Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 4: Lợi ích của sự bình thản

26/03/201615:07(Xem: 5977)
Bài 4: Lợi ích của sự bình thản

Bài IV
 Lợi ích của sự bình thản
The Uses of Equaminity / Les bienfaits de l' équanimité

 

            Các cảm nhận của tâm thức rất tinh tế và biến đổi không ngừng. Nhiều lúc các sự đam mê hay giận dữ vụt bùng lên, thế nhưng không thấy các xúc cảm đó liên hệ gì với các sự tiếp xúc giác cảm, và nguyên nhân chỉ đơn giản là tính khí của mình. Chẳng hạn có những lúc tâm thức đang trong thể dạng "bình thường", thế nhưng "bỗng dưng" nó cảm thấy bực bội, hoặc cứ muốn suy nghĩ về một điều gì đó, hoặc bị lôi cuốn bởi các cảm tính đau đớn, thích thú hay một sự thanh thản nào đó (đây là các tác động của nghiệp quá khứ hiện lên với mình một cách kín đáo). Chúng ta phải tìm hiểu thật cẩn thận cả ba thể dạng cảm tính trên đây để nhận thấy tình trạng xao động, biến đổi và căng thẳng (stressful) thường xuyên của chúng, hầu ý thức được là không nên để cho tâm thức bị lôi kéo theo với chúng. Các sự vật lôi cuốn chúng ta bằng nhiều cách vô cùng tinh tế và rất khó nhận biết. Chúng ngăn chận không cho chúng ta quán thấy được mọi sự vật đúng là như thế, bởi vì sự thu hút ấy nhất thiết chỉ đơn thuần là một sự lường gạt. Mỗi khi đắm mình trong các cảm tính thích thú thì cũng không phải là quá khó để nhận biết được điều đó, thế nhưng khi lắng vào sự bình thản (equanimity, chữ này thường được các kinh sách gốc Hán ngữ dịch không sát nghĩa là "xả" với ý nghĩa là "buông xả") thì sẽ khó nhận biết hơn nhiều, bởi vì tâm thức không ý thức được là nó đang ở trong tình trạng đó. Thế nhưng sự bình thản vô thức ấy sẽ ngăn chận không cho chúng ta trông thấy bất cứ gì một cách minh bạch được.    

            Vậy chúng ta hãy chú tâm quán xét các cảm tính (feelings) đơn giản như là các cảm tính và gạt ra ngoài tâm thức mọi sự bám víu, kể cả thể dạng bình thản cũng vậy  Mỗi khi cảm nhận được một sự im lặng (với tư cách là một cảm tính/a feeling), thì phải lợi dụng ngay lúc đó, tức là lúc mà tâm thức đang khép lại (thu lại), lắng xuống và không còn bị phân tán nữa, hầu biến sự bình thản đó trở thành một cơ sở giúp mình nhận biết được rõ ràng hơn thế nào là vô thường, sự bất toại nguyện và tính cách vô thực thể của mọi sự vật (mỗi khi một cảm tính vắng lặng hiện lên với mình, và trong lúc đó tâm thức cũng lắng xuống, không còn bị phân tán nữa, thì nên lợi dụng ngay cảm tính/feeling vắng lặng đó (samatha) như là một cơ sở, một phương tiện giúp mình cảm nhận và quán thấy (samadhi/vipassana) vô thường, khổ đau và vô ngã của mình và thế giới). Chẳng qua là vì thể dạng bình thản đó là cấp bậc lắng sâu (jhana) thứ tư trong phép thiền định, và cũng là nền tảng tối cần giúp mang lại sự quán thấy sâu xa và sự giải thoát. Tóm lại là phải cẩn thận không nên chỉ biết đơn giản chú tâm vào sự lắng sâu (absorption/samatha) của thiền định.

            Nếu các bạn phát huy được một thể dạng tâm thức bình thản (equanimity/samatha)  nhưng không hướng nó vào sự quán thấy sâu xa (insight/vipassana), thì đấy chỉ là một thể dạng tập trung tạm thời (tạo ra một sự thanh thản thế thôi, không đi đến đâu cả, tương tự như dọn một thửa ruộng nhưng không gieo trồng gì cả). Các bạn không nên quên mục đích của việc luyện tập thiền định là đạt được sự hiểu biết minh bạch về vô thường (phù du và ảo giác), bất toại nguyện (khổ đau) và vô thực thể (không có cái tôi hay cái ngã) của mọi sự vật (tức là ba đặc tính của mình và thế giới).Chính đấy là cách giúp các bạn nhổ bỏ tận rễ mọi sự bám víu. Nếu tâm thức chỉ biết lắng vào sự bình thản vô thức (oblivious aquanimity/équanimité inconsciente), thì nó sẽ vẫn còn chất chứa nhiên liệu (fuel) bên trong nó; và như thế mỗi khi xảy ra một sự tiếp xúc giác cảm, thì tức khắc ngọn lửa của sự bám víu (thích thú, khó chịu, trung hòa, ghét bỏ...) sẽ bùng lên ngay. Do đó các bạn phải giữ đúng nguyên tắc mà Đức Phật đã đưa ra: tập trung tâm thức trong thể dạng lắng sâu của thiền định và sau đó là hướng sự chú tâm ấy vào mục đích mang lại sự hiểu biết minh bạch về ba đặc tính (vô thường, khổ đau và vô ngã). Phương pháp luyên tập đúng đắn nhất là không được để mình rơi vào cạm bẫy giăng ra bởi bất cứ một giai đoạn tạm thời nào cả, và nhất là dù có đạt được bất cứ gì trong nội tâm thì không nên vội xem là mình đã đạt được Giác Ngộ! Phải tiếp tục quán xét và hướng sự tập trung vào bên trong chính mình để quán xét xem còn có gì khác biến đổi trong tâm thức mình hay không, nếu có thì phải nhận biết sự bất toại nguyện (stress/căng thẳng, khổ đau) bên trong sự biến đổi đó, và cả tính cách vô thực thể của sự đổi thay đó (có nghĩa là khi nào còn sự biến đổi - dù nhỏ nhoi cách mấy - hiện ra trong tâm thức, thì sẽ còn xảy ra sự bám víu, đưa đến khổ đau và sự hiện hữu của cái ngã). Nếu các bạn hiểu được bản chất của mọi sự vật đúng theo chiều hướng đó, thì tâm thức sẽ có thể vượt lên trên mọi sự cảm nhận (không bị chúng chi phối và sai khiến) và nó sẽ không bị rơi vào các cạm bẫy giăng ra ở cấp bậc này hay cấp bậc kia (tức là trong cả hai thể dạng: tĩnh lặng/samatha cũng như thể dạng quán thấy/samadhi,vipassana) - và nên hiểu rằng tất cả những thứ ấy nhất thiết chỉ đơn giản là các sản phẩm tưởng tượng (matters of speculation/simple conjectures).

            Điều quan trọng là các bạn phải tạo được một sự quán thấy minh bạch. Dù cho tâm thức pha chế và tạo dựng ra đủ mọi thứ tưởng tượng trong một tình trạng hỗn loạn, nhưng các bạn phải tập trung sự chú tâm giúp mình quán thấy tất cả những thứ ấy cũng chỉ toàn là ảo giác. Và sau đó thì cứ bình thản quan sát sự biến mất tuần tự của tất cả các hiện tượng tâm thần ấy. Phải nhận thấy thật minh bạch là tất cả các sự tạo dựng tâm thần đó không có gì là thật cả. Sớm muộn chúng cũng sẽ tan biến hết. Những gì còn lại với mình là một tâm thức trống không, tức là một tâm thức giữ được sự thăng bằng của thể dạng bình thường của chính nó. Sau đó các bạn tiếp tục tập trung quan sát sự thăng bằng ấy.

            Trong quá trình quan sát sâu kín trên đây về các thứ bệnh tật của tâm thức, không phải chỉ có một cấp bậc duy nhất mà có rất nhiều cấp bậc khác nhau (thân xác có nhiều thứ bệnh, có những thứ rất nhẹ chỉ cần xoa bóp hay xức dầu là hết bệnh, nhưng cũng có những thứ bệnh trầm trọng và khó trị hơn. Tâm thức cũng thế, cũng có những thứ bệnh nhẹ, chẳng hạn như các sự lầm lẫn, hoang mang có thể nhờ suy nghĩ mà sáng ra, nhưng cũng có những thứ bấn loạn tâm thần cần đến sự chữa trị của các bác sĩ tâm thần, hoặc trầm trọng hơn phải điều trị suốt đời trong các dưỡng trí viện. Thông thường chúng ta nghĩ rằng thân xác mình rất khỏe mạnh, thế nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra những sự đột biến về tim mạch do các nguyên nhân âm ỉ bên trong cơ thể mình, mà bác sĩ cũng như các phương pháp thử nghiệm y khoa không phát hiện được. Đối với tâm thần cũng thế, chúng ta cảm thấy sáng suốt, sảng khoái và bình thường, thế nhưng có những sự rối loạn rất sâu kín mà mình không nhận biết được. Đôi khi cũng không cần đến sự chẩn bệnh của các bác sĩ tâm thần chúng ta cũng có thể nhận biết được tình trạng "không được khỏe" lắm của tâm thức mình. Chẳng hạn như các hình ảnh, sự kiện, xúc cảm..., hiện ra trong các giấc mơ là những gì phản ảnh tình trạng sức khỏe của tâm thức mình. Những gì mình "trông thấy" và nhớ lại được từ trong các giấc mơ là kết quả phát sinh từ sự phối hợp vô cùng phức tạp giữa nghiệp (trí nhớ), các tạo tác tâm thần liên quan đến các cảm nhận và biến cố trong cuộc sống thường nhật. Chúng biến dạng dưới những hình ảnh hiện ra trong giấc mơ mà mình không hiểu gì cả, nhưng thường là chúng mang lại cho mình các xúc cảm sợ hãi, hoang mang và đau buồn, và đó chính là tình trạng "không được khỏe mạnh" của tâm thức mình. Trong lúc tỉnh chúng ta không nhận biết được các sự bấn loạn đó trong tâm thức, bởi vì chúng bị che lấp bởi sự tràn ngập của giác cảm phát sinh từ sự tiếp xúc của các giác quan với thế giới bên ngoài. Đức Phật là một vị Lương Y, Ngài trông thấy được tất cả những thứ bệnh tật ấy bên trong tâm thần của chúng sinh và đưa ra các phương pháp thích nghi giúp mỗi chúng sinh tự chữa trị các bệnh tật ấy cho chính mính). Ngay trong trường hợp nếu thỉnh thoảng thực hiện được một vài sự quán thấy sâu xa thì các bạn cũng không nên tự mãn và dừng lại, không nên cảm thấy thích thú vì cho rằng mình đã quán thấy được những điều mà trước đây mình chưa bao giờ thực hiện được. Hãy tiếp tục suy tư về quy luật vô thường đối với tất cả mọi sự vật, nhưng không được bám víu vào các sự khám phá ấy của mình, và rồi dần dần các bạn sẽ mang lại cho mình những sự hiểu biết khác sâu xa hơn cả trước đây rất nhiều.

            Tóm lại, các bạn nên tiếp tục giữ sự tập trung cho đến khi nào tâm thức tự nó dừng lại, có nghĩa là cho đến khi nào đạt được thể dạng hòa nhập gọi là sự "tinh khiết của thể dạng chú tâm và bình thản" (tập trung tâm thức có nghĩa là tâm thức vẫn còn phải cố gắng, trong khi đó sự quán thấy tối thượng - hay "thể dạng tinh khiết của sự chú tâm" - sẽ là một thể dạng  yên tĩnh và vắng lặng tuyệt đối, không cần đến một sự cố gắng nào cả). Hãy cảm nhận sự tinh khiết của thể dạng tỉnh thức (mindfulness) đó. Sự cảm nhận ấy cũng tương tự như sự cảm nhận đối với thể dạng bình thản (equanimity) trước đây: đó là kết quả mang lại từ sự tập trung cao độ hướng sâu vào tâm thức, giúp mình hiểu biết được chính nó. Tóm lại, hãy tập trung tâm thức cho đến khi nào thực hiện được thể dạng bình thản (equanimity/samatha) và tiếp theo đó thì chuyển sang sự chiêm nghiệm (suy tư/contemplate/samadhi, vipassana). Đấy là cách giúp các bạn phát huy khả năng quán thấy bản chất của mọi sự vật.

 

                                                                                       Bures-Sur-Yvette, 19.03.16

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2021(Xem: 4008)
Đêm yên tĩnh. Nhìn ra khung kiếng cửa sổ chỉ thấy một màu đen, đậm đặc. Cây cối, hàng giậu, lẳng hoa, bồn cỏ, ghế đá, và con đường ngoằn ngoèo trong công viên, có thể sẽ khó cho khách bộ hành nhận ra vị trí và thực chất của chúng. Cây bên đường có thể bị nhầm là kẻ trộm đối với cảnh sát, và sẽ là cảnh sát đối với kẻ trộm (1). Giây thừng hay con rắn. Con chim hay con quạ. Con sóc hay con mèo. Người hay quỉ. Mọi vật đều một màu đen. Trong bóng đêm, mọi thứ đều dễ trở nên ma mị, huyễn hoặc.
27/04/2021(Xem: 3830)
Cũng như tình trạng nghiêm trọng của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi chỉ có thể theo đuổi một trong ba trường hợp – chiến đấu, bỏ chạy, hay đàm phán. Ngài có thể tập họp lại đội quân ít ỏi, vũ khí thô sơ, rèn luyện sơ sài và đưa họ đối mặt với một lực lượng quân sự mạnh mẽ vượt trội, biết rằng ngài gần như chắc chắn đang kết án tử hình cho đội quân của ngài và xứ sở của ngài cuối cùng sẽ bị đánh bại. Ngài có thể trốn chạy khỏi đất nước, nhưng như vậy sẽ để lại dân tộc ngài không có lãnh đạo và vẫn chịu sự thương hại của những kẻ xâm lược. Hay, ngài vẫn ở lại Tây Tạng và cố gắng để đàm phán một thỏa hiệp với Tàu Cộng để bảo vệ dân tộc ngài và nền văn hóa của họ. Để thực hiện một quyết định đúng đắn, ngài phải biết hơn về Trung Hoa.
27/04/2021(Xem: 5999)
Được sự cho phép của lãnh đạo chính quyền và sự trợ duyên của nam nữ Phật tử, câc nhà hảo tâm khắp nơi, chùa Diên Khánh đã khởi công trùng tu ngôi Tam Bảo vào ngày 12/3 năm Tân Sửu, nhưng kinh phí còn quá khiêm tốn, nên việc tái thiết trùng tu ngôi chánh điện đang dang dở, trì trệ... Nay nhà chùa một lần nữa tha thiết đăng lại bức "Thư Ngỏ", kính gửi lời đến quý đạo hữu, nhà hảo tâm, Phật tử gần xa để công việc trùng tu sớm được hoàn thành.
19/04/2021(Xem: 11224)
Phật Điển Phổ Thông DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT Common Buddhist Text: Guidance and Insight from theBuddha. Copyright by Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU). Chủ biên bản Việt ngữ: LÊ MẠNH THÁT - TUỆ SỸ Ban biên dịch: Thích Hạnh Viên, Thích Nữ Khánh Năng, Thích Thanh Hòa, Pháp Hiền Cư sỹ, Nguyễn Quốc Bình. Dịch Việt và Ấn hành với Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền của Viện Đại Học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái-lan, 2018. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019. Hương Tích ấn hành.
15/04/2021(Xem: 9190)
Bài viết này (phần B) cập nhật và tóm tắt buổi trình bày về bài viết "Tản mạn về tiếng Việt và Hán Việt: tại sao Trung Quốc dùng danh từ khoái 筷 còn Việt Nam dùng đũa (trợ 箸)?" tại hội thảo UNC2021_0116 tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN (sẽ diễn ra vào ngày 24/4/2021). Các trang bên dưới được trích từ các trang của Power Point Presentation, dựa vào bài viết đã đăng và dán lên đây theo dạng word cho dễ đọc hơn.
15/04/2021(Xem: 6692)
Chúng ta thường biết là Vi Diệu Pháp là Tạng của Nguyên Thủy áp dụng tu học ngày nay rất phổ biến. Tạng này cũng nói về Tâm và nghiên cứu sâu rộng. Riêng Đại Thừa thì có Duy Thức Luận cũng tương tự chỉ khác là có 2 thức Mạc Na Thức số 7 và Tạng Thức số 8. Vi Diệu Pháp là do Xá Lợi Phất giảng còn Duy Thức Luận là do Vô Trước Thế Thân giảng, tất cả đều do Bồ Tát mở rộng ra mà thôi và là Luận tức là luận bàn do qui từ nhiều kinh lại và không do Phật giảng. Xá lợi Phất giảng Vi Diệu Pháp do Phật giảng trên cõi trời cho mẹ của Phật còn Vô Trước Thế Thân giảng là do Phật Di Lạc giảng cũng trên cõi trời. Bài viết nầy chủ yếu đưa ra khái luận về Tâm Thức theo hai phái Nguyên Thủy và Đại Thừa dựa vào Phân Tâm Học ngày nay. Chúng ta nghiên cứu trên căn bản tâm lý học về tạng Vi Diệu Pháp và Duy Thức Luận.
15/04/2021(Xem: 7683)
Chẳng bao lâu sau khi được xác định như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, cậu bé Lhamo Thondup được cha mẹ đưa đến tu viện Kumbum để bắt đầu việc rèn luyện tôn giáo sơ khởi và chờ đợi trong khi những chuẩn bị cho chuyến du hành đến Lhasa được thực hiện. Mười tám tháng sau, việc cung nghinh Đức Đạt Lai Lạt Ma mới đã bắt đầu cho cuộc hành trình ba tháng đến thủ đô của quốc gia. Một khi đến đó, ngài sẽ đăng quang như lãnh tụ tinh thần của dân tộc Tây Tạng, và sau hàng năm rèn luyện lâu hơn, ngài cũng là lãnh tụ chính trị của họ. Đúng với dự đoán của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, Đức Đạt Lai Lạt Ma mới cuối cùng sẽ bị áp lực phải lãnh đạo quốc gia của ngài chống lại những đe dọa ngoại tại.
15/04/2021(Xem: 4990)
Năm nay, nhân dân Vương quốc Phật giáo Campuchia sẽ tổ chức Tết Cổ truyền Chôl Chnăm Thmây từ các ngày 14 đến 16 tháng 4 năm 2021, một trong những lễ hội lớn nhất nước, nhằm ngăn chặn sự lây lan đại dịch Covid-19, với khẩu hiệu “Mừng Năm mới tại tư gia” (New Year at Home). Vào lúc 4 giờ sáng ngày 14 tháng 4, đánh dấu sự kết thúc của năm Phật lịch 2564 và bắt đầu Tân niên Phật lịch 2565, Âm lịch ngày 3 tháng 3 năm Tân Sửu. Thiên thần của Tân niên năm nay là Mondea Devy, con gái thứ tư của Kabel Moha Prum.
15/04/2021(Xem: 5050)
H.T Thích Trí Thủ Như nhiều Phật tử người Miền Trung, người viết cũng rất thích gọi Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ bằng “ Ôn Già Lam”, để phần nào đó cảm nhận được sự Kính trọng và gần gũi, thân thiết bên mình trong cuộc sống tu học. Trong bài viết này xin được dùng hai từ Hòa Thượng ( H.T ). Đối với anh em thanh niên Phật tử chúng tôi ngày trước, mơ ước được gặp và được nghe những vị lãnh đạo Phật giáo nói chuyện là một mơ ước rất lớn, khó có cơ hội trở thành hiện thực. Những khi làm hàng rào danh dự bảo vệ, nhìn được rất gần các vị mỗi khi đi ngang qua đã là một phước báu vô cùng rồi. Nếu muốn được nghe các vị giảng thì mỗi chiều chủ nhật đến giảng đường chùa Ấn Quang để thỏa một phần nào niềm mơ ước ấy. Xem ra ngày trước Phật tử cũng còn có nhiều cơ duyên gặp gỡ các ngài quá!
12/04/2021(Xem: 4347)
Ngài Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tiến sĩ Azza Karam, Tổng Thư ký tổ chức Các tôn giáo phụng sự hòa bình và tất cả các nhà lãnh đạo kính mến! Chúng tôi rất hanh hạnh được trở thành một phần trong cuộc đối thoại này, giữa các Tôn giáo vì Hòa bình và Tổ chức Y tế Thế giới. Trong một năm qua, chúng tôi ngưỡng mộ vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với vai trò lãnh đạo, mà tổ chức này đã thể hiện trong việc giữ cho các cơ quan Chính phủ cũng như công dân trên thế giới mở rộng các kênh liên lạc. WHO đã chứng minh rằng nó thuộc về toàn bộ thế giới. Có một câu trích dẫn nổi tiếng của Kinh thánh Hindu giáo "Bhagavad Geetha" của Chúa Krishna “Yoga Kshemam Vahamyaham” có nghĩa là “Tôi chăm lo sự thịnh vượng và hạnh phúc của chúng sinh” (I look after prosperity and wellbeing of living beings). Theo quan điểm của tôi, WHO đang nỗ lực hết mình vì cuộc sống hạnh phúc dưới ánh Mặt trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]