Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con đường của niềm tin và hạnh phúc

01/06/201605:58(Xem: 9184)
Con đường của niềm tin và hạnh phúc

chua linh thuu (1)

Con đường của niềm tin và hạnh phúc
 
 
Nguyên Hạnh HTD
 


 

      Khi có một con đường trước mặt, mục tiêu tinh thần của cuộc sống, thì dẫu khó khăn trắc trở, gần hay xa; con người vẫn tìm về bến Giác, tinh tấn tu tập, khai sáng u mê. Đó là lý do tôi tham dự khóa Huân Tu Tịnh Độ thứ 11 tại chùa Linh Thứu - Berlin (từ 14 - 20, 3 - 2016).

      Năm vừa qua, lần đầu tiên tôi tham dự khóa Huân Tu Tịnh Độ tại chùa Linh Thứu - Berlin. Thật ra, hằng năm tôi thường tham dự các khóa Tu học Phật pháp Âu Châu nhiều hơn.

      Bước vào Đạo tràng, tôi đã ngẩn ngơ xúc động trước bầu không khí trang nghiêm đầy Đạo vị bao trùm khắp cả không gian, xen lẫn chất giọng tụng kinh đầy thanh thoát của các Sư Cô và tấm lòng học Đạo quá nhiệt thành của các bạn đồng tu, và đó là động lực của niềm tin, của con đường hạnh phúc dẫn tôi trở lại với khóa Huân Tu Tịnh Độ lần thứ 11 này.

      Số học viên tham dự đông hơn năm ngoái, 180 người, họ đến từ các nước Pháp, Đan Mạch, Hòa Lan, Thụy Sĩ, tại Đức gồm Berlin và các vùng phụ cận.

     Có 20 Tăng Ni tham dự. Chứng minh và giảng dạy thì có Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác, Đại Đức Thích Hạnh Giới và Ni Sư Thích Nữ Diệu Phước - Trụ trì chùa Linh Thứu.

      Khóa Huân Tu kéo dài một tuần lễ, từ thứ Hai 14-3-2016 và bế mạc vào Chủ nhật 20-3-2016. Hòa Thượng đã chủ trì lễ khai mạc thật trang trọng và ấm cúng.

     Ngày nào cũng có thời Công phu khuya từ 5g30  ́ sáng với 100 lạy Ngũ Bách Danh rồi Huân Tu Sám hối và Thính pháp, đến 21g mới được nghỉ.

     Có tất cả 4 thời giảng Pháp của Hòa Thượng Phương Trượng và Đại Đức Thích Hạnh Giới. Ngoài ra còn có 2 ngày Huân Tu Miên Mật vào thứ 4 và thứ 6, từ 9g sáng đến 21g đêm và một đêm lễ Hội Hoa Đăng do Đại Đức Thích Hạnh Giới chủ trì. 

      Tôi thích đêm lễ Hội Hoa Đăng vô cùng; trong bầu không khí trang nghiêm lắng đọng, trong ánh nến lung linh xinh đẹp của đóa hoa sen, tất cả chỉ biết thành kính gởi lòng mình dâng lên Đức Phật lời nguyện cầu với tất cả thành tâm của mình. Thời gian và không gian  như tan biến vào hư vô!

     Khóa Huân Tu biểu dương một mục đích cao cả là xiển dương Pháp môn Tịnh Độ, phương pháp Đại thừa viên mãn rốt ráo, đưa hành giả thoát khỏi sanh tử luân hồi. Với từng căn cơ và hoàn cảnh khác nhau của hành giả, câu niệm Phật miên mật thực hành để đạt được nhất tâm bất loạn.

      Tự lực với tín tâm thâm sâu, lời nguyện thiết tha cộng với sự nương tựa vào tha lực của Đức Từ Phụ A Di Đà, hành giả chắc chắn sẽ trực chỉ vãng sanh về Tây phương Cực Lạc.

      Dựa trên căn cơ của chúng sanh, Đức Phật thiết lập 84.000 pháp môn tu nhằm mục đích dẫn dắt chúng sanh thoát khổ ra khỏi sanh tử luân hồi. Pháp môn niệm Phật hay còn được gọi là Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh cùng hướng đến mục đích tối thượng này.

      Tòng chỉ của Pháp môn Tịnh độ được diễn bày rất rõ ràng trong kinh A Di Đà qua lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nếu có ai tin thì hãy chấp trì danh hiệu Phật A Di Đà và phát nguyện vãng sanh nước Cực lạc.

      Dựa trên tòng chỉ đó, các khóa Phật thất được tổ chức để quý Phật  tử, các hành giả chuyên tu niệm Phật có được cơ hội về đến Đạo tràng tinh tấn huân tu trong suốt một tuần lễ.

      Các phương pháp thực tập bao gồm:

    _ Niệm Phật 4 hoặc 6 chữ.

    - Kinh hành niệm Phật.

    - Bái sám với nhiều hình thức khác nhau, giúp hành giả huân tập câu niệm Phật mỗi lúc càng thâm sâu vào tâm thức.

    Trong mỗi thời khóa, từ 2 đến 2 tiếng rưỡi đều được khai mở với lời phát lộ sám hối từ tận đáy lòng của hành giả. Kế tiếp là lời tri ân lên ngôi Tam bảo và sau cùng là lời phát nguyện tinh tấn hành trì theo lời Phật dạy.

     Song song với sự thực hành, hành giả được khai sáng, nghe pháp  Tịnh độ để thấu hiểu thêm về pháp môn hành trì của mình. Hành giả thiết lập niềm tin sâu sắc với pháp môn Tịnh độ, lập nguyện vững vàng sanh về Cực lạc và sự tinh tấn miên mật với pháp hành trì qua sự quán tưởng và trì danh niệm Phật.

      Với cuộc sống bon chen, bận rộn, mỗi hành giả nên cố gắng sắp xếp thời gian riêng cho chính mình để tu tập, gần gũi với ngôi Tam bảo, tích tụ phước huệ để làm hành trang lợi lạc cho mình và cho người.

      Qua phần giảng pháp của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác, phần chính là trì chú kinh Lăng Nghiêm= Suramgama, là Đại định, là Phật tánh, là Chơn như.

      Phật dạy là phải luôn luôn trì chú Lăng Nghiêm. Ái nghiệp là một trong những dây ràng buộc, người xuất gia cần phải loại trừ. Sau khi nàng Ma Đăng Già nghe Thần chú Thủ Lăng Nghiêm thì nguồn tình khô cạn và được thành A La Hán.

      Ma Đăng Già là ma nữ nhưng có tâm tu hành còn đạt thành Thánh quả, A Nan là bậc Thanh văn nếu trì tụng chú này thì quyết định sẽ thành Phật.

      Cái chính là tâm không động với hoàn cảnh thay đổi bên trong và bên ngoài. Người xuất gia phải hành trì giới luật một cách miên mật. Nếu ai siêng trì chú Lăng Nghiêm sẽ mau thành đại quả.

      Thầy Phương Trượng Thích Như Điển là người đã trì chú Thủ Lăng Nghiêm không ngừng nghỉ hơn 50 năm tròn không một phút lãng quên nên quả tim Thầy đã trở thành sắt đá. Đừng ai yêu Thầy mà chỉ rước khổ lụy vào thân mình, ôm mối tình tuyệt vọng để rồi hứng chịu lấy khổ đau một mình mà thôi.

     Tôi đã từng chứng kiến người yêu Thầy trong cuồng si mà ái ngại, hổ thẹn giùm cô ta. Nơi nào có Thầy là cô ta tìm đến, Thầy ra về là cô ta chạy rượt theo như sợ vuột khỏi mất tầm tay mình một hình bóng thân yêu. Còn Thầy lúc nào  ra xe cũng  phải có người hộ tống, vội vã chạy vào xe để thoát khỏi sự rượt bắt của người tình si!

 

Nhưng Thầy cũng thường nói rằng:“ Qúy Vị lo lắng dùm Thầy cũng tốt thôi! Nhưng điều quan trọng là chính Qúy thầy Qúy Cô phải tự làm chủ mình mới là đìều quan trọng“.

 

     Tôi hơi dài dòng ở đây, không phải để tôn vinh, hay ca ngợi lòng kiên định của Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác vì thật sự một đóa Sen thì tự đó vẫn tỏa hương mà chỉ là, muốn gióng một tiếng chuông cảnh tĩnh cho các " Thị Màu thời đại "!

     Như qua lời giảng pháp của Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, hãy nên trì chú Lăng Nghiêm sẽ thoát khỏi những ràng buộc tình si ủy mị. Lấy gương nàng Ma Đăng Già để biến cuồng si đau khổ thành sự an lạc cho tâm hồn qua sự trì chú Thủ Lăng Nghiêm. Vì chỉ có sự chân chính mới mang đến cho con người sự hạnh phúc thật sự!


chua linh thuu (3)chua linh thuu (2)



      Cuối khóa huân tu tôi được đại diện các học viên trong khóa tu, phát biểu cảm tưởng hôm lễ bế mạc. Tôi đã thay mặt tất cả cám ơn  Ni Sư chùa Linh Thứu đã tổ chức rất chu đáo khóa Huân Tu TỊnh Độ hằng năm, dưới sự hướng dẫn tuyệt vời của Thầy Hạnh Giới và phần tụng niệm không biết mỏi mệt của các Sư Cô.

      Ngoài ra còn có các bữa ăn thật thịnh soạn, các bữa ăn sáng không thua gì khách sạn 5 sao.

      Bước vào khóa tu là bỏ lại đằng sau tất cả những ưu tư phiền muộn của cuộc đời; nên những ngày chung sống ở đây với tôi là cả một kỷ niệm đẹp.

      Tôi nhớ nhiều thứ quá:

    - Nhớ nụ cười dễ thương đầy an lạc của Ni Sư Trụ Trì, với tấm lòng nhân ái bao la luôn luôn lo lắng chăm sóc cho mọi người; nhớ đôi bàn tay ấm áp đầy yêu thương đặt nhẹ trên đỉnh đầu tôi khi Ni Sư trao cho sợi dây Pháp Y xinh đẹp đeo vào cổ mình!

    - Nhớ chất giọng xướng tụng ngân nga trầm ấm của Thầy Hạnh Giới.

    - Nhớ các giọng tụng kinh quá ngọt ngào của Ni Sư Huệ Châu; và quý Sư Cô: Tuệ Trí, Tuệ Viên, Tuệ Nguyệt, Tuệ Đàm Hương, Hạnh Khánh, Hạnh Trang và Sư Cô Nhất Nguyên.

    - Nhớ không khí ấm cúng đầy vui tươi của những buổi tập thể dục

buổi sáng và cũng không quên cám ơn tài xế Hoa Lan- Thiện Giới đã hết lòng đưa đón tôi trong những ngày lưu lại Berlin.

    - Và nhớ nhất là những thời pháp do Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác giảng dạy, cũng như từ Thầy Thích Hạnh Giới và sự tổ chức quá chu đáo của Ni Sư Thích Nữ Diệu Phước- Trụ Trì chùa Linh Thứu đã tạo thêm niềm tin chánh Pháp vững vàng và cũng là mục đích chính cho sự tham dự khóa Huân tu.

     Tất cả kỷ niệm đẹp này là chiếc gối ôm êm ái của tuổi già, là bóng nắng quanh quẩn soi rọi lung linh xung quanh tôi, là cơn gió nhẹ làm tỏa ngát hương thơm những khóm hoa bên lề đường tôi đi. Vì vậy tôi luôn luôn nâng niu gìn giữ để làm hành trang cho cuộc đời về chiều trên con đường tôi đã chọn: Con đường của niềm tin và hạnh phúc.

     Con đường trong bóng hoàng hôn ấy nhưng sao vẫn lung linh rực rỡ như dưới ánh dương quang tỏa chiếu của buổi bình minh rực sáng!

 

 

 

                                                                                  Tháng 04/2016

                                                                                   Nguyên Hạnh HTD

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2014(Xem: 9114)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay, và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ, chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức tự do, khai phóng.
24/10/2014(Xem: 14289)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
24/10/2014(Xem: 8222)
Chuyện kinh Phật kể rằng, tự ngàn xửa ngàn xưa, hằng hà sa kiếp trước, có con thỏ ngọc nọ thấy bầy đàn đang lúc giá rét cuối đông, chẳng kiếm được chút rau cỏ gì cho nguôi cơn đói bụng ; thỏ nọ liền “hưng khởi đại bi tâm” nhảy vào đám lửa đang cháy rực hồng, tự biến thân mình thành thịt nướng cho bầy đàn ăn đỡ đói. Khi bầy đàn thỏ no nê thì cũng là khi thân thỏ nọ chỉ còn sót lại mấy miểng xương đen. Phật biết đại bi tâm của thỏ từ đầu, bèn nhặt xương thỏ đem về cung quảng, phục sinh và đặt tên cho thỏ là NGỌC THỐ - có nghĩa là Thỏ Ngọc, một sinh thể có đại bi tâm quý như ngọc; thứ ngọc Phật từng nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bấy giờ, cuộc đời thỏ ngọc ngày đêm yên ả nơi cung trăng, tự thân sớm hôm trau dồi công dung ngôn hạnh khiến biết bao người chung quanh nâng niu, thương yêu chiều chuộng.
23/10/2014(Xem: 12865)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại. Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
23/10/2014(Xem: 8494)
Bằng cách này hay cách khác, Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện, tránh mọi khổ đau và để thực nghiệm hạnh phúc an lạc. Trong bài kinh Nghèo khổ thuộc Tăng Chi Bộ, Ngài đơn cử câu chuyện một người nghèo túng về của cải vật chất nhưng không biết cách nỗ lực khắc phục tình trạng nghèo khó của mình nên phải liên tiếp rơi vào các cảnh ngộ khó khăn để nhắc nhở chúng ta về các tai họa khổ đau mà chúng ta sẽ phải đối diện, nếu không biết nỗ lực nuôi dưỡng và phát huy các phẩm chất đạo đức và trí tuệ của mình.
23/10/2014(Xem: 10064)
Tục lệ, hay những lễ nghi đã trở thành thói quen, là văn hóa được ước định của một dân tộc. Sự hình thành tục lệ thường chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán trong dân gian, hoặc do sự thực hành các tín ngưỡng tôn giáo lâu ngày của một cộng đồng. Sau khi truyền vào Trung Quốc, Phật giáo không chỉ đi sâu vào dân gian, hòa nhập với đời sống, từng bước hình thành nên một bộ quy phạm lễ nghi về “hôn táng hỷ khánh” (dựng vợ gả chồng, chôn cất người chết, thể hiện niềm vui, bày tỏ việc mừng); mà còn có tác dụng thay đổi phong tục đối với các thói quen dân gian mang đậm màu sắc mê tín trong các việc như: tổ chức hôn lễ rườm rà; đoán số mệnh dựa trên bát tự(1); miễn cưỡng tổ chức việc vui trong lúc gia đạo đang gặp rắc rối với mong muốn giải trừ vận xui, tà khí, chuyển nguy thành an, gọi là xung hỷ; thực hành tục minh hôn(2); duy trì lối khóc mộ; xem phong thủy…
23/10/2014(Xem: 9392)
Từ Thiện chỉ là Tu Phước, đó là cành lá hoa trái, nhưng Tu Huệ là gốc rễ , có chăm sóc cội gốc thì cây Bồ-Đề mới xanh tươi, đó là Phước Huệ song tu, là Tâm Hạnh của một vị Bồ-Tát, Một vị Phật tương lai, hiện tại phải Hành Bồ-Tát Đạo, Phục vụ chúng sinh là cúng dường Chư Phật, Bồ-Tát Giới thì cũng có Xuất gia và Tại Gia, Người con Phật phải luôn tưởng nhớ đến Tánh Phật vốn sẵn nơi chính Thân Tâm Ngũ Uẩn nầy, Người Tu Phật phải luôn nhìn lại chính mình, nếu hiểu được chính Thân Tâm mình, thì sẽ hiểu được người khác, (Tức Quán một Pháp thông, thì tất cả các Pháp đều thông) Người Giác Ngộ đối với Thân Tâm này, chỉ thấy là như hạt bụi, rời hơi thở rồi thì thiêu đốt thành tro, Muốn giải thoát Luân Hồi Sanh Tử, thì sống chấp nhận trả Nghiệp quá khứ, mà không tạo thêm Nghiệp tương lai, Bằng cách, nếu có người phiền não Ta, hay tức giận Ta, thì liền xin lỗi, đó là chấp nhận trả Nghiệp cũ, mà không tạo thêm nghiệp mới,
22/10/2014(Xem: 8372)
Tôi thường đeo một xâu chuỗi nhỏ ở tay, cũng nhiều năm rồi, như một sở thích, như một thói quen. Nhiều người thấy lạ thường hỏi, mang xâu chuỗi chi vậy? Tu hả? Cầu xin gì hả? Thường thì tôi chỉ cười thay câu trả lời vì cũng hơi rắc rối để giải thích.
21/10/2014(Xem: 8753)
Tôi may mắn có mặt trong buổi tối quý giá mà đông đảo Phật tử và thanh niên Hà Nội đã được học hỏi từ Sư bà Thích Nữ Giác Liên, một vị ni sư có 2 dòng máu Ấn – Việt, và là tác giả của cuốn “Đường về xứ Ấn”, tại nhà sách Thái Hà (119 C5 phố Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội). Sư bà Thích Nữ Giác Liên sống ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ đã 7 năm, đã đi giảng Pháp tại nhiều nước trên thế giới. Sư bà cũng là tác giả của nhiều bản đạo ca nổi tiếng.
21/10/2014(Xem: 6507)
Đối với người đời, không có phước đức nào lớn cho bằng vợ đẹp, con khôn, của cải đầy kho, quyền thế, danh vọng, ăn ngon mặc đẹp… Thế nhưng bạn ơi, -Biết bao nhiêu ông thủ tướng, tổng bộ trưởng bị tù đày vì tham nhũng, gian trá, lạm quyền…thậm chí buôn lậu, dâm ô. Biết bao nhiêu ông tổng thống bị ám sát, lật đổ cũng chỉ vì tranh giành quyền lực. -Ông bố đốt tờ giấy bạc mà người nghèo có thể mua bao gạo để tìm một món đồ cho cô đào cải lương đánh rơi trong phòng trà…vài chục năm sau ông con lại sống như kẻ ăn mày. -Ông bố cặm cụi làm việc suốt đời tao dựng gia tài khổng lồ. Ông con trở thành “công tử” ăn chơi phung phí, bao gái, đua đòi, ném tiền qua của sổ…chẳng mấy chốc phá nát sự nghiệp của cha ông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]