Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Doanh Nhân Phật tử Vũ Chầm, người cư sĩ uyên thâm, giản dị và đôn hậu.

21/01/201621:00(Xem: 7865)
Doanh Nhân Phật tử Vũ Chầm, người cư sĩ uyên thâm, giản dị và đôn hậu.

Doanh Nhân Phật tử Vũ Chầm, người cư sĩ uyên thâm, giản dị và đôn hậu.
vu-cham-2

Sáng nay, cũng như thường lệ, trước giờ làm việc, chúng tôi dành 15 phút cùng nhau tọa thiền dưới sự dẫn dắt của TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Thái Hà Books. Vì là ngày cuối tuần nên hôm nay, sau thời tọa thiền, chúng tôi cùng ngồi bên nhau hàn huyên và nghe thầy Hùng chia sẻ về những tấm gương doanh nhân Phật tử. Sáng nay thầy Hùng kể về bác Vũ Chầm, chủ tịch HĐQT tập đoàn Vina Giầy và được xem là tấm gương lớn vượt khó, vượt nghèo, một tấm gương lớn của phụng sự Đạo Phật.

Thật kỳ diệu, như thần giao cách cảm, đột nhiên thầy Hùng nhận một cuộc gọi đến. Hóa ra bác Vũ Chầm đang ở Hà Nội và muốn đến thăm thầy Hùng và Thái Hà Books. Lòng tôi vui lắm vì nghe danh bác đã lâu và giờ mới có cơ hội gặp bác tại Hà Nội, ngay tại văn phòng Thái Hà Books.

Bác Vũ Chậm năm nay đã 85 tuổi nhưng rất khỏe mạnh và  ăn nói vô cùng minh mẫn và tràn đầy trí tuệ. Tóc bácbạc trắng, da trắng hồng, miệng cười đôn hậu. Bác Vũ Chầm chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện của cuộc đời chính bác, gắn liền với Pháp Phật.

Mở đầu câu chuyện, bác Vũ Chầm kể chúng tôi nghe về hành trình từ chàng nông dân “chân lấm tay bùn” trở thành một Chủ tịch HĐQT. Từ một cậu bé học làm giày đến khi thành ông “vua giày”. Bác Doanh nhân Phật tử Vũ Chầm lớn lên và trưởng thành từ cái nôi của nghề giày Việt Nam, làng Phong Lâm, Hải Dương nên bác đã quen thuộc với nghề đóng giày từ nhỏ. Năm 16 tuổi bác bắt đầu lập nghiệp tại đất Hải Phòng mở xưởng sản xuất, 18 tuổi quyết định vào Nam bắt đầu làm lại sự nghiệp từ đầu.

Thật thú vị và khó tin rằng năm 1957 thương hiệu giày Vũ Chầm đã lan tỏa khắp Sài gòn. Ở thời điểm đó bác Vũ Chầm đã sở hữu gần 200 công nhân và nhiều tài sản. Sài Gòn giải phóng, tài sản sung công vào hợp tác xã. Tay trắng và lại một lần nữa bác Vũ Chầm lại khởi gây dựng lại sự nghiệp. Những tưởng đây chính là khó khăn sẽ khuất phục người đàn ông Phật tử có bản lĩnh và quyết tâm này, nhưng đây lại chính là cơ duyên khiến cho bác gặp người Thầy dẫn dắt cuộc đời mình, đó chính là Hòa thượng Thích Minh Châu. Bước ngoặt lớn của đời bác.

Bác Vũ Chầm quy y cửa Phật hơn 30 năm nay, bác là học trò lớn của Hòa thượng Thích Minh Châu. Trong suốt hơn 30 năm đó tuần nào bác cũng dành ba buổi bên vị minh sư của mình – Hòa thượng Thích Minh Châu - để học Pháp. Nếu được gặp bác Vũ Chầm, bạn sẽ thấy sự uyên thâm Phật Pháp và một tấm lòng của bậc chân tu tỏa ra nơi bác. Bác nói rằng mỗi con người, doanh nghiệp hay một xã hội, muốn tồn tại vững bền bao giờ cũng cần có từ bi và trí tuệ, thiếu hai nhân tố này chắc chắn tổ chức đó sẽ bại vong.

Đức Phật từng dạy “Thân người khó được. Pháp Phật khó nghe”, người tu hành từ khi khởi tâm tu cho tới khi thành Phật quả phải trải qua vô số kiếp. Trong 6 cõi luân hồi thì con người may mắn nhất và có điều kiện tốt nhất để tu thành Phật. Bác Vũ Chầm nhắc lại cho chúng tôi rằng có được thân người khó được giống như con rùa mù nằm dưới đáy biển, có một bọng cây (hoặc khúc gỗ) nổi có một lỗ tròn ở giữa, trôi vô định trên mặt biển khơi mênh mông. Con rùa mù cứ 100 năm mới nổi lên mặt nước một lần. Khả năng để con rùa mù nổi lên mặt biển và chui lọt đầu vào cái cái lỗ đó bằng với khả năng có được thân người (gần như là không thể). Bác khuyên chúng tôi cần tu tập tinh tấn,ngày hôm nay phải tốt hơn hôm qua bởi chúng ta rất may mắn khi có được thân người. Chúng ta hãy tu tập làm sao để có thể đi từ tối ra sáng, từ sáng đến nơi sáng hơn.

Bác Vũ Chầm nói chuyện Phật Pháp rất uyên thâm nhưng đơn giản và rất dễ hiểu. Bác luôn ví mình là một ông già quê mùa đi làm kinh tế, người nông dân đi học Phật. Bác khẳng định đến vài lần rằng Đạo Phật là đạo như thật, đạo Phật là đạo đến để mà thấy chứ không phải đến để mà tin. Thật ra con người sống với ảo tưởng quá nhiều, tham sân si và chạy theo vọng tưởng. Thân chúng ta nhơ nhớp, là tổ hợp những máu, mủ, xương, thịt, phân mà chúng ta không biết. Chúng ta mải mê chăm sóc dục lạc của thân mà quên mất chăm sóc tâm, tâm mới chính là ông chủ, còn thân chỉ là khách. Tất cả những gì không thường hằng, chịu vòng sinh tử đều là khách. Lạc thế gian là lạc hỷ như phân, lạc xuất thế gian là lạc hỷ vĩnh viễn.

Bác Vũ Chầm cũng nhấn mạnh rằng chúng tôi là người làm sách, tức người tri thức thì phải biếttìm hiểu về Đức Phật lịch sử, nhận ra được tính Phật trong chính bản thân mình. Đức Phật lịch sử quan trọng hơn nhiều so với Đức Phật tôn giáo. Rất tiếc rằng hầu hết chúng ta hiện nay đều mới chỉ lễ lạy Đức Phật tôn giáo, Đức Phật của cầu xin và đó không phải là cách hiểu đúng. Chúng ta đã chấp thủ tà kiến từ lâu đời. Chúng ta đi từ sáng vào tối mà không biết. Nhiều tập tục do người đầu đàn suy tưởng ra và xưa bày nay làm, nên người sau cứ thế theo mà không chịu tư duy, ví dụ như tục đốt vàng mã hay cúng ông công ông táo, tục cầu xin…. Mọi pháp học phải đem vào ứng dụng trong cuộc sống để cuộc đời mình hạnh phúc thì mới được gọi là chánh pháp.

Thân sinh tử này ai cũng như ai. Con người chúng ta là một tiểu vũ trụ, khi con người giác ngộ được rồi thì hòa mình vào vũ trụ lớn, phải sống thuận ứng với vũ trụ quan. Đức Phật là người chỉ đường sáng, còn đi hay không là do mình tự chọn. Nhân và quả luôn song hành cùng nhau, trong nhân sẵn có quả, trong quả sẵn có nhân. Đã tu thì lúc nào thần thái cũng vui tươi, từ bi hỷ xả, chánh niệm tỉnh giác mọi lúc mọi nơi, trong mọi thân khẩu ý….. Người tri thức tu tập lại càng phải ý thức được những điều trên, bởi họ là người có ảnh hưởng tới nhiều người khác.

Bác Vũ Chầm đặt câu hỏi rằng con trâu phải đeo cái ách để đi cầy và liệu con người có cái ách không? Câu trả lời rằng con người chúng ta cũng có ách nhưng là cái ách vi tế. Con trâu hư và phá phách ách thì ông chủ sẽ làm cái ách tốt hơn, còn con người hư hỏng và phá phách thì cái ách của chúng ta chính là nhân quả.

Bác Vũ Chầm chia sẻ liên tục mấy  tiếng đồng hồ liền và thật tuyệt vời. Bác chỉ rất rõ cho chúng tôi rằng có 4 tiến trình mà chúng ta lựa chọn trên con đường tu học: đi từ tối sang tối, sáng sang tối, tối sang sáng, sáng ra sáng hơn.Đời này mình khéo tu chuyển nghiệp thì sẽ đi được từ tối sang sáng, từ sáng sẽ ra sáng hơn.

Sở dĩ thân thể chúng ta hôi hám do cái gì? Do 5 triền cái (Tham, sân, trạo hối, hôn trầm, nghi ngờ)và 10 kiết sửa. Bác ví các triền cái tham như bát nước pha màu, sân như bát nước sôi,hôn trầm như bát nước có rong rêu, trạo hối như bát nước có sóng,nghi ngờ như bát nước có đục. Chính vì dính mắc vào 5 triền cái trên mà chúng ta không thấy được bản lai diện mục của mình. Khi tham khởi lên, khi sân khởi lên thì vô minh tùy miên có sẵn ở đó sẽ khởi lên còn mạnh hơn trước. Tham tùy miên chưa nhổ, khổ này còn tiếp diễn.

Câu chuyện chia sẻ của bác doanh nhân Phật tử với chúng tôi có lẽ sẽ không dừng nếu như bác không có một cuộc họp với lãnh đạo Vina Giày tại phía bắc ngay sau đó. Lời bác chia sẻ như thấm vào gan ruột, tâm huyết và uyên thâm. Sau bao nhiêu chìm nổi trên thương trường, từng bốn lần khởi nghiệp nhưng người doanh nhân phật tử này vẫnan lạc và giản dị như thế. Bình thản, đôn hậu và trí tuệ là những gì đọng lại về vị doanh nhân này. Những điều được bác sách tấn hôm nay thật ý nghĩa, đã giúp truyền lửa cho chúng tôi, những người trẻ học Phật qua cuộc sống hàng ngày, với một tâm thế Phụng sự.

Chúng tôi vui mừng vô cùng khi được gặp bác, được đón bác, được nghe bác chia sẻ. Tôi mong muốn sẽ được mời bác doanh nhân Phật tử Vũ Chầm đến nói chuyện với thật nhiều thật đông các Phật tử Hà Nội, nhất là các bạn trẻ, các em sinh viên. Mong lắm.

Thuần Tâm Thảo Triều – Phó Tổng giám đốc Điều hành công ty sách Thái Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2010(Xem: 9999)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
17/06/2010(Xem: 9229)
Gần90 phần trăm dân tộc Miến đều theo Phật Giáo. Giữa khung cảnh xanh tươicủa đất Miến, người ta thấy vươn lên từ các đỉnh đồi dọc theo bờ sông hay trên thung lũng những ngôi chùa màu trắng. Ðời sống xã hội Miến hoàntoàn xây dựng trên nền tảng Phật Giáo. Tinh thần từ bi của đạo Phật đã thấm nhuần sâu xa khắp mọi tâm hồn dân Miến. Trong xã hội tăng già hay Phongyis chiếm một địa vị cao quý, quan trọng. Ảnh hưởng của họ chi phốikhắp các từng lớp dân chúng. Họ tham dự vào hết thảy mọi công tác từ thiện. Mỗi thôn xóm đều có một ngôi chùa gọi là Phong yikyaung để giúp đỡ, phát triển Phật sự trong vùng.
02/06/2010(Xem: 9122)
Một người bề ngoài trông có vẽ khỏe mạnh với vóc dáng hấp dẫn , diện mạo phương phi nhưng nếu trong lòng có điều phiền muộn , bất ổn về tâm lý thì không thể xem là có sức khỏe toàn diện . Và yếu tố tâm lý luôn luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì , bảo vệ sức khỏe .
01/06/2010(Xem: 7174)
Phóng sinh bắt nguồn từ kinh Phật Đại Thừa, thịnh hành ở Trung Hoa, Tây Tạng, truyền sang Nhật Bản và các nước láng giềng Triều Tiên, Việt Nam. Hoạt động phóng sinh dựa trên tinh thần từ bi và bình đẳng giữa chúng sinh, và quan niệm nhân quả của sinh tử luân hồi. Nếu vừa giữ giới sát, lại vừa phóng sinh thì công đức gấp bội.Những tỷ dụ kinh nghiệm cảm ứng về phóng sinh, sách sử nói đến rất nhiều.
27/05/2010(Xem: 11292)
Có người nói ngủ chiếm một phần ba cuộc đời, uổng phí quá! Đừng ngủ thì lợi hơn! Nhưng lợi đâu không thấy chỉ thấy mất ngủ vài ba đêm thì đầu óc không sảng khỏai để làm việc, năng suất thấp, mất ngủ lâu dài hơn thì dẫn tới bệnh tâm thần và cuối cùng thì thay vì cuôc sống dài ra lại bị rút ngắn đi một cách đáng tiếc!
15/05/2010(Xem: 8295)
Kinh Bốn Mươi Hai Chương - Thích Thanh Cát, Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, Ngài tự nghĩ : “Xa lìa mọi ham muốn, tâm được yên vui bình tĩnh. Tâm yên vui bình tĩnh là điều cao quý nhất. Chính Tâm ấy mới ở trong Đại-định để hàng phục mọi ma chướng.” Suy nghĩ xong, Đức Phật đến vườn Lộc-Giả nói pháp Tứ-đế, độ anh em ông Kiều Trần Như, năm người đều chứng đạo quả. Tiếp đó có vị Tỳ-khưu lại muốn hỏi những điều còn nghi ngờ, xin Phật chỉ bảo cho các điều phải trái. Vì vậy, Đức Thế-Tôn lại cặn kẽ dạy bảo khiến các vị Tỳ-khưu, ai nấy đều lĩnh hiểu rành mạch, và chắp tay kính cẩn đón nghe những lời Phật dạy.
09/05/2010(Xem: 13862)
Có người nói: "Cuộc đời như giấc mộng", có người nói "Cuộc đời như tấn trò", có người nói "Cuộc đời như hạt sương"; cũng có người nói: "Đời là bể khổ", đời người như "khách qua đường", cuộc đời như "mây trôi"! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.
26/04/2010(Xem: 9764)
Phép Lạ Trong Câu Nói Của Vị Bác Sĩ Sau Đại lễ Phật Đản, tôi đến Chùa thăm Sư Phụ và Chư Tôn Đức. Lúc chờ ở ngoài sân Chùa, phía sau hiên nhà bếp, tôi gặp rất đông anh em làm công quả đang đứng ngồi giải lao. Họ hỏi tôi: - "A Di Đà Phật, lúc này anh Thị Chơn có khám phá ra điều gì lạ không? Nói cho tụi em biết với". - "A Di Đà Phật. Lạ thì chẳng có gì lạ cả". Tôi trả lờirồi tiếp:
10/03/2010(Xem: 12311)
ĐẠO TỪ CỦAHOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ VIỆN TRƯỞNGVIỆN HOÁ ĐẠO
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]