Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu Theo Tánh Của Mỗi Người

18/12/201509:08(Xem: 6108)
Tu Theo Tánh Của Mỗi Người

Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Sīlaguṇa-Mahāthera)

NHẶT LÁ RỪNG XƯA
Tủ sách Huyền Không Sơn Thượng

(Phật lịch 2558 – 2015)

Tu Theo Tánh Của Mỗi Người

 

Như đã đề cập ở một bài viết trước, chúng sanh có sáu tánh là tánh tham, tánh sân, tánh si, tánh tầm, tánh tín và tánh trí; chúng đi suốt trong dòng sống (bhavaṅga) của mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta xem tánh nào vượt trội thì tạm gọi là tánh ấy, chứ chúng thường trộn lẫn tánh này và tánh khác khó nhìn ra chân tướng.

Trong đời sống tu tập, tôi thường chiêm nghiệm mình và người, nhất là những người tôi quen hoặc những người tu học xung quanh tôi. Suốt mấy mươi năm qua, bây giờ tôi có thể đưa ra một vài tâm tánh đặc biệt, vài nhân vật đặc biệt, muốn chia sẻ đến những người tu học, để ai cũng có thể tự soi chiếu mình, âu cũng là những bài học giác ngộ cho tất cả chúng ta.

Bây giờ tôi xin kể về “hành trạng” của một người, mà theo tôi, đây là trường hợp tánh tầm (Vitakkacarita) cộng với tánh trí (Ñāṇacarita).

• • •

Anh ấy là một nhà thơ khá lớn, một thời là bạn của cố thi sĩ B.G. Nhà thơ của chúng ta sống lãng đãng phong trần, lang thang vô trụ xứ, ăn gì cũng được, ngủ đâu cũng được. Tiếng đàn ghi-ta của anh rất hay; và giọng ngâm thơ thì lạ lùng vô kể. Khi hứng lên, giọng ngâm của anh lê thê buốt giá, nó xúc động đến cả tầng sâu vô thức; nó mang nỗi buồn thiên cổ, nó chuyên chở cả hư vô và cả muôn tình cỏ cây hoa lá, trăng sao và cả cỏ rác bụi bặm nhân gian. Anh như một “hài nhi tóc bạc” sống giữa cuộc đời, rong chơi là chính, không toan tính, không mặc cả, không mưu đồ lợi danh! Quả thật là tuyệt phải không?!

Vào khoảng năm 1879-1980, khi tôi đang ở chùa Huyền Không, Nham Biều, bên sông Bạch Yến, nhà thơ lãng đãng ghé chơi. Vốn quen biết nhau đã lâu nên tôi mời anh ở lại, tạm gác giang hồ, nghỉ ngơi tịnh dưỡng môt thời gian. Thuở ấy, chúng tôi lao động tay chân nương vườn để có cái ăn, thấy việc gì là anh cũng ra tay làm giúp. Chừng mươi hôm sau, anh xin tôi cho anh được cạo đầu xuất gia. Tôi nói:

- Anh tu thì tốt rồi, quý hoá rồi. Nhưng anh tu ở đâu thì được nhưng ở đây thì không được đâu.

Anh cười:

- Tui tu được mà!

- Tôi biết anh đọc rất nhiều kinh sách, sử truyện, nghiên cứu thiền, cả tu thiền nữa; nhưng “cái mệnh của anh là mệnh đi”, có ngồi yên một chỗ được đâu! Muốn tu thì phải làm giới tử, làm công quả, suốt vài ba năm không được đi đâu. Nó “bó chân” khó lắm đó!

Thấy anh cứ nằng nặc đòi tu cho bằng được, tôi bèn đưa ra một “thách thức”:

- Ở kia có cái phòng. Anh chỉ cần ở đấy, đọc kinh, đọc sách, hành thiền, ngủ nghỉ gì tuỳ ý. Cơm ăn hằng ngày có mấy chú mang giúp cho. Nếu anh ở yên đấy được một tuần, tôi sẽ làm lễ cho anh nhập chúng tu học ngay!

- Đồng ý! Sư hứa đó nhé!

- Vâng!

Thế rồi, nhà thơ của chúng ta thua cuộc. Mới ở được ba bốn hôm gì đó, thì anh đã hành lý tay nải bỏ đi lúc nào không ai hay biết. Tôi quen tính khí của anh nên biết anh đi đâu. Có thể anh thèm một vài hơi rượu cho khí nó bốc lên. Có thể anh thèm đám đông, thèm ca hát, thèm ngâm thơ trước một nhóm bạn nào đó, tăng hoặc tục, thi hữu hoặc văn hữu. Cũng có thể anh đang lang thang từ chùa này sang chùa khác, luận bàn triết lý, tư tưởng Đông Tây; hoặc nói về thơ, yếu tính của thơ, sự bất lực và trò chơi của ngôn ngữ, tính mệnh của ngôn ngữ! Đôi khi, anh kể về những tháng ngày ngủ đình, ngủ miếu, ngủ chợ, ngủ chùa, ngủ tại đại học Vạn Hạnh cùng BG. Mà ở đâu, anh cũng được quý thầy hay một số bạn bè nhà thơ yêu mến và đón tiếp.

Bẵng đi một thời gian, tôi nghe tin anh đã xuất gia với một phái thiền tông; và tôi cũng nghe thầy tu hành rất “kịch liệt”. Sở dĩ tôi nói vậy là vì, có vài ba lần gặp thầy ở Sài Gòn, và Huế. Lần thì thầy say sưa nói về pháp môn “biết vọng không theo”. Lần khác thì thầy nói, “cái biết” nó trật rồi! Tại sao vậy? “Cái biết!” Lúc nào cái biết cũng xuất hiện, khi ăn, khi ngủ, khi đại tiêu tiện, khi cử động chân tay, khi đi lui, đi tới. Mệt quá! Nó ù lì ở đó, trong óc! Dường như cái biết ấy nó làm chủ mình, mình nô lệ bởi nó, thoát ra không được! Thế rồi, lần khác nữa, thầy nói, tui bỏ rồi, tui bỏ cái biết ấy rồi, người tui giờ khoẻ re!

Tuy nhiên, tôi biết, trước thầy cũng kẹt, mà sau, thầy cũng kẹt, khó trở về “Bình thường tâm thị đạo” của lão sư Nam Truyền, khó trở lại quê nhà “Thân, thọ, tâm pháp” như thực được! Sư huynh của tôi, thiền sư VM - cố gỡ giúp hai cái kẹt ấy nên có làm tặng thầy một bài kệ:

- Vô minh hà biệt minh,

Ly trần hựu đồng trần;

Bất tri vân hà đạo,

Vi thánh diệc vi nhân.

Rồi đặt luôn cho thầy một biệt danh, hy vọng là đúng “chân dung” như người: Minh Trần Đạo Nhân! Cái tuyệt diệu ở chỗ là 4 chữ sau của 4 cấu thơ hình thành nên minh trần đạo nhân ấy! Sau khi đọc lại bài kệ thơ trên cho tôi nghe, thầy nói: “Tui thấy rồi! Không đi đâu nữa, mà cũng không đến đâu nữa. Tất cả đều đại toàn ở đây và bây giờ!”

Tôi mừng cho thầy nhưng tự trong thâm tâm, tôi vẫn “cố chấp”, vẫn nghĩ: “Chưa đâu! thầy vẫn còn đi đấy! Lang thang vẫn là cái mệnh của thầy mà!” Sau này, gặp thầy vài ba lần nữa, mà cái câu của đức Phật, định nói, mà tôi vẫn quên chưa nói được với thầy: “Không bước tới, không dừng lại, Như Lai ra khỏi bộc lưu!”

Tính, mệnh của thầy là “dòng sông”, còn trôi, còn chảy; đúng như bài thơ “Chén trà nhớ những dòng sông” của thầy. Và thuở đó, tôi vẫn nhớ thầy, thương thầy nên có làm một bài thơ đáp lễ, có mây câu đầu:

- Thương anh đội mộng lên đàng

Để ta lặng lẽ trăng vàng non quê

Mải đi, bóng nhỏ không về

Kiếp như mây bạc còn mê dặm hồng

“Chén trà nhớ những dòng sông”

Chân cầu ở lại, thu phong lạnh lùng

Dẫu sương khói vẫn vô cùng

Dẫu quan cách vẫn tình chung một trời...

Đại khái là vậy. Sau này nhiều lần gặp thầy trong hình tướng đầu tròn, áo vuông. Thầy dịch kệ thiền của chư tổ thiền tông. Thầy viết những tập sách nhỏ. Và đi đâu đó, hội chúng nào đó, thầy dạy thiền cho người ta. Đệ tử của thầy nơi này và nơi khác đủ sức giúp thầy ăn cơm gạo lức muối mè. Nhưng lang thang vẫn là cái mệnh. Không ở đâu lâu được. Có lần thầy nói, sau này, sư cho tui một cái cốc, chắc tui về đây ở thôi. “Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự” mà! Rồi thầy cười ha ha! Tuy nhiên, tôi cũng biết, đó chỉ là “cái hẹn của mây gió phiêu bồng” mải rong chơi thiên nhai hải giác! Sau này thầy mất tại Hà Nội - thì cũng đang trên đường!

• • •

Trở lại vấn đề tâm tánh. Nếu thuần là tánh tầm thì xấu. Tánh tầm là tâm luôn lao xao phóng dật, luôn tìm kiếm từ đối tượng này sang đối tượng khác không ngừng nghỉ. Đêm nằm, tâm trí cũng cứ chạy nhảy không yên. Tâm viên, ý mã đích thực là cái tánh tầm này, đồng thời nó hay ức đoán, phê phán, đánh giá nọ kia. Thường không nỗ lực một hướng đi trọn vẹn, một mục đích trọn vẹn; không có việc gì chu đáo, trọn vẹn. Dễ hoà mình với đám đông, thân thiện với đám đông, đôi khi không có đám đông thì buồn, không chịu được.

Tuy nhiên, “nhà thơ và vị tỳ-kheo” của chúng ta, tánh tầm này có cộng với tánh trí  nên dù lao xao, không ở yên, luôn tìm kiếm, luôn ra đi nhưng vẫn nằm trong quỹ đạo hướng thiện, chơn chánh. Và giải thoát của thầy là không có chân trời nào cả, một cõi nào cả; và ngay chính thế gian bụi bặm ngũ trược này nó vẫn là “ly trần hựu đồng trần!” kia mà!

Đấy là giải mã của tôi, có lẽ là không lệch lạc bao nhiêu về “chân dung” một người đã ra đi, mà hồn sương, hồn khói, hồn thơ, hồn thiền còn dập dờn, lãng tử phiêu bồng ở đâu đó nơi những chân cầu, nơi những dòng sông, nơi những quán trọ... cùng với những tinh hà nhật nguyệt... Mà vấn đề “Tử sinh đại sự” đã giải quyết xong chưa thì tôi vẫn không dám trả lời, sợ tụt lưỡi, vì người mê nói giác thì cái giác ấy cũng là mê vậy!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2012(Xem: 11559)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đời và hạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
31/03/2012(Xem: 9260)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
31/03/2012(Xem: 5362)
Để phục vụ bữa ăn sáng và trưa cho khoảng từ ba ngàn đến tám ngàn người ăn thì quả thật là điều khó có thể tin được, nếu bạn không tận mắt chứng kiến, tận tay mình làm. Mặc dù chỉ là đồ chay nhưng khối lượng công việc thì quả thật khổng lồ. Ngoài các Sư Thầy còn có khoảng vài chục người làm công quả ở tại chùa phải dậy từ ba giờ sáng, có khoảng vài chục người thay vì ngồi trên chùa nghe giảng pháp thì họ đã tình nguyện xuống bếp để phục vụ.
30/03/2012(Xem: 6078)
Lịch Maya và phim Hollywood về năm 2012 thumbnail.php?file=009___Phap_Am___Nam_Tan_The__R__1_489898811Nghe hai chữ “tận thế”, phần lớntrong chúng ta cảm thấy sợ hãi, nhưng cũng có nhiều người nở nụ cười tươi tắn như thể sắp được trút bỏ nỗi khổ đau, bất hạnh, sự khủng hoảng vốn đeo bám và ám ảnh suốt nhiều năm mà vốn dĩ cuộc đời bao giờ cũng thế. Có người ngạc nhiên vì nghĩ rằng đây là sự kiện không có thật. Một lời đồn thổi ảnh hưởng và tồn tại lâu dài, như thể người bệnh tai biến mạch máu não nhiều năm không chết được.
30/03/2012(Xem: 10295)
Đạo hữu Lillian Too, nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăng từ tập sách của bà với tựa đề 108 Phương cách
30/03/2012(Xem: 6325)
Ngài Tịnh Không lão pháp sư nói, chúng sanh trong hư không pháp giới là một thể. Là đệ tử của Phật, hôm nay chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đươngnhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là nhữngoan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
27/03/2012(Xem: 4635)
“Give me a lever long enough and a fulcrum on which to place it, and I shall move the world”. Archimedes. Tạm dịch theo quan điểm Phật giáo. “Hãy cho tôi một điểm tựa tâm linh và đầy đủ phương tiện, tôi sẽ di chuyển thế giới này...”
26/03/2012(Xem: 8883)
Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng “hành vi trái với truyền thống Phật giáo của Michael Roach không phù hợp với những lời giảng dạy và thực hành của đức Đạt Lai Lạt Ma”.
25/03/2012(Xem: 14543)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
23/03/2012(Xem: 6396)
Trong một quyển sách nhỏ mang tựa đề là « Phật Giáo nhập môn » (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bảnGrancher, 2008) tác giả Fabrice Midal nêu lên một số các vấn đề căn bản nhằm giúpchúng ta có một cái nhìn bao quát về Phật Giáo. Tuy các chủ đề trong tập sáchnày đều mang tính cách đại cương thế nhưng kiến thức của ông về Phật Pháp thì lạithật vô cùng sâu sắc và các đường nét chính yếu trong giáo lý nhà Phật đã đượcông trình bày với một chiều sâu và dưới các khía cạnh uyên bác thật bất ngờ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567