Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm xúc về một bài thơ đề tặng của cố Nghệ Sĩ Đoàn Yên Linh

09/03/201621:10(Xem: 10531)
Cảm xúc về một bài thơ đề tặng của cố Nghệ Sĩ Đoàn Yên Linh

Cảm xúc
về một bài thơ đề tặng
của cố Nghệ Sĩ Đoàn Yên Linh


 

 

Trước tiên xin được có đôi lời cảm ơn đến những vị quan tâm,có điện thư thăm hỏi sau khi đọc bài viết “Nén nhang muộn màng kính viếng nghệĐoàn Yên Linh” . Thật tình mục đích bài viết ấy được đưa lên trước hết để những bạn bè thâm hữu xa gần nếu có kỷ niệm gì với nghệ sĩ Đoàn Yên Linh (Anh) đóng góp, bổ sung cho nhau hầu có thể sau này sẽ hoản thiện một bản lý lịch cũng như quá trình hoạt động nghệ thuật, trong đó có công đức cúng dường cho văn hóa Phật giáo của một người nghệ sĩ tận tâm như Anh. Hiện tại, dù đã có nhiều cố gắng nhưng bài viết ấy cũng chỉ có bấy nhiêu thông tin, lòng vẫn luôn ưu tư khong nguôi.



Doan-yen-linh-1991



Trong bài viết này, xin nói về bài thơ do chính Anh đề tặng người viết đề ngày 25/5/1992 có tên là “Xa Dòng Tục Lụy”.


xa-dong-tuc-luy(ảnh 1: ản chụp bài thơ)


Đó là khoảng thời gian khởi đầu, tất bật nhất của văn nghệ Phật giáo, đặc biệt tại Sài gòn, nơi quy tụ hầu hết những tên tuổi lớn trong nhiều lãnh vực. Anh Đoàn Yên Linh biết và thân thiết với tôi cũng từ trong những mối thâm giao đạo bạn đó. Nhà tôi lúc đó còn ở ven sông Sài gòn, bên bờ Thủ Thiêm, nước lớn ròng ngày hai buổi sóng đánh vỗ bờ. Được biết tôi  trong giai đoạn này hạn chế cộng tác với các đài phát thanh, truyền hình để tập trung vào công việc văn hóa văn nghệ Phật giáo dưới sự “đứng mủi chịu sào” của Thầy Thích Đồng Bổn, một công việc hoàn toàn tự nguyện, không có chút quyền lợi gì, bên cạnh đó còn từ khướt rất nhiểu lời mời cộng tác của các đoàn nghệ thuật sân khấu, Anh rất cảm kích và sau vài lần sang nhà chơi, Anh mới cảm tác ra bài thơ và lấy tựa đề rất sát với thực tế lúc ấy. Anh ví cái khung cảnh sông nước yên lành với cảnh sống đạm bạc của gia đình nên mới có tựa đề Xa Dòng Tục Lụy. Riêng hai chữ Tục Lụy là Anh  lấy từ hiệu ứng thành công của video cài lương Thóat Vòng Tụy Lụy, vở thứ hai sau Thái Tử A Xà Thế thành công gây được tiếng vang thời khai mở văn nghệ Phật giáo.
Thoat-Vong-Tuc-Luy-Cai-Luong-Chau
(anh 2: Hình bìa video vờ Thoát VòngTục Lụy).

Kính mời bấm vào link này để xem video:
http://quangduc.com/a55191/video-thoat-vong-tuc-luy-cai-luong-phat-giao

      Vậy nên, tất cả ý nghĩa đó đã đuợc Anh viết ra từ  tận cõi lòng mà với  bốn câu đầu của bài thơ đã nói lên những ý nghĩa đó:

“Bên nhà lấp lánh nuớc sông trôi
Ai thảo văn chương gởi đất trời
Xa cõi thế nhân tình vạn thưở
Thoát Vòng Tục Lụy mộng ngàn khơi."

   
    Tiếp theo đó Anh ví von những hư danh và quyền lợi mà tôi từ khước và những chịu đựng, kham nhẫn từ chính những cộng sự vốn từng là ngôi sao một thời để giữ vững tinh thần một người đang làm văn hóa văn nghệ Phật giáo. Do vậy tuy cũng là một  tác giả sân khấu nhưng nhờ bàn chất con nhà Phật un đúc nên đã đứng bên ngoài vòng xoáy của hư danh thấp cao. Từ chổ đó Anh đã mước hai cấu đối của cố NSND Ba Vân (1908 - 1988) lồng vào để khẳng định vững chắc ý chí cũng như nhận thức qua việc làm của những ai biết mình và biết trách nhiệm với Phật pháp, với xã hội:

Ra đường danh lợi, vinh liền nhục
Vào cuộc trần ai , khóc lộn cười.

           Để rồi Anh khẳng định giữa cuộc đời và sân khấu , sân khấu cuộc đời tất cả chỉ là một, cũng phải sánhh vai đi chung một giấc mộng đời.

Sân khấu cuộc đời là huyễn mộng

  Và lấy tinh thần thiền tông  của Vạn Hạnh thiền sư ( ?- 1018) *, Anh làm dấu kết cho một bài thơ mà muôn thưở đọc lại vẫn thấy mới như ngày nào:

Mỉm cười nhánh cỏ giọt sương rơi./.

     Một điều đặc biệt nữa là cũng từ  bài thơ Thị Tịch của Vạn Hạnh thiền sư sau đó Anh  mạnh tay phổ thành bài ca vọng cổ rất hay. Khi đứng ra  biên tập cho chùa Linh Phước album “Tiếng Chuông Chùa” tôi  lấy ra chỉ cần chỉnh sửa đôi từ là có thể sử dụng được ngay. Bài hát  có tên  “Vạn Hạnh Thiền Sư” và được cô Út Bạch Lan nhận thể hiện.(đính kèm mp3).

                    Vâng! Nếu Anh còn sống !

 

Giác Đạo - Dương Kinh Thành

 

Phần đọc thêm

* : Ngày 15/5năm Thuận Thiên thứ 9 (1018), Tuy không bệnh nhưng Vạn hạnh Thiền sư gọi tăng chúng  đến  và đọc cho nghe bài kệ , có nơi gọi là “Bài Kệ Thị Tịch”;

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thào đầu phô.

        Bản dịch thơ của Hòa thượng Thích Mật Thể (1912 - 1961) :

Thân như ánh chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt, thu qua rụng rời
Sá chi hưng thịnh việc đời
Thịnh suy như giọt sương phơi đầu cành.

 

                   ---------------------------------

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2013(Xem: 10679)
Bệnh ( 病 ) là thuật ngữ chung cho cả Đông lẫn Tây y, Bệnh là là một cảm giác đau đớn, cả thể xác lẫn tinh thần. Bệnh là 1 trong 4 cái khổ ( Sanh 生, Lão 老, Bệnh 病, Tử 死 )của chúng sinh mà Phật đã dạy. Mà đã là chúng sinh thì ai cũng phải bệnh, hôm nay ta còn trẻ khỏe, nhưng một ngày nào đó khi đã đến tuổi già cũng phải nếm trải 1 đôi lần bị bệnh, hoặc hơn thế nữa. Bệnh là do Âm Dương mất cân bằng, Ngũ hành tương khắc, Tứ đại không hòa, bệnh khổ là một quy luật chung ở góc độ nhân sinh quan. Bệnh có thể chia ra 3 yếu tố :
11/10/2013(Xem: 10058)
Trước hết phải là sự độ lượng ...
11/10/2013(Xem: 11718)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
10/10/2013(Xem: 10861)
Đây là bài Kinh nói về hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
04/10/2013(Xem: 7203)
Ai cũng nói rằng: ‘Sống mà không có mục đích, lý tưởng thà chết còn hơn!’ Để làm cho đời sống của mình thêm ý nghĩa, mỗi người chúng ta cần có một mục đích để sống. Có người sống vì con cái; có người sống cho gia đình, giòng họ; có người sống vì một lý tưởng, một chủ thuyết v.v… Nói tóm lại, bất luận chúng ta sống như thế nào, nghèo hay giàu, cao hay thấp, mình cần phải có một mục đích, một lý tưởng để sống. Bằng không, đời sống của mình thật là nhạt nhẽo, vô vị. Mình sống như cỏ dại mọc hoang, không mục đích, không hướng đi. Thật là đáng tiếc, thật là uổng phí cả đời người!!
30/09/2013(Xem: 9650)
Có người cho rằng tình yêu bất diệt, nếu lỡ đúng chắc của riêng ai chứ không phải cho tôi. Hai chữ "bất diệt“ với tôi chỉ đúng với "Trái tim bất diệt“ của vị Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân và "Nụ cười bất diệt“ của Đức Dalai Lama người được thiên hạ xem như vị Phật sống của cõi Ta Bà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]