Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiểu Chánh Niệm Cho Đúng

18/12/201508:54(Xem: 7829)
Hiểu Chánh Niệm Cho Đúng

Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Sīlaguṇa-Mahāthera)

NHẶT LÁ RỪNG XƯA
Tủ sách Huyền Không Sơn Thượng

(Phật lịch 2558 – 2015)

Hiểu Chánh Niệm Cho Đúng
(Sammāsati)

Từ trước đến nay, trên sách báo, tạp chí, trong nhiều băng giảng, cho đến chư vị thiền sư, nhà nghiên cứu đó đây, ai cũng nói đến chánh niệm, và lại nói nhiều cách khác nhau.

Giả dụ như, có vị nói: Chánh niệm là tỉnh thức trong giây phút hiện tại! Nếu lập ngôn như vậy, thì chánh niệm đồng nghĩa với tỉnh thức còn gì? Tại sao họ không để ý rằng, nếu niệm, chú tâm (sati) liên tục, gắn khít nhất điểm liên tục thì nó sẽ đưa đến định? Và định thì đâu thuộc phạm trù của tỉnh thức, tỉnh giác là chức năng của tuệ!? Đây là sai lầm thứ nhất.

Trường hợp khác, có người nói: Chánh niệm là biết rõ hơi thở vào ra, dài ngắn như thế nào. Nếu nói như vậy thì chánh niệm đồng nghĩa với tuệ tri, vì tuệ tri là thấy rõ, biết rõ!? Đây là sai lầm thứ hai.

Có người lại nói: Chánh niệm là sự  tỉnh giác, không quên niệm, biết rõ các pháp một cách trọn vẹn. Nói như thế thì hóa ra chánh niệm đồng nghĩa với biết rõ - tức là tỉnh giác hay tuệ tri!? Đây là sai lầm thứ ba.

Rồi còn có người nói nghe khá chính xác: Chánh niệm là quán thân thọ tâm pháp. Nói vậy thì chánh niệm đồng nghĩa với quán, chức năng của tuệ, của minh sát còn gì? Đây là sai lầm thứ tư.

Có người đi xa hơn: Chánh niệm giúp ta kết nối với mọi người xung quanh. Kết nối như thế nào nhỉ? Kết nối thì phải có một cái tâm khởi đi, nó mới duyên sanh được? Ai biết thì làm ơn chỉ bày giùm cho tôi với, chỗ này tôi chịu. Đây là sai lầm thứ năm.

Có người nói nghe rất “tư tưởng”, rất hay: Chánh niệm giúp nhận diện niềm đau, nổi khổ và chuyển hóa chúng. Nếu nói như vậy thì chánh niệm đồng nghĩa với nhận diện. Nhận diện là chức năng của chánh tư duy và chánh kiến; lại nữa, chánh niệm chỉ mới để yên thân thọ tâm pháp, chưa làm gì cả, và nó không có nhiệm vụ “chuyển hóa” khổ đau. Chuyển hóa là biến cái này ra cái khác, đây là nỗ lực của hữu vi tâm, nó chỉ có khả năng đối trị tạm thời, tình thế. Còn vấn đề diệt khổ nó lại hoàn toàn khác. Chỉ khi thấy rõ như thực, chức năng của giác trí (bodhiñāṇa) hay tuệ giác (sambodhi) biết rõ như thực nguyên nhân khổ thì khổ mới tự diệt, như ánh sáng đến thì bóng tối tự lui (chứ không thể nói ánh sáng diệt bóng tối). Đây là sai lầm thứ sáu.

Muốn hiểu rõ tất cả những điều ấy, những sai lầm ấy, xin các bạn chịu khó một chút nữa. Chịu khó nghe thêm ngữ nghĩa của chánh niệm.

Chánh niệm được dịch từ  sammā sati. Sati là niệm. Niệm do người Tàu dịch, và không biết tại sao họ lại dịch đúng với từ sati trong pháp hiện quán. Niệm, chữ Hán viết, ở trên là bộ kim, ở dưới là chữ tâm. Kim là hiện tại; vậy, niệm là (tâm) ghi nhớ những gì đang xảy ra trong hiện tại. Còn trong nghĩa Pāḷi thì sati có mấy nghĩa tương đối chính xác: Sự nhớ, ghi nhớ, ghi nhận - còn ngoài ra, nhiều nghĩa khác thì đi quá xa.

Thế còn sammā? Ai cũng dịch sammā là chánh, chơn, đúng... Do vậy ai cũng hiểu sammāsati là niệm cái chơn, cái chánh, cái đúng; hoặc ghi nhớ, ghi nhận, chú tâm cái chơn, cái chánh, cái đúng. Nhưng bây giờ chúng ta thử hỏi, cái gì là chơn, là chánh, là đúng trên cuộc đời này? Thế cái xấu, cái ác, cái không phải chánh chơn, người học Phật không ghi nhớ, không ghi nhận hay sao? Thật ra, sammā còn nhiều nghĩa khác nữa mà tiếng Hán, tiếng Việt không nói ra hết được. Sammā không những có nghĩa chánh, chơn, mà còn có nghĩa đúng đắn, một cách đúng đắn, thích hợp, một cách hoàn toàn, toàn diện... Hoàn toàn, toàn diện, trọn vẹn... có nghĩa là nó như thế nào thì chụp bắt trọn vẹn nó như thế, không chia chẻ, phân tích, không đưa xen cảm tính và tư duy chủ quan của mình vào. Vậy đến đây, tạm thời ta có một định nghĩa về chánh niệm tương đối đầy đủ nhất: Chánh niệm là ghi nhận, là chú tâm đúng, trọn vẹn, toàn diện, chân xác đối tượng, bất kể đối tượng ấy đẹp hay xấu, méo hay tròn, thiện hay ác.

Tuy nhiên dù định nghĩa chính xác cách nào thì nó cũng chỉ là những khái niệm trừu tượng. Làm sao bây giờ? Làm sao ta có thể có ví dụ cụ thể để biết, để thấy chánh niệm nhỉ? Tôi nhớ có lần ở đâu đó, tôi có đưa ví dụ người canh cửa. Người canh cửa thì ai đi vô, đi ra thì anh phải ghi nhớ, ghi nhận. Đúng rồi, chánh niệm là người đứng canh cửa thân tâm. Cái gì, pháp nào đi vô, đi ra thân tâm đều phải đi qua anh chánh niệm, vì anh là người đứng canh cửa. Anh ta chỉ đứng nơi cửa và canh chừng thôi. Anh chỉ việc đứng đấy và ghi nhận, chú tâm trọn vẹn ở đấy. Nhiệm vụ của anh chỉ có vậy - đừng có làm cái phận việc “thấy rõ, biết rõ hoặc phân biệt người này và người kia”.

Tại sao vậy? Vì thấy rõ biết rõ là chức năng của người khác, là bổn phận của anh chánh kiến! Còn phân biệt đàn ông, đàn bà, kẻ xấu người tốt lại là chức năng, bổn phận của anh chánh tư duy! Thấy chưa, các bạn thấy chưa? Ai có phần việc nấy, không lẫn lộn với nhau được.

Ta có thể có một ví dụ khác.

Có người cầm cái kiếng để soi mặt mình. Muốn thấy mặt mình cho rõ ràng thì cái kiếng phải được cầm cho vững vàng, không nghiêng chao thì hình ảnh hiện ra mới chân thực. Vững vàng, không nghiêng chao là phần việc của chánh niệm vì niệm đưa đến định, còn thấy rõ, biết rõ thì mặt kiếng tự phản ảnh chân xác, là của chánh kiến.

Đến đây ta có thể thấy rõ sự thật, là khi có chánh niệm – chánh niệm trọn vẹn - thì tức khắc, chánh kiến khởi sanh. Đây là chỗ mà tôi gọi là “chánh niệm rốt ráo” vì nó có luôn cả chánh kiến.

Đến đây, chúng ta đã hiểu rằng:

Chánh niệm rốt ráo là thả cái thân tâm xuống như nó là...

Chánh niệm là trở lại với thân tâm, là an lập (đặt yên xuống) thực tại thân-thọ-tâm-pháp.

Tại đây tôi chợt nhớ đến yếu chỉ thiền của Bách Trượng Hoài Hải mà sau này, Vô Ngôn Thông kế thừa:“Tâm địa nhược không, tuệ nhật tự chiếu!”. Thân tâm cứ để yên, thả xuống, để yên như ly nước đặt xuống bàn, đừng khởi tư tác gì cả, thì lúc ấy được gọi là “không”, vì lúc ấy không có tham sân si, không có vô tham vô sân vô si tác động (không có 6 nhân, theo Abhidhamma). Và lúc ấy thì “tuệ nhật tự chiếu”. Không có gì rõ ràng hơn thế nữa.

Khi các đối tượng thân thọ tâm pháp được chánh niệm an lập rồi, chánh kiến xuất hiện, nhìn ngắm như thực, thấy biết như thực, hoặc như tánh tri kiến (yathābhūta ñāṇadassana), mà thiền tông gọi là “kiến tánh” thì tốt xấu, thiện ác, thanh trược đều là thực tánh pháp (paramattha-dhamma), tên gọi khác của Không Tánh (thực tướng là vô tướng tất cả tướng) thì những cái gọi là tham sân, thương ghét của chúng ta mới ảo hóa, mộng, đốm “như thực” làm sao!

Nói tóm lại, thưa các bạn, trong Bát Chánh Đạo, khi ta có Ngữ, Nghiệp, Mạng tương đối “đàng hoàng” rồi, ta chỉ cần sử dụng tinh tấn, chánh niệm và tỉnh giác để lên đường thôi. Vì chánh niệm đại biểu cho nhóm tâm (niệm, định), và tỉnh giác đại biểu cho nhóm trí (kiến, tư duy).

Đôi chỗ đức Phật không cần nói tinh tấn hay tinh cần vì trong niệm và tỉnh giác đã có sẵn “liễu liễu thường tri” nói như Tổ Huệ Khả thì đã có tinh cần rồi. Vậy niệm và tỉnh giác đủ đại biểu cho Đạo Đế, sự thật về con đường diệt khổ. Niệm và Tỉnh giác đại biểu cho Bát Chánh Đạo; nó là hành trang, là tư lương để chúng ta trở lại quê nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/08/2016(Xem: 12280)
Bài thứ nhất, tôi xin ghi nhớ - Việc thị phi xin chớ móc moi- Bao nhiêu công chuyện người ngoài- Xin đừng gánh vác cho đời nặng thêm
23/08/2016(Xem: 8738)
Khí hậu mùa hè cực nóng và khô dễ gây hỏa hoạn tại nhiều tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ. Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà. Đã có nhiều gia đình bị buộc phải di tản trước khi lửa cháy đến khu gia cư của họ. Điều khó tin là một trong các vụ cháy rừng ở miền Bắc California lại do một người đàn ông cố ý phóng hỏa. Trong khi các tin tức về Thế vận hội Olympic tại Rio, Brazil, cũng như chuyện bầu cử ở nước nọ nước kia, hay chuyện Pokémon Go… được đưa lên đầu trang các báo và đài, thì chuyện hỏa hoạn phá hoại môi sinh trong một tiểu bang bị hạn hán kéo dài, dường như chỉ là tin tức thông thường ít người quan tâm, trừ khi cơn lửa cháy đến gần khu vực của họ.
10/08/2016(Xem: 9196)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và cả nghệ thuật. Thế nhưng đôi khi chúng ta cũng có thể tự hỏi tự do là gì, ý niệm về sự tự do phát sinh từ lúc nào trong lịch sử tiến hóa của nhân loại? Dường như trong các xã hội ngày nay ngày càng có khuynh hướng biến nó trở thành một lý tưởng, một quyền hạn thiêng liêng, như vậy thì tự do thật sự là gì, phải chăng là một thứ gì có thật?
10/08/2016(Xem: 11616)
Khổ đau là trạng thái hoặc tâm mình buồn rầu, tuyệt vọng hoặc thân mình bệnh tật không khỏe. Từ khổ tiếng Anh dịch là suffering hoặc là illbeing.
07/08/2016(Xem: 11034)
Trước đây, nhớ mùa Vu lan 2548, khi nhận lời viết bài cho một tạp chí Phật giáo, vị thầy tổng biên tập có yêu cầu tôi là làm sao đừng nói những điều người khác đã thường hay nói hoặc những việc quá cũ để tránh bị trùng lắp, được nhắc đi nhắc lại nhiểu lần , đã trở thành điệp khúc muôn thưở.
02/08/2016(Xem: 8853)
Thành công đến sớm, sự trải nghiệm còn non kém đã phần nào thay đổi một con người vốn hiền lành, dễ thương của Lâm Ánh Ngọc. Sự ngã mạn của người mang bệnh ngôi sao, bệnh thành tích, bệnh tài năng… đã khiến chị nhiều lần vấp ngã và thất bại ngay trên đỉnh vinh quang của mình. Đỉnh điểm tuyệt vọng là chị bị lừa dối tình cảm khiến niềm tin tan vỡ và gục ngã. Thế nhưng, chị rất may mắn khi có một người mẹ là Phật tử thuần thành. Từ trong vũng bùn bế tắc, tuyệt vọng, chị đã nương vào Phật pháp qua các bài giảng từ quý thầy cô và chính đạo Phật đã vực chị dậy tìm lại nguồn sống cho chính mình và những người thân, người thương.
01/08/2016(Xem: 12527)
Thư mời tham dự Đại Trai đàn cầu siêu, giải oan bạt độ, Chẩn Tế âm linh, cô hồn tại nghĩa trang Oak Hill, San Jose Lễ Vu Lan 2016
01/08/2016(Xem: 6581)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng, dạy con người cách sống an lạc.
30/07/2016(Xem: 11302)
Quê tôi nước Việt mến yêu- Giữa mùa mưa bão cũng nhiều đau thương - Biển đông sóng cuộn từng cơn- Hoàng Sa đâu thể tách rời Trường Sa…
30/07/2016(Xem: 10636)
Mùa Vu Lan có muôn ngàn loài hoa nở, mà đẹp nhất là hoa hồng. Bởi đó là màu của tình thương yêu và hiếu hạnh. Đóa hoa nói về sự hiếu hạnh của một vị Bồ Tát là đại đệ tử của Đức Phật - Bồ Tát Mục Kiền Liên. Sự hiếu hạnh đó đã được lưu truyền cho đến hôm nay và mai sau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]