Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Loại Tín Ngưỡng Nhân Gian Không Phải Là Đạo Phật

23/01/201621:58(Xem: 6710)
Những Loại Tín Ngưỡng Nhân Gian Không Phải Là Đạo Phật

* NHỮNG LOẠI TÍN NGƯỠNG NHÂN GIAN KHÔNG PHẢI LÀ ĐẠO PHẬT

 

 

TÍN NGƯỠNG NHÂN GIAN:

Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: - Tín ngưỡng phồn thực  - Tam phủ, Tứ phủ - Thờ động vật và thực vật - Tín ngưỡng sùng bái con người. 

 

Việt Nam thuộc quốc gia nông nghiệp gần vùng nhiệt đới. Vụ mùa tùy thuộc thổ nhưỡng và khí hậu thiên nhiên; lúc bấy giờ chưa có khoa học kỹ thuật, con người chưa chủ động được thành quả lao tác. Thời vụ chỉ duy nhất mỗi năm một mùa thu hoạch. Chính những yếu tố đó và thời gian còn lại gọi là nông nhàn, người dân hướng về quyền lực siêu nhiên, lo sợ trước mọi áp lực vô hình đe dọa, sanh tâm cầu khấn và tôn thờ.

 

Khi được giao lưu thương mãi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cận biên, người dân có thêm một số tín ngưỡng ngoại nhập; từ đó, tín ngưỡng đa thần xuất hiện. Tuy nhiên, với tinh thần bao dung và cải biên, những tôn giáo hay tín ngưỡng thần học được tục hóa cho thích hợp với căn cơ bản địa, vì thế tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng tôn giáo song hành tồn tại dung hòa trong xã hội.

 

TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC

Khởi phát từ sự sanh sôi nẩy nở của hoa màu, con người thời bấy giờ có những lễ hội cúng hiến phẩm vật. Về con người, con cháu đông đúc cũng là một quà tặng của tạo hóa, vì thế họ thờ Linga và Yoni biểu tượng cho sự sung mãn phát triển. Không riêng Việt Nam, Ấn Độ và một vài nước vẫn có tục lệ thờ cúng vụ mùa và thờ cúng dương vật.

 

TAM PHỦ, TỨ PHỦ

Phủ là đền thờ ba vị: Mẫu Thượng Thiện - Mẫu Thượng Ngàn - Mẫu Thoải.     

 

Mẫu Thượng Thiện biểu tượng cho mẹ Trời, mẫu Thượng Ngàn biểu tượng mẹ cai quản núi rừng, mẫu Thoải biểu tượng mẹ cai quản sông nước. Sau đó người dân thêm vào Mẫu Địa phủ cai quản đất đai trên cõi dương và dưới cõi âm. Từ đó có Tứ phủ. Loại tín ngưỡng nầy khởi xuất từ cuộc sống nông nghiệp của dân ta. Về sau, khi tiếp biến văn hóa Trung Quốc, người dân thờ thêm Thổ công, Hà Bá và Ngọc Hoàng Thượng đế. Ngoài ra, xã hội nhà nông còn tôn thờ Mây-mưa-sấm-chớp. Đến khi tiếp nhận tín ngưỡng Đạo Phật, tín ngưỡng nhân gian đó được cải biến dưới dạng tứ pháp: 

 

• Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà Dâu

• Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu

• Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng

• Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn

 

Được cai quản chung bởi Phật Mẫu Man nương. Đời nhà Lý đã biến tín ngưỡng Tứ pháp thành Tứ Khí thờ ở chùa Pháp Vân tại Hưng Yên. Theo tục lệ dân làng, mỗi khi hạn hán, cần mưa cho vụ mùa, họ đón tượng Pháp Vân, ra khỏi chùa, cùng với tượng của các bà Pháp Lôi, Pháp Vũ ở các chùa gần đó đến chùa Ôn Xá (được gọi là chùa Un) - nơi thờ bà Pháp Điện để làm lễ cầu mưa.

 

TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI CON NGƯỜI

Quan niệm nhân gian, ngoài thể xác, con người có hồn và vía. Hồn là Tinh-khí-thần, nên gọi là ba hồn. Vía là các khiếu, nam có bảy, nữ có chín. Tục gọi là ba hồn bảy vía mỗi khi cầu khấn. Do quan niệm nầy mà người chết được cúng kiến, đốt vàng mã, những nhu cầu lúc còn sống để phần hồn được thụ hưởng nơi cõi âm. Vì vậy mà người quá cố được cúng giỗ hàng năm, cho dù tổ tiên vạn đại lâu đời cũng được bái thỉnh vào giáp tết gọi là cúng rước ông bà về đoàn tụ với cháu con trong ba ngày tết. 

 

Tri ân người quá cố là tập quán đạo đức của người xưa, đó là nét đẹp văn hóa tình người, nhưng tín ngưỡng nhu thế, trong Phật giáo nguyên thủy không hề có. Phật giáo quan niệm người chết sẽ đầu thai chứ không còn ở cõi âm, nhưng tập tục tín ngưỡng nhân gian thì ông bà cha mẹ trên cao, tồn tại ở cõi Thần Tiên thượng giới. Do vậy mà sùng bái cúng kiến thờ phượng được duy trì. Đó là đạo thờ ông bà. Chính vì vậy mà Nguyễn Đình Chiểu đã viết:

 

Thà đui mà giữ đạo nhà

Còn hơn sáng mắt cha ông không thờ. 

(Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên)

 

Ngoài ra, nghề nghiệp đều có Tổ, gọi là Tổ nghề. Tổ nghề là người đầu tiên sáng lập một nghề, người đời sau nhớ ơn nên chọn ngày để cúng hàng năm. Đàn ca hát xướng, may vá, đánh bắt, thợ mộc, thợ nề, mọi nghiệp vụ đều có Tổ, tuy không trở thành một tín ngưỡng chuyên biệt rộng rãi, chỉ trong phạm vi nghề nghiệp chuyên môn, nhưng đó cũng là đức tin của kẻ hậu học.

 

Thành hoàng thổ địa cũng thuộc loại tín ngưỡng tôn thờ vị cai quản làng xã về họa phúc cho mỗi làng; thường là những người có công, có tiếng, có địa vị tại địa phương. Những bậc minh quân, chiến sĩ trận vong hy sinh cho đất nước cũng được tôn thờ như Thần. Vua cũng được tôn thờ như vua Hùng. được xem là vua tổ đầu tiên của người Việt. Cũng có những vị được xem là Thánh đi vào tín sử của người Việt như: bốn vị thánh bất tử, đó là Tản ViênThánh GióngChữ Đồng Tử và Liễu Hạnh, gọi là "Tứ Bất Tử".

 

Cô hồn hoạnh tử cũng được người dân bái vọng cúng kính do tình thương đối với những vong linh không ai thờ cúng. Người dân thường lập khánh thờ cô hồn ngoài vỉa hè, chốn hoang vu hay những nơi thường xảy ra tai nạn giao thông.

 

Ngoài ra, còn tùy thuộc ngành nghề phát sanh một số tín ngưỡng khác như ngư dân thờ "Ông". Truyền tích từ thời vua Gia Long bị quân Tây Sơn truy sát, chạy ra biển gặp sóng to gió lớn, bỗng cá ông xuất hiện đưa thuyền vào bờ an toàn, sau đó Gia Long truy tặng  cá ông là "Nam Hải đại tướng quân". Ngư dân trước khi xuất bến thường đến cúng vái "Ông" hoặc xin keo. Hàng năm ngư dân thường cúng giỗ Ông vào ngày 20 tháng chạp âm lịch tại lăng thờ Ông ở làng Thanh Thủy.

 

SỰ KHÁC BIỆT

Tín ngưỡng nhân gian là sự khát vọng, tôn kính một nhân vật liên hệ trực tiếp đến nhu cầu trần tục, nhân vật đó có thể là hiện thực, có thể là siêu nhiên đủ đáp ứng niềm an ổn của sự mong cầu. Tín ngưỡng nhân gian không có tổ chức hệ thống chặt chẽ như tôn giáo, nhưng nó vẫn được lưu truyền lâu dài song hành với tôn giáo.

 

Tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, có hệ thống giáo lý, có giới luật. Có giáo hội, có cơ sở đào tạo giáo dục tu sĩ, cán bộ đạo sự. Có sự liên hệ chặt chẽ giữa con người và đấng giáo chủ thông qua tín điều, giáo điều, đạo lý... còn tín ngưỡng nhân gian là một huyền thoại, thần tích, truyền thuyết gắn liền với đời sống trần tục.

 

Đạo Phật không phủ nhận những hình thức tín ngưỡng nhân gian, nhưng giải trình theo quan điểm Nhân Quả,nghiệp báo để hướng người dân trở về chánh tín. Tuy nhiên, một số chùa do các sư thiếu nội hàm và kiến thức Phật học, nên tùy thuận chúng sanh theo hình thức mê tín càng đưa đạo Phật vào chỗ hỗn dung tín ngưỡng. 

 

Riêng Phật giáo Nguyên Thủy vẫn giữ được nét truyền thống nên tín ngưỡng nhân gian khó thâm nhập. Phật giáo Phát Triển do bao dung thích ứng với mọi nét văn hóa trong mọi quốc độ nên dung nạp quá nhiều hình thái tín ngưỡng nhân gian mà không chuyển hóa, dưới cái nhìn của ngoại cuộc, Phật giáo Việt Nam theo phái Phát Triển có màu sắc mê tín.

 

Thật ra, những hình thái tín ngưỡng nhân gian chỉ để đáp ứng nhu cầu thực dụng mà không giải quyết tận căn những nguyên nhân khổ đau của kiếp sống. Đáp ứng được nhu cầu thực dụng hay không là chuyện khác, còn tùy phước báu nhân quả. Tín ngưỡng nhân gian cũng không thể phát triển lòng từ bi sang mọi lĩnh vực khác ngoài phạm vi của mình. Trong khi mục đích của đạo Phật là tìm rõ căn nguyên của khổ đau, đưa ra phương thức giải quyết hiện thực mà không cầu khấn nương tựa bất cứ thần linh nào khác. Có nghĩa con người tự làm chủ chính mình từ ý tưởng, hành động và lời nói. Sự khác biệt cơ bản như thế, tín ngưỡng nhân gian không thể là loại tín ngưỡng của đạo Phật.

 

 

MINH MẪN

18/01/2016

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/03/2014(Xem: 19673)
Bài giảng cuối cùng là câu chuyện đẹp về người thầy, một người bạn, một người chồng và người cha, về giá trị nhân văn cao cả của cuộc sống. Bài giảng của người thầy đã cận kề với cái chết không nói gì về sự ra đi, mà lại là những câu chuyện hài hước, dí dỏm để đúc kết những chân lý sống “nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó". Đó là người thầy của Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) - Randy Pausch, người đã mang đến một bài giảng có sức sống vượt ra khỏi khuôn khổ nhà trường để đến với công chúng toàn thế giới. Bài giảng cuối cùng thật xúc động, chân tình và đầy ý nghĩa đã được kết tinh lại thành những trang sách có sức lan tỏa đến hàng triệu trái tim người đọc trước khi ông qua đời ở tuổi 47 vào giữa năm 2008 vì bệnh ung thư. Sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng.
22/03/2014(Xem: 7911)
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. * “Tự tri” là quán chiếu tâm thức, là biết rõ tâm trí. “Tỉnh thức” là tâm không vọng tưởng. “Vô ngã” là tâm thái hoà bình, an lạc, yêu thương, thiện ích, tự do tự tại, diệu dụng, bất sinh bất diệt, tịch tri, tịch chiếu.
21/03/2014(Xem: 11740)
Có người thợ mộc già làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu lâu năm cho hãng thầu xây cất . Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Tuy không còn có đồng lương nhưng ông ta muốn nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già.
21/03/2014(Xem: 25506)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
20/03/2014(Xem: 9365)
Đạo Phật thường được gọi là “viên ngọc như ý” vì nó đáp ứng cho mọi nhu cầu, mọi đòi hỏi, mọi ước muốn của con người, dù thấp hay cao. Đáp ứng điều gì? Đáp ứng cho con người tự do, bình an và hạnh phúc, tùy theo mức độ đầu tư và khai thác kho tàng bên trong của mỗi con người. Tự do, bình an và hạnh phúc là quyền của mỗi người, do chính con người định đoạt.
19/03/2014(Xem: 9134)
Trong đời tôi, dường như ngoài việc được (hay bị) má tôi đẻ sớm, trước khoảng thời gian dự định thường lệ, chín tháng mười ngày cho một bào thai, mọi chuyện khác đều đến với tôi rất muộn màng. Yêu muộn mà tu cũng muộn!. Sinh ra trong một gia đình theo
19/03/2014(Xem: 8247)
Mẹ mất, con gái biết nấu ăn từ lúc lên 5 Yasutake Hana lần đầu làm món súp miso khi 5 tuổi, sau vài tuần mẹ cô bé mất vì ung thư vú. Hiện tại, nữ sinh 11 tuổi có thể tự nấu một bữa cơm nhiều món hoàn chỉnh, và làm mọi việc trong nhà.
19/03/2014(Xem: 8823)
Khổ đau hay phiền muộn của chúng ta do chính chúng ta tạo nên, chứ không phải là một tai ách gia truyền hay tội tổ tông từ thế giới bên kia trở về ám ảnh chúng ta, như một vài người quan niệm. Cũng không có thưởng phạt từ một đấng quyền uy tối thượng phán xử công và tội của ta. Chúng ta phải là quan tòa của chính mình.
18/03/2014(Xem: 9920)
hật ái ngại khi với tư cách một tác giả lại viết giới thiệu về một tác phẫm do chính mình chuyễn thể. Nhưng trước tấm lòng và sự tận lực cống hiến của êkíp thực hiện nhằm kịp thời dâng lên đức Từ Phụ nhân ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2558 (2014), nên sau thời gian đắn đo khá lâu đã thôi thúc, đi đến quyết định phải có đôi dòng giới thiệu đến chư tăng ni và Phật tử khắp nơi vở cải lương đặc biệt này.
18/03/2014(Xem: 7657)
Đức vua Milinda quyền uy hiển hách, vang bóng một thời, khi đối thoại với tỳ-khưu Nāgaseṇa, nhà vua đã tự tướt bỏ cái lốt “vương giả” để xin được hầu chuyện như một bậc “trí giả”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]