Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật tính của chó

19/12/201519:55(Xem: 8734)
Phật tính của chó

Cẩu Tử Phật Tánh

(Phật tính của chó)

*

Phỏng theo sách Phật Giáo và Vũ Trụ Quan, Lê Huy Trứ


Trong Muốn Tỏ Ngộ Là Một Sai Lầm Lớn, Thiền Sư  Đại Hàn Sùng Sơn Khai Thị Anh ngữ, Thích Giác Nguyên chuyển tiếng Việt, Con Chó Giết Chết Triệu Châu: Thiền Sư Sùng Sơn và nhiều môn sinh khác đã từng được mời đến nhà của một thiền sinh tại miền quê êm ả thanh bình.  Chủ nhà có một con chó lớn, hầu như nó thường nhìn ra ngoài cửa, vẫy đuôi mừng hoặc sủa bất cứ lúc nào nếu có ai đó đến gần nhà. Vào buổi tối, sau khi dùng bữa xong, mọi người nghỉ ngơi quanh lò sưởi, con chó đến ngồi bên cạnh ngài Sùng Sơn.  Sư vuốt ve con chó và nói: Ta có một câu hỏi cho con mà tất cả các thiền sinh không thể trả lời được: Đức Phật nói rằng tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh. Nhưng khi có người hỏi con chó có Phật tánh không, thì Đại Thiền Sư Triệu Châu nói: 'Không!' Vì vậy, ta hỏi con, con có Phật tánh không?  Con chó cất tiếng sủa:"Gâu! Gâu! Gâu!" Sùng Sơn nói: Con tốt hơn so với Thiền sư Triệu Châu.

Con cho co phat tanh

Figure 1 Chó và Thiền Sư

Tuy nhiên, theo tài liệu khác của Thiền Sư Trung Hoa tập 1, có một vị tăng đến hỏi Thiền Sư Triệu Châu: “Bạch Hòa thượng, con chó có Phật tánh hay không?” Thiền Sư Triệu Châu trả lời: “Có.” Vị Tăng hỏi: “Tại sao con chó có Phật tánh mà lại chui vào đãy da như thế?” Thiền Sư Triệu Châu nói: “Vì biết mà cố phạm.”   Chó biết [anh minh] tự có Phật Tánh mà cố tình vi phạm [vô minh] chui vào đãy da...chó?  Thiện tai!  Thiện tai!

Con cho co phat tanhFigure 2 Thiền Sư Chó


Nhân tiện đây, nói về một chữ Vô (không) của thiền sư Triệu Châu, nếu đọc trong Triệu Châu Lục, rõ ràng là thiền sư đã trả lời “không” (Vô) để đối lại với “có” (Hữu) mà thôi.

Nguyên điển chép thế này: Có người học thiền hỏi: Con chó cũng có Phật tính chứ?

Sư đáp: Không đâu. (Tiếng Việt chúng ta chỉ có một chữ Không thay vì vô, phi, bất, mậu như tiếng Tàu cho nên rất khó diễn tả rốt ráo tánh Không trong Phật Giáo)

Người học thiền: Trên từ chư Phật dưới tới con kiến, ai ai cũng có Phật tính, cớ sao con chó lại không?  Đa nghi! Đa nghi!

Sư: Vì nó [cũng như chúng sinh, THL] còn vướng cái nghiệp (những vọng tưởng phiền não như tích, dục, tăng, ái.)  Đại nghi?  Đại nghi?

Trong 48 Tắc Trong Vô Môn Quan, bản của tham học tì khưu Di Diễn Tôn Thiệu, Tắc số 1: Con chó của Triệu Châu [Triệu Châu Cẩu Tử.] 趙州狗子, Chữ Vô về sau của Triệu Châu (Triệu Châu Vô tự) thành ra không phải là cái Vô đối ứng với Hữu (hữu-vô-vô hay tương-đối-vô) như trong câu chuyện trên. Cắt mất phần sau lời đối đáp của nguyên điển, trong công án, nó được hiểu là cái Vô tuyệt đối (tuyệt-đối-vô.) Công án này có mục đích giúp cho bản thân người tu hành thể nghiệm được “cái Vô của phương Đông.”  Nó không phải là cái Vô của đời Đường, thời đại Triệu Châu, mà là cái Vô của đời Tống đến sau, tức thời đại Ngũ Tổ Pháp Diễn!  Chính vào khoảng thời gian đó, hình thức gọi là “công án thiền” (khán thoại thiền) mới được thành lập vững vàng, cho nên công án về sau còn được gọi là những “ám hiệu mật lệnh” dưới trướng Ngũ Tổ.

Triệu Châu Cẩu Tử là một công án nổi tiếng.  Hai học tăng hỏi cùng một vấn đề mà thiền sư Triệu Châu trả lời hai lối khác nhau, có khi nói không, có khi nói có, không khác phương pháp chữa tâm bệnh của Đức Thế Tôn. Tiếc rằng, nếu có một học tăng thứ 3 đặc cùng câu hỏi như trên thì Đại Sư Triệu Châu sẽ tịnh khẩu (noble silence) đúng với tinh thần trung đạo của Phật Thừa.

“Tính là tình như không mà có, tình là tính mà có cũng như không.”

Thực ra, có và không chỉ là một nghĩa, một mà là hai, hai mà là một, như hai mặt của một đồng tiền, dù sao cũng không thể đem có, không mà tách rời ra, không thể đem có, không phân làm hai thứ mà giải thích.  Bát-nhã Tâm kinh nói : “Vì không có sở đắc, nên Bồ-tát …”  Đó là nghĩa này.  Tiền nhân nói, “Kẻ đại nghi ắt sẽ đại ngộ” nhưng chó không biết đại nghi là vì cớ ấy.

Có và không, không thể dùng ý thức mà hiểu được, như chó nằm mộng, chỉ tự mình biết chứ không thể nói với ai được.  Như nuốt cục xương lớn, nhả ra không được, nuốt vào không trôi, sạch hết tính chó má mới chuyển thân làm người phàm tục được.

Người đời đối với hai chữ có, không đều dùng hai cách phân biệt nhị nguyên (dualism) để giải thích, cho rằng có, không là đối đãi nhau, phải quấy chẳng đồng, phân chia thiện ác, đó là không biết được con đường về, đáo bỉ ngạn, chưa nhận ra cội gốc bản lai diện mục của mình.

Trở lại câu hỏi: Con chó có Phật tánh không? Phật tánh không thể dùng có không để nói. Thiền Sư Triệu Châu bất đắc dĩ nói có nói không, chẳng hay chúng ta có nhận ra nghĩa trung đạo có, không chăng?  Cho đến bây giờ đa số đều không để ý đến cái ý viên diệu (non-dualism) này trên mới có một rừng công án ‘có không’ sôi nổi chứ như tôi đã nói ở trên nếu có một học tăng thứ 3 hỏi cùng câu hỏi để Thiền Sư Triệu Châu im lặng không trã lời thì mọi chuyện đã sáng tỏ từ khuya và dĩ nhiên cái câu chuyện thiền này chẳng có công gì để mà án xữ.

Những điều tam sao thất nghĩa trên cho thấy Thiền Sư Sùng Sơn cũng có lẽ, hơi có vẻ, hơi sùng sùng ý đấy?  Thế nào đi nữa thì cũng tội nghiệp cho kiếp làm chó cứ bị con người luôn đổ tiếng oan là biết mà vẫn cố phạm làm chó.  Thật ra làm chó còn có nghĩa hơn nhiều người.  Mà mấy ông thiền sư này chắc đã làm chó mấy đời rồi, biết chó có những vọng tưởng phiền não như tích, dục, tăng, ái, mới trả lời được dùm cho chó?

 

Cẩu tử Phật tính,

Toàn đề chính lệnh.

Tài thiệp hữu vô,

Táng thân thất mệnh.

Phật tính của chó,

Đề tài chính đáng.

Mới bàn có, không,

Đã toi thân mạng.

 

Theo ngu ý thì nên đặc câu hỏi như thế này:

 

Có vị học tăng hỏi :

- Con Người có Phật tánh không ?

Sư không cần suy nghĩ đáp :

- Không!

Học tăng nghe xong bất mãn, nói :

- Trên từ chư Phật, dưới đến loài côn trùng đều có Phật tánh, vì sao con Người không có Phật tánh?

Sư giải thích:

- Vì nghiệp thức che đậy.

Lại có học tăng hỏi:

- Con Người có Phật tánh không?

Sư đáp:

- Có!

Học tăng này cũng không bằng lòng cách trả lời mâu thuẩn như thế, cho nên phản đối:

- Đã có Phật tánh, tại sao chui vào đãy da hôi thúi của con người?

Sư giải thích :

- Vì biết mà cố phạm.

Lại có học tăng khác hỏi :

- Con Người có Phật tánh không?

 

Sư: Ohm!

 

Sư quá khổ vì cái đám đần độn, vô minh này nên đi ngủ sau khi ăn trái ‘khổ qua’ quá đắng.  Để rồi thì khổ cũng sẽ qua đi. Khổ qua! Khổ qua!

Tổng quát, khi nào công án là vấn đề chung của nhân loại, kết cục nó chỉ là chuyện học đòi bắt chước nghi án lịch sử của người khác.  Ít người tự ý thức được vấn đề một cách nghiêm chỉnh trọng đại có thể liên quan và ảnh hưởng đến mình. Trong trường hợp của cá nhân khi mà công án chưa trở thành vấn đề của chính mình và tự ý thức được vấn đề nghiêm chỉnh và trọng đại cho chính mình thì cái câu hỏi lẫn câu trã lời đều là ba que mách qué, tối nghĩa, như bắt chước nghi án của chó. 

‘Y ý chó giải nghĩa, tam thế chó oan.  Ly chó nhất tự tức đồng người thuyết.’

Lê Huy Trứ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2020(Xem: 4988)
Nhân khi đọc bài Thành Tựu Niết bàn của Cư sỹ Nguyên giác Phan Tấn Hải, chúng tôi xin phép kết hợp với thuyết big bang của Stephen Hawking và tiến trình giác ngộ của Đức Phật, và sự sống và chết theo Phật giáo để luận bàn về Niết bàn, giải đáp thắc mắc đức Phật chết rồi đi về đâu? Đây chỉ là khởi niệm mới lạ, biết đâu tương lai sẽ có người chứng minh được.
13/11/2020(Xem: 4971)
Phương tây từ thế kỷ thứ 18 đã từng phát huy cái ngã cái tôi của con người như “tôi suy tư là tôi hiện hữu”. Từ đó đến nay người Phuơng tây phát triển cái tôi, đưa đến tôn trọng cái tính riêng biệt cũa cái tôi từ triết lý đến luật pháp. Nhưng đạo phật lại diệt ngã thì làm sao mà hoằng pháp cho người Phương tây tu theo phật được? Làm sao giải thích được ý nghĩa diệt ngã của đức Phật? Vậy ta có thể giải thích là không phải ngã? Khi người ngồi thiền định dưới cội bồ đề 49 ngày, người đạt giác ngộ và đập tay xuống đất mà nói ta đạt được chánh đẵng chánh giác do trời chứng , ta chứng và đất chứng.
13/11/2020(Xem: 4838)
Thiền tông luôn luôn nhấn mạnh “Tánh không có hai” cho đó là ý thức phân biệt nên che mờ tánh giác của chúng sanh. Vì thế thiền là vén bỏ đi ý thức vô minh này. Câu hỏi đặt ra là Tánh không phân biệt này cần thiết khi nào? Và nó thật chất là gì? Nên nghiên cứu sâu về nó. Kể từ khi lục tổ Huệ Năng đưa ra phép tu tập Vô Niệm cho thiền tông thì tánh vô phân biệt là cốt lỏi của thiền. Vô niệm là vô là vô phân biệt thì niệm là niệm Chân Như sẽ hé lộ ra mà không cần hành giả phải làm gì hết gọi là Đốn Ngộ.
13/11/2020(Xem: 7246)
Kính thưa chư Tôn đức & chư Phật tử hảo tâm Đã sắp đến ngày lễ Dewali (tết của xứ Ấn) nhưng năm nay vì tình hình lây nhiễm Dịch kéo dài nên dân nghèo sống quanh Bồ Đề Đạo Tràng trở nên túng thiếu triền miên do kinh tế sa sút và Bodhgaya không có khách hành hương lai đáo. Được sự đoái thương của chư Tôn Đức và chư Phật tử thiện hữu, chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn lương thực cho 294 gia đình bần cùng tại 2 ngôi làng Muchalinda Naga. Đây là hai ngôi làng nằm phía sau hồ nước Mucalinda, nơi tương truyền ngày xưa vào tuần lễ thức 6 sau khi Phật Thành Đạo mãng xà vương, từ ổ chun ra, uốn mình quấn xung quanh Đức Phật bảy vòng và lấy cái mỏ to che trên đầu Ngài. Nhờ vậy mà mưa to gió lớn không động đến thân Đức Phật.
09/11/2020(Xem: 7689)
Quốc học Đại sư, Giáo sư Thiền giả Nam Hoài Cẩn, bậc thầy vĩ đại về Văn hóa Trung Hoa. Người đã tận tụy với công cuộc cứu vãn đất nước sau giai đoạn cách mạng văn hóa của những lãnh tụ Cộng sản Vô thần cực đoan, làm băng hoại xã hội, phá nát văn hóa truyền thống tổ tiên. Ông góp phần thanh tịnh hóa và tái tạo lịch sử văn hóa trong những biến động lịch sử chưa từng có của quốc gia, dân tộc Trung Hoa. Tiếp nối mạng mạch văn hóa, dung thông Trung Hoa cổ đại, hiện đại và hội nhập quốc tế.
08/11/2020(Xem: 14717)
Tôi đã có ý định từ vài tháng trước vào ngày Thầy giáo (20/11) sẽ viết một bài tri ân Sư Phụ tôi và các Giảng Sư đã gieo nhiều hạt giống tốt vào tâm thức tôi nhất là trong mùa đại dịch.
06/11/2020(Xem: 12581)
Thuở xưa đức Quán Thế Âm Chọn nơi đây chốn sơn lâm tuyệt vời Mở mang Phật pháp giúp đời Đạo tràng xây dựng cho người tu tâm, Núi tên là Phổ Đà Sơn Có vua rắn nọ vẫn thường ở đây
06/11/2020(Xem: 11606)
Lái buôn tên gọi Tàu Dư Mỗi năm gần Tết thường ưa mang hàng Đi xa, đến một xóm làng Bán buôn quen biết đã hằng bao năm Vì chàng tính chẳng khó khăn Cho nên công việc kiếm ăn dễ dàng
06/11/2020(Xem: 9626)
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh Vừa trai trẻ, vừa khôn lanh Theo thầy hầu cận, học hành từ lâu.
05/11/2020(Xem: 11299)
Bắt đầu năm 1989, theo học lớp Cử nhân Văn Khoa của Trường Đại Học Tổng Hợp (nay là trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn tại đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM, Việt Nam), tôi thích trầm tư đắm mình trong những giây phút tuyệt vời ở góc chùa hoặc thư viện của trường để mặc cho chữ nghĩa danh ngôn bất hủ dẫn dắt mình trong vẻ đẹp của nhân cách hướng thượng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]