Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Phật dạy về sự đoạn nhục thực

19/03/201613:57(Xem: 10010)
Lời Phật dạy về sự đoạn nhục thực

Lời Phật dạy về sự đoạn nhục thực

Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng: tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại, chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi.

 
blank


Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!" Vậy muốn cho tai nạn chiến tranh tiêu giảm, không gì hơn dứt từ cái nhân của nó, nghĩa là mọi người đều nên ăn chay giới sát phóng sanh. Nhưng về việc nầy phần sự thì dễ nhận biết, phần lý ít người suốt thông. Bởi thế nhiều kẻ khi ăn chay giới sát phóng sanh, không thể phát tâm chí thành thương xót, nên công đức cũng vì đó mà trở thành kém ít. Vậy khi làm các điều thiện trên, hành giả phải nhận hiểu phần lý của nó như bốn điểm ở đoạn trước đã nói. Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng: tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại, chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi.

Nếu những chúng sanh ấy ngày kia nghiệp chướng tiêu giảm, được nghe chánh pháp, đều có thể tiến tu và được thành quả Phật. Lại nên nghĩ: ta cùng tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay ở trong nẻo luân hồi, vì vô minh che lấp nên đổi thay sanh sát lẫn nhau. Trong nhiều kiếp, các loài kia thường làm cha mẹ, anh chị em, chồng vợ, con cái của ta; và ta cũng đã từng làm cha me, anh chị em, chồng vợ, con cái của cái loài ấy. Chúng sanh kia do sức nghiệp ác hoặc ở cõi người, hoặc ở trong hàng dị loại, thường bị ta giết hại; ta cũng do sức nghiệp ác, hoặc ở cõi người, hoặc ở trong hàng dị loại, thường bị nó giết hại. 

Cảnh tương sanh tương sát như thế đã diễn ra từ vô lượng kiếp chẳng biết chừng nào dứt, phàm phu vì mê nên không hiểu, nhưng Như Lai thì thấu suốt rõ ràng. Việc ấy nếu không nghĩ đến thì thôi, người biết nghĩ suy tất không xiết thẹn thuồng bi mẫn! Nay ta do túc phước được làm người, nên giải trừ oan kết, ăn chay giới sát phóng sanh; lại vì cứu độ mình và muôn loài, niệm Phật hồi hướng cầu sanh Cực Lạc. Xin dẫn một đoạn trong kinh Lăng Già về nhân duyên đoạn trừ nhục thực mà đức Thế Tôn đã dạy, để cho hàng Phật tử thêm sự suy gẫm trên bước đường ăn chay tu thiện:

"... Có vô lượng nhân duyên mà hàng Bồ Tát phải sanh lòng thương xót, không nên ăn tất cả các thứ thịt. Ta nay vì ông nói ra đây một phần ít:

- Nầy Đại Huệ! Tất cả loài hữu tình từ vô thỉ đến nay ở trong vòng sống chết luân hồi vô tận, không có chúng sanh nào chẳng từng làm cha mẹ anh em con cái quyến thuộc, cho đến chủ tớ bạn bè thân thích lẫn nhau. Vậy đối với chúng sanh đã vì nghiệp lực phải chịu đọa làm thân thủy tộc, cầm thú, nỡ nào bắt nó mà ăn thịt? Bậc Bồ Tát ma ha tát phải quán sát xem tất cả loài hữu tình đồng với thân mình, nên nghĩ các thứ thịt kia từ những sanh mạng biết vui khổ thương đau mà có, đâu nỡ an nhiên mà ăn?

- Nầy Đại Huệ! Các bọn La sát nghe ta nói điều nầy còn nên dứt trừ sự ăn thịt, huống nữa là người ưa vui theo đạo pháp? Trong mỗi đời, Bồ Tát quán thấy chúng sanh đều là quyến thuộc, thường nghĩ xem đồng như con, nên không ăn tất cả các thứ thịt. Những người bán các thứ thịt trâu bò chó ngựa heo dê nơi chợ phố hàng quán, vì tâm tham lợi nên tạo nghiệp giết hại; thịt là sở do của tâm hạnh tạp uế như thế, làm sao Bồ Tát nên thọ dụng?

- Nầy Đại Huệ! Tất cả các thứ thịt đều là chất tinh huyết ô uế, người cầu thanh tịnh làm sao nên ăn? Kẻ ăn thịt, chúng sanh thấy đều sợ hãi, người tu từ tâm làm sao nên ăn? Khi gặp bọn thợ săn cùng kẻ hạ tiện làm nghề bắn giết, bẫy lưới tàn hại sanh linh, loài chó trông thấy kinh hãi sủa vang, tất cả cầm thú thảy đều dớn dác trốn chạy. Sở dĩ như thế, bởi các chúng sanh ấy đều nghĩ rằng: những người này lộ vẻ hung ác dường như quỉ La sát, nếu ta đến đó tất bị bắt giết, vậy phải nên xa lánh là hơn. Cũng như thế, người ăn thịt thường bị chúng sanh ghét sợ xa lánh. Vì lẽ đó, bậc Bồ Tát tu hạnh từ bi không nên ăn thịt.

- Nầy Đại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt, thân thể hôi nhơ, tiếng dữ đồn xa, người lành bậc hiền thánh không thích gần gũi, vì thế Bồ Tát không nên ăn thịt. Huyết nhục là chất chúng Tiên từ bỏ, các Thánh chẳng ưa, bởi thế Bồ Tát không nên thọ dụng. Bồ Tát vì tâm từ mẫn, vì giữ gìn lòng tin của chúng sanh khiến cho Phật pháp không bị chê bai, nên không ăn thịt. Nếu đệ tử của ta ưa an thịt, sẽ bị người tục đem lòng khinh báng nói rằng: Tại sao hàng Sa môn tu nghiệp thanh tịnh, lại không bằng hạnh trong sạch của thiên tiên, mà như ác thú mang đầy bụng thịt cá đi dạo thế gian, làm cho chúng sanh thảy đều ghét sợ? Và như thế là kẻ ấy đã phá hạnh thanh tịnh, mất đạo Sa môn, thiếu tư cách để điều phục người. Cho nên, Bồ Tát vì lòng từ mẫn, muốn nhiếp hộ mọi người khiến cho không sanh tâm niệm ấy, chẳng thọ dụng đồ huyết nhục.

- Nầy Đại Huệ! Như khi thiêu người chết cùng thiêu thịt của loài vật, cả hai mùi khí vị không tinh sạch đồng như nhau, tại sao trong ấy thịt người không ăn, lại ăn thịt loài vật? Vì thế, người ưa hạnh thanh tịnh không nên ăn thịt. Các hàng thiện nam thiện nữ tu hành khổ nhọc chốn a lan nhã, hoặc trụ nơi từ tâm, hoặc trì chú thuật, hoặc cầu giải thoát, hoặc hướng về đại thừa, nhưng vì bởi còn ăn thịt nên bị nhiều sự chướng ngại, công hạnh không được thành tựu. Cho nên Bồ Tát nếu muốn được lợi mình và lợi ích cho chúng sanh, quyết không nên ăn thịt.

- Nầy Đại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt khi thấy hình dáng loài vật đã sanh tâm thèm mùi vị. Bậc Bồ Tát phải thương nghĩ chúng sanh cũng như mình, tại sao vừa thấy hình đã muốn ăn thịt? Bởi thế, Bồ Tát phải dứt trừ nhục thực. Người ăn thịt thì nơi miệng thường hôi nên chư thiên lánh xa, hằng bị Dạ xoa ác quỷ đoạt mất tinh khí. Kẻ ấy giấc ngủ không yên, khi tỉnh dậy lo lắng, tâm nhiều sợ hãi; do tham ăn không biết vừa đủ, nên thêm nhiều tật bịnh, dễ sanh ghẻ độc, bị các loài tế trùng cắn đúc, mà cũng vẫn không biết chán nhàm.

- Nầy Đại Huệ! Ta thường bảo: ăn thịt chúng sanh chẳng khác chi ăn thịt con mình, vậy đâu phải thật Như Lai hứa cho đệ tử ăn thịt? - Thịt chẳng phải thơm ngon, thịt không tinh sạch, ăn thịt sanh nhiều tội ác, làm hư các công đức, bị chư Tiên Thánh rời bỏ, làm sao Như Lai lại hứa cho đệ tử ăn thịt? Bởi thế, kẻ nào nói Như Lai chấp nhận cho đệ tử ăn thịt, tức là phỉ báng ta.

- Nầy Đại Huệ! Nên biết thức ăn thanh tịnh là những thứ như: lúa, nếp, đậu, bắp, đường, tô du... Các thứ ấy chư Phật đời quá khứ đã hứa cho, ta nay cũng khuyên bảo như vậy".

 
Hòa thượng Thích Thiền Tâm
Nguồn: Tinhdo.net
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2022(Xem: 6708)
Cháu tìm ra chút nhân duyên Trời cao biển rộng ngoại tìm ra không? Non xanh nước biếc phiêu bồng Về già ngoại vẫn đếm đong đi tìm Một đời bay mỏi cánh chim Nghiệp duyên ba nổi bảy chìm xang bang Lên non xuống biển tìm vàng Nhân duyên bắt được chỉ toàn đá rêu
17/02/2022(Xem: 4389)
“Một con én một đoạn đường lay lất Một đêm dài nghe thác đổ trên cao Ta bước vội qua dòng sông biền biệt Đợi mưa dầm trong cánh bướm xôn xao
17/02/2022(Xem: 4502)
Phần này tiếp theo loạt bài “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes” về các Kinh Lạy Cha và Kinh A Ve (đánh số 5 và 26). Bài này chú trọng đến các dạng chữ Nôm trong bản Kinh Tin Kính (KTK) của LM Philiphê Bỉnh, đặc biệt là từ tài liệu của các LM de Rhodes và Maiorica, và cũng so sánh với các dạng chữ quốc ngữ trong tài liệu chép tay của cụ Bỉnh.
15/02/2022(Xem: 8449)
Với mục đích quảng bá Phật Pháp miễn phí đến những vị muốn Tu học Phật Pháp, Rèn luyện Anh ngữ, Luyện Dịch Việt-Anh hoặc Anh-Việt, (nhất là những vị đang sinh sống, hoặc sẽ đi hay đang du học, ở những quốc gia sử dụng tiếng Anh – cũng là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng khắp thế giới). Thế Giới Phật Giáo .org đã thực hiện sách Song ngữ ANH-VIỆT Đối chiếu (từng đoạn văn Rất NGẮN để dể đối chiếu) sau đây.
13/02/2022(Xem: 6022)
Hiện nay chúng ta đang có 2 cách tính thời gian theo : Âm Lịch và Dương Lịch. Phương Tây và nhiều nước trên thế giới sử dụng Dương Lịch, lịch này tính theo chu kỳ tự quay xung quanh trục mình của Trái Đất và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Trong khi đó cách tính Âm Lịch sử dụng Can Chi, bao gồm thập Can và thập nhị Chi. Trong đó, 10 Can gồm: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. 12 Chi được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người hoặc thuần dưỡng sớm nhất. Có một sự khác nhau trong 12 Chi giữa Âm Lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.... đó là Chi thứ 4 là con Mèo hay con Thỏ. Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với 12 con vật : Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. Khi ghép lại sẽ tạo thành 60 năm (bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) từ các tổ hợp Can - Chi khác nhau, gọi chung là Lục Thập Hoa Giáp.
13/02/2022(Xem: 6909)
Có ông triệu phú thời xưa Tuy giàu nhưng rất nhân từ đáng khen Ông thường có một bạn quen Bạn ông thật tốt nhưng tên lạ lùng Tên “Xui” nghe xấu vô cùng Cả hai trước học một trường, ganh đua Thân tình từ thuở ấu thơ Đã từng nô giỡn, chơi đùa bên nhau Giúp nhau mọi việc trước sau Tuổi xanh tình bạn dài lâu vững vàng.
13/02/2022(Xem: 7117)
Thuở xa xưa có một người Trong gia đình nọ sống đời giàu sang Nhưng mà ông lại chẳng màng Chẳng ưa cuộc sống tầm thường thế nhân Ông vào Hy Mã Lạp Sơn Sống đời ẩn sĩ ở luôn trong rừng Hàng ngày thiền định tập trung Chân tâm phát triển vô cùng an vui
12/02/2022(Xem: 11936)
Năm 2011 Tu Viện Quảng Đức lần đầu tiên tổ chức chuyến Hành hương Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng năm đó Nhật có biến cố động đất và sóng thần nên lịch trình hành hương trên xứ Nhật bị hủy bỏ. Cho đến nay sau 7 năm, Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng và anh Tony Thạch, Giám đốc Công Ty Du Lịch Triumph Tour, lại một lần nữa tổ chức chuyến Hành Hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Nhật và Đại Hàn trong thời điểm đầu tháng Tư theo lời yêu cầu của nhiều Phật tử, ngõ hầu xuyên qua những danh lam Phật Giáo mà đoàn đến chiêm bái, đoàn còn được chiêm ngưỡng những cảnh trí đẹp tuyệt vời được tô điểm bởi hương sắc nhẹ nhàng của hoa Anh Đào.
10/02/2022(Xem: 10968)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
10/02/2022(Xem: 7067)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vong ở Ấn Độ. Trong giai đoạn 1949-50, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi một đội quân đến xâm lược đất nước của tôi. Trong gần một thập kỷ, tôi vẫn là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của người dân và cố gắng thiết lập lại mối quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia của chúng tôi. Nhưng nhiệm vụ được chứng minh là bất khả thi. Tôi đã đi đến một kết luận không mấy vui vẻ rằng tôi có thể phục vụ người dân của mình tốt hơn từ bên ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]