Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Định

18/12/201508:58(Xem: 6690)
Thiền Định

Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Sīlaguṇa-Mahāthera)

NHẶT LÁ RỪNG XƯA
Tủ sách Huyền Không Sơn Thượng

(Phật lịch 2558 – 2015)

Thiền Định
(Samatha-bhāvanā)

 

Bhāvanā nghĩa là tiến hành, tiến triển, phát triển về tinh thần; samatha nghĩa là yên tĩnh, vắng lặng; cả cụm từ samatha

-bhāvanā nghĩa là thực hiện sự yên tĩnh, vắng lặng mà ngày nay dịch là thiền vắng lặng, thiền chỉ hay là thiền định.

Từ khi thiền Đông độ từ Đạt Ma - Huệ Năng hình thành và phát triển; và sau này sang Nhật Bản biến thành thiền Zen, sang Việt Nam từ thời Tỳ-ni-đa-lưu-chi - đệ tử của tam tổ Tăng Xán; rồi sau này là Lâm Tế, Tào Động... thì thiền ấy có sợi chỉ đỏ xuyên suốt là thiền minh sát (vipassanā), thiền tuệ hay tuệ quán có từ Tứ Niệm Xứ thời Phật. Và dường như ở đâu, các chi phái thiền tông xưa cũng như nay, người ta chẳng mặn mà gì với thiền định cho lắm. Nếu không muốn nói là nhạo báng thiền định!

Và có lẽ sớm nhất trong lịch sử thiền tông, ngay trong Pháp Bảo Đàn, tổ Huệ Năng cho ngồi thiền là chỉ làm cho “đầu xương thối”, hoặc: “Trụ tâm quán tịnh là bệnh chứ không phải thiền”. Và rõ nhất là câu kệ của Ngoạ Luân: “Ngoạ Luân có biệt tài. Cắt đứt trăm tư tưởng. Đối cảnh tâm không khởi. Bồ-đề ngày càng tăng” thì được Huệ Năng đối lại: “Huệ Năng chẳng biệt tài. Chẳng dứt trăm tư tưởng. Đối cảnh, tâm cứ khởi. Bồ-đề làm sao tăng”.

Thế thì tại sao con đường thực hiện Đạo Đế là Bát Chánh Đạo, mà Bát Chánh Đạo chính là Giới (ngữ, nghiệp, mạng), Định (tấn (1), niệm, định) và Tuệ (kiến, tư duy)? Đấy là những yếu tố “cần và đủ” để thành tựu chánh trí, giác ngộ, giải thoát; vậy thì tại sao người ta cười chê định, hẳn là có lý do nào chứ?

Thời Phật, khi ngài đắc hai tầng thiền cao nhất là Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nhưng ngài cũng từ bỏ. Đêm tu tập để thành đạo, đức Phật nghĩ: “Đối với bát định tự ngàn xưa ta đã thuần thục. Tuy nhiên, phương pháp đi vào các định ấy có sự dẫn đạo mạnh mẽ của dục tham và sở đắc; do vậy, khi an trú các tầng định cao nhất thì bản ngã và tham ưu nó vẫn còn nằm ẩn ở đấy dưới dạng tiềm miên”. Rồi ngài chợt nhớ lại: “Thuở 5 tuổi theo vương phụ dự lễ hạ điền, ta đã ngồi kiết-già yên tĩnh, để tâm thức trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ mà ta đã và định rất dễ dàng! Vậy thì sao ta không đi vào từ định này, tức là ly dục, ly sở đắc, ly bản ngã để đi vào các tầng thiền xem nó ra sao?”

Thê rồi Siddhattha Gotama để tâm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ, lát sau cả một khối thân tâm đã trở nên thuần nhất; không thấy trong, không thấy ngoài, không thấy ngã, không thấy ngã sở; ngài chỉ thấy hơi gió vào ra, càng lúc càng nhẹ, càng mỏng... Rồi dần dần, làn gió ấy chợt trở nên sáng trong... Siddhattha Gotama lần lượt đi vào sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, rồi tứ thiền một cách dễ dàng, dường như không có một gắng sức nào. Trú định một hồi, Siddhattha Gotama trở lại cận hành (2), ngài suy nghĩ: “Phải rồi, đầu tiên đi vào định này không có các dục, bản ngã và sở đắc thì sau khi chứng đạt nó thì ta cũng với tâm giải thoát, không dính mắc nó”. Với cảm nghiệm ấy, Siddhattha Gotama trú định trở lại, hoàn toàn vững chắc, kiên cố, ngài lại xuống cận hành, sử dụng tầm và tứ hướng tâm đến tiền kiếp... rồi đắc Túc mạng minh... rồi đắc Thiên nhãn minh. Cũng ở mức độ cận hành định, đức Phật quán Ngũ uẩn, Thập nhị nhân duyên, Tứ diệu đế rồi đắc Lậu tận minh, chứng quả Chánh Đẳng Giác.

Vậy là đã rõ. Đức Phật cũng sử dụng định nhưng là “định vắng lặng tham ưu, không có các dục, bản ngã và sở đắc” Do vậy, trong các Nikāya, khi mô tả định sơ thiền, ngài nói: “Ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”.

Trong Thanh tịnh đạo, cho ta biết rằng, những người đắc định tứ thiền thường dễ dàng hướng đến thần thông (các thắng trí), lên 4 thiền Vô sắc hoặc tu tuệ quán để có chánh trí, giải thoát. Trường hợp khác, không cần tứ thiền, chỉ cần cận hành của sơ thiền rồi quay sang tu tập minh sát. Trường hợp khác nữa, người căn cơ thượng trí, không cần cận hành, mà đi thẳng vào minh sát cũng được, đây được gọi là “càn tuệ” hay“khô tuệ” (sukkha-pañña) (3): Đây là loại tuệ không có định, nói cách khác, là định ẩn trong tuệ. Và nếu vậy thì chẳng lẽ nào tất cả những người tu theo thiền tông đều là căn cơ thượng trí, không cần định cũng có thể “kiến tánh thành Phật” cả? Hy vọng đây không phải là câu hỏi tu từ!

Định là cần thiết, không có định không được. Có lẽ do những người tu thiền định, chấp định thì dễ bị rơi vào bản ngã, tham dục và sở đắc mà không hề biết. Có kẻ khi có hỷ lạc của thiền rồi dễ sinh dính mắc, không bước ra được. Cũng có kẻ có định rồi lại không sử dụng đúng mục đích “định năng sinh tuệ” mà lại sa-đà vào thần thông, phép lạ rồi nô lệ cho tham vọng ngông cuồng (như trường hợp Devadatta). Có những người đắc định khi đã quen, đã thấy an lạc, hạnh phúc trong “tháp ngà thanh tịnh” của mình rồi thì khó đi ra thế giới ngũ trần để học bài giác ngộ! Khó đi vào thế giới ngũ trược tương quan liên hệ để trau dồi những đức tính nhẫn, xả, từ, bi...! Nếu ở mãi trong tháp ngà, lâu ngày, thì cái tâm nó thu rút lại, biến thành thụ động, tiêu cực, ích kỷ, chỉ cần an toàn bản ngã thôi, thế gian mặc kệ! Vậy, vấn đề có lẽ là do cái định này, gọi là “thủ tịnh” mà các nhà Đại thừa hoặc Thiền tông chê là “tiêu nha, bại chủng” đây! (4) Mong rằng điều này là đúng để người ta khỏi hiểu lầm “tiểu thừa” một cách oan uổng! Chư vị Thanh Văn ai cũng phải quán, phải minh sát để thấy rõ ngã không, pháp không mới đắc quả được! Không ai có thể “thủ tịnh” ích kỷ mà có thể vào dòng!

Để kết luận, tôi có dạy một lớp thiền định trải qua ba năm, tôi thấy rõ lợi lạc bất khả tư nghì của nó. Xã hội bây giờ, con người hôm nay rất cần thiền định. Tôi thấy rõ thiền định có khả năng đối trị hiệu quả:
       - Những người dễ bức xúc do hoàn cảnh xung quanh.

- Nhưng người dễ xúc động, mềm yếu.

- Những người buông lung, phóng dật.

- Những người hay nóng nảy, bực bội.

- Những người hời hợt, hấp tấp, vội vã.

- Những người tính khí thất thường sớm nắng, chiều mưa.

- Những người không tập trung tâm ý vào công việc được.

- Những người làm việc quá căng thẳng.

- Những người thần kinh yếu, dễ mất bình tỉnh, thiếu tự chủ.

- Những người bệnh tim, bệnh thận, rối loạn tiêu hoá.

- Những người lao tâm, lao lực quá nhiều...

Nói tóm lại, còn rất nhiều nữa, nhiều nữa... thiền định có công năng tuyệt vời là để cho thân tâm hoàn toàn được nghỉ ngơi, lấy lại sinh lực đã mất đi, nó điều chỉnh toàn bộ cái gì trục trặc hoặc xơ cứng của các tế bào làm cho khí huyết lưu thông, âm dương thuỷ hoả trở lại cân bằng. Có nghĩa cả thân và tâm đều được lợi ích. Tuy nhiên, tất cả sự “tuyệt hảo” trên nó chỉ có tính năng đối trị, đáp ứng tình thế nhất thời. Nếu dừng lại ngang đó, tự mãn ngang đó, lâu ngày sẽ trở thành căn bệnh khó chữa, lại sinh chấp thủ, bản ngã, sở đắc, dục tham... rồi sẽ bị thiên hạ cười chê và nhạo báng thì phải chõng tai, “thuận nhĩ” mà nghe vậy!

Làm thế nào, bao giờ, TUỆ ĐỊNH cùng có, cùng song hành, cùng phát triển tính năng đặc thù của nó để chấm dứt “khổ đau tham sân phiền não” ngay tại đây và bây giờ mới được đức Phật khen ngợi như trong Kinh Lời Vàng 384:

“- Khi người tuệ, định đủ đầy

Bờ kia sẽ đạt ở đây, tức thì

Bao nhiêu thằng thúc đoạn ly

Là sa-môn đã liễu tri, tỏ tường” (5). 

Ghi chú:

(1) Tấn có thể nằm riêng, khi thêm năng lực cho Giới, khi thêm năng lực cho định, khi thêm năng lực cho tuệ.

(2) Trong định thì không có tầm tứ, phải trở lại cận định, có tầm tứ tức là có tư duy và quan sát mới “nghĩ suy” và “nhìn ngắm” được.

(3) Sukkha có nghĩa là khô, khô khan vì tuệ giải thoát này không có định, có nghĩa là không có khả năng tu thần thông để du hí, không có thánh định để nghỉ ngơi, tịnh dưỡng 5, 7 ngày gì đó!

 (4) Còn những ai chê chư vị A-la-hán là “tiêu nha, bại chủng” thì cứ xem đời sống của chư vị Thanh Văn, như chư vị tôn giả Sāriputta, Moggallāna, Mahā Kassapa... một đời phụng sự nhân quần thì hãy suy nghĩ lại, nếu không sẽ bị “rút lưỡi” đấy!

 (5) Yadā dvayesu dhammesu, pāragū hoti brāhmaṇo, athassa sabbe saṃyogā, atthaṃ gacchanti jānato.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2016(Xem: 6319)
“Này các Kàlàmà! 1- Chớ có tin vì nghe truyền thuyết, 2- Chớ có tin vì nghe truyền thống, 3- Chớ có tin vì nghe người ta nói đồn, 4- Chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng, 5- Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình, 6- Chớ có tin vì đúng theo một lập trường, 7- Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dự kiện, 8- Chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình, 9- Chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền, 10- Chớ có tin vì bậc Sa Môn là Đạo Sư của mình, v.v.. Nhưng này các Kàlàmà! Khi nào, tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này bất thiện, các pháp này là có tội lỗi, các pháp này bị người có trí hiểu biết chỉ trích, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”. Thời này, Kàlàmà hãy từ bỏ chúng không nên tin theo”.
26/05/2016(Xem: 45001)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thuỳ từ chứng minh gia hộ. Quý vị cũng biết rằng giày của Tổng Thống Mỹ lúc nào cũng sạch sẽ bởi suốt ngày hầu như được đi trên những tấm thảm sang trọng sạch sẻ. Vậy mà khi vào chánh điện lễ Phật, Người đã tự cúi mình xuống cởi bỏ giày mới vào chánh điện. Quý vị đừng nghĩ cúi mình là thấp hèn. Một vị Bồ Tát cúi mình để kính lễ Phật, một vị Bồ Tát hằng ngày cũng cúi mình phụng sự chúng sanh và nhân loại, đó là một hành động từ bi, nhân cách vĩ đại.
26/05/2016(Xem: 6491)
Trước khi đề cập tới “chánh ngữ” cần phân biệt sự khác biệt giữa lời phát biểu thuộc dạng bày tỏ “ý kiến” hay phát biểu về “sự kiện”. Ý kiến (opinion): Khi đưa ra cái nhận xét, đánh giá về một sự vật, một con người, hay một hành động thì đó được gọi là “ý kiến”. Thí dụ một nhân vật trong cộng đồng, có người ca tụng là giỏi giang và khiêm tốn. Nhưng lại có người chê là tầm thường và hám danh. Lời bày tỏ ý kiến của hai người trên hoàn toàn khác nhau, không dễ chứng minh được là đúng hoặc sai.
26/05/2016(Xem: 9531)
21h30 ngày 22/5, chuyên cơ Air Force One chở ông Barack Obama cùng đoàn tùy tùng hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam trong 3 ngày. Tổng thống Obama và các lãnh đạo Việt Nam đã tập trung thảo luận về tăng cường quan hệ đối tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, an ninh, giao lưu giữa nhân dân hai nước, nhân quyền cùng các vấn đề khu vực và thế giới. Sau hơn 20 năm Việt - Mỹ bình thường hóa quan hệ, Barack Obama là tổng thống thứ ba tới Việt Nam sau các cựu Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush. Trong bộ vest đen, sơ mi trắng, người đàn ông quyền lực bậc nhất thế giới tươi cười bước xuống. Ảnh: Giang Huy.
25/05/2016(Xem: 17893)
Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam là câu chuyện được bàn tán khắp nơi trong những ngày này. Người dân Việt Nam muốn được tận mắt gặp gỡ và chứng kiến sự hiện diện của “người đàn ông quyền lực nhất thế giới”. Và mỗi người ấn tượng về ông một cách khác nhau. Cá nhân tôi rất xúc động khi được nghe Tổng thống Obama trực tiếp thốt ra từ chính ông về người thầy của tôi, về Thiền sư Thích Nhất Hạnh người Việt của chúng ta: “In true dialogue both sides are willing to change” tạm dịch ra tiếng việt là “Chỉ có những đối thoại chân thành mới làm cho cả hai bên sẵn sàng thay đổi”. Những lời thú vị này được người đứng đầu nước Mỹ nói ra hôm nay tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình trong buổi nói chuyện với giới trí thức và học sinh, sinh viên Thủ đô Hà Nội.
21/05/2016(Xem: 7126)
Trước ngày Phật Đản, chúng tôi được chị Hải Âu mời đến nhà. Chúng tôi (nhất là mấy cô đồng nghiệp) luôn luôn thích đến đây. Ngày trước, tôi cứ nghĩ các bạn ấy muốn đến chơi bởi được chị Hải Âu chiều chuộng: nhà có đủ món ngon, sạch, tươi thậm chí là cao cấp. Bởi chủ nhà dễ tính, chiều khách, sống yêu đời. Bởi không khí của ngôi nhà nhỏ rất thoáng đãng, dễ chịu. Bởi được ngắm nhiều thức, đọc nhiều sách ở đây… Tuy nhiên lần này tôi mới phát hiện ra thêm rằng không chỉ có vậy.
21/05/2016(Xem: 12406)
Nam mô A Di Đà Phật, Là đệ tử Phật, ngày đêm con vẫn luôn cố gắng tụng niệm thực hành lời dạy của Phật. Mùa Phật đản năm nay ( Phật lịch năm 2560 ), con xin phép được ghi lại những hiểu biết của con khi tụng niệm Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
21/05/2016(Xem: 9415)
Một lần nọ, Tôn giả Xá Lợi Phất cung kính đảnh lễ Đức Phật Thích Ca và bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Chư Phật khắp mười phương, ở cả ba đời quá khứ - hiện tại - vị lai, không ai có trí tuệ và sự chứng đắc siêu việt bằng Thế Tôn”. Đức Phật Thích Ca trả lời: “Này Xá Lợi Phất, đừng nói quá lời như thế. Tất cả chư Phật đều bình đẳng ở trí tuệ, từ bi và hùng lực”.
21/05/2016(Xem: 9139)
Sáng nay trên đường về, vẫn tuyến xe buýt 88 thường khi được chọn. Đến trạm “Cây Xăng - Chung Cư Mười Mẫu” bước xuống, từ bên vệ đường gió thổi bay nhẹ miếng “ăng-sing” cài áo và bản tụng kinh Khánh Đản ai đó làm rơi ( hay liệng bỏ), bay vướng vào vào chân.
19/05/2016(Xem: 31256)
Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]