Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân Trong Cửa Thiền - Tết Bính Thân tại Thiền Viện Pháp Thuận

10/02/201621:37(Xem: 8483)
Xuân Trong Cửa Thiền - Tết Bính Thân tại Thiền Viện Pháp Thuận

Xuân Trong Cửa Thiền

Những Ngày Xuân - Tết Bính Thân tại Thiền Viện Pháp Thuận San Diego, California

 TetPhapThuaTV

Xuân - Tết Bính Thân đã về trên quê hương Việt Nam và đã có mặt nơi cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ: California, Houston, New York, Washington... Đồng hương Phật tử trong vùng San Diego County đã cùng Pháp Thuận Thiền viện chào đón một mùa xuân an bình, thịnh vượn và lắng động tâm hồn trong năm mới với hương Thiền ngào ngạt ngát Tâm đăng mỗi người trong bầu không khí của Thiền môn.

Ca Li Tôi có bóng Chùa,
Có hương bánh Tét, có mùa bánh Chưng.
Ca Li gió mát bốn mùa,
Có hương vị Tết lễ Chùa đầu năm.

 

Đồng hương Phật tử đã cùng Thiền viện Dâng lên những đóa Tâm Xuân cúng dường Tam Bảo và Chia sẽ hương sắc mùa Xuân đến với mọi người trong không khí ghi nhớ lại những dịp lễ Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam nơi quê hương thứ hai Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đất nước của sự đa dạng Dân tộc và Tôn giáo. Hương Xuân trong cửa Thiền đã gợi lên những hình ảnh đong đầy trong tâm hồn mỗi người:

Người ta hái bạc hái vàng,
Còn tôi hái Lộc những tràng Tâm Kinh!

Tuy mùa này Cali tiết trời rất lạnh nhưng những tấm lòng mộ đạo và chân thành với truyền thống Tết đã tạo nên những đòn Bánh Tét, Bánh Chưng đẹp và thơm, những món ăn truyền thống của Dân tộc dâng lên Tam Bảo và Tổ tiên Lạc Hồng, và đã cùng sum vầy về Thiền viện để đón Tết Cổ truyền. Cảm ơn Quý Đồng hương Phật tử đã cùng Pháp Thuận Thiền Viện Chung tay tạo nên những đòn bánh Tết, tạo nên ngày Tết thật ý nghĩa và góp phần bảo lưu truyền thống dân tộc đến con cháu Việt Nam.

Về Thiền Viện thực tập chánh niệm, nghe pháp thoại và thưởng thức hương vị bánh Chưng, bánh Tét truyền thống tại Thiền viện. Bánh Chưng cùng với bánh Tét là hai món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. So với bánh Chưng thì bánh Tét cần nhiều nguyên liệu hơn để chế biến. Từ khi gói bánh đến nấu hương vị bánh Tét thơm ngon, đẹp mắt để dùng ăn trong ngày Tết hoặc đưa lên mâm cỗ thờ cúng ông bà thể hiện tấm lòng tri ân đến với hồn thiên sông núi và tổ tiên.

Có thể làm được những đòn bánh Tét cho cộng đồng Đồng hương bà con Phật tử đem về nhà đón Tết quả thật rất thích thú phải không nào? Đó là món quà hương vị Tết cổ truyền do Các Đồng hương Phật tử trở về Thiền viện Pháp Thuận đem cả tấm lòng làm nên hương vị Quê hương nơi miền đất Hải ngoại:

Bánh Chưng, bánh Tét bếp đỏ hồng,
Ngọt ngào hương vị Tết quê hương.
Cành mai, cây cúc với góc Đào...
Vang vang lời Pháp vọng Kinh thư.

Ngày gói Bánh Chưng Truyền thống và ngày Tết cổ truyền Việt được tổ chức song song với buổi Thực tập Thiền Chánh niệm, sau đó Đồng hương Phật tử và các Thiền sinh tham dự buổi gói bánh trong sự ấm áp của tiết trời mưa gió. Mỗi người mỗi bàn tay cùng làm nên ngày Tết... Làm nên nồi Bánh Chưng Bánh Tét và truyền cho con cháu Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn sự có mặt của Đồng hương Phật tử có mặt cùng tu học và cùng chung tay tạo nên hương vị Tết Cổ Truyền và mang lại một không khí Tết đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Mùng 1 Tết, với chủ đề Xuân Trong Cửa Thiền - Tết of Meditation Temple đã tạo nên những hình ảnh tươi đẹp hòa điệu cùng mùa xuân và phát huy ngày Tết truyền thống góp phần bảo lưu, giữ gìn và phát huy truyền thống Việt Nam nơi hải ngoại và giúp cho các con em người Việt sinh ra và lớn lên tại Mỹ Quốc hiểu rõ về ý nghĩa cũng như truyền thống tốt đẹp của Ông Bà Tổ Tiên Lạc Hồng. Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Tại Mỹ, trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên, cùng đi đến Chùa lễ Phật cầu nguyện đầu năm mới.

Chữ “Tết” do chữ “Tiết” (節) mà thành. Hai chữ “Nguyên đán” (元旦) có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm trong Sử ký thì phải đọc là “Tiết Nguyên Đán”, ngày nay gọi ngắn gọn là Tết, trong tiếng Anh vẫn dùng từ Tết.

Theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã ăn tết từ thời vua Hùng, từ đó Tết cổ Truyền được lưu truyền đến ngày nay.

Ngày mồng Một tháng Giêng là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Vì vậy, mái Chùa và khí xuân chốn Thiền môn là nơi được đại đa số người dân Việt Nam lựa chọn để thăm viếng, cầu nguyện và hái lộc đầu năm.

Quả thật là, hương Xuân ngát cửa Thiền:

Pháp Đăng Thường Chuyển Mười Phương Tâm Tuệ Giác;
Thuận Đạo An Hoà Phổ Chiếu Khắp Quần Sanh.

Thành kính đảnh lễ vấn an khánh tuế Chư Tôn Đức Tăng Ni năm mới Pháp thể khinh an, luôn là cây tuệ giác vững chãi trong Đạo Phật giác ngộ; và trân trọng kính chúc Quý Đồng hương Phật tử sức khỏe, an khang, thịnh vượn và luôn là người hộ trì cao quý cho Pháp bảo; hãy luôn làm mới chính mình, nuôi dưỡng suối nguồn hạnh phúc cho chính chúng ta và người xung quanh chúng ta và cho thế giới này!

 

Trân trọng,

An vui với Lòng từ,

 

Thiền đường Thiền viện Pháp Thuận,

San Diego, California, ngày mùng 2 Tết Bính Thân - 2016,

 

 


 

Trân trọng chia sẽ những hình ảnh Tết Xuân nơi Thiền viện đến Đại chúng:

 TetPhapThuaTV1TetPhapThuaTV2

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2018(Xem: 13321)
Thông Báo Hành Hương Phật Tích Ấn Độ (2018)
29/04/2018(Xem: 11150)
Sông Hằng là con sông thiêng liêng nhất được tôn thờ như một nữ thần hoặc như là một bà mẹ truyền ban sức sống ở Ấn Độ và được xem là nguyên mẫu của tất cả dòng nước thiêng liêng trên thế giới. Từ những thời đại sớm nhất, dọc bờ sông đã có hàng triệu những người không thể đếm được đến đây để tắm, cầu nguyện, uống nước thánh và quăng tro người chết.
29/04/2018(Xem: 8342)
Sư Bà Hải Triều Âm sanh trưởng tại tỉnh Hà Đồng –Hà nội năm 1920. Sư bà là một trong số ít các bậc nữ lưu sống trong thời kỳ Pháp thuộc, có văn bằng Diplome D’étude Primaire Supérieur, trở thành một cô gíao đoan trang thông tuệ mẫu mực, lấy việc dạy học làm sự nghiệp cho đời mình. Sư Bà cũng là một trong những vị sáng lập và phát triển nhiều gia đình Phật Tử ở Hà Nội Hải Phòng mà thời bấy giờ thường gọi là gia đình Phật Hóa Phổ. Qua một dịp nghe được sư cụ Thích Tuệ Nhuận giảng kinh Lăng Nghiêm ở chùa Quán Xứ, đến phẩm Quán Âm Quảng Trần và chương Đại Thế Chí Niệm Phật, cô giáo Catallan Nguyễn Thị Ni hốt nhiên lãnh hội được sự vi diệu của Phật Pháp và quy y với Đức Pháp Chủ Thích Mật Ứng, được ngài ban cho pháp danh Hải Triều Âm. Sư Bà xuất gia năm 1949 tức là năm Sư Bà 29 tuổi, với Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Đức Nhuận tại chùa Đồng Đắc.
29/04/2018(Xem: 7284)
Đức Phật dạy có nhiều cách bố thí khác nhau như: Pháp thí: bố thí Phật pháp ý nghĩa cao thượng giải thoát. Tài thí: bố thí tiền bạc. Vật thí: bố thí vật chất. Vô úy thí: bố thí sự không sợ hãi. Nhan thí: bố thí nụ cười. Ngôn thí: bố thí ái ngữ. Tâm thí: bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn. Nhãn thí: bố thí ánh mắt yêu thương hiền từ. Thân thí: bố thí hành động nhân ái, thân thế. Phòng thí: bố thí phòng ốc chỗ ở giường nằm. Dược thí: bố thí thuốc….
29/04/2018(Xem: 6928)
Hải âu là tên một loài chim màu xám trắng xinh xắn sống ven sông biển. Khi mặt trời vừa mọc, tiếng sóng nước gợn lăn tăn hòa lẫn âm thanh kinh kệ ngâm nga vang rền từ các đền tháp, thì vô số chim trời hải âu từ đâu đó bắt đầu xuất hiện trên Sông Hằng, thành phố Ba-la-nại, để múa lượn mừng ngày nắng mới và dùng điểm tâm thực phẩm do các khách hành hương bố thí.
29/04/2018(Xem: 8466)
Bồ-đề-đạo-tràng, nơi nổi tiếng với Tháp Đại Giác – Đức Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền giác ngộ, dọc bên bờ kia sông Ni-liên vào những ngày đầu mưa xuân, cuối đông tháng 12 cũng là mùa hoa cải vàng rực nở khắp cánh đồng.
29/04/2018(Xem: 7234)
Đệ tử của Đức Phật luôn gồm đủ bốn chúng xuất gia và tại gia: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Nam cư sĩ và Nữ cư sĩ. Mỗi chúng đều có vai trò quan trọng nhất định trong việc lợi mình, lợi người và duy hoằng Phật Pháp tại nhân gian. Việc hoằng Pháp lợi sanh nơi xứ người xưa nay phần chính là chư Tỳ kheo. Bên cạnh đócó nhiều Tỳ kheo ni và Nữ cư sĩ cũng đã đóng góp rất lớn. Nhiều tấm gương sáng của Nữ đệ tử Phật đã được ghi lại mà nữ giới hậu học ngày nay cần nên soi chiếu.
27/04/2018(Xem: 6219)
Ra Đi và Trở Về - Thích Tâm Tôn, Ra đi và trở về là hai mệnh đề rất rộng trong nhiều phạm trù của cuộc sống. Có thể hiều theo ý nghĩa chu kỳ hai chiều vận hành đến và đi hiện hữu trong phạm trù tuần hoàn thời gian, hay lẽ phân định khoảng cách gần- xa hai hướng trong phạm trù không gian hữu hạn, và có thể là lẽ tất nhiên phải trải qua của cả một đời người bởi hai điều sống- chết sẽ đi qua theo qui luật vô thường…. Nhưng có lẽ hơn hết, hiểu theo cách rất giản dị của nhà Thiền về ý nghĩa cuộc sống chính là tìm hiểu và thấy được của trải nghiệm, hay khám phá và Tuệ tri các pháp trong sự hiện hữu như chính là. Nếu ra đi là tìm kiếm, thì trở về chính là thấy được.
26/04/2018(Xem: 8236)
Khoảnh khắc Kangaroo bố đau đớn ôm người bạn đời đang hấp hối làm nhiều người xúc động khôn xiết. Giữa giây phút cận kề sự sống và cái chết, Kangaroo mẹ chỉ kịp nắm lấy tay con lần cuối trước khi từ giã cõi đời… Cái ôm ly biệt và đôi tay níu kéo
25/04/2018(Xem: 10757)
Tự Chuyện của Quảng Dũng về Gia Đình Phật tử ở Galang 1979
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]