Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chất thiền trong Tổng thống Barack Obama

01/06/201605:48(Xem: 7335)
Chất thiền trong Tổng thống Barack Obama
Tổng thống Obama đã rời Việt Nam đi Nhật Bản với một sứ mệnh khác. Trên các trang mạng, facebook.com… tin tức về ông đã lắng dịu xuống. Về phương diện ngoại giao của đất nước Việt Nam chúng ta trong thời cận đại, chưa có vị nguyên thủ của nước nào khác được vinh dự như Tổng thống Obama trong những ngày qua. Nhân dân của thành phố Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh mừng đón ông, như mừng đón người thân đi xa nhiều năm trở về. Chính ngoại trưởng John Kerry cũng có phát biểu: “Việt Nam có lẽ là nơi người dân chào đón Tổng thống Obama đông nhất”.

nha-trang-chia-se-anh-chuyen-tham-viet-nam-cua-tong-thong-obama.jpg

Barack Obama ông là ai ?

Barack Obama tên đầy đủ là Barack Hussein Obama II sinh 1961 tại Hawaii, Mỹ. Cha ông tên Barack Hussein Obama Sr, một người Kenya da đen. Mẹ ông là người Mỹ da trắng tên Ann Dunham đến từ Wichita, Kansas, cả hai cùng là sinh viên của Trung tâm Đông Tây của Đại học Hawaii ở Manoa. Đầu năm 1964 thì bố mẹ ông ly dị, sau đó thì mẹ ông đã tái hôn với một người đàn ông Indonesia. Năm 1967, Obama đã theo mẹ tới sống tại Jakarta, Indonesia. Obama có 7 anh chị em cùng cha khác mẹ. Obama ở với mẹ tại Indonesia 4 năm từ 6 đến 10 tuổi. Cha ông là Hồi Giáo, mẹ ông được gọi là vô thần, tuổi thơ ông có học trường dòng của đạo Ky-tô, mẹ ông là một người đàn bà rất phóng khoáng tư tưởng, mua đủ loại sách cho con đọc, trong đó có sách của Phật giáo, đây là lời em gái (theo đạo Phật) của  ông khi nói về mẹ: “Tôi sẽ không gọi mẹ là vô thần. Bà là người nghi vấn. Một cách căn bản, mẹ đã cho chúng tôi tất cả các sách tốt đẹp – Kinh Thánh Ky-tô, Áo nghĩa thư Ấn Độ giáo, Kinh Phật, Đạo Đức Kinh Lão giáo – và muốn chúng tôi công nhận rằng mọi  người đều có phẩm cách tốt đẹp để đóng góp”. 


Tuổi thơ ông được mẹ đưa đi thăm viếng đền của Phật giáo tại Indonesia nhiều lần, đó là đền Borobudur. Những pho tượng Phật rong rêu cùng năm tháng, ngồi trầm tư quán tưởng thiền định mà ông đã từng sờ mó ở đền Borobudur từ lúc bé thơ đã âm thầm tự nhiên đi vào trong tâm thức ông lúc nào không hay. Mẹ ông đã chia sẻ tư tưởng bất bạo động của thánh Mahatma Gandhi người Ấn Độ cho ông, tâm từ bi của ông đã được mẹ ông nuôi dưỡng như thế.

 Tin nhân quả:

Barack Obama tin vào luật nhân quả, thích dùng chữ: “Bởi vì thế này, bởi vì thế kia…” “Bởi vì mắt thấy trời xanh, cho nên mắt cũng long lanh màu trời. Bởi vì mắt thấy biển khơi, cho nên mắt cũng xa vời đại dương” (thơ Trụ Vũ). Hai chữ bởi vì đó nói lên luật nhân quả, thuyết duyên sinh của Đạo Phật. Ai tin vào luật nhân quả, thuyết duyên sinh thì người đó là Phật tử. Trong buổi nói chuyện với hơn 800

thanh niên TP. HCM, khi nhận được câu hỏi “Làm thế nào để giàu có” và “Muốn trở thành Tổng thống cần gì”, người đứng đầu nước Mỹ trả lời: “Khi trẻ, tôi chưa từng nghĩ sẽ thành Tổng thống mà chỉ quan tâm phát triển giáo dục, giúp đỡ mọi người, xây dựng các tổ chức phục vụ xã hội”. Bởi vì anh trồng nhân tốt thì sẽ gặt quả tốt, đó là tinh thần nhân quả của Đạo Phật.

Ông được đào tạo chính quy khoa bảng, học bộ môn khoa học chính trị chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Colombia, học ngành luật tại Trường Luật Havard, với học vị tiến sỹ luật. Ông đọc nhiều, nghiên cứu về nhiều lãnh vực, trong đó có tôn giáo tỷ giáo, ông đã bắt gặp đạo Phật với tư tưởng từ bi, bất bạo động, do vậy ông có lòng tôn kính Đức Phật, ông mang theo một tượng Phật nhỏ bên mình như một thứ bùa hộ mệnh. Bởi vì Đức Phật là hiện thân của từ bi trí tuệ, có Phật bên mình ông sẽ trầm tĩnh hơn, quyết sách đúng đắn, nhân bản hơn.

Chánh niệm khi ứng xử:

Ông luôn yêu thương con trẻ, mỗi khi có dịp chơi đùa với con trẻ, ông như là bạn cùng lứa với các cháu, nằm lăn lóc bò càn hòa nhập với thế giới tuổi thơ, ông với các cháu quyện lại thành một, vô phân biệt. Là Tổng thống của một nước lớn, nhưng bản ngã ông không lớn, bước vô chùa Ngọc Hoàng ông nhẹ nhàng tháo giày đi chân không, khiến chúng ta chợt nhớ hai câu thơ dặn dò du khách bên thềm một ngôi chùa cổ ở cao nguyên Pleiku: “ Bụi trần để lại ngoài hiên, vô tâm mang đến cửa thiền làm chi”. Những ngày ở Việt Nam, có người tinh ý nhận ra ông khi bắt tay với mọi người, ông tháo nhẫn cưới đắt tiền ra rồi mới bắt. Sao lại như thế ? Câu trả lời : “ Ông sợ tay người đau, và lý do nữa là không muốn có khoảng cách sang hèn, giai cấp”. Gặp Sư Thầy trụ trì chùa Ngọc Hoàng ông chắp tay búp sen xá chào rất đẹp. Những điều vừa nêu trên ông luôn có chánh niệm, mà chánh niệm là gì? Câu trả lời: “Chánh niệm là Phật , soi sáng xa gần”. Chánh niệm đồng nghĩa với giác ngộ, ông không phải là Phật tử trên danh nghĩa “Tuy nhiên cần gì phải là Phật tử mới có thể giác ngộ. Thái Tử Tất Đạt Đa không hề là Phật tử mà vẫn đạt đến tuệ giác, mà Phật Giáo là tuệ giác; chữ Phật Giáo chẳng có nghĩa gì khác hơn là tuệ giác” [1].

Am hiểu văn hóa Việt Nam:

Ông lẩy Kiều: “Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi”, Ông dẫn chứng tục ngữ: “ Ăn quả nhớ người trồng cây”. Trong bài diễn văn của ông, ông phát biểu: “Và vào ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, người dân đã đổ ra khắp những phố phường Hà Nội và Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Ông đã nói: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Ông nhắc đến sự kiện: “Hãy nhớ tới Thượng Nghị sỹ John McCain, người đã từng là tù binh chiến tranh trong nhiều năm ở đây, đã gặp Tướng Giáp, người đã nói hai nước không nên cứ là kẻ thù, mà hãy làm bạn”.
Ông lại dẫn lời danh tướng Lý Thường Kiệt: “Cũng như những cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam đã được Lý Thường Kiệt ghi lại “Sông núi nước Nam vua Nam ở / Rành rành đã định tại sách trời”.

Ông dẫn lời Thiền Sư Nhất Hạnh: "...Hai nước đã học được bài học như Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: Chỉ có những đối thoại chân thành mới làm cho cả hai bên sẵn sàng thay đổi..." ("We learned a lesson taught by the venerable Thich Nhat Hanh, who said, “In true dialogue, both sides are willing to change.”) Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn: “Nhìn vào lịch sử, thách thức mà chúng ta vượt qua, tôi lạc quan vào tương lai quan hệ hai nước. Như Trịnh Công Sơn viết bài hát “Nối vòng tay lớn” hãy mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim mình”. Nhà thơ Văn Cao: “Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người”. Nhạc Sĩ Trần Lập: “Đường đến ngày vinh quang không còn xa...” .

“Tôi trân trọng lịch sử huy hoàng của Việt Nam. Hàng nghìn năm, Việt Nam đã trồng cấy ở mảnh đất này. Lịch sử được viết lên trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã đứng vững bên sông Hồng hơn 1000 năm. Thế giới đều biết đến lụa và tranh Việt Nam. Văn miếu là bằng chứng kiến thức của Việt Nam”.

Ý nghĩa thăm chùa Ngọc Hoàng:

Vài nét về chùa Ngọc Hoàng:

Chùa Ngọc Hoàng là tên thường gọi của Ngọc Hoàng Điện, tên chữ là Phước Hải Tự (người Pháp thì gọi là chùa Đa Kao); hiện tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựuquận 1Thành phố Hồ Chí MinhViệt Nam.

Ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (pháp danh là Lưu Đạo Nguyên, người Quảng ĐôngTrung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20 . Theo học giả Vương Hồng Sển, thì Lưu Minh là người "ăn chay ròng, giữ đạo Minh Sư, lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh, xuất tiền tạo lập chùa vừa để thờ phượng vừa để làm nơi hội kín"... 

Năm 1982Hòa thượng Thích Vĩnh Khương đến tiếp quản điện thờ. Kể từ đó điện thờ này thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984, thì điện Ngọc Hoàng được đổi tên là "Phước Hải Tự" [2]

Như vậy là ta đã rõ, chùa Ngọc Hoàng là do lưu dân người Hoa xây dựng cách đây hơn 100 năm, trong phong trào phản Thanh phục Minh. Hơn 100 năm sống trong lòng nước Việt chùa cùng với cư dân người Hoa vẫn ổn định và phát triển không hề có sự kỳ thị nào.

Ngọc Hoàng Thượng Đế theo tín ngưỡng Trung Hoa là một vị thần cai quản cõi Tiên, còn tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Ngọc Hoàng là ông trời, bầu trời xanh trên đầu chúng ta, hay là quy luật tự nhiên, là tạo hóa, đôi khi là luật nhân quả. Là Đấng Tối Cao hoặc Đấng Toàn Năng theo quan điểm của Ky-tô giáo.

Trong chuyến thăm Việt Nam Tổng thống Obama đã không thăm các nhà thờ nổi tiếng của Ky-tô giáo, hoặc các ngôi chùa cổ nổi tiếng ở TP.HCM và Hà Nội, mà lại đi thăm một ngôi chùa Hoa, thâm ý của ông muốn phát đi một thông điệp rằng chỉ có sự bao dung, không kỳ thị, không bức hại lẫn nhau thì mới đem lại sự tốt đẹp an lành cho trái đất cho con người, vạn vật. Cho dù có là nước lớn đi nữa thì vẫn phải hành xử theo câu tục ngữ: “Tứ hải giai huynh đệ - bốn biển đều là anh em”mới phải, không loại trừ bức hại làm khổ nhau. Anh không thể nào tồn tại được nếu anh sống đơn lẻ “cô thân chích ảnh -  một mình một bóng” được.

Thông điệp Đại lễ Phật đản Vesak 2016 .

Để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 nước thành viên của LHQ, Đại Hội đồng LHQ đã công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của LHQ, những họat động của Đại lễ kỷ niệm Đức Phật sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của LHQ trên thế giới từ năm 2000 trở đi. Với ý nghĩa đó hằng năm Tổng thư ký Liên hợp quốc đều ra Thông điệp Phật đản chúc mừng cộng đồng Phật tử theo đạo Phật trên thế giới. Riêng Ông là Tổng thống của một nước có số đông dân chúng theo đạo Tin Lành, và chính ông cũng là tín đồ của đạo Tin Lành, tại Mỹ chỉ một thiểu số chưa tới một phần trăm theo đạo Phật vậy mà ngày lễ Phật đản ông đã ra Thông điệp Phật đản chúc mừng Phật tử năm châu, nói như vậy để thấy ông luôn bày tỏ lòng tôn kính Đức Phật mỗi khi có dịp. Thông điệp Phật đản Vesak 2016  ông viết: “Tôi trân trọng gởi lời chúc đến tất cả mọi người nhân mùa Phật Đản Vesak 2016.

Vesak là một ngày đặc biệt đối với hàng triệu triệu Phật tử trên khắp thế giới nhằm tưởng nhớ ngày sinh, thành đạo và Niết bàn của Đức Phật. Tại các ngôi chùa trên khắp thế giới, người Phật tử dành thời gian này để cầu nguyện, tưởng niệm và suy ngẫm các giá trị về trí tuệ, sự can đảm, và lòng từ bi.

Bằng những việc làm cụ thể và đầy tinh thần khiêm nhường, những người con Phật thuộc nhiều truyền thống khác nhau đã đóng góp vào sự đa dạng về văn hóa và tôn giáo được xác định bởi toàn thể nhân loại.

Chúc toàn thể các bạn những điều tốt đẹp nhất nhân sự kiện đặc biệt này của mùa Phật đản”.

Ký tên/ Barack Obama

(Tịnh Thủy chuyển ngữ)

 Xứng đáng nhận giải Nobel hòa bình.

Năm 2009, ông Obama được trao giải Nobel Hòa bình, khi lên làm Tổng thống mới hơn 8 tháng.Cả thế giới rất ngỡ ngàng không hiểu sao ông được vinh dự đó, bởi vì khi đó ông chưa làm một điều gì cụ thể cho hòa bình của thế giới.

Nhưng rồi suốt hai nhiệm kỳ với tố chất từ bi được nuôi dưỡng bởi mẹ, ông đã ngăn ngừa được bom hạt nhân nổ tung ở đây đó.Trong gần 90 năm qua không Tổng thống Mỹ nào đến thăm Cuba, ông đã đi thăm. Không vị Tổng thống Mỹ nào chịu thăm Myanmar, ông đã đi thăm 2 lần đất nước Phật giáo này. Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: "Sau 2 năm đàm phán, Mỹ và cộng đồng quốc tế đã đạt được một thỏa thuận lâu dài toàn diện với Iran nhằm ngăn chặn Tehran sản xuất vũ khí hạt nhân".  Và mới đây nhất ông đã đến thăm Việt Nam, được nhân dân Việt Nam đón mừng vô cùng đông đảo, ấm cúng, thâm tình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa  ví von ông có sức thu hút quần chúng tương tợ như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mỗi lần ông công du một nước, thì nước đó có sức bật, có sự trỗi dậy từ tiềm năng. Sau ba ngày công du Việt Nam ông sang Nhật Bản thăm thành phố Hiroshima và có bài phát biểu rất cảm động. Ông luôn yêu thương con trẻ, con trẻ của bất cứ nước nào. Trong bài phát biểu của ông ở thành phố Hiroshima có nhiều đoạn nhắc đến con trẻ:

 “Vì thế chúng ta đến đây, cùng đứng với nhau trong thành phố này và cùng hồi tưởng lại khoảnh khắc quả bom đã bị ném xuống. Chúng ta tự buộc mình phải nghĩ đến sự khiếp đảm của những đứa trẻ khi chúng chưa kịp lớn để hiểu điều gì đang xảy ra. Chúng ta lắng nghe tiếng khóc thầm đau đớn vọng đến từ một nơi nào đó”.

 “Con người khác loài vật có lẽ cũng bởi lòng bao dung và sự tha thứ. Chúng ta sẽ không lặp lại những sai lầm của quá khứ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra hướng đi. Chúng ta sẽ kể cho con cháu chúng ta những câu chuyện khác nhân văn hơn, ít bóng dáng của chiến tranh hơn và mọi hành vi bạo tàn không được chấp nhận”

“Vì thế chúng ta cùng đến Hiroshima, chúng ta cùng nghĩ về người mà chúng ta yêu thương, nụ cười trên môi con trẻ mỗi buổi sáng, cái ôm ấm áp từ người bạn đời và tình yêu thương mà cha mẹ dành cho ta”.

Và cuối cùng: “Lãnh đạo mỗi quốc gia, mỗi dân tộc khi đưa ra lựa chọn hãy luôn nhớ đến điều đó, và như vậy có nghĩa là thông điệp từ Hiroshima đã được truyền tải đầy đủ. Hãy cùng chung tay bảo vệ hòa bình, cho chúng ta và con cháu chúng ta”.

Xin được nhắc lại một đoạn trong bài diễn văn ông đọc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội liên quan đến trẻ em: Bằng cách đó, chính cuộc chiến vốn đã chia rẽ chúng ta lại trở thành nguồn cội để hàn gắn. Điều đó đã cho phép chúng ta tìm kiếm những người đã mất tích và cuối cùng đưa họ trở về quê hương. Điều đó đã cho phép chúng ta tháo gỡ bom mìn còn sót lại, vì chúng ta không thể để những đứa trẻ phải mất chân chỉ vì vui chơi ở ngoài trời. Ngay cả khi chúng tôi tiếp tục giúp đỡ những người Việt Nam khuyết tật, bao gồm cả trẻ em, chúng tôi cũng vẫn tiếp tục loại bỏ chất độc da cam – dioxin – để Việt Nam có thể giành lại những mảnh đất của mình”.

Và thêm một đoạn nữa, trong bài diễn văn của ông: “Vào thời điểm mà nhiều cuộc xung đột dường như vô cùng nan giải, dường như không có hồi kết, chúng ta đã minh chứng rằng trái tim có thể thay đổi và rằng một tương lai khác sẽ đến nếu như chúng ta khước từ làm tù binh của quá khứ. Chúng ta đã cho thấy hòa bình có thể tốt đẹp hơn chiến tranh như thế nào”.

Ông đã làm hết sức mình để cho trái đất không quằn quại nổ tung, cho thế giới này hiện tại và mai sau luôn được sống trong hòa bình. Lòng mong muốn của ông là không bao giờ để cho đám mây nấm khổng lồ xuất hiện lại lần thứ hai trên trái đất này lần nữa. Tâm lành của ông như thế, ông xứng đáng nhận giải nobel hòa bình.

Lời kết:

Trong hai nhiệm kỳ làm Tổng thống ông không để bom hạt nhân nổ trên trái đất này, ông biến thù thành bạn, ông yêu thương con trẻ khắp mọi nơi, ông bình đẳng giới, ông đến chùa lễ Phật khi có dịp, ông đem tượng Phật nhỏ theo bên mình, ông ca ngợi tinh thần đạo Phật qua thông điệp Phật đản Vesak 2016 của ông. Ông lãnh đạo đất nước ông, và cùng tham gia điều chỉnh sự rối ren của thế giới bằng tinh thần tương tức của đạo Phật: “Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”. Cách lãnh đạo của ông như nước của một dòng sông, chảy như một dòng sông. Ông nói cho mọi người hiểu rằng chân lý là như thế, để mọi người đồng cảm ủng hộ ông, lấy đại nghĩa thắng hung tàn là cách hành xử của ông trong hai nhiệm kỳ làm Tổng thống, ông như thế nếu không phải là Phật tử, thì là gì? Và nếu nói vui một chút thì ông là một Phật tử tàng hình. Một lần nữa xin được lập lại câu lẩy Kiều của ông: “Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi”.



Gia Lai ngày 28/5/2016

Thích Giác Tâm

Dẫn chiếu:

 [1] Trích trang 38 tác phẩm Đạo Phật ngày mai, tác giả B’SU DANGLU. Lá Bối xuất bản năm 1970.

 [2] Chùa Ngọc Hoàng. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Ng%E1%BB%8Dc_Ho%C3%A0ng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2015(Xem: 8317)
Hôm nay là ngày rằm, từ sáng sớm bà chủ đã ngỏ lời: “Hây, tối nay kính mời khách thưởng trà ngắm trăng với chúng tôi trong vườn nhà”. Khi ráng chiều vừa tắt, bà chủ đưa cho khách bộ Yukata (Kymono mặc mùa hè), một đôi tất trắng, một đôi guốc xỏ ngón và một cái hoa vải màu hồng nâu. Thấy khách lúng túng, hiểu ý, bà chủ ân cần hướng dẫn khách sử dụng từng loại. Bà chủ chia sẻ: “Mặc Yukata khó nhất và đẹp nhất là cái đai quanh thắt lưng”. Miệng nói, tay làm, bà giúp khách hoàn thiện cái đai này. Bà lại hồn hậu: “Búi tóc kiểu Nhật cũng không là việc dễ”, rồi đôi tay bà chủ thoăn thoắt, chỉ mươi phút mái tóc của khách đã được búi cao lại còn giắt thêm cái hoa vải màu hồng nâu sau gáy. Khách nghĩ, mình đã tươm tất lắm rồi, thì nghe bà chủ nhắc khéo: “Mặc Yukata đôi chân phụ nữ phải được bọc trong đôi vớ trắng và bước đi với đôi guốc xỏ ngón”. Nghe lời, khách mang vớ, mang guốc rồi thử bước đi; xong, khách thầm nhủ “mang đôi guốc này mà không té là điều kỳ diệuJ”.
19/09/2015(Xem: 9265)
Đối với người Phật tử, dù ở bất cứ phương trời nào, không phải chỉ mùa Vu Lan mới là thời điểm để người con Phật thể hiện lòng báo đức tri ân. Ân Chư Phật, ân Thầy Tổ, ân cha mẹ giáo dường, ân đàn na thí thí, ân xã hội, ân chúng sanh …. mà ân kia, đức đó phải luôn phát nguyện bằng thiện tâm: “Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài” Theo tinh thần trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm thì muôn người, muôn loài đều thầm lặng vì nhau mà sinh diệt. Cái này vì cái kia mà hiện hữu, cái này ra đi để cái kia tồn tại. Như lá rụng mà thực chẳng diệt, vì lá lại thành đất nuôi cây. Như mây tụ lại mà thực chẳng tan, vì mây chỉ chuyển hóa thành mưa tươi mát, tắm đẫm cỏ nội hoa ngàn ….
18/09/2015(Xem: 8857)
Được sự đồng ý của tác giả, Cư sĩ Diệu Nhung, Cư sĩ Tâm Thành và các Cư sĩ khác hùn phước ấn tống và gửi tặng sách GIA TÀI CỦA NGƯỜI TỈNH THỨC (Thực tập Kham nhẫn) phiên bản tiếng Việt cho các đối tượng sau đây: 1. Đọc giả người Việt đang sinh sống và làm việc trong khu vực VIỆT NAM và CHÂU Á. 2. Các tu sĩ Phật giáo người Việt không phân biệt tông phái. 3. Các cư sĩ người Việt đang nghiên cứu và thực tập Phật giá
13/09/2015(Xem: 7774)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
12/09/2015(Xem: 7261)
Những ngôi Chùa nổi tiếng ở VN
12/09/2015(Xem: 16788)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9218)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10429)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9329)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
03/09/2015(Xem: 23835)
Nói đến giáo lý Phật giáo là nói đến chữ Tâm. Ngay sau khi thành đạo, đầu tiên đức Phật thuyết về tâm (kinh Hoa Nghiêm), rồi đến khi sắp nhập Niết-bàn, Phật cũng đã dặn dò hàng đệ tử phải chế ngự tâm (kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Di Giáo). Phật pháp lấy tâm làm gốc. Có thể nói mà không sợ lầm lẫn, tất cả những điều đức Thế Tôn đã dạy, được hai phái Tiểu thừa, Đại thừa kết tập lại trong Tam tạng, đều nói đến chữ “tâm”. Đệ tử của Phật, thực hành theo những gì đức Phật đã giáo hóa, cho dù tu học theo tông phái, pháp môn nào, cũng không ngoài bốn chữ: “tu tâm dưỡng tánh”. Vậy tìm hiểu chữ tâm cho thấu đáo, khảo sát, thẩm cứu, thường xuyên quán chiếu về tâm, trộm nghĩ đó cũng là điều lý thú và hết sức cần thiết đối với hành giả, đấy chứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]