Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn Nguyện Lớn Của Đại Thừa

18/05/201621:28(Xem: 6914)
Bốn Nguyện Lớn Của Đại Thừa
BỐN NGUYỆN LỚN CỦA ĐẠI THỪA
bai-phap-tu-dieu-de 
Thích Đức Trí

 

Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế. Danh xưng thường đọc tụng là Tứ Hoằng Thệ Nguyện; “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.  Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.[1]”.  Bốn nguyện này, trong các kinh văn, như:-Đạo Hạnh Bát Nhã Kinh, quyển 8, phẩm Thủ Hành; Pháp Hoa Kinh quyển 3, Phẩm Dược Thảo Dụ; An Lạc Kinh, quyển thượng; Lục Tổ Đàn Kinh; Trong giáo lý Mật Tông, Thọ Bồ Đề Tâm Giới Nghĩa; Trong giáo lý Thiên Thai Tông, Ma Ha Chỉ Quán”;[2] thì từ ngữ và cách sắp xếp thứ tự lời nguyện có vài điểm  khác nhau, nhưng cùng ý nghĩa căn bản. Bốn lời nguyện vĩ đại đó là con thuyền lớn chuyên chở Phật pháp đi vào cuộc đời, như là thực hành di huấn của Đức Thế Tôn trước khi Ngài nhập Niết Bàn.

      Tất cả pháp môn tu học trong Phật giáo Đại thừa và Nguyên thủy phải y cứ  vào giáo lý cơ bản Phật dạy, như Tứ Đế, Duyên Khởi, Tam Pháp Ấn và nội dung của ba mươi bảy phẩm trợ đạo nói chung. Đó là tri thức thiết yếu khởi đầu tu tập cho đến giác ngộ. Phật giáo thiết lập phương tiện truyền bá Phật pháp trong các thời đại vào mọi đối tượng con người. Phật pháp trong quá trình đi sâu vào đời sống quần chúng, phải gọi là bất định pháp. Vì nó được hiểu rằng, mọi pháp môn biểu hiện đều là  phương tiện. Phương tiện thì có sai biệt, mục đích chỉ là thoát ly sanh tử luân hồi. Toàn bộ Phật pháp không ngoài giáo lý Tứ Diệu Đế. Tất cả pháp môn tu không ngoài giáo lý Tứ Đế mà triển khai, mới thực là Phật pháp. “Chư Hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loại động vật đều thâu nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này được xem là lớn nhất trong tất cả dấu chân về phương diện to lớn. Cũng vậy, chư Hiền giả, tất cả các Thiện pháp đều tập trung trong Bốn Thánh đế. Thế nào là trong Bốn Thánh đế? Trong Khổ Thánh đế, trong Khổ tập Thánh đế, trong Khổ diệt Thánh đế, trong Khổ diệt đạo Thánh đế[3]” Tứ thánh đế, bốn chân lý chắc thực, thuyết minh hai phương diện nhân quả thế gian và xuất thế gian. Vai trò của giáo lý này vô cùng quan trọng, Đức Phật nhấn mạnh như sau: “Hỡi này các Tỳ Khưu , ngày nào mà tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng Sa-Môn, Bà-La-Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (anuttaram samma sambodhim) Đến khi, hỡi này các Tỳ Khưu, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ thì, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng Sa-Môn, Bà-La-Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”.[4] Kinh Chuyển Pháp Luân triển khai giáo lý Tứ Đế với ba sắc thái và mười hai phương thức trong ý nghĩa Thị chuyển, Khuyến chuyển và chứng chuyển.Truyền bá Phật pháp là giúp người  thực hành bốn chân lý ấy. Đối trước hoàn cảnh, người xuất gia hay tại gia tu hành đều hướng đến chỗ cứu cánh thành Phật. Lộ trình ấy, thông qua viên mãn Bồ tát đạo. Do vậy, tu học cần có chí nguyện cao thượng, bền chắc và lâu dài Bốn nguyện ấy dựa trên nguyên tắc giáo lý Tứ Thánh Đế. Đó là ứng dụng tinh thần chuyển pháp luân của Phật qua sự thực nghiệm giáo Lý Tứ Diệu Đế.

      Khổ Thánh Đế, chúng sanh khổ, nên phát nguyện: “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” Đó là lời nguyện vĩ đại thứ nhất.

      Tập Thánh Đế, nguyên nhân khổ đau là do phiền não và tham ái; nên phát nguyện: “Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”. Đó là lời nguyện vĩ đại thứ hai.

      Đạo Thánh Đế, là nội dung giáo lý đức Phật ra đời giáo hóa chúng sanh; nên phát nguyện: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Đó là lời nguyện vĩ đại thứ ba.

       Diệt Thánh Đế, là trạng thái Niết bàn giải thoát, Đức Phật chứng ngộ, là kết quả của sự tu đạo; nên phát nguyện: “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Đó là lời nguyện vĩ đại thứ tư.

      Nhận thức cuộc đời là khổ mà phát nguyện độ vô biên chúng sanh. Đứng về phương diện tu tâm mà luận, tức độ ý niệm chúng sanh trong tâm. Niệm chúng sanh tức niệm tham ái và chấp thủ đưa đến luân hồi sanh tử. Sanh tử là nội dung của khổ đau trong tam giới lục đạo. Người học đạo cần chuyển hóa tâm ấy thành tâm giải thoát. Đó là tinh thần tự lợi, còn tinh thần lợi tha là phát huy tinh thần giáo hóa chúng sanh. Nếu tự thân mình mong thoát khỏi sanh tử thì cũng mong tất cả chúng sanh thoát khỏi sanh tử. Nhưng muốn thực hiện tinh thần “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” cần tu tập từ bi và trí tuệ. Nếu bản thân chưa đủ đạo hạnh thì không thực hiện được mục đích cao quý đó. Như một người nhiệt tâm nhảy vào đầm nước sâu cứu người sắp chết đuối mà không biết bơi lội thì cuối cùng hai người đều chịu chết oan uổng. Trong giáo lý Đại thừa, nhấn mạnh tinh thần tự hành và hóa tha. Có nghĩa muốn giáo hóa tha nhân thì bản thân mình trước phải thực tiển tu hành. Nếu tự mình không tu hành mà khuyên người khác tu hành không có hiệu quả. Độ vô biên chúng sanh, là thành tựu vô biên phước đức và trí tuệ.

      Nguyên nhân của khổ đau chính là tham ái, cụ thể là tham, sân và si. Tham, sân và si là tính chất chung của tất cả mọi thứ phiền não ô nhiễm, nói rộng ra là tám vạn bốn ngàn trần lao phiền não. Muốn thoát khổ sinh tử phải tu Giới- Định- Tuệ, ba đặc trưng chung của giáo lý Bát Chánh Đạo. Nhận rõ bản chất phiền não và phát nguyện đoạn trừ và hướng dẫn người khác tu tập. Đại thừa cụ thể hóa phương pháp đoạn trừ phiền não qua giáo lý lục độ, đó là Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tin tấn, thiền định và trí tuệ. Thực hành sáu pháp ấy mới có khả năng đoạn vô tận phiền não. Bản chất tham ái luôn cám dỗ con người, ý thức sâu sắc tham ái càng nhiều, khổ đau càng  triền miên.  Lộ trình tu tập, đoạn trừ một phần phiền não thì sẽ chứng được một phần giải thoát. Phiền não là gánh nặng của kẻ lữ hành trên sa mạc, bỏ bớt gánh nặng thì kẻ lữ hành mới thong dong nhẹ bước.

      Tu đạo mới cắt đứt phiền não, tham ái để chứng đắc Niết bàn. Đại thừa thao thức con đường học đạo và độ sanh mới phát nguyện: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Pháp môn đây không chỉ giới hạn các phương pháp tu tập của các hệ phái Phật giáo.  Trong Phật giáo còn nhấn mạnh tầm quan trọng giáo nghĩa Ngũ Minh. Đó là thanh minh, Công xảo minh, y phương minh, nhân minh và nội minh. “Thanh minh, là khả năng thông thạo về ngôn ngữ, văn từ. Công xảo minh là khả năng thông thạo về nghề nghiệp, toán học, khoa học, văn chương, triết lý thuộc ngoại điển. Y phương minh là khả năng hiểu biết về y lý, thuốc men, trị bệnh. Nhân minh là khả năng thông thạo về chánh, tà, đúng, sai... là khả năng luận lý, lý giải. Nội minh là kiến thức thông rõ (gồm cả kinh nghiệm tu tập) ba tạng Kinh điển của Phật giáo.[5]”. Cho nên, lý tưởng tu học là luôn gắn cả sanh mạng với sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh. Người có tầm nhìn rộng lớn, dùng phương tiện khéo truyền bá Phật pháp, nên cần phải học nhiều, hiểu rộng; không nên chủ quan, xem pháp mình tu là quan trọng, pháp môn khác là thứ yếu.

      Tu tập Tứ đế là chứng đắc Niết bàn, giải thoát sanh tử. Phật là bậc đã chứng Niết bàn viên mãn, vì công hạnh tự giác và giác tha viên mãn. Theo Đại thừa, muốn chứng quả Phật phải tu Bồ tát đạo. Chính vì lý do đó mà phát nguyện: “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Nếu không có nguyện lực kiên cố, khi gặp chướng ngại sẽ bị thối tâm ban đầu. Thực chất Niết bàn vô tướng, siêu việt nhận thức, ngôn ngữ, khái niệm. Đó là thế giới chân thật hiện hữu khi tâm lìa bỏ phiền não, tham ái và chấp thủ. Niết bàn, hay Phật quả là nội dung tuệ giải thoát, trí tuệ ấy thấy được tính duyên khởi vạn vật. "Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi[6]

      Phật pháp bao hàm trong giáo lý Tứ Thánh Đế, vận hành giáo lý ấy vào thế gian mà thiết lập bốn đại nguyện, giúp đời thoát khổ. Đức Phật nhập diệt trên hai mươi lăm thế kỷ, chánh pháp của Phật được tồn tại đến ngày hôm nay là nhờ đệ tử Phật có tinh thần hoằng pháp. Nhận thức Giáo Lý Thánh Đế là một vấn đề, chứng ngộ mới là mục đích tu học. Phát bốn nguyện lớn là một vấn đề, thành tựu bốn nguyện lớn ấy là chứng ngộ viên mãn Tứ Thánh Đế. Đây là tinh hoa của giáo lý Đại thừa, thông qua phương tiện tu tập và độ sanh mà không rời xa tâm yếu Phật Pháp./.

 

 



[1] Nội dung này xuất từ Lục Tổ Đàn Kinh, trong thiền môn Việt Nam và Tông Thiên Thai Nhật Bản thường tụng.

[2] Thích Tinh Vân-Từ Tứ Thánh Đế đến Tứ Hoằng Thệ Nguyện, Phổ Môn Học Báo Kì 2, tháng 3 /2001.

[3]HT.Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ tập1, Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi.

[4]HT. Thích Minh Châu dịch, Tương Ưng Bộ, V-420. Kinh Chuyển Pháp Luân.

 

[5]Thích Chơn Thiện, Phật Học Khái Luận, Chương 3- Tăng Bảo, tiết IV-Ngũ Minh, VNCPHVN tái bản 1997

[6]HT. Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ tập I , Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi (Mahahatthipadopamasuttam)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/07/2024(Xem: 1580)
Tiếng Việt từ TK 17: các cách dùng bên kia, hôm kia, hôm kìa, hôm kiết, hôm kiệt, ngày kia, ngày kìa - tương tác giữa thời gian và không gian (phần 46) Nguyễn Cung Thông[1]
22/07/2024(Xem: 1760)
Nhân mùa chư Tăng An Cư Kiết Hạ & Đại lễ Dâng Y tắm mưa trong tháng 7 tại Bồ Đề Đạo Tràng. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, (Maha Sangha) và các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc An cư, đầu tuần lễ này (7-18-24) Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường đến Đại Tăng với sự phát tâm lành của chư Phật tử hữu duyên đã gửi gắm cho con trên con đường Hoằng Pháp đó đây trên các tiểu bang xứ Cờ Hoa. Trong niềm hoan hỷ khi thiện sự viên thành mỹ mãn, xin gửi quý vị số hình ảnh tường trình...
18/07/2024(Xem: 1734)
Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
18/07/2024(Xem: 1645)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm: ''Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật'', vào ngày hôm qua, các thành viên hội từ thiện chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thực hiện một buổi thiện sự chia sẻ cho dân nghèo khúc ruột miền Trung. Kính mời Đại chúng xe bản tường trình từ Cố Đô Huế.
04/07/2024(Xem: 2112)
Trong tâm niệm:''Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật'', hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề vừa thực hiện hoàn mãn thiện pháp tại quê nhà, chia sẻ chút Phước lành đến những người mù lòa, khuyết tật, khó khăn.. Xin gửi chư vị vài hình ảnh buổi Từ thiện tại chùa Thiện Thệ do Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN tường trình ! (June 27 2024)
27/06/2024(Xem: 1577)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... Và trong cuộc sống hàng ngày nếu gặp ai có duyên tu hành tôi cũng khuyên họ làm như thế. Tuy nhiên, không phải ai chúng ta nói họ cũng nghe, vì họ không tin có kiếp trước kiếp sau, không tin hoàn toàn nhân quả tội phước...
18/06/2024(Xem: 1724)
Phần này bàn về các cách dùng cái đồng, kính, gương - chiếu kính, soi đồng, soi gương từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời.
06/06/2024(Xem: 1936)
Hạnh phúc thay Đức Phật giáng sinh Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh Hạnh phúc thay tăng già hòa hợp Hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu (Kinh Pháp cú phẩm Phật Đà 194) Trước khi Đức Phật ra đời, Ngài đã mang một hoài vọng lớn cho cuộc đời này rồi. Cho nên trong Trường Bộ Kinh có ghi: Ta ra đời vì lợi ích, an lạc cho số đông, vì lợi ích an lạc cho chư thiên và loài người. Đây là hoài vọng của chư Phật nói chung hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói riêng.
12/05/2024(Xem: 8462)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
08/03/2024(Xem: 3030)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu này là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức trong giai đoạn cần khổ tu hành. Cũng vậy, những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & ý nghĩa lớn đối với những mảnh đời khốn khó..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]