Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tem Bưu Chính Kính Mừng Phật Đản

31/03/201620:42(Xem: 8319)
Tem Bưu Chính Kính Mừng Phật Đản

PHẬT ĐẢN 2640 - PHẬT LỊCH  2560 – 2016


 Tem Bưu Chính Kính Mừng Phật Đản

Tem-2- FDC VESAK 1957 THAI LAN 

 

 

 

          Ngày đức Phật Thích Ca đản sinh là một ngày lễ trọng đại đối với một số quốc gia ở Châu Á có đông dân theo đạo Phật. Đón mừng Phật Đản, khắp nơi có những lễ hội được tổ chức rất trọng thể trang nghiêm, những hoạt động Phật sự tăng cường ráo riết, và các chương trình văn hoá -văn nghệ cũng diễn ra hết sức sôi nổi với sự đầu tư công phu và hoành tráng. Ngành Bưu chính của các nước này cũng không chịu thõng tay đứng bên lề để ngắm nhìn ngày hội lớn của tăng ni Phật giáo đồ, mà từ nhiều năm qua cứ đến những dịp đón ngày Rằm tháng Tư âm lịch là các bộ tem về đề tài “Kính Mừng Phật Đản” được phát hành rộng rãi làm náo nức bao người tôn Phật -kính Pháp- trọng Tăng. Nhân Phật Đản 2632-Phật lịch 2552, trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này chỉ xin giới thiệu sơ qua về những bộ tem “Kính mừng Phật Đản” của các nước có đông dân theo đạo Phật như : Sri Lanka, Thái Lan…

        Sri Lanka (tức Ceylon, hay còn gọi là Tích Lan) là một quốc gia có 70% dân số theo đạo Phật, có một lịch sử lâu đời gắn bó với Phật giáo, số chùa miếu trong toàn quốc có khoảng 5.200 ngôi, tăng đồ ước khoảng 2 vạn người,và có  các di sản của nhân loại nổi tiếng như:

  • Thành phố thiêng liêng Anuradhapura: được xây dựng xung quanh Cây Đa Của Đạo Phật do Sanghamita-người sáng lập ra chế độ cho các Tỳ -kheo -ni của Phật giáo-mang tới đây vào thế kỷ XIII trước Công nguyên. Thành phố linh thiêng này chính là thủ đô tôn giáo và chính trị đạt đến đỉnh vinh quang cách đây hơn 1.300 năm và đã bị bỏ hoang phế sau cuộc xâm lược vào năm 933 trong rừng rậm âm u, đến nay người ta phát hiện ra được và phải kinh ngạc sửng sờ trước những lâu đài, tu viện, chùa chiền rất cổ kính còn đó.
  • Thành phố linh thiêng Kandy: là địa điểm hương nổi tiếng của Phật tử khắp nơi trên thế giới, có đền thờ Tooth Relic thờ xá lợi (răng) của đức Phật Thích Ca.
  • Đền vàng Dambulla: Nơi hành hương nổi tiếng linh thiêng đã có hơn 22 thế kỷ qua. Ngôi đền hang động này có 5 thánh điện và một quần thể đền thờ hang lớn nhất, được bảo vệ giữ gìn tốt nhất đất nước Sri Lanka. Ở đây còn lưu giữ được những kiệt tác mỹ thuật vẽ trên vách đá và 157 pho tượng đá mô tả về Phật giáo bao phủ một vùng rộng 2.100 m2.

       Năm 1999-Phật lịch 2543, ngành Bưu chính Sri Lanka có phát hành bộ tem “Kính Mừng Phật Đản” gồm 4 mẫu, và một block tập hợp 4 mẫu tem này vào một tờ có nền hoa sứ vàng- trắng rất trang nhã. Xem ảnh tem, điểm từng mẫu có thể thấy:

     - Mẫu tem thứ nhất mang giá mặt 2.00 cents (1 Sri Lanka Rupee- viết tắt LKR=100 cents) mang hình ảnh 7 đoá hoa sen hồng trên nền hào quang năm sắc màu xanh-vàng-đỏ–trắng- cam của cờ Phật giáo, nói lên truyền thuyết khi Thái tử Tất -Đạt-Đa (Siddhatta) mới ra đời đã bước bảy bước nở hoa sen dưới chân (thất bộ liên hoa), một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, nói: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” ( Trên trời dưới trời chỉ có cái chơn tâm là quý nhất!). Hoa sen thơm tinh khiết tượng trưng cho sự bình đẳng giữa mọi người (ai cũng là mầm sen có khả năng trổ hoa tươi thắm và toả hương ngào ngạt), và còn tượng trưng cho đạt thành đạo quả (vươn lên khỏi bùn tức thoát khỏi dục lạc tội nhiễm, thức tỉnh tu hành), vì vậy mà ta thường thấy hình ảnh chư Phật, Bồ Tát, Thánh Chúng hay đứng ngồi trên liên hoa đài…
Tem-1- BLOC TEM 4 MAU SRI LANKA

     - Mẫu tem thứ hai mang giá mặt 3.50 cents là hình ảnh của lá Bồ Đề và Pháp Luân (bánh xe luân hồi) nằm bên trên một dòng chảy uyển chuyển mang năm sắc màu cờ Phật giáo, ý tượng trưng cho Chánh Pháp luân chuyển vô cùng và bất biến.

     - Mẫu tem thứ ba mang giá mặt 13.50 cents đưa hình ảnh một cánh hoa sứ nằm bên cạnh một chiếc bình bát của giới tăng ni. Hoa sứ là loài hoa thơm ngào ngạt, rất phổ biến và gần như là loài hoa biểu tượng của đảo quốc Sri Lanka, thường được dùng trong các dịp cúng kiếng hoặc kết thành vòng hoa trang trí lễ hội của Phật giáo.

     - Mẫu tem thứ tư mang giá mặt 17.00 cents là hình ảnh các Phật tử đang hân hoan thắp sáng những chiếc lồng đèn để đón mừng ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni “vì chúng sinh ta thị hiện”. Ánh sáng vàng rực của những chiếc lồng đèn tượng trưng cho Ánh Đạo Vàng.

       Ngẫm nhìn cho kỹ, ta thấy rõ hình ảnh của Trú Trì Tam Bảo trên bộ tem này: mẫu tem thứ nhất nói về Phật, mẫu thứ hai nói về Pháp, mẫu thứ ba nói về Tăng, và mẫu thứ tư  nói về Chúng Sanh quy y Tam Bảo. Một bộ tem thật là hoàn hảo về ý nghĩa lẫn hình thức.
Tem-tich lan1Tem-TICH LAN2Tem-TICH LAN2-1Tem-TICH LAN3

       Năm 2000- Phật lịch 2546, một bộ tem “Kính Mừng Phật Đản” khác lại được ngành Bưu chính Sri Lanka phát hành, gồm 4 mẫu tem và một block tem có nền hoa văn cổ điển.  Ngắm kỹ các mẫu tem trong bộ, ta có thể thấy rõ từng nội dung ý nghĩa của từng con tem:

     - Mẫu tem thứ nhất, mang giá mặt 3.00 cents, dựa theo truyền thuyết lịch sử đức Phật Thích Ca để đưa hình ảnh lúc Hoàng hậu Ma-Da (Maha Maya) nằm chiêm bao, thấy con bạch tượng 6 ngà từ trên không trung hạ xuống hoàng cung, rồi xuyên qua hông phải, đi vào trong lòng bà. Các Bà- La-Môn đoán mộng báo cho vua biết rằng đó là điềm tốt lành.

     - Mẫu tem thứ hai, giá mặt 4.50 cents, thể hiện hình ảnh lúc hoàng hậu Ma-Da trên đường về quê mẹ chờ ngày sinh nở, ngang qua vườn Lâm –Tì-Ni  thì bà cho đoàn xe dừng lại để nghỉ mệt. Lúc đi ngang qua một cây Vô Ưu, bà thấy trong người nặng nề, liền đưa tay vịn vào một cành thấp, liền sau đó bà hạ sanh một hoàng tử. Các thị nữ mừng rỡ, lăng xăng che liếp giăng màn tại chỗ để săn sóc hai mẹ con bà, đồng thời cho người báo tin về kinh đô. Xem tranh trên tem, ta thấy bên ngoài nơi hoàng hậu khai hoa nở nhuỵ, đang có chư Thánh Chúng hiển hiện để hộ trì và chào mừng một đấng Giác Ngộ vừa giáng sinh .

     - Mẫu tem thứ ba, giá mặt 16.50 cents, đưa hình ảnh Thái tử Tất-Đạt Đa đang biểu diễn tài nghệ xạ tiễn. Từ năm 13 tuổi, Thái tử đã tỏ ra là một người thông minh xuất chúng, sức khoẻ hơn người, tinh thông võ thuật. Càng lớn lên, Thái tử vừa sử dụng thành thạo mọi binh khí, lại vừa giỏi văn chương thi phú, học cả văn và võ với thầy nào thì trong ít hôm sau vị thầy đó phải xin cáo thoái vì không còn đủ sức để dạy gì cho Thái tử nữa.

     - Mẫu tem thứ tư, giá mặt 23.00 cents, đưa cảnh Thái tử đang cùng với người hầu tên là Xa-Nặc (Channa) đi ra ngoại thành dạo chơi ngắm cảnh, tình cờ Thái tử chứng kiến được những cảnh khổ của con người giữa cuộc đời, thấy được cảnh Sinh -Lão-Bệnh -Tử  của kiếp nhân sinh mà từ đó đâm ra tư lự  trăn trở…
Tem-tem Phat Philippin

       Mẫu tem nhỏ giá mặt 5 peso (đính kèm theo block tem này) cũng là một mẫu trong bộ tem về đề tài “Kính Mừng Phật Đản” của Bưu chính nước Pilipinas (Philippines), một nước có 83% dân số theo Công giáo, thật làm cho nhiều người phải ngạc nhiên. Hình tượng đức Thích Ca Mâu Ni rực sáng vầng hào quang, bên cạnh là một đoá sen hồng mãn khai khoe hương sắc, phía sau Ngài là hình bóng của một ngọn phù đồ vàng ánh thật đẹp như bức tranh để thờ phụng.

        Đặc biệt nhất, xin giới thiệu một phong bì FDC (viết tắt của First Day Cover: ngày phát hành đầu tiên) của vương quốc Thái Lan, một nước lấy đạo Phật làm quốc giáo. Đây là phong bì kỷ niệm thời khắc phát hành bộ tem “Kính Mừng Phật Đản” vào ngày 13 tháng 5 năm 1957, cách đây đã 51 năm, nhằm Phật lịch 2500. Bộ tem gồm 9 mẫu có khuôn khổ bằng nhau, cứ 3 mẫu thì trùng hình ảnh nhưng khác màu sắc và giá mặt. Ta có thể thấy:
Tem-2- FDC VESAK 1957 THAI LAN

     - 3 mẫu tem mang giá mặt 5,10 và 15 satang (1 baht =100 satang) là hình ảnh một con nai đang trong tư thế nằm, nghển đầu lên như đang nghe ngóng, phía sau là hình tượng bánh xe luân hồi quen thuộc trong giáo lý đạo Phật. Đây là hình ảnh gợi cho ta phải nhớ đến Vườn Lộc Uyển (Vườn Nai), nơi mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng bài pháp đầu tiên về Tứ Diệu Đế cho nhóm ông Kiều Trần Như  (Kaundinya) năm người.

     - 3 mẫu tem mang giá mặt 20, 25 và 50 satang đưa hình ảnh một cánh tay của Phật vươn ra với các ngón đang niêm ấn, trên nền một bánh xe luân hồi, một hình ảnh tượng trưng cho Chuyển Pháp Luân.

     - 3 mẫu tem mang giá mặt 1, 1.25 và 2 bath mang hình ảnh của một Wắt (chùa Thái Lan) với hình dáng như tháp nhọn vốn phổ biến trên đất nước Phật giáo này. Trên không trung phía xa là một đoá hoa sen toả ra những tia sáng, trông như một vầng trăng soi rọi vào cõi tối tăm mê lầm.

       Phong bì F.D.C có trang trí hoa văn và hình vẽ đức Thích Ca Mâu Ni hiển hiện trên không trung với vầng hào quang toả sáng, phía dưới là bóng dáng của những chùa tháp trên vương quốc. Đáng chú ý nhất là dấu nhật ấn ngày phát hành đầu tiên đóng lên 9 mẫu tem được dán trên phong bì, thay vì ghi ngày 13 -5 -1957 (như dòng chữ đã được in sẵn trên biên trái của phong bì “FIRST DAY OF ISSUE 13TH MAY 1957”) thì dấu nhật ấn lại là: 13-5-2500, năm đã được tính theo Phật lịch. Điều này đã làm cho phong bì F.D.C này trở nên giá trị hơn, ý nghĩa hơn và ngày càng quý hiếm hơn.
Tem-3- FDC VESAK 1996 THAI LAN

        Rất nhiều say mê thú sưu tập tem trong nước, cũng như ở nước ngoài, bao lâu nay đều thầm mong ước một ngày nào đó Bưu Chính Việt Nam cũng sẽ phát hành các bộ tem kỷ niệm nhân các ngày đại lễ của các tôn giáo như: Lễ Giáng sinh -Noél của đạo Thiên Chúa, lễ Phật Đản của đạo Phật… Điều này sẽ nói lên được tinh thần bình đẳng và đoàn kết tôn giáo, tôn trọng tự do tín ngưỡng của một quốc gia văn minh tiến bộ.

 

  MÃN ĐƯỜNG HỒNG

 

Tem-TH2007-819FSTTem-TH2007-819COTem-Phat_senTem-7- BLOC TEM VESAK CUA SRI LANKATem-6- TEM VESAK 2006 CUA THAI LANTem-5- TEM LAM-TY-NI CUA NEPAL 2005Tem-4- TEM LAM-TY-NI CUA NEPAL 1994 

 

 

 

 

 

 

LIÊN HỆ: VĨNH HỮU

69 NGUYỄN THÁI HỌC NHA TRANG- ĐT: 0902010763

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2016(Xem: 13370)
Một thời, Thế Tôn trú tại Vesàli. Rồi Tôn giả Ananda đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Có ba loại cây hương này, bạch Thế Tôn, hương của chúng bay theo chiều gió. Thế nào là ba? Cây hương rễ, cây hương lõi và cây hương hoa. Này Ananda, có loại cây hương mà hương bay thuận gió, bay ngược gió và bay thuận lẫn ngược gió.
18/10/2016(Xem: 6928)
Hạnh phúc hay sự an lạc đích thực là nỗi khát vọng lớn lao, niềm mơ ước không bến bờ trong mỗi chúng ta. Dẫu cho đêm ngày trăn trở hằng mong có được, nhưng mấy ai trong chúng ta có trọn. Thỉnh thoảng, nó nhẹ nhàng lướt qua vẫy tay chào mời rồi lại vụt bay. Chưa đến mà đã làm cho tim ta choáng ngợp, nụ cười chưa kịp nở trọn trên môi thì đã vội ra đi. Chưa kịp ôm vào lòng thì đã nghìn trùng xa cách, khiến ta đêm nhớ ngày mong ray rức tiếc nuối khôn nguôi. Có lẽ, hạnh phúc nó long lanh lấp lánh nên nó mong manh dễ vỡ, ta hụt hơi đuổi bắt gọi thầm tên nhưng nó vẫn mãi ở tận đâu đâu.
15/10/2016(Xem: 8852)
Tình thương yêu là chìa khóa để chúng ta có thể làm bất cứ điều gì vì lợi ích chính đáng cho con em mình. Giáo dục Phật pháp cũng vậy, cần rất nhiều lòng thương yêu và thiện chí của các bậc phụ huynh, để không mệt mỏi, nản lòng trên chặng đường dài song hành cùng con em mình trong quá trình hoàn thiện nhân cách.
12/10/2016(Xem: 7243)
Ốm đau thông thường được xem như là một thứ gì đó mà sớm muộn tất cả chúng ta đều sẽ không sao tránh khỏi. Thế nhưng cũng có một thứ "bệnh" không hề làm phương hại đến cuộc sống thường nhật nên người ta không hề xem nó là một thứ bệnh. Trên khắp thế giới mọi người đều xem thứ "bệnh" ấy đơn giản chỉ là một thể dạng tự nhiên nơi mỗi con người. Tuy nhiên nếu suy xét cẩn thận thì người ta sẽ nhận thấy cái thân xác được xem là "bình thường" đó thật ra là đang đau ốm bởi vì các thành phần vật chất và tâm thần tạo ra nó suy thoái trong từng giây phút một, thế nhưng không mấy ai nghĩ đến điều đó mà thôi.
08/10/2016(Xem: 7195)
Đại lễ dâng y Kathina được tổ chức tại : Tu Viện Buddhi Vihara 402 Knowles Ave. Santa Clara, CA 95050. Nov. 04th and 05th Kathina - theo tiếng Pàli có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Trong tiếng Phạn, kathina (viết là kathinaya) có nghĩa là cái khung dệt vải, khung treo. Đại lễ dâng y được gọi như vậy là bởi vì đại lễ này kết cấu nhiều quy định quan trọng dẫn đến thắng duyên cho hàng phật tử. Đại lễ là sự thể hiện đại hạnh của đức bố thí: Tâm thí, Thời thí, Vật thí, Người thụ thí, và Cung cách thí.
04/10/2016(Xem: 6080)
Cái tin kỷ niệm 18 tuổi đặc san Vô Ưu đã lan truyền hơn nửa năm, rồi thư mời cũng đến với các "cộng tác viên". Anh Tạ Nam Trân chủ nhiệm+Lê Tất Sĩ biên tập viên đã bôn ba xuôi về TP để tìm nguồn tài trợ. Chuyến đi mấy ngày đó, "hầu bao" vẫn còn xẹp một cách đáng thương.
28/09/2016(Xem: 14819)
Đức Phật dạy: "Có năm sự kiện này, cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia. Thế nào là năm?"
25/09/2016(Xem: 6622)
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism). Đây không phải là từ ngữ mới, nhưng nó được nhấn mạnh và sử dụng nhiều sau sự kiện 11/9/2001, với tòa tháp đôi ở New York sụp đổ hoàn toàn do những chiếc phi cơ bị những kẻ khủng bố Al-Qaeda dùng bạo lực cưỡng chế phi hành đoàn, điều hướng đâm vào. Trước đó 6 tháng, vào ngày 10 tháng 3 năm 2001, lực lượng Taliban ở A-phú-hãn (Afghanistan) đã cho nổ bom làm sụp đổ hai tượng Phật khổng lồ khắc trong núi đá, có niên đại hơn 1500 năm. Hành động phá hủy tượng Phật lúc đó dù là hành vi bạo động nhưng không bị xem như là khủng bố, mà là hành động hủy diệt văn hóa nhân loại nghiêm trọng (theo sự lên án của Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục LHQ - UNESCO). Vậy, có thể hiểu “khủng bố” là lời nói hay hành vi đe dọa trực tiếp đến mạng sống và đời sống của con người; nhẹ thì từ những cá nhân với mục đích trục lợi, tống tiền; nặng thì từ các tổ chức tôn giáo, ch
22/09/2016(Xem: 19713)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
22/09/2016(Xem: 11437)
Cuộc đời như tấm gương soi, qua đó ta có thể nhận ra chính mình. Trước tiên, nó phản ảnh TÂM ta: Kẻ bi quan thấy đời đáng buồn... Người lạc quan thấy đời sao vui thế!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]