Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ấm trà ngày cuối năm

07/02/201606:50(Xem: 5993)
Ấm trà ngày cuối năm

Ấm trà ngày cuối năm

 Am-tra-bat-trang

Ngày cuối cùng của năm tôi thường ngồi một mình. Người ta mê rượu, mê bia, tôi thích uống trà. Trà độc ẩm ngày cuối năm thú vị lắm. Ngồi một mình ngẫm về 1 năm trôi qua. Thời khắc chuyển giao này linh thiêng vô cùng. Ít nhất là đối với tôi.

Thường thì tôi ngồi uống trà trong phòng Phật. Phòng thờ Phật của tôi có một Vườn Phật, rất nhiều tượng Phật thỉnh về từ mọi miền khắp thế giới. Tôi có Vườn Phật bởi nghĩ rằng một vị Phật như Thích Ca Mâu Ni không đủ để giúp đỡ, để cứu tất cả chúng sinh trên thế gian này. Tôi có Vườn Phật mấy năm nay bởi 10 năm trước chúng tôi đã có Vườn Yêu Thương. Một vườn!

 

Thường là tôi ngồi im uống trà và đọc tụng lại bài kinh sám nguyện trước khi pha trà.

“Trang nghiêm đài sen ngự tọa
Đại hùng từ phụ Thích Ca
Đệ tử lắng lòng thanh tịnh
Bàn tay chắp thành liên hoa
Cung kính hướng về Điều ngự
Dâng lời sám nguyện thiết tha”.

 

Một năm trôi qua. Mình đã làm gì. Trong 365 ngày qua mình đã làm uổng phí bao nhiêu ngày. Suy cho cùng thì chỉ có việc thiện và việc bất thiện. Nếu không làm việc thiện thì có thể ta đã làm những việc bất thiện. Một năm tôi nhìn lại mình trước Phật, bên ly trà đượm chất xuân về. Lòng thanh tịnh, tâm thành kính thì những gì đúng nhất sẽ tự hiện về. Ta có thể nói dối hàng trăm, hàng vạn thậm chí hàng triệu người nhưng không thể nói dối chính mình, nhất là vào những giờ phút minh thiêng này.

Tôi có rất nhiều ấm trà. Những chiếc ấm tử sa thỉnh tận gốc, những chiếc ấm cổ uống nhiều năm nay, những chiếc ấm với bao kỷ niệm của những chuyến đi vẫn mang theo để thưởng thức, cả những chiếc ấm bình dị rẻ tiền nữa. Lắm lúc nghĩ lại: không khéo lại bám chấp vào những chiếc ấm này. Bị mê hoặc bởi ấm. Tu mà không khéo lại thêm dính mắc, thêm attachement.

Tôi có anh người quen thường xuyên khoe ấm trà. Mà anh ấy có nhiều loại ấm trà thật. Toàn ấm quý và hiếm thôi. Anh bảo vệ và giữ gìn ấm trà hình như còn hơn cả người thân. Còn tôi thì tưng tửng. Bởi ấm đâu có quan trọng đối với tôi.

Ông nội tôi dạy tôi từ nhỏ rằng “Nhất nước, nhì pha, tam trà, tứ ấm”. Ấm cũng chỉ được xếp hạng cuối cùng trong 4 yếu tố làm nên ấm trà ngon mà thôi. Tuy nhiên tôi cứ nghĩ về lời dạy của ông nội. Hình như pha, tức người pha phải lên số 1 chứ không thể xếp hàng 2 sau nước được. Ông nội tôi mất từ lâu nên không còn dịp hỏi ông. Không biết ông nội tôi nói sai ý cổ nhân hay tôi nghe nhầm, hay tôi không hiểu!

Các học trò và bạn bè khuyến khích tôi, thế là Thái Hà Books sản xuất ấm. Ấm pha trà làm tại làng gốm Bát Tràng bởi các nghệ nhân nơi đây. Bát Tràng vốn nổi danh về gốm cả trăm năm nay nên các nghệ nhân hợp tác với chúng tôi rất ăn ý. Ấm trà chúng tôi làm rất giản đơn, rất mộc mạc. Vậy mà mọi người đua nhau thỉnh. Thật là lạ.

Sớm mai ngày cuối năm tôi ngồi bên bình nước sôi và ấm rồi trà trong cái tâm nhẹ nhàng, thư thái, hết bận rộn. Người ta thì đang cuống cuồng lên, đang chạy đôn chạy đáo lo cho tết. Nào là dọn nhà, nào là mua sắm, nào là cúng lễ. Còn tôi thì ung dung và thanh tịnh bên ấm trà. Trà độc ẩm hay lắm, thú vị lắm đấy ạ.
am-tra-thuong-thuc-ngay-xuan

Tôi ngồi thư giãn pha trà. Trong lúc đợi trà tôi lại suy ngẫm

“Đệ tử phước duyên thiếu kém
Sống trong thất niệm lâu dài
Không được sớm gặp chánh pháp
Bao nhiêu phiền lụy đã gây
Bao nhiêu lỡ lầm vụng dại
Vô minh che lấp tháng ngày
Vườn tâm gieo hạt giống xấu
Tham, sân, tự ái dẫy đầy
Những nghiệp sát, đạo, dâm, vọng
Gây nên từ trước đến nay
Những điều đã làm, đã nói
Thường gây đổ vỡ hàng ngày.
Bao nhiêu não phiền nghiệp chướng
Nguyện xin sám hối từ đây”.

Dù ở giữa thủ đô Hà Nội hay chốn đông đúc Sài Gòn tôi luôn tìm thấy sự thanh tịnh và yên ắng ở đây. Phòng Phật giản dị của tôi với kinh sách và trà. Tôi tự pha trà và tự thưởn cho mình ấm trà chào ngày mới. Đôi khi có bạn trà đến thưởng thức cùng. Thế là chúng tôi hòa vào nhau với trà, với khí xuân, với Phật và với vũ trụ.

Rồi tôi thưởng thức trà. Trà ngồi nhấm nháp, nhâm nhi. Ngon lắm. Giữa cái rét buốt xương của Hà Nội uống trà vào sáng sớm thì tuyệt vô cùng. Thật sự là vậy.

Bạn hỏi, làm sao có ấm trà ngon? Trà ngon là xuất phát không chỉ từ ấm, từ trà, từ nước mà từ tâm người pha. Nếu người pha có lòng bao dung, có tâm thanh tịnh, có yêu thương tràn dâng thì các trà hữu tha hồ được thưởng thức. Đảm bảo phê luôn.

Không hiểu sao trong lúc nhâm nhi trà tâm tôi hay nghĩ đến đoạn kinh sau

 ngoi-thien-hang-ngay

“Đệ tử thấy mình nông nổi
Con đường chánh niệm lãng xao
Chất chứa vô minh phiền não
Tạo nên bao nỗi hận sầu;
Có lúc tâm tư buồn chán
Mang đầy dằn vặt lo âu,
Vì không hiểu được kẻ khác
Cho nên hờn giận, oán cừu;
Lý luận xong rồi trách móc
Mỗi ngày mỗi chuốc khổ đau
Chia cách hố kia càng rộng
Có ngày không nói với nhau
Cũng không muốn nhìn thấy mặt
Gây nên nội kết dài lâu;
Nay con hướng về Tam Bảo
Ăn năn khẩn thiết cúi đầu”.

Tôi ngồi một mình tự mình ăn năn, hối lỗi. Thật tâm tôi ăn năn với các tội lỗi mình đã cố tình hay vô tình gây ra. Tôi thành tâm sám hối với các oan gia trái chủ của mình. Và ngay bây giờ, khi trời đã sáng, khi đã thướng thức trà xong rồi, ngồi gõ những dòng chữ này mà lòng vẫn cứ đang sám hối. Ôi tội lỗi nhiều quá. Ôi vô minh sâu dày quá.

Tu tập đúng chánh pháp là rất quan trọng. Từ lâu có những người, trong đó có tôi, không biết đến chánh pháp, không được thực hành đúng chánh pháp nên tu tập mà không có kết quả hoặc kết quả rất ít. Tôi lại chưa biết cách sám hối, chưa biết sửa mình nên càng tu càng như rùa mù bò giữa sa mạc.

Hiểu sai Phập Pháp làm ta tốn rất nhiều công sức và thời gian tu tập, nhưng xét lại chẳng thấy có lợi ích gì nhiều cho bản thân. Đó là còn may. Có khi càng tu càng xa rời Phật. Càng tu, cái bản ngã càng lớn hơn và ta lại càng cho bản thân xa lìa, xa dầnPhật Pháp. Vì tu sai, tu theo tà Pháp nên ta không thấy giải thoát mà ngày càng trói mình chặt hơn. Nay cần sám hối.

Ấm trà là dụng cụ để pha trà. Không có ấm, không có trà, không có nước, không có người pha thì không có trà để thưởng thức. Nhưng nếu ta quá quý cái ấm, quá trọng cái trà, quá cầu kỳ cái nước thì ta lại bám chấp rồi. Nếu lỗ mũi ta luôn phổng lên khi được khen ấm quý, trà ngon, pha tuyệt…. thì ta lại đang bay lên trời, đang xa lìa Phật thật rồi.


Đức Phật dạy “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”. Chúng ta nên đọc, học, ngẫm và hiểu biết tính chất của các pháp thế gian là vô thường, khổ, vô ngã. Hiểu rồi ta thực hành hạnh buông xả. Buông xả các pháp. Khi buông ta có tất cả. tôi thường ngồi thưởng thức trà và ngắm chữ BUÔNG luôn hiện diện trước mặt.


Sự giác ngộ và giải thoát có phải là quá khó đến vậy. Phải chăng phải đợi kiếp sau hay nhiều kiếp sau nữa. Tôi thì tự thấy mình đang giác ngộ từng phần, đang giải thoát từng phần. Pha trà, thưởng thức trà cũng giúp ta giác ngộ và giải thoát mà. Giải thoát hình như đơn giản là sống tốt, sống có ích, sống thuận với vũ trụ. Giải thoát là sống để có tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự.

Nếu ta bận tâm với việc đi khoe ấm quý, ấm đắt tiền, bận đi khoe trà ngon, trà hiếm thì thật là uổng. Tất cả chỉ là bọt xà phòng thôi mà. Vậy nên tôi hay đọc thầm và ngẫm về 4 câu kệ sau đây…

“Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
Nắm giữ làm chi! Có ích gì!
Càng ôm, càng giữ, càng đau khổ,
Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!”

Trà ngon không dành cho người tham lam. Nước ngọt không dành cho người ích kỷ, chơ những ai tâm đầy vẩn đục. Ta cứ bình tâm thưởng thức trà, mặc cho ai bận bịu những gì, tham lam những gì. Thưởng thức trà trong tĩnh lặng, trong thanh tịnh thật tuyệt. Để rồi từ hư không vọng xuống những câu thơ chẳng biết của tác giả nào…

“Giữa cõi bùn ô nhiễm

Vươn mọc đóa sen thơm,

Cái vươn mọc siêu thoát

Thơm ngát cả mười phương”.

 

Trước mặt tôi là những viên đá. Có cả trăm viên, đủ thể loại, hình dáng. Tôi rất thích sưu tầm đá. Nhất là sau khi đọc cuốn “Năng đoạn kim cương” năm 2.000 ở Sydney Australia. Đá là ông thầy quý của tôi, quý lắm. Nhờ đá mà tôi giác ngộ thêm nhiều chút đấy nhé. Và trong tai lại vang vảng lên tứ thơ. Không biết là tứ thơ hay 1 bài kệ. Không biết của ai, của tác giả nào…

 

“Tảng đá vững vàng kia

Gió nào lay động được
Tâm người trí cũng vậy

Trước miệng cười khen chê”.

 

Ngồi gõ những dòng này nhớ lại, sáng nay thưởng thức trà xong, tôi ra Đường Sách Nguyễn Văn Bình nằm ngay sát nhà thờ Đức Bà, quận 1 của Sài Gòn. Thế là có dịp lỳ xì sách nhânTết Sách lần thứ 9. Nhân dịp xuân về tôi rất thích lỳ xì, nhất là lỳ xì sách. Tự nhiên sáng nay có thầy giáo Thế từ Mang Thít tỉnh Vĩnh Long liên lạc đến. Lại  có 1 em sinh viên trước khi về Mang Thít lên thăm tôi. Thế là tôi lỳ xì 50 cuốn sách “Happy Books hạnh phúc mỗi ngày” cho thầy giáo Thế, cho em sinh viên chưa biết tên và những bạn đọc yêu quý ở Mang Thít. Chỉ mong sao các bạn ở Miền Tây hạnh phúc và có hạnh phúc mỗi ngày. Mong cho ai cũng an tĩnh, ai cũng tu với tâm không. Tự nhiên lại vang lên trong tâm những câu thơ… Hình như vang đến từ Hà Nội, nơi tôi đang vẫn sống mấy chục năm nay.

Một an tĩnh mênh mông

Với tâm niệm trú không

Chánh pháp nơi ấy hiện

Mùa đông ánh lửa hồng”.

 

Ấm trà ngày cuối năm đã hết vị trà. Ấm trà uống một mình đã không còn giọt nước. Tôi ngồi 1 mình trong phòng Phật. Trên tay tôi là mấy cuốn sách quý muốn đọc hôm nay “Giấc ngơ hóa rồng”, “Steve Job – Hành trình từ gã nhà giàu khinh suất đến nhà lãnh đạo kiệt xuất”, “Tứ thư lãnh đạo”, “Những người khổng lồ trong giới kinh doanh”, “Lên gác rút thang”. Nghề của tôi là quản trị và môn mà tôi đi giảng vẫn là quản trị, là lãnh đạo mà. Cái nghề của ông thầy giáo Nguyễn Mạnh Hùng tôi là thế. Nhưng làm gì thì làm, dạy gì thì dạy người tu tại gia cũng cần nghĩ đến giác ngộ và giải thoát trong mỗi việc làm. Vậy nên lại thêm những câu kệ hiện về trong não

 

“Dù làm bao nhiêu việc

Ích lợi cho bao người

Cũng đừng quên giải thoát

Là mục đích cuối cùng”

 

Trà đã hết, trầm thơm không còn, nắng đã chan hòa. Tôi ngồi yên và nghĩ rằng mình cần phải sống tốt cái đã. Trước hết phải sống tốt, sống thiện, sống có ích, sống với tâm thiện, với lời nói ái ngữ, với những hành động lành. Tự nhiên nhớ đến đoạn lời trong phim "Chuyện Tử Tế" của đạo diễn Trần Văn Thủy:

Từ rất xa xưa, cha bác có dạy: Tử tế vốn có trong mỗi người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bề bỉ đánh thức sự tử tế, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia, bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có nỗ lực tột bực và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người, người tử tế trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành những người có quyền hành, giỏi giang, hoặc siêu phàm...

Uống trà ngày mới với chiếc ấm Bát Tràng giản đơn và suy ngẫm cho cùng, rằng ở trên đời này, không có một nghề nghiệp nào, không có một con người nào trở nên tử tế, không một ai có thể giác ngộ và giải thoát nếu nếu không bắt đầu từ tình yêu thương, nếu không có trí tuệ. Pha trà, thưởng thức trà, bên ấm trà cho ta nhiều lắm, nhiều lắm…

Có ai muốn có ấm trà Bát Tràng giản dị và mộc mạc của chúng tôi không. Có ai muốn uống những loại trà dung dị mà thấm tình người của chúng tôi không. Có ai muốn ngồi thưởng thức trà cùng tôi không. Hỏi rất thật nhân năm mới đấy ạ. Nếu không muốn thưởng thức trà thì xin mời quý vị đến để nhận sách lỳ xì nhân Tết Sách lần thứ 9. Tết này cũng như các tết trước chúng ta vẫn lỳ xì kinh sách, vẫn tặng những giỏ quà sách như truyền thống nhiều năm nay mà. Hãy đến nhé quý vị, nhé các bạn….

TS Nguyễn Mạnh Hùng – Người sáng lập và Chủ tịch Công ty sách Thái Hà

 xep-hang-tai-tphcmly-xi-sach-tre-on-doihungnm-ky-tang-sach

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2015(Xem: 8337)
Hôm nay là ngày rằm, từ sáng sớm bà chủ đã ngỏ lời: “Hây, tối nay kính mời khách thưởng trà ngắm trăng với chúng tôi trong vườn nhà”. Khi ráng chiều vừa tắt, bà chủ đưa cho khách bộ Yukata (Kymono mặc mùa hè), một đôi tất trắng, một đôi guốc xỏ ngón và một cái hoa vải màu hồng nâu. Thấy khách lúng túng, hiểu ý, bà chủ ân cần hướng dẫn khách sử dụng từng loại. Bà chủ chia sẻ: “Mặc Yukata khó nhất và đẹp nhất là cái đai quanh thắt lưng”. Miệng nói, tay làm, bà giúp khách hoàn thiện cái đai này. Bà lại hồn hậu: “Búi tóc kiểu Nhật cũng không là việc dễ”, rồi đôi tay bà chủ thoăn thoắt, chỉ mươi phút mái tóc của khách đã được búi cao lại còn giắt thêm cái hoa vải màu hồng nâu sau gáy. Khách nghĩ, mình đã tươm tất lắm rồi, thì nghe bà chủ nhắc khéo: “Mặc Yukata đôi chân phụ nữ phải được bọc trong đôi vớ trắng và bước đi với đôi guốc xỏ ngón”. Nghe lời, khách mang vớ, mang guốc rồi thử bước đi; xong, khách thầm nhủ “mang đôi guốc này mà không té là điều kỳ diệuJ”.
19/09/2015(Xem: 9292)
Đối với người Phật tử, dù ở bất cứ phương trời nào, không phải chỉ mùa Vu Lan mới là thời điểm để người con Phật thể hiện lòng báo đức tri ân. Ân Chư Phật, ân Thầy Tổ, ân cha mẹ giáo dường, ân đàn na thí thí, ân xã hội, ân chúng sanh …. mà ân kia, đức đó phải luôn phát nguyện bằng thiện tâm: “Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài” Theo tinh thần trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm thì muôn người, muôn loài đều thầm lặng vì nhau mà sinh diệt. Cái này vì cái kia mà hiện hữu, cái này ra đi để cái kia tồn tại. Như lá rụng mà thực chẳng diệt, vì lá lại thành đất nuôi cây. Như mây tụ lại mà thực chẳng tan, vì mây chỉ chuyển hóa thành mưa tươi mát, tắm đẫm cỏ nội hoa ngàn ….
18/09/2015(Xem: 8882)
Được sự đồng ý của tác giả, Cư sĩ Diệu Nhung, Cư sĩ Tâm Thành và các Cư sĩ khác hùn phước ấn tống và gửi tặng sách GIA TÀI CỦA NGƯỜI TỈNH THỨC (Thực tập Kham nhẫn) phiên bản tiếng Việt cho các đối tượng sau đây: 1. Đọc giả người Việt đang sinh sống và làm việc trong khu vực VIỆT NAM và CHÂU Á. 2. Các tu sĩ Phật giáo người Việt không phân biệt tông phái. 3. Các cư sĩ người Việt đang nghiên cứu và thực tập Phật giá
13/09/2015(Xem: 7792)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
12/09/2015(Xem: 7280)
Những ngôi Chùa nổi tiếng ở VN
12/09/2015(Xem: 16807)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9235)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10448)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9347)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
03/09/2015(Xem: 23856)
Nói đến giáo lý Phật giáo là nói đến chữ Tâm. Ngay sau khi thành đạo, đầu tiên đức Phật thuyết về tâm (kinh Hoa Nghiêm), rồi đến khi sắp nhập Niết-bàn, Phật cũng đã dặn dò hàng đệ tử phải chế ngự tâm (kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Di Giáo). Phật pháp lấy tâm làm gốc. Có thể nói mà không sợ lầm lẫn, tất cả những điều đức Thế Tôn đã dạy, được hai phái Tiểu thừa, Đại thừa kết tập lại trong Tam tạng, đều nói đến chữ “tâm”. Đệ tử của Phật, thực hành theo những gì đức Phật đã giáo hóa, cho dù tu học theo tông phái, pháp môn nào, cũng không ngoài bốn chữ: “tu tâm dưỡng tánh”. Vậy tìm hiểu chữ tâm cho thấu đáo, khảo sát, thẩm cứu, thường xuyên quán chiếu về tâm, trộm nghĩ đó cũng là điều lý thú và hết sức cần thiết đối với hành giả, đấy chứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]