Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 4: Lợi ích của sự bình thản

26/03/201615:07(Xem: 4579)
Bài 4: Lợi ích của sự bình thản

Bài IV
 Lợi ích của sự bình thản
The Uses of Equaminity / Les bienfaits de l' équanimité

 

            Các cảm nhận của tâm thức rất tinh tế và biến đổi không ngừng. Nhiều lúc các sự đam mê hay giận dữ vụt bùng lên, thế nhưng không thấy các xúc cảm đó liên hệ gì với các sự tiếp xúc giác cảm, và nguyên nhân chỉ đơn giản là tính khí của mình. Chẳng hạn có những lúc tâm thức đang trong thể dạng "bình thường", thế nhưng "bỗng dưng" nó cảm thấy bực bội, hoặc cứ muốn suy nghĩ về một điều gì đó, hoặc bị lôi cuốn bởi các cảm tính đau đớn, thích thú hay một sự thanh thản nào đó (đây là các tác động của nghiệp quá khứ hiện lên với mình một cách kín đáo). Chúng ta phải tìm hiểu thật cẩn thận cả ba thể dạng cảm tính trên đây để nhận thấy tình trạng xao động, biến đổi và căng thẳng (stressful) thường xuyên của chúng, hầu ý thức được là không nên để cho tâm thức bị lôi kéo theo với chúng. Các sự vật lôi cuốn chúng ta bằng nhiều cách vô cùng tinh tế và rất khó nhận biết. Chúng ngăn chận không cho chúng ta quán thấy được mọi sự vật đúng là như thế, bởi vì sự thu hút ấy nhất thiết chỉ đơn thuần là một sự lường gạt. Mỗi khi đắm mình trong các cảm tính thích thú thì cũng không phải là quá khó để nhận biết được điều đó, thế nhưng khi lắng vào sự bình thản (equanimity, chữ này thường được các kinh sách gốc Hán ngữ dịch không sát nghĩa là "xả" với ý nghĩa là "buông xả") thì sẽ khó nhận biết hơn nhiều, bởi vì tâm thức không ý thức được là nó đang ở trong tình trạng đó. Thế nhưng sự bình thản vô thức ấy sẽ ngăn chận không cho chúng ta trông thấy bất cứ gì một cách minh bạch được.    

            Vậy chúng ta hãy chú tâm quán xét các cảm tính (feelings) đơn giản như là các cảm tính và gạt ra ngoài tâm thức mọi sự bám víu, kể cả thể dạng bình thản cũng vậy  Mỗi khi cảm nhận được một sự im lặng (với tư cách là một cảm tính/a feeling), thì phải lợi dụng ngay lúc đó, tức là lúc mà tâm thức đang khép lại (thu lại), lắng xuống và không còn bị phân tán nữa, hầu biến sự bình thản đó trở thành một cơ sở giúp mình nhận biết được rõ ràng hơn thế nào là vô thường, sự bất toại nguyện và tính cách vô thực thể của mọi sự vật (mỗi khi một cảm tính vắng lặng hiện lên với mình, và trong lúc đó tâm thức cũng lắng xuống, không còn bị phân tán nữa, thì nên lợi dụng ngay cảm tính/feeling vắng lặng đó (samatha) như là một cơ sở, một phương tiện giúp mình cảm nhận và quán thấy (samadhi/vipassana) vô thường, khổ đau và vô ngã của mình và thế giới). Chẳng qua là vì thể dạng bình thản đó là cấp bậc lắng sâu (jhana) thứ tư trong phép thiền định, và cũng là nền tảng tối cần giúp mang lại sự quán thấy sâu xa và sự giải thoát. Tóm lại là phải cẩn thận không nên chỉ biết đơn giản chú tâm vào sự lắng sâu (absorption/samatha) của thiền định.

            Nếu các bạn phát huy được một thể dạng tâm thức bình thản (equanimity/samatha)  nhưng không hướng nó vào sự quán thấy sâu xa (insight/vipassana), thì đấy chỉ là một thể dạng tập trung tạm thời (tạo ra một sự thanh thản thế thôi, không đi đến đâu cả, tương tự như dọn một thửa ruộng nhưng không gieo trồng gì cả). Các bạn không nên quên mục đích của việc luyện tập thiền định là đạt được sự hiểu biết minh bạch về vô thường (phù du và ảo giác), bất toại nguyện (khổ đau) và vô thực thể (không có cái tôi hay cái ngã) của mọi sự vật (tức là ba đặc tính của mình và thế giới).Chính đấy là cách giúp các bạn nhổ bỏ tận rễ mọi sự bám víu. Nếu tâm thức chỉ biết lắng vào sự bình thản vô thức (oblivious aquanimity/équanimité inconsciente), thì nó sẽ vẫn còn chất chứa nhiên liệu (fuel) bên trong nó; và như thế mỗi khi xảy ra một sự tiếp xúc giác cảm, thì tức khắc ngọn lửa của sự bám víu (thích thú, khó chịu, trung hòa, ghét bỏ...) sẽ bùng lên ngay. Do đó các bạn phải giữ đúng nguyên tắc mà Đức Phật đã đưa ra: tập trung tâm thức trong thể dạng lắng sâu của thiền định và sau đó là hướng sự chú tâm ấy vào mục đích mang lại sự hiểu biết minh bạch về ba đặc tính (vô thường, khổ đau và vô ngã). Phương pháp luyên tập đúng đắn nhất là không được để mình rơi vào cạm bẫy giăng ra bởi bất cứ một giai đoạn tạm thời nào cả, và nhất là dù có đạt được bất cứ gì trong nội tâm thì không nên vội xem là mình đã đạt được Giác Ngộ! Phải tiếp tục quán xét và hướng sự tập trung vào bên trong chính mình để quán xét xem còn có gì khác biến đổi trong tâm thức mình hay không, nếu có thì phải nhận biết sự bất toại nguyện (stress/căng thẳng, khổ đau) bên trong sự biến đổi đó, và cả tính cách vô thực thể của sự đổi thay đó (có nghĩa là khi nào còn sự biến đổi - dù nhỏ nhoi cách mấy - hiện ra trong tâm thức, thì sẽ còn xảy ra sự bám víu, đưa đến khổ đau và sự hiện hữu của cái ngã). Nếu các bạn hiểu được bản chất của mọi sự vật đúng theo chiều hướng đó, thì tâm thức sẽ có thể vượt lên trên mọi sự cảm nhận (không bị chúng chi phối và sai khiến) và nó sẽ không bị rơi vào các cạm bẫy giăng ra ở cấp bậc này hay cấp bậc kia (tức là trong cả hai thể dạng: tĩnh lặng/samatha cũng như thể dạng quán thấy/samadhi,vipassana) - và nên hiểu rằng tất cả những thứ ấy nhất thiết chỉ đơn giản là các sản phẩm tưởng tượng (matters of speculation/simple conjectures).

            Điều quan trọng là các bạn phải tạo được một sự quán thấy minh bạch. Dù cho tâm thức pha chế và tạo dựng ra đủ mọi thứ tưởng tượng trong một tình trạng hỗn loạn, nhưng các bạn phải tập trung sự chú tâm giúp mình quán thấy tất cả những thứ ấy cũng chỉ toàn là ảo giác. Và sau đó thì cứ bình thản quan sát sự biến mất tuần tự của tất cả các hiện tượng tâm thần ấy. Phải nhận thấy thật minh bạch là tất cả các sự tạo dựng tâm thần đó không có gì là thật cả. Sớm muộn chúng cũng sẽ tan biến hết. Những gì còn lại với mình là một tâm thức trống không, tức là một tâm thức giữ được sự thăng bằng của thể dạng bình thường của chính nó. Sau đó các bạn tiếp tục tập trung quan sát sự thăng bằng ấy.

            Trong quá trình quan sát sâu kín trên đây về các thứ bệnh tật của tâm thức, không phải chỉ có một cấp bậc duy nhất mà có rất nhiều cấp bậc khác nhau (thân xác có nhiều thứ bệnh, có những thứ rất nhẹ chỉ cần xoa bóp hay xức dầu là hết bệnh, nhưng cũng có những thứ bệnh trầm trọng và khó trị hơn. Tâm thức cũng thế, cũng có những thứ bệnh nhẹ, chẳng hạn như các sự lầm lẫn, hoang mang có thể nhờ suy nghĩ mà sáng ra, nhưng cũng có những thứ bấn loạn tâm thần cần đến sự chữa trị của các bác sĩ tâm thần, hoặc trầm trọng hơn phải điều trị suốt đời trong các dưỡng trí viện. Thông thường chúng ta nghĩ rằng thân xác mình rất khỏe mạnh, thế nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra những sự đột biến về tim mạch do các nguyên nhân âm ỉ bên trong cơ thể mình, mà bác sĩ cũng như các phương pháp thử nghiệm y khoa không phát hiện được. Đối với tâm thần cũng thế, chúng ta cảm thấy sáng suốt, sảng khoái và bình thường, thế nhưng có những sự rối loạn rất sâu kín mà mình không nhận biết được. Đôi khi cũng không cần đến sự chẩn bệnh của các bác sĩ tâm thần chúng ta cũng có thể nhận biết được tình trạng "không được khỏe" lắm của tâm thức mình. Chẳng hạn như các hình ảnh, sự kiện, xúc cảm..., hiện ra trong các giấc mơ là những gì phản ảnh tình trạng sức khỏe của tâm thức mình. Những gì mình "trông thấy" và nhớ lại được từ trong các giấc mơ là kết quả phát sinh từ sự phối hợp vô cùng phức tạp giữa nghiệp (trí nhớ), các tạo tác tâm thần liên quan đến các cảm nhận và biến cố trong cuộc sống thường nhật. Chúng biến dạng dưới những hình ảnh hiện ra trong giấc mơ mà mình không hiểu gì cả, nhưng thường là chúng mang lại cho mình các xúc cảm sợ hãi, hoang mang và đau buồn, và đó chính là tình trạng "không được khỏe mạnh" của tâm thức mình. Trong lúc tỉnh chúng ta không nhận biết được các sự bấn loạn đó trong tâm thức, bởi vì chúng bị che lấp bởi sự tràn ngập của giác cảm phát sinh từ sự tiếp xúc của các giác quan với thế giới bên ngoài. Đức Phật là một vị Lương Y, Ngài trông thấy được tất cả những thứ bệnh tật ấy bên trong tâm thần của chúng sinh và đưa ra các phương pháp thích nghi giúp mỗi chúng sinh tự chữa trị các bệnh tật ấy cho chính mính). Ngay trong trường hợp nếu thỉnh thoảng thực hiện được một vài sự quán thấy sâu xa thì các bạn cũng không nên tự mãn và dừng lại, không nên cảm thấy thích thú vì cho rằng mình đã quán thấy được những điều mà trước đây mình chưa bao giờ thực hiện được. Hãy tiếp tục suy tư về quy luật vô thường đối với tất cả mọi sự vật, nhưng không được bám víu vào các sự khám phá ấy của mình, và rồi dần dần các bạn sẽ mang lại cho mình những sự hiểu biết khác sâu xa hơn cả trước đây rất nhiều.

            Tóm lại, các bạn nên tiếp tục giữ sự tập trung cho đến khi nào tâm thức tự nó dừng lại, có nghĩa là cho đến khi nào đạt được thể dạng hòa nhập gọi là sự "tinh khiết của thể dạng chú tâm và bình thản" (tập trung tâm thức có nghĩa là tâm thức vẫn còn phải cố gắng, trong khi đó sự quán thấy tối thượng - hay "thể dạng tinh khiết của sự chú tâm" - sẽ là một thể dạng  yên tĩnh và vắng lặng tuyệt đối, không cần đến một sự cố gắng nào cả). Hãy cảm nhận sự tinh khiết của thể dạng tỉnh thức (mindfulness) đó. Sự cảm nhận ấy cũng tương tự như sự cảm nhận đối với thể dạng bình thản (equanimity) trước đây: đó là kết quả mang lại từ sự tập trung cao độ hướng sâu vào tâm thức, giúp mình hiểu biết được chính nó. Tóm lại, hãy tập trung tâm thức cho đến khi nào thực hiện được thể dạng bình thản (equanimity/samatha) và tiếp theo đó thì chuyển sang sự chiêm nghiệm (suy tư/contemplate/samadhi, vipassana). Đấy là cách giúp các bạn phát huy khả năng quán thấy bản chất của mọi sự vật.

 

                                                                                       Bures-Sur-Yvette, 19.03.16

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2023(Xem: 1106)
Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng-phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời. Vào năm 2018, đất nước Venezuela hỗn loạn, có tới hai chính phủ và ngoại bang xâu xé, chưa biết tương lai đi về đâu, rồi tới nước Pháp.
15/11/2023(Xem: 1065)
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, trải qua bao đời, truyền thống này vẫn luôn được giữ gìn như một gốc rễ tạo nên nhân cách, đạo đức và kiến thức cho mỗi con người, bởi không ai lớn lên mà không cần đến người dẫn dắt, hướng dẫn, không ai tự nhiên tài giỏi, hiểu biết mà không có một người Thầy.
02/11/2023(Xem: 1654)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Năm nào xứ Huế cũng lụt lội, dường như bão lụt đã trở thành .. ''đặc sản'' không thể thiếu của miền Trung. Được sự quan tâm chia sẻ của quý vị Phật tử và các vị hảo tâm, Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà từ thiện dành cho những người dân nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn.. thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế.. Chư Ni chùa Siêu Quần đã đại diện Hội từ thiện trao tặng cho người dần 500 phần quà, mỗi phần trị giá 400k gồm 10 ký gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương, sữa và bì thư 100k.
15/10/2023(Xem: 1222)
Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
13/10/2023(Xem: 1091)
Người đời, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, luôn có một mong cầu, đó là “sống và tận hưởng”, quan niệm đó hình thành và tồn tại cho đến khi con người mất đi, bởi lạc thú và những vật chất xa hoa là thứ khiến cho người ta hướng đến, chinh phục và khao khát có được, bởi khi có được những điều đó, người ta mới thấy cuộc đời là đáng sống.
13/10/2023(Xem: 2096)
Tứ Niệm Xứ là pháp hành (phương pháp thực hành Giáo Pháp) do Đức Phật khám phá và truyền dạy, bao gồm sự thực hành bốn loại Chánh Niệm (Trí nhớ Chánh) về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mục đích là để Thấy Biết như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy những lợi ích cụ thể khi thực hành Tứ Niệm Xứ là gì?
07/10/2023(Xem: 1396)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
03/10/2023(Xem: 817)
Khó- Dễ trong đời DỄ là nói chẳng nghĩ suy KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra. DỄ làm đau đớn người ta KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!
22/09/2023(Xem: 916)
BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC? Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất: ▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN: Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
22/09/2023(Xem: 1773)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì? Phải chăng là một vị trí cao trong xã hội? Một gia tài đồ sộ? Một danh tiếng lẫy lừng? Là vượt qua tất cả người khác để chiếm giữ vị trí độc tôn?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567