Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghe thuyết pháp và nghe pháp thuyết

10/06/201606:26(Xem: 9828)
Nghe thuyết pháp và nghe pháp thuyết

TS Nguyen Manh Hung

Nghe thuyết pháp và nghe pháp thuyết


Ngày học ở nước ngoài, cuối tuần tôi rất thích vào nhà thờ nghe các cha giảng( ở Nga, Úc, Mỹ,.. và những nơi tôi học tập và công tác rất ít chùa, và nếu có thì rất ít các buổi thuyết pháp). Phải công nhận là các bài giảng rất hay, rất ý nghĩa. Có nhiều nội dung của các bài giảng tôi nhớ đến tận bây giờ. Từ ngày về Việt Nam tôi may mắn hay được nghe quý thầy thuyết pháp.

Tôi có phước lớn nên đươc trực tiếp nghe các Hòa thượng lớn thuyết pháp. Đó là các Hòa thượng Thích Thanh Từ, Thích Minh Châu, Thích Nhất Hạnh,… Sau này tôi nghe rất nhiều bài thuyết pháp của rất nhiều các bậc Hòa thượng, các bậc thầy khác từ nhiều nước trên thế giới. Và tôi học được rất nhiều. Nhiều đêm tôi bật pháp thoại và nghe suốt đêm, nghe cả trong khi ngủ. Tôi luôn tin rằng ngay cả khi tôi ngủ rồi, thần thức của tôi vẫn tiếp tục được nghe quý thầy thuyết pháp.

Nhưng rồi sự cố lớn vừa xảy ra với tôi là tôi giật mình: nghe thuyết pháp rất tốt nhưng tại sao tôi không học và không tập nghe pháp thuyết.

1, Tôi có kế hoạch đi Pháp và châu Âu ngày 29/05. Vé máy bay đã đặt. Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng. Tự nhiên người tôi rất mệt. Mệt một cách kỳ lạ như người kiệt sức. tình thế bắt buộc phải hủy chuyến đi. Tôi quyết định không đi Pháp và châu Âu nữa.

Tuy nhiên đến gần ngày bay, tôi khỏe hơn. Và thế là các bạn lại quyết định giúp tôi mua vé để đi Pháp. Vấn đề là không có vé ngày 29/05 nữa. Cuối cùng tìm ra vé ngày 01/06. Thế là tôi vào SG trước 2 ngày để tối 01/06 bay đi Pháp.

Mẹ tôi vốn còn khỏe. Bà mới 74 tuổi và khỏe mạnh bình thường. Tự nhiên tối 31/05 tôi nghe các em báo tin mẹ bị mêt và cấp cứu vào viện. Rồi mẹ tôi đột ngôt mất lúc 3h 10 phút sang 1 tháng 6, trước giờ tôi bay đi Pháp chừng hơn chục tiếng đồng hồ. Thế là thay vì bay đi Pháp, tôi bay ngay ra Hải Phòng để về quê Thái Bình lo đám tang cho mẹ.

Đấy một bài pháp tuyệt vời thế đấy. Vậy mà tôi không lắng lòng mình để nghe bài pháp kỳ diệu này. Tôi mải mê nghe quý thầy quyết pháp mà không chịu lắng lòng xuống, lắng tâm xuống để nghe pháp thuyết.

2, Từ trước tết âm lich mẹ tôi gọi điện nói rằng bà rất muốn chụp 1 bức ảnh có đầy đủ con, cháu nội ngoại. Nhà tôi có 6 anh em nhưng có 5 anh em sống ở Hà Nội. Cũng rất có ít dịp mà 5 anh em cùng các con cháu về quê đầy đủ. Cơ may đến rằng cháu tôi lấy chồng. Mẹ tôi thiết tha mong các con cháu về để chụp ảnh.

Theo kế hoạc tôi đi công tác vào đúng dịp đám cưới này. Hơn nữa, nói thật rằng tôi không thích tham gia các đám cưới vì cỗ bàn nhiều quá, ăn uống linh đình, sát sinh vô số. Hầu như các đám cưới tôi đều không đi dự mà chỉ gửi quà mừng. Cháu tôi cũng nằm trong kế hoạch này: tôi gửi quà mừng và không định về dự.

Đột nhiên tôi quyết định hủy chuyến công tác và về quê dự đám cưới. Cuối cùng bức ảnh chụp bố mẹ tôi với đầy đủ tất cả con cháu đã có. Mẹ tôi yêu cầu in ra, phóng to và đề nghị tất cả các con đều treo bức ảnh này. Chúng tôi làm theo như một cái máy và trong long chỉ để mẹ vui.

Thế rồi, 2 tháng sau ngày chụp bức ảnh đó mẹ tôi qua đời. Đấy một bài pháp tuyệt vời thế đấy. Vậy mà tôi không lắng lòng mình để nghe bài pháp kỳ diệu này. Tôi mải mê nghe quý thầy quyết pháp mà không chịu lắng lòng xuống, lắng tâm xuống để nghe pháp thuyết.

3, Cách đây 1 tháng tôi quyết định về quê thăm mẹ. Không hiểu sau dì tôi, tức em gái của mẹ từ Nam Định cũng về. Thế là trong buổi tối, mẹ tôi cùng em gái của bà và tôi ngồi chơi. Bà kể hết các chuyện ngày xưa, kể những nỗi niềm của mẹ. Chúng tôi ngồi nghe cho mẹ vui. Mà bà vui thật, được thật tâm cởi lòng mình ra. Kế kết ra cho em gái và cho con trai nghe. Tôi thấy mẹ vui lắm. Nào đâu, đây là những lần tâm sự cởi lòn trước khi bà nhắm mắt.

Dì tôi còn kể lại rằng mẹ tôi lôi ra 2 chuỗi hạt, một chuỗi bằng gỗ và 1 chuỗi bằng đá quý nhất quyết tặng em gái một chuỗi. 2 chuỗi hạt đeo cổ này mẹ tôi rất quý, rất trân trọng và thường đeo khi có những dịp quan trọng. Dì tôi đành nhận để bà vui. Nào đâu đây là món quà bà muốn tặng cho em gái duy nhất trước khi bà từ giã cõi đời.

Đấy một bài pháp tuyệt vời thế đấy. Vậy mà tôi không lắng lòng mình để nghe bài pháp kỳ diệu này. Tôi mải mê nghe quý thầy quyết pháp mà không chịu lắng lòng xuống, lắng tâm xuống để nghe pháp thuyết.

 

4, Trong lần về thăm bà cuối cùng, bà tự nhiên nói với chúng tôi rằng bà sẽ ra đi đột ngột. rằng bà rất hạnh phúc, không thấy ân hận hay phiền muộn gì. Rằng bà đã được đi 4 nước ngoài, được tham gia 2 khóa tu tại chùa Hoằng Pháp, TP HCM. Rằng bà được chùa Hoằng Pháp tặng cho 1 bức tượng Phật rất đẹp và để rồi từ đó tối nào 2 bố mẹ cũng tụng kinh và niệm Phật trước khi đi ngủ. rằng nhiều năm nay, ông bà luôn tụng kinh niệm Phật không thiếu 1 tối. Bà thấy rất hạnh phúc, rất bình an và thấy quá may mắn. Rằng hiếm ai may ,ắn như bà. Mẹ tôi nói với chúng tôi rằng đừng con nào khóc khi mẹ mất. Chỉ có thế mẹ mới yên long. Tôi hơi khó chịu và tư nhủ: sao mẹ nói gở thế. Không ngờ, đây là 1 bài pháp rất hay mà tôi không hiểu.

Đấy một bài pháp tuyệt vời thế đấy. Vậy mà tôi không lắng lòng mình để nghe bài pháp kỳ diệu này. Tôi mải mê nghe quý thầy quyết pháp mà không chịu lắng lòng xuống, lắng tâm xuống để nghe pháp thuyết.

Nhiều lắm. Rất nhiều bài pháp đã được thuyết riêng liên quan đến chuyện mẹ tôi ra đi bất ngờ. Vậy mà tôi vô tâm không chịu học.

Nghĩ về cuộc sống, tôi thấy hàng ngày pháp thuyết liên tục. Những câu chuyện hang ngày là 1 bài pháp. Sự ra đi của 1 cụ già hay 1 em bé là bài pháp. Một vụ tai nạn giao thông là 1 bài pháp. Một lời mắng của cha, một đồ vật bị mất cắp là 1 bài pháp. Đang đi trên đường, tự nhiên trờ đổ mưa, mình bịa ướt – một bài pháp hay. Pháp thuyết liên tục mỗi ngày mà ta vô tâm không biết.

Tôi bị mệt. Một bài páp thuyết quá hay. Rằng cần cho cơ thể nghỉ ngơi. Rằng cơ thể cần được chăm sóc. Nếu ta hiểu pháp thì nên dành thời gian lắng long lại để chăm sóc thân và tâm. Nếu không có bài pháp thuyết này, tức thân thể không mệt mỏi, ta sẽ làm đêm ngày và chết lúc nào đâu có hay.

Mọi người hay sợ ốm, đau. Tôi đã ngộ ra rằng ta bị ốm, bị đau là những bài pháp rất hay. Vấn đề là ta có nhận ra hay không….

Mỗi ngày có bao bài pháp được thuyết. Những gì xảy ra đều có lỹ do của nó, đều hợp lý và rằng nó phải như thế. Nếu ta chiu lắng long lại để nghe, để hiểu thì thật là tuyệt diệu.

Những bài pháp liên tục diễn ra. Những bài pháp thuyết rất tuyệt vời thế đấy. Vậy mà tôi không lắng lòng mình để nghe những bài pháp kỳ diệu này. Tôi mải mê nghe quý thầy quyết pháp mà không chịu lắng lòng xuống, lắng tâm xuống để nghe pháp thuyết.

 Tự nhiên tôi nhớ đến câu chuyện tôi đã đọc cách đây hang chục năm. Chuyện rằng có một nhà sư đi hoằng pháp ở một làng quê. Theo Sư có một đệ tử. Hai thầy trò đi bộ.

Trên đường đi, nhà sư khát nước. Sư và đệ tử quyết định ngồi nghỉ dưới một gốc cây để tránh nắng. Rồi nhà sư nói với đệ tử ra suối lấy cho thầy nước để thầy uống.

Đệ tử xách theo chiếc vò đi đến con suối. Đến nơi, người đệ tử phát hiện ra rằng có 1 đàn bò vừa lội qua song nên nước sông rất đục, không thể lấy nước uống được. Đệ từ bạch lại với thầy. Nhà sư rất hoan hỷ và khuyên chờ đợi một chút. Hai thầy trò cùng ngồi thư giản ngắm cảnh, hòa mình vào thiên nhiên.

Một lát sau, nhà sư nhắc người đệ tử đi lấy nước. Người đệ tử xách vò trở lại bờ suối, nhưng anh vẫn thấy nước còn đục chưa thể lấy nước về uống được. Anh quay lại thưa với thầy. Nhà sư lại khuyên rằng nên bình an ngồi thư giãn dưới gốc cây chờ them chút nữa.

Một thời gian sau đó, người đệ tử trở lại bờ suối. Bây giờ nước đã trong veo. Thế là anh lựa chỗ trong nhất để múc đầy vò nước mát mang về dâng thầy.

Người thầy nhận vò nước trong và dạy trò của mình rằng, có những việc ta không cần làm gì cả, chỉ cần kiên nhẫn đợi để có đủ thời gian, để nó tự lắng xuống. Tâm ta cũng thế.

Tôi vẫn nhớ như in trong câu chuyện này nhà sư đã dạy học trò của mình rằng, khi tâm ta nổi sóng, điên đảo, ta không nên tìm cách này hay cách khác để cố dẹp yên nó. Ta nên ngồi yên trong bình an để nó tự lắng xuống. Rằng khi con giận ai, ta không nên nghĩ tới họ, đừng tranh cãi hơn thua, mà nên hướng tư tưởng sang việc khác. Rằng ta nên làm thinh, giả mù, giả điếc, tự nhiên tâm ta sẽ tĩnh lại được.

Mỗi ngày bao nhiêu tình huống xảy ra. Mỗi tình huống, mỗi câu chuyện là một bài học. Bài học cho tâm của ta. Vấn đề là ta cần lắng tâm lại để lắng nghe. Tôi giật mình nghĩ về nghĩa của từ lắng nghe. Đó là, để nghe cho đến khi tất cả lắng xuống.

Bạn cũng như tôi, bao năm nay thích nghe quý thầy thuyết pháp. Những bài pháp đó rất hay và vô cùng ý nghĩa. Chúng ta khôn lớn thêm, chúng ta ngộ ra nhiều nhờ những bài pháp đó. Nghe thuyết pháp thật là tuyệt vời. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng song song với nghe thuyết pháp, chúng ta cũng nên lắng long để nghe pháp thuyết. Nghe pháp thuyết cũng rất hay đấy ạ. Tôi tin rằng nhiều quý vị cũng sẽ giật mình nhận ra nhiều điều, học được nhiều bài học hay nhờ pháp thuyết đấy ạ.

Tự nhiên tôi nhận ra 1 bài pháp thuyết nữa cũng rất đặc biệt: cuốn sách mới nhất mà tôi là tác giả có tên là “Happy Book – Hạnh Phúc Mỗi Ngày” có bức ảnh mẹ tôi ngay sau lưng tôi được in trên tay gấp. Cuốn sách này cũng là món quà lỳ xì nhân Tết Sách 2016 này. Lạ kỳ thay rằng em Nguyên Minh lại chộp được bức hình này và đề nghị đưa vào sách khi xuất bản. Bài pháp ở đây, thông điệp ở đây mà tôi nhận ra là đằng sau thành công của người con luôn có bà ẹm tuyệt vời đứng đằng sau.

Pháp tuyệt vời thế đấy. Vậy mà tôi không lắng lòng mình để nghe những bài pháp kỳ diệu này. Còn bạn?


Nam Mô A Di Đà Phật

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2021(Xem: 14664)
Tuần lễ cuối, tháng 11 năm Tân Sửu, một Đại Hội đã khai diễn qua hình thức mới mẻ với kỹ thuật tin học tân tiến hiện đại để quy tụ được thành phần khắp thế giới cùng tham dự. Đó là Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, lần thứ nhất đã trực tuyến diễn ra qua hệ thống Zoom Meeting. Đại Hội được sự đồng chủ toạ của nhị vị là Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ, vị Tỳ Kheo khâm thừa di chúc của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, để hiến dâng tâm-lực, trí-lực nhận trọng trách bảo tồn, hoằng dương Chánh Pháp; và Giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát vị Thiền sư uyên thâm Kinh, Luật, Luận qua những cổ ngữ Phạn, Hán, Pali. Trước ngày Đại Hội khai diễn, nhiều bức tâm thư được lần lượt phổ biến, nêu những điểm chính sẽ được thảo luận trong Đại Hội cũng như giới thiệu thành phần các ban đã được thành lập gồm Chư Tôn Đức đại diện các châu lục cùng quý cư sỹ Phật tử có khả năng góp trí lực và tâm lực, cùng điều hành pháp-sự.
10/12/2021(Xem: 6318)
Today before you think of saying an unkind word - Think of someone who can't speak. Before you complain about the taste of your food – Think of someone who has nothing to eat.
07/12/2021(Xem: 6466)
Triết học Phật giáo và Cơ học Lượng tử luôn có sự hỗ tương cho nhau. * Sự kỳ lạ của Cơ học Lượng tử đến mức thách thức các nhà khoa học và triết học tìm hiểu một số nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của thực tế. * Một nỗ lực để tìm cách diễn giải Copenhagen, và một số người tin rằng cách lý giải này dựa vào Thế giới quan Phật giáo. * Mặc dù tôi là một Phật tử nhưng tôi phản bác quan điểm vật lý học chứng minh Thế giới quan Phật giáo.
05/12/2021(Xem: 6219)
Khi đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu, chúng ta thiết lập các kết nối sâu sắc, và giúp những người xung quanh tránh bị kiệt sức.
05/12/2021(Xem: 4285)
Mọi người bảo bạn hãy "Giữ bình tĩnh", không ai nói cho bạn biết cách làm. Những cuốn sách về thế giới của nhà văn Terry Pratchett, tác giả của loạt tiểu thuyết giả tưởng Discworld nổi tiếng, đang trở thành một bộ phim truyền hình, một trong những nhân vật kể chuyện cho người khác nghe: "Bạn có thể trực tiếp sống trong thời đại thú vị." (May you live in interesting times)
04/12/2021(Xem: 6880)
Một con gà chết oan Bên vệ đường cuộc thế Nhân sinh tùy vô ngại Nhặt nó về nấu ăn
03/12/2021(Xem: 4324)
Hằng ngày theo thông lệ kiểm mail, tôi bất chợt nhận thư mời tham dự Đại Hội Hoằng Pháp lần thứ nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) qua Zoom do Hòa Thượng Thích Như Điển thông báo. Gần ngày Đại Hội, lại nhận mail của anh Phù Vân Chủ Bút báo Viên Giác giao nhiệm vụ cho tôi và cô bạn văn Hoa Lan tường thuật buổi Đại Hội. Thế là có động lực thôi thúc tôi quyết định ghi danh tham dự. Đại Hội bắt đầu lúc 4 giờ Âu Châu, thì phải lo dậy từ 3 giờ sáng mới có thể chuẩn bị cho kịp vào Zoom vì trước 15 phút Zoom khóa cửa. Chẳng những thế, từ chiều, còn phải chuẩn bị sạc pin cho đủ 100%, ăn cơm sớm, ngủ sớm lấy sức và không quên vặn đồng hồ báo thức... Đại Hội Hoằng Pháp lần thứ nhất quy tụ rất nhiều Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Phật Tử khắp nơi trên thế giới từ Âu, Mỹ, Á, Úc... cùng nhau vào Zoom bàn chuyện phiên dịch Đại Tạng Kinh tiếp nối con đường tiền nhân để lại.
01/12/2021(Xem: 5177)
Vào tối hôm thứ Năm, ngày 25 tháng 11 vừa qua, các chi hội thứ nhất, nhì, ba Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn Toronto, Canada đồng phối hợp tổ chức một nhóm tọa đàm "Đối thoại về Tâm" (與心對話). Pháp sư Dương Phái Hân (楊沛欣法師), người tổng triệu tập Tổng hội đọc sách Phật giáo Nhân gian Toronto, dùng Pháp ngữ Trí tuệ của Đại sư Tinh Vân, Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn Đài Loan, các hội viên đồng nghiên cứu thảo luận "Hướng Tuyệt diệu Sống Tự do Tự tại" (自由自在的生活妙方).
01/12/2021(Xem: 7193)
Ngẫm lại, điều gì ta xem trọng nhất trong đời. - Một người phụ nữ bất hạnh tìm đến lão Thiền sư nơi thâm sơn mong được Ngài chỉ dạy cho bí quyết nhân sinh hạnh phúc. Lão thiền sư trang nghiêm trong tư thế kiết già, khung cảnh tĩnh lặng chỉ còn nghe tiếng suối chảy róc rách và tiếng lá khô xào xạc. Thiền sư hỏi: “Xin hỏi đạo hữu, điều mà đạo hữu đang xem trọng nhất là gì?”.
29/11/2021(Xem: 5890)
Mấy hôm nay đọc báo trên các mạng lưới trực tuyến xã hội tiếng Việt, người Việt khắp nơi trong cũng như ngoài nước, được nghe một nguồn dư luận mới xôn xao về việc nên giữ hay bỏ một câu khẩu hiệu đã trở thành quá quen thuộc trong tất cả các hệ thống trường học Việt Nam từ xưa tới nay. Đó là câu châm ngôn “tiên học lễ, hậu học văn” thường được dán ngay trên tường trước mặt học sinh trong lớp học. Vì đã quá quen thuộc và mặc nhiên được coi đây là một đạo lý đương nhiên kết hợp giữa tinh thần tôn sư trọng đạo và rèn luyện nhân cách nên qua nhiều thế hệ, câu khẩu hiệu này đã trở thành một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm cẩn chuyên chở giá trị nhân văn đào tạo thế hệ trẻ. Đây không phải là một câu khẩu hiệu thời trang để trang trí lớp học mà là một châm ngôn rèn luyện nhân cách trong đời sống học trò. Bởi vậy, chẳng có thầy giáo hay học sinh nào còn bận tâm đặt câu hỏi là nên hay không nên treo câu khẩu hiệu mang nội dung “nguyên lý giáo dục” hay đạo lý trồng người nầy. (Chữ L
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]