng xuống.

Bạn cũng như tôi, bao năm nay thích nghe quý thầy thuyết pháp. Những bài pháp đó rất hay và vô cùng ý nghĩa. Chúng ta khôn lớn thêm, chúng ta ngộ ra nhiều nhờ những bài pháp đó. Nghe thuyết pháp thật là tuyệt vời. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng song song với nghe thuyết pháp, chúng ta cũng nên lắng long để nghe pháp thuyết. Nghe pháp thuyết cũng rất hay đấy ạ. Tôi tin rằng nhiều quý vị cũng sẽ giật mình nhận ra nhiều điều, học được nhiều bài học hay nhờ pháp thuyết đấy ạ.

Tự nhiên tôi nhận ra 1 bài pháp thuyết nữa cũng rất đặc biệt: cuốn sách mới nhất mà tôi là tác giả có tên là “Happy Book – Hạnh Phúc Mỗi Ngày” có bức ảnh mẹ tôi ngay sau lưng tôi được in trên tay gấp. Cuốn sách này cũng là món quà lỳ xì nhân Tết Sách 2016 này. Lạ kỳ thay rằng em Nguyên Minh lại chộp được bức hình này và đề nghị đưa vào sách khi xuất bản. Bài pháp ở đây, thông điệp ở đây mà tôi nhận ra là đằng sau thành công của người con luôn có bà ẹm tuyệt vời đứng đằng sau.

Pháp tuyệt vời thế đấy. Vậy mà tôi không lắng lòng mình để nghe những bài pháp kỳ diệu này. Còn bạn?


Nam Mô A Di Đà Phật

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2020(Xem: 5088)
Nhiều người hâm mộ văn hóa thể thao biết rằng, vận động viên bi da chuyên nghiệp nổi tiếng, sinh quán tại Hồng kong và khi 12 tuổi cùng gia đình đến nhập cư tại Vancouver, Canada năm 1990, cư sĩ Phật tử Phó Gia Tuấn (傅家俊) (ba lần đoạt giải vô địch thế giới và 4 lần đạt vị trí Á quân, từng đứng hàng 10 trên thế giới) là một cư sĩ Phật tử ăn trường chay và thường công phu tu tập thiền định Phật giáo. Do đó, nhiều người đã nói về tầm quan trọng của việc giữ cho người chơi thể thao chuyên nghiệp ổn định về mặt cảm xúc trong suốt trò chơi. Việc học Phật pháp và công phu tập thiền định có giúp cho thành tích của cầu thủ Phật tử Phó Gia Tuấn không? Trên thực tế, các môn thể thao ưu tú ngày nay đang trở nên chuyên nghiệp hơn, và tâm lý học thể thao đã trở thành một phần không thể thiếu của các môn thể thể chuyên nghiệp. Theo nghiên cứu chứng thực của khoa học, việc công phu tu tập thiền định Phật giáo rất hữu ích đối với thành tích của vận động viên.
02/10/2020(Xem: 5603)
Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta. Bởi con người sống với vọng tâm nên tạo ra dòng lưu chuyển sinh tử khổ đau của chúng sinh hữu tình với những quả báo sai biệt. Tất cả đều có nguồn gốc từ nhân duyên vọng tâm thiện ác. Chân tâm không sinh diệt chính là dòng hoàn diệt, cho nên chấm dứt được khổ đau, sinh tử tạo thành quả báo cũng như các quốc độ thù thắng, vi diệu, bất khả tư nghì của các bậc hiền thánh. Như vậy, phàm phu là do sống với vọng tâm thiện ác vô thường, biến hoại, sinh diệt; còn những ai sống hay an trú trong chân tâm rỗng lặng không sinh diệt thì trở nên là những bậc hiền thánh. Điều này là một chân lý.
01/10/2020(Xem: 5027)
Theo nhiều cách, khi thực hành Phật giáo cho phép chúng ta nhìn thấy những phần tiềm ẩn của bản thân. Giống như một vận động viên thể hình uốn dẻo các cơ của mình trong gương, chúng ta quan sát thể chất và tinh thần của mình từ mọi góc độ, và ghi nhận những gì ở đó. Đôi khi chúng ta thích những gì chúng ta thấy. Và đôi khi chúng ta không thích. Tuy nhiên, chính trong những khoảnh khắc mà sự phản chiếu của chúng ta khiến chúng ta thu mình lại, chúng ta sẽ tìm thấy cơ hội để phát triển.
01/10/2020(Xem: 5078)
Mấy năm qua, tôi đã quyết định từ bỏ hầu hết tài sản thế gian của mình, và vui sống trong một trang trại. Có nhiều lý do giải thích tại sao tôi đưa ra quyết định này, từ trần tục đến tâm linh. Nhưng cải giải thích đơn giản nhất là nói rằng tôi muốn “Tự do”. Tôi cảm thấy bị vướng mắc trong một công việc của công ty không được như ý. Tôi xúc động trước sự tấn công dữ dội của các công ty phương tiện truyền thông liên tục nói với tôi rằng, tôi chỉ có một lần mua hạnh phúc. Và tôi khao khát có cơ hội thực hành Phật pháp trong hòa bình.
01/10/2020(Xem: 4984)
Hội đồng Lập pháp Sikkim đã thông qua dự luật ngày 21 tháng 9 năm 2020, để thành lập một ngôi trường Đại học Phật giáo ở bang đông bắc Ấn Độ. Được biết với tên gọi Đại học Phật giáo Khangchendzonga (KBU), cơ sở này sẽ trở thành trường Đại học tư thục Phật giáo đầu tiên tại Ấn Độ, và là trường Đại học đầu tiên tại Sikkim do người dân bản địa Sikkim sáng lập.
01/10/2020(Xem: 5359)
Khi nghe Đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng Đức Phật có quan niệm bi quan. Sự thật không phải như vậy. Từ điển đã định nghĩa bi quan là “có thói quen nghĩ rằng cái gì sắp xảy đến đều là xấu cả, đều đáng chán và không tin tưởng ở tương lai” hoặc bi quan là “chán nản, không tin tưởng, hoặc mất niềm tin vào hiện tại, tương lai”.
30/09/2020(Xem: 5441)
Cư sĩ Mahā Silā Vīravong, sử gia Lào, nhà ngữ văn, giáo viên dạy tiếng Pali, người hiện đại hóa bảng chữ cái Lào, một nhân vật trí thức lớn của nền độc lập Lào. Trong các cuộc đấu tranh chống lại sự cai trị của thực dân đế quốc Pháp, bằng cách tích cực hoạt động trong phong trào của Lào Issara mà ông lưu vong tại Vương quốc Thái Lan vào năm 1946.
29/09/2020(Xem: 5407)
Bảy đại diện của Hội nghị Hàn Quốc về Tôn Giáo và Hòa Bình (KCRP), bao gồm Hòa thượng Viên Hạnh (원행스님 - 圓行和尚), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 36, đã gặp gỡ Thủ tướng Chính phủ Hàn Quốc Chung Sye-kyun (정세균; Đinh Thế Quân), và cam kết hợp lực để tìm ra một kế hoạch hợp tác, đôi bên cùng có lợi cho cả các hoạt động tôn giáo và phòng chống cơn đại dịch hiểm ác Virus corona.
29/09/2020(Xem: 4572)
Có lẽ chuyến du lịch hành hương không gian mạng, các bạn nhìn thấy một thứ tương tự như thế này từ một cửa hàng trực tuyến: “Chuỗi hạt Tây Tạng Mala Charm Vòng đeo tay Cát tường tuyệt đẹp này với các hạt màu phấn nhẹ nhàng, phù hợp để thực hành chân ngôn thần chú, và để đeo làm đồ trang sức”.
29/09/2020(Xem: 5334)
Tứ là bốn, nhiếp là thu phục, pháp là phương pháp. “Tứ Nhiếp Pháp” là bốn phương pháp lợi tha, đã được Đức Phật Thích Ca dạy cho các đệ tử tại gia cũng như xuất gia của Ngài. Bốn pháp này nếu thực hành đúng đắn sẽ có công năng giúp con người lìa xa cuộc sống buông lung, phóng túng… mà theo đó dễ có những hành động bất thiện gieo khổ đau cho người và phiền não cho mình. Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật pháp là con đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]