Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một người biết tu - Cả họ được nhờ

07/04/201620:28(Xem: 7611)
Một người biết tu - Cả họ được nhờ

Một người biết tu - Cả họ được nhờ

 

Từ nhỏ tôi đã được gieo vào não câu nói “Một người làm quan - Cả họ được nhờ”. Nghe cũng có lý. Bởi bác A gần nhà tôi là một quan chức và bác ấy lôi vào nhà nước rất nhiều người họ hàng. Họ làm rất nhàn, toàn chơi, mà bổng lộc rất nhiều, tiền nong rủng rỉnh, đi đâu cũng khoe, tự hào ra mặt. Mẹ tôi bảo “Đấy con phải học đi, học thật giỏi vào để sau này cả họ được nhờ như nhà bác ấy”. Nhà tôi nghèo kiết xác, bữa ăn bữa nhịn, bữa cháo bữa khoai, có mấy khi được no bụng đâu. Thế nhưng câu nói ấy đến nay tôi không quan tâm nữa. Trong não tôi từ gần chục năm nay lại 1 câu khác vang lên “Một người biết tu - Cả họ được nhờ.“
20160403_162824-1

Tôi ghi lại những dòng này trong buổi sáng của ngày cuối cùng của khóa thiền tích cực 7 ngày. Tôi gặp Nam cách đây đúng 1 tuần. Trược đó tôi chưa hề nói chuyện điện thoại với em mà 2 thầy trò chỉ nhắn tin cho nhau. Nam là người tổ chức khóa thiền tích cực “Bát chánh đạo” tuyệt diệu này.

Nam sinh năm 1979. Cậu ta sinh ra và lớn lên không hề biết đến đạo Phật, không hiểu sự khác nhau giữa đền và chùa, giữa Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo phát triển, giữa đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đức Phật A Di Đà… Như cậu ấy nói:Nam mù chữ về Phật Pháp.

Cũng như bao thanh niên khác, lớn lên lấy vợ, cưới chồng. Năm 2005 Nam lấy vợ. Vợ em là một cô giáo. Rồi 2 vợ chồng lần lượt sinh ra 2 người con rất xinh xắn, thông minh, đáng yêu có tên là Nam Anh và Phương Linh.

Thế rồi năm 2009 em mới biết đến Phật pháp. Em biết đến rất tình cờ và tư tìm tòi học hỏi qua internet và mua sách về tự đọc. Thế rồi em tự tu. Tu tâm. Tu một mình. Một mình tự tìm tòi, tự tu. Mới tu em chẳng biết đến thiền, chỉ biết niệm Phật. Chỉ thế thôi.

Một hôm Nam phát hiện ra có 2 cây gì bé xíu, lá như trái tim, mọc lên từ khe nứt của bồn cây ngoài sân. Em quyết định chụp ảnh, mang vào tra trên mạng. Thấy giật mình tá hỏa rằng đây là cây bồ đề. Mà lạ thay lại là bồ bề lá to, giống bồ đề của Ấn Độ. Rồi lại thêm 1 cây bồ đề nữa mọc trên vết nứt của cổng nhà. Nam quyết định đánh 3 cây bồ đề lên trồng tại 3 nơi: ngay sát cổng vào nhà, phía sau nhà và phía trước nhà. Ngày trồng 3 cây bồ đề tình cờ đúng vào ngày sinh con gái Phương Linh.

Phải nói luôn rằng ngôi nhà của gia đình Nam may mắn luôn được đón các vị xuất sỹ đến hướng dẫn tu tập. Lúc đầu em niệm Phật. Sau  này biết đến thiền. Và em có duyên lành thỉnh được 1 quý thầy từ thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt hàng tháng bay ra hướng dẫn em và nhóm bạn trẻ thiền. Nam tâm sự rằng như có phép màu, bởi em vốn không biết gì về đạo Phật, nhất là thiền. Như có phép màu khi có các vị xuất sỹ đến tận nhà hướng dẫn tu tập. Hiếm lắm chứ ạ.

Cũng xin nói thêm rằng ở làng quê miền bắc Việt Nam còn lạc hậu lắm. Ngay cả gần đây.  Tôi về Thái Bình quê tôi chia sẻ về Phật Pháp và kỹ năng đọc sách siêu tốc cũng như hướng dẫn các em học  sinh chọn nghề chọn trường. Ông chủ tịch xã và ông trưởng công an xã đến gặp riêng tôi “Biết anh là tiến sỹ, học rộng biết nhiều, lại đi trên 40 quốc gia trên thế giới, là Chủ tịch Công ty rồi lại lại là ủy viên ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chúng tôi gặp riêng anh để hỏi 1 chuyện mà chúng tôi đang lúng túng. Vấn đề là chúng tôi đã nghe và biết đến đạo Phật, đạo Chúa, đạo Hồi, đạo Khổng, đạo Lão, nhưng gần đây quê chúng tôi xuất hiện loại đạo mới là đạo Tràng. Tụi này nó mặc áo màu tro chứ không áo nâu của đạo Phật anh ạ. Chúng nó hay tụ tập ở các gia đình và tụng kinh Phật, cũng niệm Phật, có cả ngồi thiền nữa. Chúng tôi đang theo dõi và tìm cách ngăn cấm. Chuẩn bị làm báo cáo lên công an và lãnh đạo huyện. Chắc chắn là tà đạo. Phải cấm.”. Tôi xuýt phì cười. Thương cho cái vô minh của chúng sinh. Phật ơi, con đã làm được 1 việc rất nhỏ nhưng rất tuyệt: Giải thích cặn kẽ cho các lãnh đạo xã này về Đạo Phật và những gì căn bản nhất, sơ đẳng nhất. Từ đó xã ủng hộ các đạo tràng và chùa địa phương rất mạnh. Thậm chí họ còn vào ban tổ chức để lo việc tu tập cho dân làng.

Lại quay về chuyện của Nam. Vợ Nam đi dạy học. Chiều về, vợ chồng đi chùa. Dân làng bảo “Kỳ lạ thật, ban ngày thì làm cô giáo, tối thì đi cúng!”. Họ thấy mặc áo lam thì bảo rằng đi cúng, làm thầy cúng. Ôi Phật ơi…. Ôi chúng sinh vô minh!

Chuyện công an xã thấy các gia đình tụ họp để tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật, ngồi thiền,… và đến “hỏi thăm” rồi mời lên xã “làm việc” thì nhiều lắm. Rất nhiều huyện, xã của nhiều tỉnh miền Bắc có chuyện này. Chuyện của Ký, bạn của Nam, người cũng cùng biết đến Phật Pháp và tu tập cùng thời với Nam và là học trò của tôi kể rằng công an xã gọi lên làm việc. Khi hỏi rằng tu theo cơ sở nào, em mang ra các sách các kinh do các nhà xuất bản của nhà nước xuất bản, có có lời giới thiệu của những người nổi tiếng, có học hàm học vị, có chức có quyền hẳn hoi. Thế là họ mới chịu. Sau này mấy anh lãnh đạo cũng mượn sách về đọc và còn nói rằng “Khi nào có cơm chay cho đến ăn với. Nhậu nhiều mệt lắm rồi”.

Nam tu một mình. Một mình âm thầm tu tập. Mẹ Nam thì nấu ăn phục vụ người tu. Vợ Nam cũng trở thành người trợ duyên cho đạo tràng cùng mẹ. Bố là 1 sỹ quan về hưu cũng tham gia cùng. Thế là dần dần, theo ngày tháng, cả gia đình Nam thành Phật tử. cả nhà cùng tu lúc nào chẳng hay.

Khóa thiền ở Quảng Nam bữa trước, tôi tình cờ gặp mẹ đẻ  và mẹ vợ của Nam cùng tham gia khóa tu. Cả 1 người cô của Nam cũng bỏ công việc để đầu tư trọn vẹn 10 ngày tu thiền. Ở tuổi gần 60 mà họ vẫn quyết tâm như vậy tôi cảm động và khâm phục lắm. Nhưng ai là người gieo duyên. Chính là em Nam.

Hiếm có nhà nào ở ngoài miền Bắc này mà cả nhà tu toàn bộ như nhà Nam, Hai vợ chồng và 2 con nhỏ. Bố mẹ đôi bên. Cô dì chú bác. Họ hàng. Rồi hàng xóm nữa. Cả gia đình lớn cùng tu. Ai cũng tu tập. Ai cũng sống tốt. Ai cũng hiền lành. Ai cũng dễ thương và đáng yêu. Tôi như sống giữa thiên đàng nơi đây, ở nhà Nam.
20160403_162842-1

Chuyện hay nữa rằng Nam đã gieo duyên cho 3 người nhà và người quen xuất gia. Nam tâm sự rằng em rất thích trợ duyên cho những ai muốn tu, nhất là có chí nguyện xuất gia. Tôi giật mình: giống tôi quá. Tôi cũng đã trợ duyên được cho 4 học trò xuất gia rồi đấy. Thú vị thật.

Chúng tôi tu tập hành thiền ở ngay nhà Nam. Chúng tôi có 1 tuần bên nhau hành thiền mỗi ngày. Nhà Nam an lành lắm. Ở dây có chim hót, hoa nở, có mưa xuân nhè nhẹ, có tiếng gà gáy mỗi sáng, có rau sạch ngoài vườn. Nhà Nam có một căn phòng rất rộng mà chúng tôi gọi là chánh điện và cũng là thiền đường. Ở đó có thờ Phật, có lát thảm và trải chiếu để cùng ngồi thiền hay lễ Phật. Ở nhà Nam ai cũng nhẹ nhàng, ít nói, sống trong bình an. Thú vị và bổ ích cho tôi nữa rằng Nam và cả nhà đọc rất nhiều về dinh dưỡng. Mẹ Nam trực tiếp rang 5 loại ngũ cốc làm thành bột dinh dưỡng. Chúng tôi không ăn sau 12 giờ trưa nhưng tối nào cũng được bà pha cho một cốc bột này. Ngon và bổ dưỡng vô cùng. Thừa đủ chất cho chúng tôi ngồi thiền buổi tối.

Nam mới biết đến đạo Phật dăm năm nay. Vậy mà sự đổi thay của chính Nam rất lớn. Tôi rất bất ngờ. Là người biết đến đạo Phật và tu tập trước cả Nam nhưng những gì mà Nam thân chứng mà tôi biết làm cho tôi rất cảm phục. Là cư sỹ tại gia, vẫn phải lo cơm áo gạo tiền, vẫn sống với gia đình mà Nam có những bước tiến quá vượt bậc. Hơn thế nữa, cả gia đình Nam đang đầm ấm và hạnh phúc dưới ánh sáng của bậc Đại Trí, Đại Bi Thích Ca Mâu Ni Phật.

Tối hôm qua Nam nhắn tin trên zalo nhắc các đạo hữu trong nhóm đi ngủ sớm để 5 giờ sáng cùng ngồi thiền. Dù ở đâu chúng tôi vẫn ngồi thiền cùng nhau lúc 5 giờ sáng mà. Tuy nhiên sáng nay tôi ngồi thiền từ 3 giờ sáng và thấy mình rất tỉnh táo, minh mẫn, khỏe mạnh. Nam cũng dạy từ 4 giờ và hành thiền. Cả nhà Nam cùng hành thiền, cùng tu tập. An lạc vô cùng.

Tự nhiên tôi nhớ đến khu rừng Sừng bò trong Trung bộ kinh. Chuyện rằng trong khu rừng Sừng bò, các ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, A Nan, Ca Diếp,… cùng hỏi nhau rằng ai là người làm sáng chói cả khu rừng Sừng bò. Mỗi vị đưa ra 1 ý kiến khác nhau và dĩ nhiên là không giống nhau. Cuối cùng, tất cả cùng đi hỏi Đức Phật. Phật nói rằng tất cả các Ngài đều khéo nói (tức là nói đúng). Tuy nhiên theo Đức Phật, người nào hàng ngày đi khất thực về, thọ trai xong, ngồi kiết già, lưng thẳng, an trú trong chánh niệm trước mặt, người đó có thể làm sáng chói khu rừng Sừng bò.

Tôi thích nhất là cho rằng 3 bản kinh quan trọng nhất của chúng ta là kinh Quán niệm hơi thở, kinh Tứ niệm xứ và kinh Thân hành niệm. Nếu chúng ta thật sự tu tập theo lời dạy của đức Phật thì chúng ta có an lạc ngay lập tức, có thể thoát khổ ngay lúc này, ngay bây giờ.

Bạn có biết thêm những Nam khác không. Nam – học trò của tôi tự mình học hỏi, tự đọc sách, tự nghe giảng và tự tu tập tinh tấn. Nam tu cho em và tu cho cả gia đình. Cả họ của Nam đã được nhờ thật sự. Nếu bạn biết các bạn trẻ khác như Nam, làm ơn chia sẻ với tôi và tất cả. Mong sao Việt Nam sớm có được sự thịnh vượng mọi mặt như thời Lý Trần.

TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT công ty sách Thái Hà

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2015(Xem: 8303)
Hôm nay là ngày rằm, từ sáng sớm bà chủ đã ngỏ lời: “Hây, tối nay kính mời khách thưởng trà ngắm trăng với chúng tôi trong vườn nhà”. Khi ráng chiều vừa tắt, bà chủ đưa cho khách bộ Yukata (Kymono mặc mùa hè), một đôi tất trắng, một đôi guốc xỏ ngón và một cái hoa vải màu hồng nâu. Thấy khách lúng túng, hiểu ý, bà chủ ân cần hướng dẫn khách sử dụng từng loại. Bà chủ chia sẻ: “Mặc Yukata khó nhất và đẹp nhất là cái đai quanh thắt lưng”. Miệng nói, tay làm, bà giúp khách hoàn thiện cái đai này. Bà lại hồn hậu: “Búi tóc kiểu Nhật cũng không là việc dễ”, rồi đôi tay bà chủ thoăn thoắt, chỉ mươi phút mái tóc của khách đã được búi cao lại còn giắt thêm cái hoa vải màu hồng nâu sau gáy. Khách nghĩ, mình đã tươm tất lắm rồi, thì nghe bà chủ nhắc khéo: “Mặc Yukata đôi chân phụ nữ phải được bọc trong đôi vớ trắng và bước đi với đôi guốc xỏ ngón”. Nghe lời, khách mang vớ, mang guốc rồi thử bước đi; xong, khách thầm nhủ “mang đôi guốc này mà không té là điều kỳ diệuJ”.
19/09/2015(Xem: 9252)
Đối với người Phật tử, dù ở bất cứ phương trời nào, không phải chỉ mùa Vu Lan mới là thời điểm để người con Phật thể hiện lòng báo đức tri ân. Ân Chư Phật, ân Thầy Tổ, ân cha mẹ giáo dường, ân đàn na thí thí, ân xã hội, ân chúng sanh …. mà ân kia, đức đó phải luôn phát nguyện bằng thiện tâm: “Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài” Theo tinh thần trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm thì muôn người, muôn loài đều thầm lặng vì nhau mà sinh diệt. Cái này vì cái kia mà hiện hữu, cái này ra đi để cái kia tồn tại. Như lá rụng mà thực chẳng diệt, vì lá lại thành đất nuôi cây. Như mây tụ lại mà thực chẳng tan, vì mây chỉ chuyển hóa thành mưa tươi mát, tắm đẫm cỏ nội hoa ngàn ….
18/09/2015(Xem: 8851)
Được sự đồng ý của tác giả, Cư sĩ Diệu Nhung, Cư sĩ Tâm Thành và các Cư sĩ khác hùn phước ấn tống và gửi tặng sách GIA TÀI CỦA NGƯỜI TỈNH THỨC (Thực tập Kham nhẫn) phiên bản tiếng Việt cho các đối tượng sau đây: 1. Đọc giả người Việt đang sinh sống và làm việc trong khu vực VIỆT NAM và CHÂU Á. 2. Các tu sĩ Phật giáo người Việt không phân biệt tông phái. 3. Các cư sĩ người Việt đang nghiên cứu và thực tập Phật giá
13/09/2015(Xem: 7766)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
12/09/2015(Xem: 7247)
Những ngôi Chùa nổi tiếng ở VN
12/09/2015(Xem: 16774)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9204)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10420)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9320)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
03/09/2015(Xem: 23830)
Nói đến giáo lý Phật giáo là nói đến chữ Tâm. Ngay sau khi thành đạo, đầu tiên đức Phật thuyết về tâm (kinh Hoa Nghiêm), rồi đến khi sắp nhập Niết-bàn, Phật cũng đã dặn dò hàng đệ tử phải chế ngự tâm (kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Di Giáo). Phật pháp lấy tâm làm gốc. Có thể nói mà không sợ lầm lẫn, tất cả những điều đức Thế Tôn đã dạy, được hai phái Tiểu thừa, Đại thừa kết tập lại trong Tam tạng, đều nói đến chữ “tâm”. Đệ tử của Phật, thực hành theo những gì đức Phật đã giáo hóa, cho dù tu học theo tông phái, pháp môn nào, cũng không ngoài bốn chữ: “tu tâm dưỡng tánh”. Vậy tìm hiểu chữ tâm cho thấu đáo, khảo sát, thẩm cứu, thường xuyên quán chiếu về tâm, trộm nghĩ đó cũng là điều lý thú và hết sức cần thiết đối với hành giả, đấy chứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]