Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chân dung vị vua 36 tuổi có bằng Oxford của 'vương quốc hạnh phúc' Bhutan

21/02/201621:10(Xem: 7552)
Chân dung vị vua 36 tuổi có bằng Oxford của 'vương quốc hạnh phúc' Bhutan
Chân dung vị vua 36 tuổi có bằng Oxford của 'vương quốc hạnh phúc' Bhutan

Bhutan – quốc gia được xem là “hạnh phúc nhất thế giới” vốn là một nơi rất đáng để học hỏi và ghé thăm. Tuy nhiên nếu tới đây sẽ là thiếu sót nếu bạn không nghe về câu chuyện truyền cảm hứng của vị vua đời thứ 5 của quốc gia này.

Chân dung vị vua 36 tuổi có bằng Oxford của 'vương quốc hạnh phúc' Bhutan

“Trong triều đại của mình, tôi sẽ không trị vì như một vị vua. Tôi sẽ bảo vệ thần dân như một người cha, chăm sóc cho thần dân như người anh trai và phục tùng thần dân như một người con. Tôi sẽ nỗ lực sống tốt để các bạn cảm thấy xứng đáng là hình mẫu cho những đứa trẻ của mình”.

Đó là lời tuyên thệ mà vị vua đời thứ 5 Jigme Khesar Namgyel Wangchuck của Bhutanđã tuyên bố trước toàn thể nhân dân đất nước ông trong ngày lên nắm ngai vàng vào năm 2008. Hiện tại, ông trở thành một trong những vị vua trẻ tuổi nhất trên thế giới với sứ mệnh mang hạnh phúc đến cho tất cả mọi người dân quê hương ông, bất kể ngày hay đêm.

Bhutan – quốc gia được xem là “hạnh phúc nhất thế giới” vốn là một nơi rất đáng để học hỏi và ghé thăm. Tuy nhiên nếu tới đây sẽ là thiếu sót nếu bạn không nghe câu chuyện truyền cảm hứng của vị vua đời thứ 5 của quốc gia này.

Tốt nghiệp Oxford

Thời điểm vua Jigme Khesar sinh ra vào năm 1980, Bhutan vẫn là một vùng đất bị quên lãng trên thế giới. Ông là con trai cả của vua Bhutan thứ 4 Jigme Singye Wangchuck – người đã được trao ngai vàng khi mới chỉ 16 tuổi.

Không ai khác, chính ông hiểu rõ những khó khăn của việc nắm ngai vàng khi tuổi còn trẻ. Chính vì vậy, vua Jigme Singye Wangchuck đã xác định cần phải chuẩn bị tốt nhất cho việc con trai lên nắm ngai vàng.

Kết quả là, sau khi hoàn thành việc học cấp 1 và 2 tại Bhutan, vua Jigme Khesar đã được gửi tới Massachusetts, Hoa Kỳ để học cấp 3.

Tài liệu ghi lại rằng trong suốt thời gian học ở nước ngoài, Khesar là một học sinh đầy triển vọng và rất chăm chỉ. Sau đó, ông đã hoàn thành chương trình ngoại giao và quan hệ quốc tế tại đại học Oxford, Anh trước khi quay trở về quê nhà và chuẩn bị lên nắm ngai vàng.

Không lâu sau khi quay trở lại Bhutan, ông đã cùng cha chu du khắp đất nước để gặp gỡ và trò chuyện với người dân. Trước chuyến đi này, vị thái tử trẻ tuổi đã rất thấu hiểu những nỗi khổ cực và chịu đựng của người dân nước ông.

Đây cũng chính là lúc ông bắt đầu dành được sự tôn kính từ người dân Bhutan. Trong suốt giai đoạn này, Jigme Khesar cũng lần đầu tiên xuất hiện trước truyền thông thế giới bằng việc phát biểu về phúc lợi trẻ em tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 27.

Trong năm 2006, ông cũng cũng đã gây náo loạn tại Thái Lan trong suốt chuyến tham dự Lễ kỷ niệm 60 năm ngày đăng quang của nhà vua Thái Lan nhờ vào vẻ ngoài thân thiện và gây sự cuốn hút đặc biệt đối với rất nhiều phụ nữ Thái Lan. Thực tế, sau chuyến thăm này, số lượng du khách Thái tới Bhutan đã tăng đáng kể.

Giáo dục là chìa khóa mang lại hạnh phúc trong tương lai

Jigme Khesar chính thức trở thành vua Bhutan vào ngày 1/11/2008 khi ông 28 tuổi. Để kỷ niệm ngày lên ngôi của vị vua trẻ tuổi, mọi người trên khắp đất nước đã cùng vẽ những bức tranh đường phố, treo băng rôn và trang hoàng khắp nơi bằng hoa tươi.

Sau 6 năm trên ngai vàng, vua Khesar đã làm rất nhiều đều cho thần dân nước ông và thật sự dành được sự tôn kính của mọi người. Dù bận bịu nhưng ông vẫn tiếp tục vi hành gần xa trên đất nước Bhutan để trò chuyện cùng mọi người.

Vua Bhutan đời thứ 5 và vợ:

blank

Ông cũng ký kết một hiệp ước mới đối với Ấn Độ và triển khai hàng loạt chiến lược với mục tiêu đưa đất nước ông phát triển tiến lên trong thế kỷ 21.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà vị vua 36 tuổi này nhấn mạnh đó là giáo dục. Vì tốt nghiệp từ một trong những trường đại học danh giá nhất thế giới, vua Jigme Khesar hiểu rất rõ tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của Bhutan.

Trong suốt những hành trình chu du khắp đất nước, vị vua này luôn đến thăm các trường học để trò chuyện cùng học sinh, sinh viên trẻ tuổi. Ông thường nói rằng thế hệ trẻ là những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước và rằng giáo dục là chìa khóa hướng tới sự thịnh vượng và hạnh phúc của Bhutan trong tương lai.

Ông đã thiết lập một quỹ học bổng mang tên Kidu để dành tặng cho những sinh viên giỏi trên khắp đất nước Bhutan cũng như tại Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Singapore, Nhật Bản và thậm chí là châu Âu.

Đối với những người trẻ tuổi, ông nói rằng:

“Sự thành bại của Bhutan phụ thuộc vào sự tận tụy của chính các bạn – sẵn sàng đón nhận những thử thách và làm việc chăm chỉ. Không giống với những quốc gia khác, với lượng dân số khá ít, một số cá nhân bứt phá là không đủ - mỗi người trong chúng ta đều cần phải nỗ lực hết mình. Đây là cách duy nhất để bảo đảm cho tương lai của Bhutan”.

Về giáo dục, ông nói:

“Nếu tầm nhìn cho quốc gia của chúng ta không xuất hiện trong những trang sách mà thế hệ trẻ học ở trường, trong những bài giảng của giáo viên hay trong chính sách giáo dục của chính phủ thì đó chưa phải là tầm nhìn”.

Bhutan: Phật giáo kiến tạo hạnh Phúc. 

Truyền thông Singapore ngày 19-4 đã thể hiện sự ngỡ ngàng về các giá trị hạnh phúc mà Bhutan đạt được khi không dựa vào thước 

Bhutan: Phật giáo kiến tạo hạnh phúc
Các nhà sư trẻ tại một tu viện của Bhutan - Ảnh: BEL
Trong bài viết có tựa đề “Khám phá giá trị hạnh phúc ở Bhutan” (In search of happiness in Bhutan), đăng trên chuyên mục bình luận và phân tích của nhật báo Today, nhà báo kỳ cựu Pang Cheng Lian cho rằng Bhutan đã có những hướng đi tiên phong và khác biệt với phần còn lại của thế giới trong sứ mệnh xây dựng hạnh phúc của người dân.
“Từ những năm 1970, quốc vương thứ tư của Bhutan Jigme Singye Wangchuck đề xuất thay vì nhìn vào tổng sản phẩm quốc dân (GNP) thì nên nhìn vào tổng hạnh phúc của quốc gia (GNH). Nói cách khác, sự thành công của một chính phủ và chính sách dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân”.
Theo nhà báo Pang Cheng Lian, sau hơn 40 năm kiên trì và nỗ lực, Bhutan đã có những thành công theo cách của họ. “Theo đợt Điều tra tiêu chuẩn cuộc sống 2012 được thực hiện bởi Cục thống kê quốc gia thì hạnh phúc đó là còn sống và sống tốt. Qua đó, có 85% các gia đình cho rằng họ hạnh phúc và chỉ có một trong 100 cá nhân cho biết rất hài lòng", tác giả viết.
Từ đó tác giả cũng nêu lên các yếu tố tạo nên giá trị hạnh phúc của người dân Bhutan sau những cuộc trò chuyện với người dân địa phương, bao gồm: một chính phủ tốt, sự phát triển cân bằng kinh tế và xã hôi, phát triển văn hóa và bảo tồn môi trường tự nhiên. Và thực hiện được 4 yếu tố này, người dân Bhutan dựa vào hai nên tảng quan trọng là Phật giáo và truyền thống gia đình hoàng tộc.
“Bhutan thực sự là một đất nước có niềm tin tâm linh sâu sắc. Phật giáo Đại thừa (chủ yếu là truyền thống Kim Cương thừa) được xem là quốc giáo, là lẽ sống. Theo một tài liệu hướng dẫn về du lịch, cả nước Bhutan có khoảng 10.000 ngôi bảo tháp và khoảng 2.000 tu viện, chùa chiền. Hàng tuần đều xuất bản ấn phẩm chỉ dẫn những điều tốt lành cho các hoạt động khác nhau trong khi học sinh trên đường từ trường về nhà đều luôn dừng lại kính lễ mỗi khi ngang qua một ngôi chùa”.
Cuối bài bình luận, nhà báo Pang Cheng Lian cũng khó đưa ra một kết luận đánh giá về mức hạnh phúc của Bhutan khi chỉ ở đó có 10 ngày. Và lúc rời gót, Pang Cheng Lian vẫn còn những băn khoăn về khả năng kiến tạo hạnh phúc của vùng đất này bằng những chính sách thiên về chính trị. 
Và rồi, chính vị ký giả này cho rằng nếu như các chính sách về mặt chính trị không đảm bảo cho hạnh phúc của dân chúng mãi mãi thì cần quay lại nhìn theo quan điểm của Phật giáo: “Mọi người đều cho rằng, yếu tố bên ngoài mang lại cho họ hạnh phúc nhưng thực sự hạnh phúc chính là cách thức mà chúng ta đón nhận mọi thứ như thế nào, nó nằm trong tự thân của chúng ta".
Dịp này, vị ký giả này cũng đưa ra câu hỏi, liệu Singapore có nên học tập theo Bhutan hay không? Bài bình luận sau đó cũng được đăng lại trên một số nhật báo khác của Singapore và Malaysia.
Theo Bảo Thiên (từ Singapore)

Giác ng

Phương Linh

Theo Trí Thức Trẻ/ExoticVoyages

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2022(Xem: 6290)
Lời Nói Đầu Người có lòng thành kính tin vào Đức Phật và theo Đạo Phật không phải chỉ hàng ngày thắp nhang đảnh lễ trước bàn thờ Phật, niệm Phật hoặc đọc dăm ba câu kinh, thỉnh vài hồi chuông, gõ đôi tiếng mõ hay lâu lâu rủ nhau đến chùa lễ bái là đủ. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật vì Đức Phật đã từng nói rằng: “Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta.”
02/06/2022(Xem: 6211)
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong niềm vui của Mùa Vesak PL 2566 cùng tâm niệm:''Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật'', vào Chủ Nhật tuần qua (May 22 2022) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những người tàn tật và dân nghèo vùng Bồ Đề Đạo Tràng tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
02/06/2022(Xem: 4983)
Cảm niệm Một Mùa Hoa Vô Ưu Bảy bước đi liên tòa kết nụ Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn "Như Lai vô thượng chí tôn Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
02/06/2022(Xem: 4963)
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ai là người biết tán dương & cúng dường Như Lai đúng nghĩa? Đức Phật dạy ta nên nhận biết chân lý giáo pháp qua thiền định thay vì đức tin mù quáng hay sợ sệt thần quyền. Vì vô minh, có vài tôn giáo làm cho con người lo sợ, tin có vị thần linh tối thượng kiểm soát tâm linh và đời sống của họ. Đức Phật đả phá thái độ nầy qua bài Kinh Pháp Cú : "Trong sạch hay ô nhiễm chính tự ta. Không ai có thể làm ta trong sạch hay ô nhiễm".
15/05/2022(Xem: 10922)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.
04/05/2022(Xem: 6737)
NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THƠ ĐIẾU CHƯ GIÁC LINH (ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 ƯU ĐÀM HOA NỞ SÁNG HÔM NAY (thơ Đồng Thiện), trang 8 THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN PL 2566 – 2022 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 9
01/05/2022(Xem: 3184)
Hôm nay, Ngày Trái đất 2022, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp gỡ và triệu tập những người tham gia Đối thoại cho tương lai của chúng ta do một số tổ chức ở Dharmsāla "nhà nghỉ" (Trống Nguyện cầu), một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh, Ấn Độ. Khi bước vào phòng, Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười và chúc các vị khách của mình "chào buổi sáng".
01/05/2022(Xem: 3970)
"Trong Đại dịch: Suy ngẫm về Tương lai và Giá trị và Thực tiễn Phật giáo đóng góp như thế nào?" (In Pandemic Times: Reflecting on Futures and How Buddhist Values and Practices are Contributing), tác phẩm này là phần tiếp theo của bài viết trước đó và tiến thêm một bước trong cấu hình phân tích xã hội học thấm nhuần phương pháp luận Phật giáo. Sự kết hợp cả hai thế giới quan thông qua các yếu tố trùng hợp cung cấp cho chúng ta cơ hội để vượt qua các bộ phận, cá nhân và nhìn ra xã hội toàn cầu.
01/05/2022(Xem: 6197)
33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh Hoang Phong chuyển ngữ *** Câu 1 Thức dậy sáng hôm nay, tôi mỉm một nụ cười. Hai mươi bốn giờ mới mẻ đang chờ đón tôi.
29/04/2022(Xem: 4012)
Đây là một trong các bài Kinh khi Đức Phật còn trẻ tuổi và chỉ mới xuất gia. Kinh ghi theo thể vấn đáp, khi du sĩ Sabhiya được một vị thiên tử chỉ rằng hãy đi tìm các câu trả lời cho một số câu hỏi, lúc đó không một vị đạo sĩ nổi tiếng nào lúc đó trả lời nổi. Du sĩ Sabhiya mới nghĩ tới Đức Phật, và suy nghĩ: “Không biết Sa-môn Gotama có thể trả lời những câu hỏi này của ta. Sa-môn Gotama còn trẻ và mới được xuất gia.” Kinh không nói rõ mới xuất gia là bao nhiêu tháng hay năm. Nhưng lúc đó Đức Phật đã có một tăng đoàn. Kinh Sabhiya nằm trong nhóm Kinh Tập, viết tắt là Kinh Snp 3.6. Kinh này ghi từng lời Đức Phật dạy đều là các pháp tu cụ thể để giải thoát. Kinh này văn phong khác với nhiều kinh phổ biến, cho chúng ta nhìn thêm về cách Đức Phật hoằng pháp trong các các năm đầu. Kinh này nằm chung bầu không khí với nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]