Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một người biết tu - Cả họ được nhờ

07/04/201620:28(Xem: 7683)
Một người biết tu - Cả họ được nhờ

Một người biết tu - Cả họ được nhờ

 

Từ nhỏ tôi đã được gieo vào não câu nói “Một người làm quan - Cả họ được nhờ”. Nghe cũng có lý. Bởi bác A gần nhà tôi là một quan chức và bác ấy lôi vào nhà nước rất nhiều người họ hàng. Họ làm rất nhàn, toàn chơi, mà bổng lộc rất nhiều, tiền nong rủng rỉnh, đi đâu cũng khoe, tự hào ra mặt. Mẹ tôi bảo “Đấy con phải học đi, học thật giỏi vào để sau này cả họ được nhờ như nhà bác ấy”. Nhà tôi nghèo kiết xác, bữa ăn bữa nhịn, bữa cháo bữa khoai, có mấy khi được no bụng đâu. Thế nhưng câu nói ấy đến nay tôi không quan tâm nữa. Trong não tôi từ gần chục năm nay lại 1 câu khác vang lên “Một người biết tu - Cả họ được nhờ.“
20160403_162824-1

Tôi ghi lại những dòng này trong buổi sáng của ngày cuối cùng của khóa thiền tích cực 7 ngày. Tôi gặp Nam cách đây đúng 1 tuần. Trược đó tôi chưa hề nói chuyện điện thoại với em mà 2 thầy trò chỉ nhắn tin cho nhau. Nam là người tổ chức khóa thiền tích cực “Bát chánh đạo” tuyệt diệu này.

Nam sinh năm 1979. Cậu ta sinh ra và lớn lên không hề biết đến đạo Phật, không hiểu sự khác nhau giữa đền và chùa, giữa Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo phát triển, giữa đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đức Phật A Di Đà… Như cậu ấy nói:Nam mù chữ về Phật Pháp.

Cũng như bao thanh niên khác, lớn lên lấy vợ, cưới chồng. Năm 2005 Nam lấy vợ. Vợ em là một cô giáo. Rồi 2 vợ chồng lần lượt sinh ra 2 người con rất xinh xắn, thông minh, đáng yêu có tên là Nam Anh và Phương Linh.

Thế rồi năm 2009 em mới biết đến Phật pháp. Em biết đến rất tình cờ và tư tìm tòi học hỏi qua internet và mua sách về tự đọc. Thế rồi em tự tu. Tu tâm. Tu một mình. Một mình tự tìm tòi, tự tu. Mới tu em chẳng biết đến thiền, chỉ biết niệm Phật. Chỉ thế thôi.

Một hôm Nam phát hiện ra có 2 cây gì bé xíu, lá như trái tim, mọc lên từ khe nứt của bồn cây ngoài sân. Em quyết định chụp ảnh, mang vào tra trên mạng. Thấy giật mình tá hỏa rằng đây là cây bồ đề. Mà lạ thay lại là bồ bề lá to, giống bồ đề của Ấn Độ. Rồi lại thêm 1 cây bồ đề nữa mọc trên vết nứt của cổng nhà. Nam quyết định đánh 3 cây bồ đề lên trồng tại 3 nơi: ngay sát cổng vào nhà, phía sau nhà và phía trước nhà. Ngày trồng 3 cây bồ đề tình cờ đúng vào ngày sinh con gái Phương Linh.

Phải nói luôn rằng ngôi nhà của gia đình Nam may mắn luôn được đón các vị xuất sỹ đến hướng dẫn tu tập. Lúc đầu em niệm Phật. Sau  này biết đến thiền. Và em có duyên lành thỉnh được 1 quý thầy từ thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt hàng tháng bay ra hướng dẫn em và nhóm bạn trẻ thiền. Nam tâm sự rằng như có phép màu, bởi em vốn không biết gì về đạo Phật, nhất là thiền. Như có phép màu khi có các vị xuất sỹ đến tận nhà hướng dẫn tu tập. Hiếm lắm chứ ạ.

Cũng xin nói thêm rằng ở làng quê miền bắc Việt Nam còn lạc hậu lắm. Ngay cả gần đây.  Tôi về Thái Bình quê tôi chia sẻ về Phật Pháp và kỹ năng đọc sách siêu tốc cũng như hướng dẫn các em học  sinh chọn nghề chọn trường. Ông chủ tịch xã và ông trưởng công an xã đến gặp riêng tôi “Biết anh là tiến sỹ, học rộng biết nhiều, lại đi trên 40 quốc gia trên thế giới, là Chủ tịch Công ty rồi lại lại là ủy viên ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chúng tôi gặp riêng anh để hỏi 1 chuyện mà chúng tôi đang lúng túng. Vấn đề là chúng tôi đã nghe và biết đến đạo Phật, đạo Chúa, đạo Hồi, đạo Khổng, đạo Lão, nhưng gần đây quê chúng tôi xuất hiện loại đạo mới là đạo Tràng. Tụi này nó mặc áo màu tro chứ không áo nâu của đạo Phật anh ạ. Chúng nó hay tụ tập ở các gia đình và tụng kinh Phật, cũng niệm Phật, có cả ngồi thiền nữa. Chúng tôi đang theo dõi và tìm cách ngăn cấm. Chuẩn bị làm báo cáo lên công an và lãnh đạo huyện. Chắc chắn là tà đạo. Phải cấm.”. Tôi xuýt phì cười. Thương cho cái vô minh của chúng sinh. Phật ơi, con đã làm được 1 việc rất nhỏ nhưng rất tuyệt: Giải thích cặn kẽ cho các lãnh đạo xã này về Đạo Phật và những gì căn bản nhất, sơ đẳng nhất. Từ đó xã ủng hộ các đạo tràng và chùa địa phương rất mạnh. Thậm chí họ còn vào ban tổ chức để lo việc tu tập cho dân làng.

Lại quay về chuyện của Nam. Vợ Nam đi dạy học. Chiều về, vợ chồng đi chùa. Dân làng bảo “Kỳ lạ thật, ban ngày thì làm cô giáo, tối thì đi cúng!”. Họ thấy mặc áo lam thì bảo rằng đi cúng, làm thầy cúng. Ôi Phật ơi…. Ôi chúng sinh vô minh!

Chuyện công an xã thấy các gia đình tụ họp để tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật, ngồi thiền,… và đến “hỏi thăm” rồi mời lên xã “làm việc” thì nhiều lắm. Rất nhiều huyện, xã của nhiều tỉnh miền Bắc có chuyện này. Chuyện của Ký, bạn của Nam, người cũng cùng biết đến Phật Pháp và tu tập cùng thời với Nam và là học trò của tôi kể rằng công an xã gọi lên làm việc. Khi hỏi rằng tu theo cơ sở nào, em mang ra các sách các kinh do các nhà xuất bản của nhà nước xuất bản, có có lời giới thiệu của những người nổi tiếng, có học hàm học vị, có chức có quyền hẳn hoi. Thế là họ mới chịu. Sau này mấy anh lãnh đạo cũng mượn sách về đọc và còn nói rằng “Khi nào có cơm chay cho đến ăn với. Nhậu nhiều mệt lắm rồi”.

Nam tu một mình. Một mình âm thầm tu tập. Mẹ Nam thì nấu ăn phục vụ người tu. Vợ Nam cũng trở thành người trợ duyên cho đạo tràng cùng mẹ. Bố là 1 sỹ quan về hưu cũng tham gia cùng. Thế là dần dần, theo ngày tháng, cả gia đình Nam thành Phật tử. cả nhà cùng tu lúc nào chẳng hay.

Khóa thiền ở Quảng Nam bữa trước, tôi tình cờ gặp mẹ đẻ  và mẹ vợ của Nam cùng tham gia khóa tu. Cả 1 người cô của Nam cũng bỏ công việc để đầu tư trọn vẹn 10 ngày tu thiền. Ở tuổi gần 60 mà họ vẫn quyết tâm như vậy tôi cảm động và khâm phục lắm. Nhưng ai là người gieo duyên. Chính là em Nam.

Hiếm có nhà nào ở ngoài miền Bắc này mà cả nhà tu toàn bộ như nhà Nam, Hai vợ chồng và 2 con nhỏ. Bố mẹ đôi bên. Cô dì chú bác. Họ hàng. Rồi hàng xóm nữa. Cả gia đình lớn cùng tu. Ai cũng tu tập. Ai cũng sống tốt. Ai cũng hiền lành. Ai cũng dễ thương và đáng yêu. Tôi như sống giữa thiên đàng nơi đây, ở nhà Nam.
20160403_162842-1

Chuyện hay nữa rằng Nam đã gieo duyên cho 3 người nhà và người quen xuất gia. Nam tâm sự rằng em rất thích trợ duyên cho những ai muốn tu, nhất là có chí nguyện xuất gia. Tôi giật mình: giống tôi quá. Tôi cũng đã trợ duyên được cho 4 học trò xuất gia rồi đấy. Thú vị thật.

Chúng tôi tu tập hành thiền ở ngay nhà Nam. Chúng tôi có 1 tuần bên nhau hành thiền mỗi ngày. Nhà Nam an lành lắm. Ở dây có chim hót, hoa nở, có mưa xuân nhè nhẹ, có tiếng gà gáy mỗi sáng, có rau sạch ngoài vườn. Nhà Nam có một căn phòng rất rộng mà chúng tôi gọi là chánh điện và cũng là thiền đường. Ở đó có thờ Phật, có lát thảm và trải chiếu để cùng ngồi thiền hay lễ Phật. Ở nhà Nam ai cũng nhẹ nhàng, ít nói, sống trong bình an. Thú vị và bổ ích cho tôi nữa rằng Nam và cả nhà đọc rất nhiều về dinh dưỡng. Mẹ Nam trực tiếp rang 5 loại ngũ cốc làm thành bột dinh dưỡng. Chúng tôi không ăn sau 12 giờ trưa nhưng tối nào cũng được bà pha cho một cốc bột này. Ngon và bổ dưỡng vô cùng. Thừa đủ chất cho chúng tôi ngồi thiền buổi tối.

Nam mới biết đến đạo Phật dăm năm nay. Vậy mà sự đổi thay của chính Nam rất lớn. Tôi rất bất ngờ. Là người biết đến đạo Phật và tu tập trước cả Nam nhưng những gì mà Nam thân chứng mà tôi biết làm cho tôi rất cảm phục. Là cư sỹ tại gia, vẫn phải lo cơm áo gạo tiền, vẫn sống với gia đình mà Nam có những bước tiến quá vượt bậc. Hơn thế nữa, cả gia đình Nam đang đầm ấm và hạnh phúc dưới ánh sáng của bậc Đại Trí, Đại Bi Thích Ca Mâu Ni Phật.

Tối hôm qua Nam nhắn tin trên zalo nhắc các đạo hữu trong nhóm đi ngủ sớm để 5 giờ sáng cùng ngồi thiền. Dù ở đâu chúng tôi vẫn ngồi thiền cùng nhau lúc 5 giờ sáng mà. Tuy nhiên sáng nay tôi ngồi thiền từ 3 giờ sáng và thấy mình rất tỉnh táo, minh mẫn, khỏe mạnh. Nam cũng dạy từ 4 giờ và hành thiền. Cả nhà Nam cùng hành thiền, cùng tu tập. An lạc vô cùng.

Tự nhiên tôi nhớ đến khu rừng Sừng bò trong Trung bộ kinh. Chuyện rằng trong khu rừng Sừng bò, các ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, A Nan, Ca Diếp,… cùng hỏi nhau rằng ai là người làm sáng chói cả khu rừng Sừng bò. Mỗi vị đưa ra 1 ý kiến khác nhau và dĩ nhiên là không giống nhau. Cuối cùng, tất cả cùng đi hỏi Đức Phật. Phật nói rằng tất cả các Ngài đều khéo nói (tức là nói đúng). Tuy nhiên theo Đức Phật, người nào hàng ngày đi khất thực về, thọ trai xong, ngồi kiết già, lưng thẳng, an trú trong chánh niệm trước mặt, người đó có thể làm sáng chói khu rừng Sừng bò.

Tôi thích nhất là cho rằng 3 bản kinh quan trọng nhất của chúng ta là kinh Quán niệm hơi thở, kinh Tứ niệm xứ và kinh Thân hành niệm. Nếu chúng ta thật sự tu tập theo lời dạy của đức Phật thì chúng ta có an lạc ngay lập tức, có thể thoát khổ ngay lúc này, ngay bây giờ.

Bạn có biết thêm những Nam khác không. Nam – học trò của tôi tự mình học hỏi, tự đọc sách, tự nghe giảng và tự tu tập tinh tấn. Nam tu cho em và tu cho cả gia đình. Cả họ của Nam đã được nhờ thật sự. Nếu bạn biết các bạn trẻ khác như Nam, làm ơn chia sẻ với tôi và tất cả. Mong sao Việt Nam sớm có được sự thịnh vượng mọi mặt như thời Lý Trần.

TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT công ty sách Thái Hà

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2023(Xem: 2927)
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, trải qua bao đời, truyền thống này vẫn luôn được giữ gìn như một gốc rễ tạo nên nhân cách, đạo đức và kiến thức cho mỗi con người, bởi không ai lớn lên mà không cần đến người dẫn dắt, hướng dẫn, không ai tự nhiên tài giỏi, hiểu biết mà không có một người Thầy.
02/11/2023(Xem: 3753)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Năm nào xứ Huế cũng lụt lội, dường như bão lụt đã trở thành .. ''đặc sản'' không thể thiếu của miền Trung. Được sự quan tâm chia sẻ của quý vị Phật tử và các vị hảo tâm, Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà từ thiện dành cho những người dân nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn.. thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế.. Chư Ni chùa Siêu Quần đã đại diện Hội từ thiện trao tặng cho người dần 500 phần quà, mỗi phần trị giá 400k gồm 10 ký gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương, sữa và bì thư 100k.
15/10/2023(Xem: 2711)
Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
13/10/2023(Xem: 2064)
Người đời, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, luôn có một mong cầu, đó là “sống và tận hưởng”, quan niệm đó hình thành và tồn tại cho đến khi con người mất đi, bởi lạc thú và những vật chất xa hoa là thứ khiến cho người ta hướng đến, chinh phục và khao khát có được, bởi khi có được những điều đó, người ta mới thấy cuộc đời là đáng sống.
13/10/2023(Xem: 4291)
Tứ Niệm Xứ là pháp hành (phương pháp thực hành Giáo Pháp) do Đức Phật khám phá và truyền dạy, bao gồm sự thực hành bốn loại Chánh Niệm (Trí nhớ Chánh) về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mục đích là để Thấy Biết như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy những lợi ích cụ thể khi thực hành Tứ Niệm Xứ là gì?
07/10/2023(Xem: 2855)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
03/10/2023(Xem: 1813)
Khó- Dễ trong đời DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
22/09/2023(Xem: 2142)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
22/09/2023(Xem: 3879)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn?
22/09/2023(Xem: 7137)
Nhiều lần viết thư em thường mong được giúp! Làm sao thả lỏng tâm trí để ngẩng cao đầu Phản ứng người khác khiến thao thức đêm thâu Ôi ! chỉ biết trả lời ….“ Em cứ khóc, nhưng em đừng gục ngã “
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]