Cảm xúc
về một bài thơ đề tặng
của cố Nghệ Sĩ Đoàn Yên Linh
Trước tiên xin được có đôi lời cảm ơn đến những vị quan tâm,có điện thư thăm hỏi sau khi đọc bài viết “Nén nhang muộn màng kính viếng nghệ sĩ Đoàn Yên Linh” . Thật tình mục đích bài viết ấy được đưa lên trước hết để những bạn bè thâm hữu xa gần nếu có kỷ niệm gì với nghệ sĩ Đoàn Yên Linh (Anh) đóng góp, bổ sung cho nhau hầu có thể sau này sẽ hoản thiện một bản lý lịch cũng như quá trình hoạt động nghệ thuật, trong đó có công đức cúng dường cho văn hóa Phật giáo của một người nghệ sĩ tận tâm như Anh. Hiện tại, dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài viết ấy cũng chỉ có bấy nhiêu thông tin, lòng vẫn luôn ưu tư khong nguôi.
Trong bài viết này, xin nói về bài thơ do chính Anh đề tặng người viết đề ngày 25/5/1992 có tên là “Xa Dòng Tục Lụy”.
(ảnh 1: ản chụp bài thơ)
Đó là khoảng thời gian khởi đầu, tất bật nhất của văn nghệ Phật giáo, đặc biệt tại Sài gòn, nơi quy tụ hầu hết những tên tuổi lớn trong nhiều lãnh vực. Anh Đoàn Yên Linh biết và thân thiết với tôi cũng từ trong những mối thâm giao đạo bạn đó. Nhà tôi lúc đó còn ở ven sông Sài gòn, bên bờ Thủ Thiêm, nước lớn ròng ngày hai buổi sóng đánh vỗ bờ. Được biết tôi trong giai đoạn này hạn chế cộng tác với các đài phát thanh, truyền hình để tập trung vào công việc văn hóa văn nghệ Phật giáo dưới sự “đứng mủi chịu sào” của Thầy Thích Đồng Bổn, một công việc hoàn toàn tự nguyện, không có chút quyền lợi gì, bên cạnh đó còn từ khướt rất nhiểu lời mời cộng tác của các đoàn nghệ thuật sân khấu, Anh rất cảm kích và sau vài lần sang nhà chơi, Anh mới cảm tác ra bài thơ và lấy tựa đề rất sát với thực tế lúc ấy. Anh ví cái khung cảnh sông nước yên lành với cảnh sống đạm bạc của gia đình nên mới có tựa đề Xa Dòng Tục Lụy. Riêng hai chữ Tục Lụy là Anh lấy từ hiệu ứng thành công của video cài lương Thóat Vòng Tụy Lụy, vở thứ hai sau Thái Tử A Xà Thế thành công gây được tiếng vang thời khai mở văn nghệ Phật giáo.
(anh 2: Hình bìa video vờ Thoát VòngTục Lụy).
Kính mời bấm vào link này để xem video:
http://quangduc.com/a55191/video-thoat-vong-tuc-luy-cai-luong-phat-giao
Vậy nên, tất cả ý nghĩa đó đã đuợc Anh viết ra từ tận cõi lòng mà với bốn câu đầu của bài thơ đã nói lên những ý nghĩa đó:
Tiếp theo đó Anh ví von những hư danh và quyền lợi mà tôi từ khước và những chịu đựng, kham nhẫn từ chính những cộng sự vốn từng là ngôi sao một thời để giữ vững tinh thần một người đang làm văn hóa văn nghệ Phật giáo. Do vậy tuy cũng là một tác giả sân khấu nhưng nhờ bàn chất con nhà Phật un đúc nên đã đứng bên ngoài vòng xoáy của hư danh thấp cao. Từ chổ đó Anh đã mước hai cấu đối của cố NSND Ba Vân (1908 - 1988) lồng vào để khẳng định vững chắc ý chí cũng như nhận thức qua việc làm của những ai biết mình và biết trách nhiệm với Phật pháp, với xã hội:
Để rồi Anh khẳng định giữa cuộc đời và sân khấu , sân khấu cuộc đời tất cả chỉ là một, cũng phải sánhh vai đi chung một giấc mộng đời.
Sân khấu cuộc đời là huyễn mộng
Và lấy tinh thần thiền tông của Vạn Hạnh thiền sư ( ?- 1018) *, Anh làm dấu kết cho một bài thơ mà muôn thưở đọc lại vẫn thấy mới như ngày nào:
Mỉm cười nhánh cỏ giọt sương rơi./.
Một điều đặc biệt nữa là cũng từ bài thơ Thị Tịch của Vạn Hạnh thiền sư sau đó Anh mạnh tay phổ thành bài ca vọng cổ rất hay. Khi đứng ra biên tập cho chùa Linh Phước album “Tiếng Chuông Chùa” tôi lấy ra chỉ cần chỉnh sửa đôi từ là có thể sử dụng được ngay. Bài hát có tên “Vạn Hạnh Thiền Sư” và được cô Út Bạch Lan nhận thể hiện.(đính kèm mp3).
Vâng! Nếu Anh còn sống !
Giác Đạo - Dương Kinh Thành
Phần đọc thêm
* : Ngày 15/5năm Thuận Thiên thứ 9 (1018), Tuy không bệnh nhưng Vạn hạnh Thiền sư gọi tăng chúng đến và đọc cho nghe bài kệ , có nơi gọi là “Bài Kệ Thị Tịch”;
Bản dịch thơ của Hòa thượng Thích Mật Thể (1912 - 1961) :
---------------------------------