Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật dấn thân là gì

05/03/201608:27(Xem: 5660)
Đạo Phật dấn thân là gì

Bàn tròn "đạo Phật dấn thân"

tại Trúc Lâm Thiền Viện, Villebon Sur Yvette,

ngày chủ nhật 10/1/2016

***

Mở đầu: ý nghĩa của " đạo Phật dấn thân "

___________________________________________

 

Bài này xin chia làm 2 phần :

- Định nghĩa của " đạo Phật dấn thân "

- Dấn thân " xưa " và " nay "; những lãnh vực và hình thái của sự dấn thân.

1) Định nghĩa của " đạo Phật dấn thân "

Đầu tiên, chúng ta phải nhận định ngay rằng thật ra không có đạo Phật dấn thân, mà chỉ có người Phật tử dấn thân. Đạo Phật là một khái niệm trừu tượng, trong khi đó người Phật tử (đi theo đạo Phật như một triết lý hay một tôn giáo) mới thực sự là chủ thể của sự dấn thân.

Như vậy, dấn thân là gì? Dấn thân tiếng Pháp là s'engager. Đạo Phật dấn thân  là " bouddhisme engagé, engaged  buddhism ".

Dấn thân, s'engager bao hàm ý nghĩa đi tới (với préfixe en), một cách tự nguyện, để hành động theo một mục đích, một chủ trương nhất định.

Trong đời sống xã hội, có vô số thí dụ dấn thân, chẳng hạn như cưới hỏi, nhận con nuôi, nhập ngũ tự nguyện, đăng ký học, gia nhập hội, mua nợ, làm việc từ thiện, đi tu, v.v. tất cả có thể được xem như là những hành động dấn thân.

Một từ khác thường được dùng trong đạo Phật là nhập thế: nhập thế tức là đi vào cuộc đời, ngược lại với xuất thế, tức là đi ra ngoài cuộc đời.

Tuy nhiên, khái niệm này có vẻ rộng và mơ hồ hơn. Khi thái tử Siddharta rời bỏ gia đình và cung điện để đi vào rừng sâu tìm chân lý, hành động của ngài là một hành động xuất gia (rời bỏ gia đình) hay xuất thế (rời bỏ thế gian). Sau khi giác ngộ thành Phật rồi, ngài trở về giảng dậy giáo lý của ngài cho mọi người, đó là một hành động nhập thế (đi vào thế gian). Đối với PG Đại Thừa, đạo Phật không cần nhập thế bởi vì nó chưa bao giờ rời khỏi thế gian, cũng như câu " Phật pháp bất ly thế gian giác " (không thể tuệ giác được ngoài thế gian).

Do đó, từ dấn thân có lẽ nên dùng hơn là nhập thế, bởi vì nó rõ ràng và ít gây tranh cãi hơn.

2) Dấn thân " xưa " và " nay ". Những lãnh vực và hình thái của sự dấn thân 

Dấn thân là một khái niệm mới, xuất hiện từ thập niên 1960, nhưng hiểu một cách khác cũng là một khái niệm .

- Đầu tiên là sự dấn thân cá nhân.

Tất cả những ai xin làm đệ tử của đức Phật, nguyện theo Tam quy, Ngũ giới, đều là những người dấn thân. Dấn thân theo nghĩa bước tới, tự nguyện đi theo con đường giải thoát vạch ra bởi đức Phật. Từ những đệ tử đầu tiên của đức Phật cho đến chúng ta ngày hôm nay, đặc biệt là các vị xuất gia, đều là những người dấn thân.

- Sau đó là sự dấn thân cho đoàn thể, cho Tam Bảo.

Sự phát triển, truyền bá đạo Phật trên thế giới, qua bao nhiêu thế kỷ, gặp bao nhiêu nền văn hóa, cũng trải qua nhiều khó khăn, va chạm và đòi hỏi ở các thế hệ Phật tử nhiều cố gắng dấn thân, hy sinh, vất vả.

Và mỗi khi Phật giáo bị Pháp nạn, lâm nguy hay bị đàn áp, ở mọi nơi và trong mọi thời đại, thì các Phật tử cũng bắt buộc phải dấn thân để bảo vệ nó. Dấn thân ở đây có nghĩa là đứng lên tranh đấu cho sự sống còn của đạo Phật, bằng những phương tiện ôn hòa, bất bạo động.

- Dấn thân cũng có mục đích là chấn hưng, cải cách đạo Phật.

Ngay từ khoảng 1-2 trăm năm sau khi đức Phật diệt độ tại Ấn Độ, đã có một sự tranh chấp nẩy ra giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến, đưa tới sự xuất hiện của Đại Chúng Bộ rồi Đại Thừa, phân chia đạo Phật ra làm nhiều trường phái khác nhau. Sự dấn thân của các thế hệ Phật tử đó vừa đứng ở bên phía những nhà cấp tiến, tác giả của các Kinh Đại Thừa, vừa đứng ở bên phía những người bảo vệ giáo lý ban đầu của đức Phật. Nhờ đó, đạo Phật mới giữ được tính chất nguyên thủy, đồng thời trở thành phong phú, đa dạng như ngày hôm nay.

Vào tiền bán thế kỷ 20, bắt đầu xuất hiện một số phong trào canh tân đạo Phật :

-  phong trào tranh đấu cho bình đẳng xã hội của ông Bhimrao Ambedkar tại Ấn Độ, chống lại sự kỳ thị tầng lớp " không được chạm tới " (intouchable hay dalit), dẫn tới sự cải đạo hàng triệu người dalits theo đạo Phật và khơi dậy đạo Phật nơi đây.

- phong trào chấn hưng đạo Phật, khởi xướng tại Trung Hoa bởi Thái Hư đại sư, nhằm cách mạng " giáo lý, giáo chế và giáo sản ", và tại Việt Nam, bởi Sư Thiện Chiếu, và các cư sĩ Lê Đình ThámThiều Chửu.

- Sự dấn thân trong xã hội ngày hôm nay

Từ hậu bán thế kỷ 20, do sự gia tăng chiến tranh và những biến đổi chính trị, xã hội, môi trường, cùng với sự toàn cầu hóa, đã có một dạng dấn thân mới xuất hiện, với những nhân vật nổi tiếng như đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, thiền sư Thích Nhất Hạnh, Trưởng lão Maha Ghosananda, ông Sulak Sivaraksa, thiền sư Bernard Glassman

Phong trào dấn thân này còn được gọi là đạo Phật dấn thân trong xã hội (bouddhisme socialement engagé), đưa tới sự thành lập của những hội đoàn quốc tế, như " Ái hữu Hòa bình Phật tử " tại Mỹ, và " Mạng Quốc tế Phật tử Dấn thân " tại Á châu.

Nói chung, sự dấn thân trong xã hội này gặp nhau ở một số mục đích chung :

- vận động cho hòa bình, kêu gọi ngừng chiến

- chủ trương đối thoại và cảm thông giữa những con người, thuộc quốc gia, dân tộc, truyền thống, tôn giáo khác nhau

- tranh đấu cho sự bình đẳng giữa các dân tộc, giới tính, tầng lớp xã hội, cho tự do, nhân quyền

- chủ trương bảo vệ, gìn giữ môi trường

- xiển dương những giá trị đạo đức, tâm linh

Và tất cả mọi hành động đều theo tinh thần bất bạo động.

 

Dĩ nhiên, tùy theo mỗi cá nhân và thời cuộc, các nhân vật Phật tử dấn thân trong xã hội này sẽ đặc biệt đặt trọng tâm vào một khía cạnh này hơn một khía cạnh khác.

Có người chủ yếu hoạt động cứu trợ xã hội; có người hoạt động chính trị, lập đảng phái và tham gia vào chính phủ; có người chỉ gây ảnh hưởng lên chính trị, xã hội, bằng lời phát biểu hoặc tác phẩm của mình; có người chỉ đóng vai trò lãnh đạo tâm linh, mặc dầu có những hành động cụ thể, như hướng dẫn những chuyến đi bộ cho hòa bình.

Tuy họ nhận được nhiều sự ủng hộ từ mọi nơi, nhưng cũng có một số chỉ trích đã được đưa ra, cho rằng mục đích đấu tranh của họ, lý do dấn thân của họ, chỉ là một điều không tưởng (utopie), vì không bao giờ đạt được. Bằng chứng là: chiến tranh, khủng bố, đàn áp, bất công, ô nhiễm, vẫn không ngừng gia tăng…

Dĩ nhiên, càng hi vọng nhiều, thì lại càng có thể thất vọng nhiều. Và kỳ vọng ở con người có thể là một điều không tưởng. Tuy nhiên, người Phật tử dấn thân không lấy kết quả làm điều kiện cho cuộc tranh đấu của họ. Họ thanh thản vững tiến trên con đường vạch ra bởi đức Phật.

Và vì có nhiều lãnh vực, hình thái của sự dấn thân, cho nên ai cũng có thể dấn thân được bằng những hành động nhỏ bé hàng ngày, đóng góp vào công trình xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

                                                         

Trịnh Đình Hỷ

10/1/2016

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2023(Xem: 3038)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu... Hạ về, mang theo cái nắng nóng như thiêu đốt xứ Ấn, gần đây báo chí mạng đưa tin nhiều nơi ở Ấn Độ đã xảy ra khá nhiều nạn người chết vì chịu không nổi sức nóng khắc nghiệt hiện thời. Để chia sẻ với người nghèo xứ India trong thời điểm khô hạn này, ngày hôm qua (28 June 2023) chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà tại hai làng nghèo Chandan & Ganghar Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
15/06/2023(Xem: 3533)
Những điều đem lại sự an tĩnh và an lạc nội tâm Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnh và an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để kinh nghiệm được điều đó mỗi khi gặp khó khăn. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi là liệu mình có thể làm cho nó trở thành một thói quen và luôn luôn sống tỉnh thức ở bất cứ trường hợp nào. Trước tiên, bạn cần phải học cách để có được nhiều giây phút an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày. Sau đó, bạn mới có thể nhận diện được những giây phút này mỗi khi gặp khó khăn rắc rối – đây là lúc cần thiết nhất cho sự vắng lặng và thanh bình của nội tâm.
08/06/2023(Xem: 4235)
7 bước của đức Phật sơ sinh có ý nghĩa như vầy: Trong quá khứ có vô lượng chư phật ra đời được ghi trong kinh điển trải qua các a tăng kỳ. Gần đây của Kiếp Hiện Tại lần lượt đã có 6 vị phật ra đời, đó là: Đức Phật Tỳ Bà Thi Đức Phật Thích Khí Đức Phật Tỳ Xá Đức Phật Ca La Tôn Đại Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni Đức Phật Ca Diếp
08/06/2023(Xem: 2247)
Chính Ý niệm trói buộc con người Thời xưa có anh chàng thư sinh khi học hết chữ của thầy rồi lên đường đi thi. Trên đường đi qua một dòng sông, gặp cô lái đò thì anh ta có ý chọc ghẹo. Cô lái đò nghiêm túc nói: “Tôi có một câu đối, nếu anh đối được thì tôi nguyện đi theo nâng khăn xách túi, còn không đối được thì xin trả tiền đò gấp đôi”. Anh thư sinh nghĩ, một người nghèo chèo đò bên sông thì có gì cao siêu, nên anh ta gật đầu chấp nhận. Cô lái đò ra câu đối:
20/05/2023(Xem: 2428)
Đức Phật và các vị Vua (Le Bouddha et les rois) André BAREAU (31.12.1921 - 02.03.1993) Hoang Phong chuyển ngữ
20/05/2023(Xem: 3614)
Nếu bạn đang cảm thấy phiền não, cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống này, thì hy vọng rằng sau khi bạn biết được 10 điều “bất lực” trong đời người này, bạn sẽ thấu hiểu được nhiều hơn, buông xả nhiều hơn, sống chấp nhận được nhiều hơn.
20/05/2023(Xem: 2608)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”, có khi lại nghe câu “… cứ để cho các pháp tự vận hành rồi đâu cũng vào đấy! ” hoặc “Tùy duyên thuận pháp”. Những câu nói này không phải là những câu nói cho qua chuyện, khi mình gặp một vấn đề nan giải nào đó xảy ra trong đời sống hằng ngày, mà thực ra đó là những câu nói liên quan đến cách sống của những người con Phật. Hôm nay, chúng tôi chọn cụm từ “Tùy Duyên Thuận Pháp” để chia sẻ ý nghĩa cùng nói lên sự lợi ích trong việc tu tập pháp này. Các cụm từ vừa nêu trên về mặt ý nghĩa cũng gần giống nhau. Hiểu một, sẽ hiểu được luôn cả ba không khó!
09/05/2023(Xem: 3648)
Có khi nào bạn hỏi mình : ''Ta đang Sống hay chỉ đang tồn tại?'' Tồn tại thì ta như cái máy bị lập trình, nhưng Sống là cảm nhận ý nghĩa sự sống qua những điều rất nhỏ. Có những điều đơn giản trong cuộc sống mà đôi khi do vô tình bạn quên đi mất. Hãy dừng lại một phút để suy ngẫm và bạn sẽ thấy nó ý nghĩa thế nào...
04/05/2023(Xem: 3325)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Kính lạy Phật Từ bi Diệu giác Đấng Đại Hùng giải thoát chúng sinh Đại Bi Đại Trí trọn lành Trời, người quy ngưỡng tứ sanh nương nhờ.. Mùa Phật đản đã về trên khắp năm châu, thông thường hàng năm vào thời điểm này là chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng tổ chức Lễ Vesak tưởng niệm 3 sự kiện trọng đại của cuộc đời đức Phật (ngày Buddha Purnima Vesak/Phật Bảo/Tam hợp theo Phật lịch năm 2567). Tinh thần chính tiêu biểu trong mốc thời gian này nỗi bậc nhất đó là tưởng niệm ngày đức Phật đản sinh Phật lịch 2567- 2023.
01/05/2023(Xem: 4190)
Ngày 18 tháng 3 năm Duy-Tân thứ 10 (20-04-1916), Hội Đồng Nhiếp Chính Nam-Triều Huế ra thông báo: Dụ thành lập thị trấn Dalat. Đồng thời ngày 30-05-2016: Khâm Sứ Pháp Triều J.E Charles cũng ký Nghị Định thành lập thị trấn Dalat. Sau đó ngày 31-10-1920: Toàn Quyền Maurice Long của Liên-Bang Đông-Dương (Việt Nam + Lào + Cao Miên) chọn Dalat làm nơi nghỉ dưỡng nên ra Nghị Định: 1) Khu tự trị trên Cao Nguyên LangBian, đất đai là của thị trấn Dalat. 2) Nay thành lập: Sở Nghỉ Dưỡng LangBian và Du Lịch Nam Trung Kỳ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]